Trong tác phẩm kinh điểm này, học giả Thu Giang đã lý giải nhiều sự hiểu lầm của người đời đối với những dị bản của Nam Hoa Kinh, những hiểu lầm mà từ đó họ mặc sức suy diễn ra hình ảnh của một Trang Tử mơ hồ, hư cấu, đầy tính huyễn hoặc. Nam Hoa Kinh đã tồn tại gần 3000 năm, chính sức sống mãnh liệt đó, phần nào đã nói lên sự tinh túy và nội dung mang tính giải thoát của nó.
Với phần nguyên tác, chúng ta sẽ thấy Thu Giang dịch rất sát với bản gốc (viết bằng chữ Hán cổ, nếu rơi vào tay dịch giả non kinh nghiệm sẽ rất dễ mất ý), chú thích cặn kẽ những chỗ tối nghĩa, theo đúng cái gốc của Đạo học.
Với phần bình chú, đó là chỗ cho những bạn mới làm quen với Đạo học Lão – Trang có thể nghiên cứu từ từ, tuy nhiên không nên lạm dụng phần này, vì cái gốc của Lão Trang là ở: “thư bất tận ngôn, ngôn bất tận ý” – sách không hết lời, lời không hết ý… Chính vì vậy nên dấn thân vào đọc bản gốc (ít nhất là qua bản dịch) càng sớm càng tốt, cảm nhận được cái chất giải thoát vốn có của Lão – Trang. Theo như học giả Thu Giang nhận định: xét về giải thoát, thì Trang Tử hơn Phật giáo một bậc