Người Cổ Đình trông ba đôi mắt của anh em nhà Messmer, và họ nhận ngay ra đôi mắt xanh đặc biệt, lúc nào cũng như ngơ ngác của Pierre. Chữ Messmer phát âm cũng na ná như chữ mắt mèo, thành thử dân làng đặt tên luôn cho người Tây đồn điền có đôi mắt đẹp ấy là Pierre mắt mèo.
Còn người em út Julien, đơn giản chỉ vì bộ tóc hung hung đỏ nên dân làng đặt tên là Julien râu ngô.
Pierre thường tâm sự với mọi người: "Tôi là một nhà thám hiểm bất đắc dĩ, có lúc tưởng mình là nhà văn nhưng cũng là loại nhà văn bất đắc dĩ, rồi còn là nhà họa sĩ bất đắc dĩ. Bởi vì những sở thích của tôi thay đổi luôn, học nhiều thứ song chẳng thứ nào đến đầu đến đũa. Làm chuyện gì cũng do đun đẩy của số phận, ngẫu nhiên mà làm, rồi lại ngẫu nhiên mà bỏ...".
Học xong trung học, Pierre vào trường Y. Ở đấy, lúc học giải phẫu cơ thể, sinh viên phải mổ xác người chết vô thừa nhận ngâm phoóc-môn. Khi trông thấy xác người đàn bà xám xịt nhăn nheo nằm trên cái bàn trắng toát, tất cả phủ tạng trong người Pierre bỗng nhộn nhạo; Pierre cố trấn tĩnh nhưng không trấn áp nổi cơn buồn nôn cuồn cuộn trong lồng ngực. Cuối cùng, anh nôn thốc nôn tháo... Và thế là đành phải chia tay với nghề y.
Pierre viết trong nhật ký của mình: "Lạ thật! Từ thuở ấu thơ tôi đọc những cuốn sách viết về những bác sĩ, tôi cứ đinh ninh về sau mình sẽ là một bác sĩ tài giỏi. Nhất định là thế. Bởi vì tôi nhìn thấy ở nghề này một tám lòng nhân ái vô bờ. Bởi vì tôi muốn là người có ích cho mọi người, là người đi xoa địu nỗi đau cho mọi người. Có chuyện gì ở đây nhỉ? Phải chăng đó chỉ là những ý tưởng thơ ngây đẹp đẽ mà mình tự tô vẽ cho tâm hồn mình. Phải chăng ý tưởng ấy chỉ là sự sao chép những ý tưởng của kẻ khác. Còn thực chất, trong thẳm sâu tôi, trong vùng tối đen của khối óc tôi, lại không phải như tôi muốn. Vô thức của tôi bộc lộ ra đấy. Nó phản đối. Nó bảo rằng: "Anh không thích nghề y. Anh là kẻ sợ cái chết. Đừng dối trá với bản thân".
Ông anh cả Phi1ippe ở Đông Dương, trong lúc hành quân đi dẹp loạn, nhận được thư nhà, biết tin em bỏ trường Đại học Y, đã xé cuốn sổ tay, viết nguệch ngoạc cho thằng em thông minh nhất của mình mấy chữ:
Chú Pierre thân mến.
Được thư của gia đình, anh buồn lòng vô cùng. Em là đứa con thông minh nhất của gia đình. Em là niềm hy vọng hứa hẹn nhất của gia đình. Tại sao em lại quyết đinh một cách nhẹ dạ như vậy. Em định bỏ trường Y để vào văn khoa ư. Thật rồ dại. Ngành văn chỉ dành cho những con người đặc biệt có tài về lĩnh vực đó. Mà nêu anh không nhầm, em giỏi về toán học. Anh cứ nghĩ sau này em sẽ là một nhà khoa học.
Sao lại suy nghĩ bông lông thế hở em. Phải thú thật thằng Julien giống anh, nó khác em. Chính vì vậy, trong hai người em, anh có chút thiên ái với em. Anh yêu em hơn Julien, bởi vì ở em có những điều anh không có. Em là trí tuệ, còn anh và Julien là hành động.
Hỡi cái trí tuệ của tôi ơi.. Nước Pháp chúng ta là một dân tộc vừa có khả năng hành động, vừa có khả năng tư duy, và nhất là rất có ý chí. Có ý chí, con người sẽ làm được tất cả Chính vì có ý chí nên chúng ta đã chinh phục được mảnh đất xa tổ quốc hàng ngàn dặm này. Chính vì có ý chí nên đất nước ta đã làm được bao kỳ tích. Dân ta có câu Muốn là được" (Vouloir c’est pouvoir). Em hãy tỏ rõ cái ý chí ấy. Đừng buông tay. Đừng èo uột, vì èo uột ta sẽ là kẻ vô tích sự.
