“Liệt Tử Và Dương Tử” là một tác phẩm thuộc thể loại triết học của tác giả Nguyễn Hiền Lê sáng tác.
Trong phần lời tựa, Nguyễn Hiến Lê có viết: Tuy là một tác phẩm về triết mà chỉ một phần mười là lí thuyết, còn chín phần kia toàn là kể truyện: truyện cổ, truyện hoang đường, truyện có thật, truyện tưởng tượng, ... để đưa ra một tư tưởng, một chủ trương, một lời răn, một điều dạy khôn. Đó là đặc điểm của bộ Liệt tử. Do đó tác phẩm rất hấp dẫn, đọc rất vui, khác hẳn các bộ Đạo Đức kinh, Mặc tử, Tuân tử...., giá trị văn chương chỉ kém Nam Hoa kinh của Trang tử, từ thời đường được tôn xưng là một kinh cũng đáng.
Cùng theo giỏi những mẩu truyện, những mẩu hội thoại nhỏ nhưng góp phần đem lại những lời răn dạy để đời vô cùng lớn...
“Con người từ lúc sanh tới lúc chết, trải qua bốn sự biến hoá lớn: tuổi thơ, tráng niên, già rồi chết. Trong tuổi thơ, khí và chí chuyên nhất, thực là hoà hợp, cho nên ngoại vật không làm thương tổn được, mà các đức thật đầy đủ; tới tráng niên, khí huyết tràn trề, dục vọng và tư lự phát lên mạnh, bị ngoại vật tấn công, cho nên đức suy; tới tuổi già, dục vọng và tư lự giảm đi, muốn nghỉ ngơi, không cạnh tranh nữa nên ngoại vật không tranh thắng với mình; tuy không được như tuổi thơ, nhưng cũng khác tráng niên rồi. Tới lúc chết thì là nghỉ ngơi, trở về lúc đầu.”