Người Cát

Người Cát

Tác giả: E.T.A HOFFMANN
Số chương: 11
Lượt xem: 2892

Đọc sách Người Cát 

Người Cát là một câu chuyện quái đản tiêu biểu của nền văn chương quái đản Đức Quốc, một câu chuyện do ngòi bút đặc sắc của E.T.A Hoffmann sáng tạo. Đáng lý nhà văn E.T.A Hoffmann đã là một nhà diễn tấu vĩ cầm nhưng sau ông chuyển qua văn chương. Ông đã đoạt được một thành tích đáng kể về những mẫu chuyện quái đản Đức Quốc. Không thể kể hết ra đây những tác phẩm của ông. Chúng ta ghi lại được một số truyện sau đây: Le magnétiseur; Ingace Denner; Le vase d’or; Les Elixirs du Diable; L’église des Jésuites; Krespel; Le Majorat; La masion hantée; Les Mines de Falun; Maitre Puce v.v...

Với Hoffmann, chúng ta vẫn còn hoàn toàn ở trong lĩnh vực tiểu thuyết lãng mạn nhưng đã có một sự cố gắng đi vào thực tại hơn. Chúng ta không biết những nước non, xứ sở trong câu chuyện nằm ở những phương hướng nào trên quả đất nhưng luôn luôn chúng ta vẫn được mục kích những cảnh thần tiên mộng mị. Nhân vật trong câu truyện của Hoffmann thường có được trang phục, dáng điệu, nói năng của những kẻ đương thời với ông; Hoffmann luôn luôn không tránh sự bành trướng một cách dễ dàng những sự việc lạ lùng rùng rợn, Ông ta còn tỏ ra là một đứa bé khôn lanh, biết cười nụ, mỉa mai, thoi thúc người đọc, áp dụng những thể thức khiến người đọc được yên lòng thỏa mãn. Qua tấn bị kịch xảy ra giữa nhân vật của câu truyện và sự xúc động của người đọc, hình ảnh của tác giả luôn luôn hiện ra để xen nhập vào. Tác giả là một con người khéo léo và ít nhiều mang tính chất hài hước. Tính chất quái đản chưa thoát hẳn tính chất thần tiên mộng mị và sự phong phú của câu chuyện làm giảm rất nhiều về chất lượng.

“Lúc còn thơ ấu, Nathanael phải đi ngủ trước khi Người Cát đến. Người Cát nầy không phải người bán cát điềm đạm như chúng ta vẫn thường thấy, mà là một nhân vật dữ tợn, một kẻ móc mắt trẻ con để mang về cho bầy cháu hắn, bầy cháu quay quần trong một cái tổ ở cung trăng. Nhiều đêm, mẹ của Nathanael buồn, khi những bước nặng nề vang lên trên bực thang. Đó là những bước chân của Người Cát. Một đêm nọ, đứa bé Nathanael nấp vào căn phòng bào chế của cha để rình xem Người Cát và em đã nhận ra được Người Cát không ai xa lạ, chính là nhà luật sư Coppelius thường ngày vẫn lui tới nhà em và kẻ nầy đã gây nơi đứa bé một sự ghê tởm thật sự. Con người kia muốn móc đôi mắt của Nathanael và may nhờ cha em cầu xin hắn nên hắn mới chịu tha, và đứa bé Nathanael lâm bịnh nặng. Coppelius chỉ trở lại có một lần tại căn phòng bào chế và sau đó, một tiếng nổ dữ dội đã giết chết cha của Nathanael. Sau này, lớn lên trở thành sinh viên, Nathanael tiếp xúc với một người bán phong vũ biểu và kính đeo mắt tên là Coppola. Những kính đeo mắt mà người bán kính kia sắp ra trên bàn và gọi rằng: những “kong mác” (đọc trại con mắt) khiến người thanh niên sợ hãi và rốt cuộc, chàng cũng bỏ tiền ra mua một loại kính viễn vọng nhỏ. Dụng cụ kỳ ảo nầy đã cho phép người thanh niên nhận thấy Olympia, con gái của G.S Spalanzani đẹp một cách kỳ dị. Người thanh niên Nathanael đem ra yêu nàng say đắm. Nhưng đúng ngày mà Nathanael chuẩn bị xong xuôi để hỏi nàng làm vợ, thì chàng phải chứng kiến một cuộc xô xát xảy ra giữa Spalanzani và Coppola, hai kẻ này đang tranh dành xâu xé thân hình của Olympia. Nàng chỉ là một pho tượng được cấu tạo bởi Spalanzani và chính Coppola đã gắn đôi mắt cho pho tượng ấy. Người thanh niên lại ngã xuống lâm một thứ bệnh mới và sau đó gần như được bình phục hẳn. Nhưng một ngày nọ, khi cùng với vị hôn thê Clara đứng trên mái cầu một thành cao, Nathanael đã khờ dại đem ra dùng lại cái kính dòm viễn vọng kia. Chàng nhìn thấy Coppelius. Cơn điên tái phát, người thanh niên vừa ngã vật vừa ré lớn và nát thân trên thảm đất khô”

Người Cát vừa là một câu chuyện chỉ giáo y khoa, vừa là một câu chuyện quái đản. Địa hạt của sự “điên cuồng” và sự “lạ lùng” gặp nhau. Những ảo giác, ảo tưởng không phải là những hình thức có thể được chấp nhận trong cách nhìn của con người hay sao? Con người văn minh không thể tin một cách dễ dàng rằng ma quỉ xuất hiện chập chờn dưới mái nhà họ nhưng con người văn minh có thể chấp nhận rằng những kẻ điên có thể bị ám ảnh bởi những ảo giác, ảo tưởng. Đằng nào, con người văn minh cũng được thỏa mãn: qua câu truyện của Hoffmann, họ không tin rằng có ma quỉ thật sự và những ảo giác, ảo tưởng không thể xảy ra trong cuộc sống của họ.


SÁCH CÙNG CHUYÊN MỤC