Philippe Messmer
"Đúng! Tôi là kẻ vô tích sự" - Pierre cứ tự nhủ thầm với mình như vậy. Học được một năm ở khoa văn, Pierre cảm thấy mình không tiến bộ, anh lại chuyển sang trường "Mỹ thuật trang trí”. Đến trường này thì đọng lại. Cái thích nhất trong nghề này, đối với anh, là được đi đây đi đó. Anh đã đi vẽ ở Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Hy Lạp.
Qua sự di chuyển, Pierre hiểu được tâm hồn mình hơn. Anh hiểu được rằng mình yêu thiên nhiên. Bị ám ảnh bởi những bữa tiệc màu trong tranh Gauguin, bị cuốn hút bởi những phong cảnh chan hòa nắng mưa vùng nhiệt đới, khi học xong hội họa, Pierre lẳng lặng xin đi học một lớp địa hình. Nhận được thư nhà, ông anh cả Philippe lại tha thiết kêu lên trong lá thư đầy tình cảm.
Em ơi!
Mẹ chúng ta đã già rồi. Mẹ đã hy sinh rất nhiều cho anh em ta. Mẹ đã bán cả cái trang trại, phần hồi môn bên ngoại, Ở đó mẹ gắn bó với bao kỷ niệm, để lấy tiền góp vốn cho anh xây dựng đồn điền ở xứ Đông Dương.
Em có biết không? Mẹ chẳng bao giờ nói ra miệng, bởi vì một ngư mẹ chẳng bao giờ tỏ ra thiên lệch tình cảm đối với các con mình, nhưng anh hiểu rất rõ, trong ba anh em, mẹ quý em nhất, có gì đâu chỉ vì em giống bà ngoại vô cùng. Anh nhớ, ngày xưa, có lần mẹ thốt lên trong gia đình, rằng sao em giống bà ngoại đến thế. Trông thấy em, là mẹ cảm thấy như bà ngoại hiển hiện ra trước mắt.
Vì vậy, khi anh nghe tin em xin đi học lớp địa hình, anh hiểu rằng lòng trai đã động chí bốn phương rồi phải không?
Anh van em đấy. Anh cầu xin em đấy. Em đã lớn rồi, đủ đế làm chủ mình rồi, nhưng dù thế nào em cũng không được xa nước Pháp lúc này. Đứa em yêu quý của tôi ơi! Em hãy nhớ, em là bóng hình bà ngoại, em cần phải Ở bên mẹ trong những ngày cuối đời yêu đuối của mẹ. Em hãy thay anh mà an ủi mẹ. Em hãy cộng thêm tình yêu mẹ của anh vào tâm hồn em, đế cầu mong cho mẹ chúng ta được khỏe mạnh yên ổn trong những ngày đông lạnh giá này.
Anh Philippe
Pierre là con người tình cảm rất mực, nếu như Phi1ippe chẳng viết thư về, thì anh cũng không bao giờ có thể rời mẹ được lúc này. Mùa đông năm ấy, Pierre mang giá vẽ từ Paris trở về quê chăm sóc mẹ.
Người mẹ nhìn vào đôi mắt xanh rất đẹp của con mà bảo:
- Đôi mắt của con là gia tài bên ngoại để lại cho con đấy. Con không biết đâu, ngày xưa, đôi mắt xanh của bà ngoại đã hút hồn bao gã đàn ông. Mẹ biết đôi mắt xanh của con cũng như thế.
- Mắt mẹ cũng xanh, cũng trong, cũng ngơ ngác lãng mạn. Chắc mắt của bà ngoại cũng chỉ như mắt mẹ là cùng.
- Không đâu! Mẹ sao sánh nổi bà.
- Ôi! Hôm nay có nắng. Để con đưa mẹ ra hiên nhé. Trời sáng đẹp quá mẹ ơi.
Mẹ ngồi trong chiếc ghế xích đu. Con ngồi dưới đất nắm bàn tay mẹ. Người mẹ thều thào nói nhỏ những ý nghĩ của mình, những ý nghĩ giấu kín mãi mà chưa bao giờ mẹ nói ra:
- Con đừng giống như thằng Philippe, bỏ nước Pháp để sang cái xứ sở lạ lẫm đầy nắng mưa và thú dữ ấy. Ôi! Các người điên rồ rồi? Cái xứ sở Đông Dương châu Á ấy chẳng biết có ma lực gì mà làm các người điên rồ lên thế. Bầu trời nào có thể đẹp hơn bầu trời nước Pháp của chúng ta...
