Nghệ Thuật Sống

- 63. 64. 65 -

Nếu có ai đó cố gây ấn tượng trên bạn, khoe rằng họ hiểu những tác phẩm và những ý tưởng của một nhà tư tưởng lớn như Chrysippus[88], thì hãy tự nghĩ thầm: Điều quan trọng không phải chỉ là có khả năng nói vanh vách về những đề tài khó hiểu. Cái cốt tủy là hiểu thiên nhiên và hòa điệu những ý định và hành động cùa mình với cái cách thức mà những sự thể là. Kẻ thực sự hiểu những tác phẩm của Chrysippus, hay những lời dạy của bất cứ đầu óc lớn nào, là kẻ thực sự áp dụng những lời dạy của họ. Có một khác biệt lớn giữa việc nói những điều có giá trị, và làm những điều có giá trị.

Đừng chỉ quá xem trọng kiến thức uyên bác mà thôi[89]. Hãy nhìn tấm gương của những người mà những hành động của họ nhất quán với những nguyên tắc mà họ tin vào.

 

64

THỰC HÀNH NHỮNG NGUYÊN LÝ QUAN TRỌNG

HƠN VIỆC CHỨNG MINH CHÚNG

Cuộc sống minh triết bắt đầu với việc học cách đưa vào thực hành những nguyên lý như: "Chúng ta không nên nói dối”. Bước kế tiếp là chứng minh chân lý của những nguyên lý, chẳng hạn tại sao ta không nên nói dối. Bước thứ ba – kết nối hai bước đã nêu- là chỉ ra tại sao những lời giải thích là đủ để biện minh cho nguyên lý đó. Mặc dù bước hai và ba đều có giá trị, nhưng bước thứ nhất mới là quan trọng nhất. Bởi vì biết bao người chứng minh thật khéo rằng nói dối là sai trái, trong khi họ vẫn nói đối dễ dàng như Cuội[90]!

 

65

HÃY BẮT ĐẦU SỐNG NHỮNG

LÝ TƯỞNG CỦA BẠN

Bây giờ là lúc trở nên nghiêm túc vể việc sống những lý tưởng của bạn. Một khi bạn đã xác định những nguyên lý mà mình mong muốn sẽ làm theo thì hãy tuân theo chúng, như thể chúng là những luật lệ, như thể vi phạm chúng là một tội lỗi.

Hãy điềm tĩnh nếu những người khác không chia sẻ những xác tín của mình. Bạn còn có thể trì hoãn con người mà mình thực sự muốn trở thành bao lâu nữa? Cái bản ngã cao thượng của bạn không thể chờ đợi lâu hơn nữa.

Hãy đưa những nguyên lý của bạn vào thực hành – bây giờ. Hãy ngừng những bào chữa và sự lần lữa. Đây là cuộc sống của bạn! Bạn không còn là một đứa trẻ nữa. Bạn càng sớm bắt tay vào kế hoạch tâm linh của mình thì bạn sẽ càng hạnh phúc. Càng đợi chờ, bạn càng dẽ bị lây nhiễm sự tâm thường và cảm thấy đầy hổ thẹn, hối tiếc, bởi vì tôi biết bạn có thể làm tốt hơn.

Từ khoảnh khắc này trở đi, hãy nguyện thôi không tự làm thất vọng chính mình. Hãy tự ly cách mình khỏi đám đông[91]. Hãy quyết định trở thành phi thường và làm cái mà bạn cần làm - bây giờ.

HẾT PHẦN I

Chú thích:

(88) Chrysippus (279 - 206 TCN): Triết gia Khắc kỷ chủ nghĩa của Hy Lạp cổ đại.

(89) Theo chúng tôi hiểu thì Epictetus không phủ nhận kiến thức uyên bác của thế gian. Ông chỉ nhấn mạnh sự hạn chế của loại kiến thức này. Có sự khác biệt rất lớn giữa “cái biết thế gian” với “cái biết minh triết", và “cái biết siêu thế gian” (Trí vô sư). Đây là một đề tài thú vị, chúng tôi chỉ gợi ý để cùng tìm hiểu.

(90) Epictetus thường cho rằng “phán đoán đúng” sẽ dẫn đến “hành động đúng". Nhưng ở đây ông cũng nhận thấy đôi khi “phán đoán đúng” vẫn có thể dẫn đến “hành động sai”. Giải thích thế nào về hiện tượng này? Theo phân tâm học thì “phán đoán đúng” là công việc của “ý thức”, nhưng một hành động có thể bị thúc đẩy bởi một thói quen, hoặc một sức mạnh tiềm ẩn của “vô thức". Đạo Phật cố khái niệm “tập khí”. Tập khí có hai loại: Những thói quen trong hiện tại (hạt giống mới huân tập) và những hạt giống đã huân tập lâu đời, nằm sâu trong A-lại-da-thức, khi có đủ “duyên" thì nó sẽ hiện hành. Do vậy, ngay cả một vị đã “kiến tánh” cũng còn phải vô núi tu thêm vài chục năm, để gột rửa hết các tập khí còn sót lại trong A-lại-da-thức. Một thí dụ dễ hiểu hơn từ cuộc sống hằng ngày: Một người nghiện rượu hay thuốc lá thì cho dẫu họ biết rất rõ, rằng rượu và thuốc lá rất có hại cho sửc khỏe, nhưng họ vần cứ uống rượu và hút thuốc. Do vậy, để có một cuộc sống tốt thì không những ta phải có những “phán đoán đúng", mà còn phải có phương pháp để loại bỏ dân những “tập khí” không tốt.

(91) Phải hiểu thế nào là “ly cách khỏi đám đông"? Theo thiển ý, không nhất thiết phải xa lánh họ, mà là không bị "nô lệ" vào dư luận của họ.