“Mẫu thượng ngàn” được coi là một tác phẩm đã làm nên bước ngoặt to lớn cho nhà văn Nguyễn Xuân Khánh. Là một người trong thế hệ cầm bút trưởng thành trong cuộc cách mạng, Nguyễn Xuân Khánh đã gây nên một bất ngờ lớn trên văn đàn qua một loạt tiểu thuyết dày dặn mà điển hình là Mẫu thượng ngàn với đề tài viết về văn hóa Việt trong giai đoạn thực dân Pháp xâm lược Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
“Mẫu thượng ngàn” nói về những tầng lớp trí thức trưởng thành trong cách mạng đang mang nặng trong mình hệ tư tưởng mới khác hoàn toàn so vợi hệ giá trị của đạo Khổng. Những tấm gương nghĩa khí của những nhà Nho dân tộc như cụ Cử Khiêm, cụ Vũ Huy Tân là những đại diện xuất sắc nhất thể hiện khí tiết và phẩm chất kiên trung của người trí thức. Tác phẩm tiếp cận với một vấn đề mang tính lịch sử không riêng bất cứ đất nước nào, thời đại nào: vị trí, vai trò xã hội cũng như thái độ của người trí thức trong lịch sử.
“Mẫu thượng ngàn” như một viên ngọc sáng chiếu vào tâm gương của những người tri thức đi trước để từ đó làm khuân mẫu cho các thế hệ sau này.