Bà dừng lại để thở, cuối cùng bà mới dặn dò Pierre:
- Con hứa với mẹ đi. Con thề với mẹ đi. Con thề rằng con sẽ không bao giờ theo gót anh con, bỏ nước Pháp để đi đến cái xứ Bắc Kỳ kỳ quặc mà người đàn bà lại sơn răng cho đen.Con hứa với mẹ đi, thề với mẹ đi. Rằng sẽ chẳng bao giờ bén mảng, đặt chân lên cái xứ sở kỳ quặc toàn những cơn sốt rét rừng và đầu người bị chặt rồi cắm vào chiếc cọc tre.
“Con hứa! Con thề!". Pierre nói thế để cho bà mẹ yên lòng ra đi. Mùa đông năm ấy, bà cụ qua đời. Philippe gửi thư về cho em trai:
Pierre thân mến!
Anh đã nhận được thư em báo tin mẹ mất. Anh bàng hoàng không tin mắt mình nữa. Anh đọc đi đọc lại những đòng chữ báo tin dữ. Tối hôm ấy, anh sang nhà thờ và quỳ suốt tôi trước bàn thờ Chúa. Cha Colombert ở đây là người nhân từ, tế nhị, rất cảm thông với anh. ông già tốt bụng đó vừa là cha tinh thần, vừa là người bạn đồng hương của anh. Ông an ủi anh và bảo rằng:
- Mẹ của anh là người ngoan đạo hiền từ. Chắc giờ này người đang ở bên Chúa và đang dõi theo, cầu xin Chúa cho các con bà được phước lành ở chốn trần gian.
Anh buồn vì đã không về đưa tang mẹ được. Mẹ chúng ta là một con chiên độ lượng, chắc mẹ chẳng nỡ trách đứa con bất hiếu đã không ở bên mẹ trong những phút lâm chung, bởi vì con của mẹ đang làm người lính bảo vệ cây thánh giá, đem ánh sáng của Chúa đến với những người dân bản xứ ngoại đạo ở xứ Bắc Kỳ này. Anh cầu xin cho linh hồn của mẹ an nghỉ vĩnh hằng ở nước Thiên Đàng, ở bên ánh sáng địu dáng của Chúa.
Được tin em Julien học ở trường võ bị, kết quả rất tốt, anh mừng lắm. Anh chẳng thấy nhiều lo lắng cho Julien, vì tương lai của cậu ấy quá rõ ràng. Julien đã đi đúng đường, chỉ có việc theo đường thẳng mà tiến bước. Chắc chắn tiền đồ của chú út sẽ sáng sủa hơn anh nhiều. Vả lại Julien lại là người năng động, luôn có những ý nghĩ tích cực trong đầu óc.
Trong gia đình ta, người mà anh vừa kính phục, vừa ước ao, vừa lo lắng không phải Julien mà chính là em. Pierre ạ, anh nói kính phục, điều đó không ngoa đâu. Em có một tâm hồn nhạy cảm. Em có thể nhìn ra những điều ẩn giấu trong con người. Lại có trí thông minh, óc suy xét. Lại có một kiến thức rộng rãi. Lại có nhiều khát vọng đế hoạt động ở lĩnh vực nghệ thuật, một lĩnh vực, có thể nói là nguy hiểm và bạc bẽo. Lý do vì khi vào đó, ta như đi trong một mê cung. Có thể tìm được đường ra sáng láng, nhưng cũng có thể lạc lôi và chẳng bao giờ đi đến đích cả. Nỗi lo lắng của anh chính là như vậy.
Trước khi mất, mẹ dặn em đừng sang Đông Dương phải không. Anh chẳng biết khuyên em thế nào. Đúng là Đông Dương nhiều hiểm nguy. Anh nghĩ rằng ai đến đây cũng phải ngạc nhiên vì sự sống ở đây, có thể nói, sinh sôi lúc nhúc. Cây xanh tốt bốn mùa. Quả có mặt quanh năm. Cũng có thể nói hoa rực rỡ ở mọi lúc, mọi nơi. Rừng thì kỳ lạ, tầng tầng lớp lớp, rậm rịt, quấn quýt. Có cảm giác như cắm một cành cây xuống là nó có thêm rễ, đâm chồi, thành cây. Sự sống phồn vinh như vậy. Phồn vinh ở mặt vĩ mô, chắc cũng phồn vinh ở cả mặt vi mô. Cuộc sống ở thế giới mắt ta không nhìn thấy chắc cũng lúc nhúc như vậy. Do đó lắm bệnh lạ ta chưa bao giờ thấy, và cũng lắm bệnh nguy hiểm chết người.
