Chính vì ngôi đình đẹp đẽ này nên làng mới có tên là Kẻ Đình.
Ngày xưa, có một bà họ Vũ được tiến vua. Bà được phong quý phi. Trước kia đình là ngôi nhà lá. Bà quý phí lúc già về làng đem tiền của xây dựng ngôi đình làng cho thật bề thế. Bà cả đời sống trong cung, thường xuyên ở nơi lầu son gác tía nên có con mắt biết thưởng thức vẻ đẹp. Do vậy bà thuê hai tốp thợ giỏi đã từng làm việc ở Thăng Long về dựng đình làng. Bà bảo: “ Đình to vừa vừa thôi. Nhưng cốt yếu là phải đẹp. Phải chạm trổ cho thật khéo". Chả thế mà ngôi đình phải dựng ròng rã hơn năm năm mới xong. Người ta bảo xây đình tốn không biết Cơ man nào là tiền bạc. Riêng việc chạm trổ và sơn son thếp vàng tốn kém cũng ngang bằng tiền làm đình. Như vậy một đình tốn bằng hai đình.
Qua những cây trụ cửa đình, ta gặp cái sân gạch mênh mông trước tòa đại bái. Đứng ở sân, ta bị choáng ngợp ngay trước cái mái ngói thâm nâu đồ sộ kẻo từ cao xuống thấp. Bờ nóc cong cong vểnh lên hai đầu trông như hai mũi con thuyền. Các đầu đao cũng uốn cong trang trí hình rồng. Tòa đại đình bảy gian hai chát được đỡ bằng mười hàng cột lim to. Người ta bảo những cột cái to chưa từng thấy. Chả thế mà người ta vẫn ví: "To như cột cái Kẻ Đình". Trừ gian giữa để nền thấp, còn tám gian chia đôi ở hai bên đều có sàn gỗ cao gần ngang thắt lưng.
Vào gian chính giữa không sàn, tức gian lòng giếng, ta lập tức bị bàng hoàng vì ánh vàng rực rỡ. Cái cửa võng treo từ nóc đình xuống đến khoảng quá đầu người hoàn toàn thếp vàng lộng lẫy. Cái cửa võng chạm khắc rất công phu mà người ta bảo tiền của để làm nên nó phải mất bằng nửa cái đình là thế. Mái thấp và to nên bên trong đình hơi tối song nhờ cái cửa võng trứ danh đó đã bắt sáng hát ánh sáng, nên gian lòng giếng hầu như không tối nữa. Cái thâm u, cái tổng lầy ánh vàng, cái to lớn đồ sộ làm cho chốn thờ phụng của làng càng thêm uy nghi, tôn nghiêm. Sự đồ sộ trước tiên đập ngay vào mắt mọi người là những cây cột cái. Hai hàng cột cái như hai hàng lực sĩ khổng lồ đang ghé vai đỡ lấy dàn mái rất dài và rất rộng. Hai người ôm một cột. Thượng thu hạ thách. Riêng bốn cây cột lìm gian giữa nhẵn bóng tựa sừng như nhắc lại chuyện những người khổng lồ ông Đùng, bà Đà. Bốn cây cột từng đôi hơi ngả đầu vào nhau. Chỉ cần đứng ở gian lòng giếng này thôi, hãy ngẩng đầu lên ngắm những hình chạm trổ trên những cốn, những kẻ, những bẩy, những rường, những đấu…, ta cũng đủ thấy hết cái tài hoa tinh vi, cái hóm hỉnh hài hước, cái ước ao thầm kín của người dân quê. Con trâu kẻo cày ư? Con voi kéo gỗ ư? Con nghê chống hai chân trước xuống đất, chổng hai chân sau lên trời toét miệng ra cười hóm hỉnh ư? Rồi những đôi trai gái tự tình. Nhưng cô gái quê khỏa thân, tóc dài với những nét mềm mại; những chàng trai lực điền vạm vỡ giao duyên. Gái thì vuốt tóc e thẹn, trai thì say sưa hái quả đào tiên. Bên cạnh gần đấy, chàng thư sinh đánh đàn lim dim đôi mắt, miệng cười mủm mỉm. Ở một miếng ván nong, cảnh ông Đùng bà Đà đi quanh núi. Bà đeo đôi hoa tai dài chấm đến ngang vai. Đôi vú khổng lồ thỗn thện. Ông thì lực lưỡng nhìn Bà đắm đuối. Đi hết một vòng, tay lại cầm tay. Người ta bảo ở những gian bên còn có những tấm ván nong khắc chạm cảnh Ông và Bà ngồi trên núi ngắm trăng. Ông và Bà đều ngẩng đầu lên trời song ông vẫn không quên những quả đào vĩ đại của Bà. Còn có cảnh lửa cháy ngút trời và Bà cõng ông vào rừnng sâu… Nhiều cảnh ông Đùng, bà Đà như thế, nên có một số người lạ ở xa không biết cứ đồn rẳng Kẻ Đình thờ ông Bà làm thành hoàng làng. Là lời đồn thế thôi chứ thực ra người Kẻ Đình còn giữ được gần chục lá sắc phong của những triều vua xác định rõ ràng Đinh tướng quân mới là thần của làng.