Nhưng bù lại, ở đây cảnh đẹp vô ngần. Thiên nhiên biến hóa, từng lúc, từng nơi, thiên hình vạn trạng. Chắc cũng có người chê cái xứ sở nhiệt đới này, coi nó là xấu. Người đó không mở lòng ra khi đến với thiên nhiên, thì bảo làm sao thiên nhiên đám mở lòng mình ra đế cho người đó chiêm ngưỡng. Có đúng vậy không? Đối với thiên nhiên cũng phải đối thoại. Nêu ta độc thoại thì thiên nhiên sẽ luôn đóng kín cửa đối với tâm hồn ta.
Nhưng thôi! Anh đã nói sa đà quá rồi. Ai lại đi đánh trống qua cửa nhà sấm. Mà ba hoa mãi thì lại hóa ra anh có tình cảm thiên lệch với xứ sở này. Thú thực, đồn điền của anh đã dạy cho anh biết những điều anh vừa nói. Ở đây rừng bạt ngàn. Có vùng rừng bị hủy diệt chỉ còn lại sim, mua. Lại có những khu rừng tái sinh, rừng cằn trên núi đá, rừng rậm ở thung lũng. Có cả những vạt rừng nguyên thủy, ở đó hổ, gấu, hươu, nai nhiều vô kể.
Thôi, đế anh nói thực bụng nhé. Nếu em sang đây, em sẽ được hưởng những bữa tiệc màu sắc kỳ ảo. Anh đã đoán đúng rồi phải không? Qua những lá thư của em gửi cho anh, anh biết rằng em đang chuẩn bị sang đây. Trước kia, còn chần chừ vì mẹ còn sống. Bây giờ, mẹ đã ở chốn thiên đàng, em có trái với lời hứa trước mẹ lúc bà lâm chung thì chắc cũng chả sao. Anh chắc mẹ có thể tha thử cho em. Bởi vì sang đây, em có thể có một sự nghiệp, em có thể tìm ra lôi đi đúng trong mê cung nghệ thuật. Bởi vì, thiên nhiên là một người thầy sáng suốt vĩ đại. Thiên nhiên nhiệt đới có thể đây cho em những điều lạ lùng, mà ở xứ lạnh chưa ai biết đến...
Vả lại, em còn là cánh tay phải của anh nữa chứ. Có thể em hành động kém, nhưng một ý nghĩ thông minh của em lại rất cần cho anh. Lại còn tình cảm gia đình là điều anh thiếu. Nói thực, sống giữa những người bản xứ, anh thấy cô đơn. Người dân ở đây rất tốt. Nhưng dù sao chúng ta cũng vẫn là ông chủ. Mà giữa chủ và tớ bao giờ chả có khoảng cách. Anh thèm hơi ấm của người thân.
Anh nói lời cuối thư nhé. Em ơi! Hãy sang đây với anh. Có lợi đấy. Còn có thể nói: rất lợi cho sự nghiệp nghệ thuật của em.
Hôn em và chờ tin em.
Philippe Messmer
Có thể nói đây là một lá thư nồng nàn của một người yêu xứ thuộc địa Bắc Kỳ. Philippe không nói gì về tình trạng đồn điền, nhưng Julien nghĩ rằng công việc đang trôi chảy với anh mình. Vì sự việc làm ăn có tốt thì người viết thư mới phấn hứng đến thế. Phấn hứng cả trong việc kêu gọi người em trai Pierre hãy rời bỏ Paris mà sang xứ Bắc Kỳ.
Nhận được thư, người em quyết định ngay. Pierre sẽ sang Bắc Kỳ, nhưng không phải trên danh nghĩa một họa sĩ, cũng không phải trên danh nghĩa một nhà kinh doanh sang xứ thuộc địa làm đồn điền, mà trên danh nghĩa một quân nhân đo đạc, một nhà thăm dò bất đắc dĩ. Tức là Pierre sung vào đội quân đi vẽ địa hình. Một công việc được đi nhiều nơi, được biết nhiều vùng. Đầy hiểm nguy phiêu lưu, song cũng đầy lãng mạn.