Chính tại ngôi đình trứ danh này, đó là nơi bắt đầu ngày hội Kẻ Đình. Đầu tháng ba mới mở hội, nhưng tháng hai cả làng đã nhộn nhịp.
Cả làng bận rộn là việc dễ hiểu. Riêng anh chàng Điều bận rộn đến mức vắng nhà suốt ngày đêm, quên cả vợ là việc Nhụ khó hiểu. Cô đâu biết Điều say mê hội là vì một điều thầm kín mà anh chưa hé lộ cùng cô. Bởi vì mùa hội tức là mùa trái chín.
Cụ chánh Thi, cụ tiên chỉ Nhậm, ông lý Cỏn, ông hương ất từ sáng đến tối mịt bận đi xem xét, đôn dốc công việc. Cánh con trai giáp Nhất được che cụ giao cho việc lau chùi toàn bộ đình làng, sau hạc thờ, đỉnh đồng, bát bưu, rồi lau chùi cả hai pho tượng ông phỗng đội đèn. Hai pho tượng chân quỳ chân chống, hai tay đỡ cái giá cắm nến to trông rất ngộ. Các cụ rất quý hai tượng này, bảo rằng Đinh tướng công ngày xưa đi mở đất phương nam nên đình thờ mới được phép bày hai pho tượng ấy. Đừng tưởng việc lau chùi là nhẹ đâu. Chỉ riêng lau cái cửa võng thếp vàng đã phải dùng hai người trong một ngày ấy là chưa kể đến việc lau những chạm trổ trên kẻ, bẩy, rường, xà… Hàng trăm hình chạm trổ lồi lõm... rồi đúng 60 chiếc cột to... rồi hàng trăm chiếc xà… Mà yêu cầu vất cả đều phải bóng lộn sạch như li như lau. Cụ tiên chỉ Nhậm cầm cải khăn trắng đi kiểm tra. Quệt vào chỗ nào thấy khăn có vết đen thì cả giáp phải quở mắng, phải phạt... Lúc mới chia việc, giáp Nhất được lau đình tưởng được việc nhẹ, nhưng sau mới biết việc này chẳng nhẹ chút nào. Còn giáp Nhị được giao việc cắm cờ. Việc này cũng khá vất vả. Ông hương Ất dẫn đám trai tráng ra bãi tre làng, chui rúc vào những bụi tre gai, tìm những cây tre bằng cổ chân, không được cong chặt đem về. Vì tre thẳng thường ở giữa bụi nên phải rút rất vất vả.
Ông trương tuần dẫn Điều đến bụi bương nhà ông phó Cối. Ông Trương đã đi ngắm khắp làng, hàng tuần mới tìm được cây bánh tẻ, to như bắp đùi. Cao gấp rưỡi cây tre thường và thẳng tắp. Đó là cây bương đựng trước cửa đình để treo lá cờ đại lên đó. Đám tuần đinh đã chôn hai cột xoan to cao đến ngang ngực, đục những lỗ con xỏ sẵn sàng, để tạo ra cái giá đỡ vững vàng cho cây bương. Trên cột bương người ta sẽ treo lá cờ đại bằng bốn chiếc chiếu. Lá cờ ngũ hành hình vuông, giữa màu vàng, chung quanh viền bốn dải xanh, đỏ, đen, trắng. Trên nền vàng giữa cờ dán chữ Đinh. Đó là biểu tượng của làng báo cho nhân dân quanh vùng biết Cổ Đình mở hội lớn.
Ngoài việc cùng hàng giáp sang sửa đình làng. Điều còn tham gia đội bơi chải. Trước kia, hội Kẻ Đình không có thỉ bơi chải. Một năm, có lũ to nước ở trên nguồn theo sông Son đổ về, kéo theo ba cây gỗ lớn. Run rủi thế nào, ba cây gỗ lại giạt vào cửa hồ chỗ thông với sông. Các cụ bảo đó là trời xúi khiến và ra lệnh truyển. Các cụ bèn sai đục ba cây gỗ lớn đó, tạo thành ba con thuyền độc mộc. Giao ba con thuyền ấy cho ba làng. Một giao cho Cổ Đình, còn hai chiếc kia giao cho hai làng kết chạ. Và cứ đến ngày hội, ba làng mới hạ thủy ba con thuyền và tổ chức bơi thi. Điều khỏe mạnh nên được tuyển vào đội thuyền. Đội bơi chải phải tập tành hàng tháng trước khi vào hội.
Ban ngày tập bơi, đến tối Điều lại cùng đám con trai đến nhà ông phó Cối. Ông phó Cối làm nghề đóng cối nhưng còn biết nghề mộc. Ông vừa giỏi mộc, vừa giỏi đan lát nên được các cụ giao cho việc làm hai hình nhân ông Đùng và bà Đà. Công việc này thật hấp dẫn. Hai người khổng lồ này có sức cuốn hút đám con trai. Bị cuốn hút vì cái sự tích lạ lùng, còn bị cuốn hút vì bao nhiêu giai thoại đã xảy ra trong quá khứ. Việc chế tạo hai người hình nhân khổng lồ này cũng công phu và tinh xảo. Ông phó Cối nay cũng đã già, chưa biết còn sống được bao lâu, vả lại hội cũng không luôn mở hàng năm, nên ông già muốn dụ đám con trai đến giúp mình. Một là để cho vui, hai là để truyền nghề. Hai người hình nhân làm bằng nan tre cao to như hai pho hộ pháp. Ông phó Cối đã phát giấy xong. Mỗi hình nhân phải dùng hai chàng trai lực lưỡng chui bên trong. Họ vừa khiêng, vừa điều khiển máy gỗ. Cần hai người vì hình nhân cao to ngật ngưỡng. Khiêng không khéo sẽ đổ kềnh. Ngoài hai người chính, còn phải dự trữ hai người phụ điều khiển hình nhân cũng khó khăn và tinh vi vô cùng. Đám con trai tham gia mấy hôm nay phải tập đến khuya, tập đến vã mồ hôi mà ông phó Cói vẫn chưa hài lòng. Đám trẻ con trong làng mấy hôm đầu tập trung vào xem đám khiêng kiệu ngoài đình, nay nghe nói tập khiêng ông Đùng bà Đà có lắm điều thú vị dễ bật cười, nên chúng đổ xô đến cả bãi tập gần nhà ông phó Cối. Trẻ con đông nghìn nghịt, cãi nhau chí chóe; ông lý Cỏn bèn sai tuần đinh đến đuổi, cấm không cho phép đứa nào được bén mảng.
Điều cũng được xếp vào vai khiêng phụ. Đêm nào anh về cũng đã khuya. Đói quá, anh chàng mò tìm cơm nguội mà Nhụ đã để phần trong chẩn. Điều rưới tương ăn một loáng hết bay bát cơm nguội, anh uống bát nước vối ngọt lịm, rồi nằm xuống ngủ ngay. Đến khi Nhụ đi xem tập khiêng kiệu về, thì chồng đã ngủ say.
Ông Trịnh Huyền cũng đến tận nửa đêm mới về. Ông được các cụ giao cho việc tập tành của phường nhạc. Trận dịch năm ngoái làm khuyết mất ba người. Thiếu anh thợ kèn và hai anh đánh trống. Riêng thợ kèn, ông Huyền đã tuyển được một anh học trò biết thổi tập toe, ông luyện cho thổi từ năm ngoái, nay đã kha khá. Phường nhạc đã vào nề nếp. Anh thợ kèn mới thổi nghe đã nhuyễn. Cả phường cử lên hai bài lưu thủy và hành vân đã thấy ăn khớp cùng nhau. Dàn trống hội gồm hai trống Cơm, bốn trống bản, một trống cái đã diễn thử, đi đọc một đoạn đường làng, thấy đã xôm trò. Tiếng dinh tùng dinh vang lên làm cho lòng ai nấy đều náo nức rộn ràng. Lũ trẻ chạy theo đàn trống reo lên à à, như đàn ong vỡ tổ. Cụ tiên chỉ Nhậm vuốt râu khen ông trùm phường nhạc:
- Cảm ơn bác Huyền. Từ khi có bậc về đây phường nhạc làng ta thấy khá hẳn lên.
Trong nhà, chỉ có Nhụ chẳng phải sắm vai gì trong việc chuẩn bị hội hè. Cô thích được chọn vào chân khiêng kiệu. Nhụ, còn sắc nước hơn tất cả các cô khiêng kiệu. Có cụ đã để mắt chấm cô với lý do có một cô trong đội kiệu răng vổ. Mà đội kiệu luôn hầu cận bên thánh. Phải là những cô tố nữ mặt hoa da phấn mới xứng. Cụ khác phản đối, nói: "Cái Nhụ, thứ nhất mới đến, hãy còn là dân ngụ cư; thứ nhì cô ta là gái đã có chồng, mà chân khiêng kiệu phải là đồng nữ hãy còn trinh trắng". Nhụ nghe nói, hơi buồn. Ông Huyền phải an ủi con gái: "Lo gì congi! Tế lễ ở đình vào ngày mười một, mười hai. Ngày mười ba hầu thánh trên đền Mẫu. Hôm ấy, con phải giúp thầy. Mà việc ấy thì chẳng ai có thể thay con được".