Một người uống nhiều rượu? Đừng nói, anh ta là một kẻ nát rượu, mà chỉ nên nói rằng anh ta uống nhiều rượu. Trừ phi bạn hiểu bao quát đời anh ta thì làm sao bạn biết anh ta là kẻ nát rượu?
Đừng bị lừa bởi dáng vẻ bề ngoài. Đừng xây dựng những lý thuyết và giải thích dựa trên những lệch lạc do định danh sai. Bạn chỉ nên chấp thuận cái gì thực sự đúng.
60
Đừng tự xưng mình là một người minh triết, và đừng thảo luận những khát vọng tình thần của bạn với những người không hiểu giá trị của chúng[85]. Hãy chứng tỏ tính cách và sự cao thượng của bạn thông qua những hành động của mình.
61
Đừng tự cao tự đại nếu bạn có thể thỏa mãn những nhu cầu của mình với giá thấp. Đối với kẻ mong muốn sống minh triết thì nhiệm vụ đầu tiên của đương sự là tự giải phóng mình ra khỏi sự kiềm tỏa của mối quan tâm độc chiếm về tự ngã.
Hãy xem xét, kẻ nghèo họ sống đạm bạc hơn ta bao nhiêu thì họ càng chịu đựng sự khó khăn tốt hơn ta bấy nhiêu.
Nếu bạn muốn phát triển khả năng sống giản dị thì hãy làm điều đó cho chính mình một cách âm thầm, và đừng làm với mục đích gây ấn tượng trên kẻ khác.
Đa phần người ta không nhận thức rằng cả sự trợ giúp lẫn sự tổn hại đều đến từ bên trong chính mình[86]. Thay vào đó, họ quay sang những cái bên ngoài, bị mê hoặc bởi vẻ bề ngoài.
Kẻ minh triết, trái lại, nhận thức rằng chúng ta là cội nguồn của tất cả những gì tốt hay xấu cho chính mình. Do vậy, họ không trách cứ hay cáo buộc kẻ khác. Họ không cần thuyết phục kẻ khác rằng họ xứng đáng, đặc biệt và lỗi lạc.
Nếu kẻ minh triết gặp phải những thách thức, họ nhìn vào chính mình. Nếu họ được kẻ khác ca ngợi, họ lặng lẽ mỉm cười một mình, tâm không động. Nếu họ bị kẻ khác vu khống, họ không cảm thấy cần phải bảo vệ cái tên của mình[87]. Nhưng họ tiến hành những hành động của mình với sự cảnh giác, giả định rằng mọi sự đều ổn, nhưng không tuyệt đối an toàn.
2- Suy (hao tổn), 3- Hủy (chê bai chỉ trích), 4- Dự (gián tiếp khen ngợi người), 5- Xưng (trực tiếp ca tụng người), 6- Cơ (dựng sự việc giả để nói xấu người), 7- Khổ (gặp chướng duyên nghịch cảnh, thân tâm bị bức bách, khổ não), 8- Lạc (gặp được duyên tốt, thuận cảnh, thân tâm vui vẻ, hân hoan).
Họ hòa điệu những ước vọng của mình với cuộc sống như nó là, và chỉ tìm cách tránh những cái mà sẽ ngăn cản khả năng thực hiện ý chí họ một cách thích đáng. Họ thực hành sự tiết độ trong mọi vụ việc. Và nếu họ có hiện ra như là ngu dốt hay ngây thơ thì họ cũng không quan tâm. Họ biết rằng, họ chỉ cần phải canh chừng theo dõi tâm ý và hướng đi của những dục vọng của mình.
Chú thích:
(83) Thế nào là “gọi đúng tên của sự vật”? Chẳng hạn, ta thấy cái bàn và gọi nó là cái bàn (không phải là cái ghế), như vậy đã “gọi đúng tên sự vật” chưa? Câu trả lời là “đã”, nhưng cũng là “chưa”. Nếu xét vẻ “chân lý tương đối” (đạo Phật gọi là tục đế, thế giới hiện tượng, hay tích môn), thì gọi cái bàn là cái bàn, có thể tạm gọi là đã “gọi đúng tên của sự vật”. Tuy nhiên, xét về mặt tuyệt đối (đạo Phật gọi là chân đế, thể giới bản thể, hay bản môn), thì “cái bàn” cũng chỉ là “giả danh” - bởi vì, nó chỉ do “nhân duyên giả hợp” mà thành cái bàn. Nếu tách ra từng bộ phận: gỗ, đinh, cưa, ông thợ môc… (những nhân và duyên), thì nó sẽ không còn là cái bàn. Vả lại, nếu đi sâu hơn nữa thì “gỗ” là gì? Phân tích tới cùng, nó cũng chì là những “nguyên tử” của vật chất; dưới nguyên tử, chỉ còn lại những “hạt cơ bản” - mà hạt cơ bản cũng chỉ là “sự tương tác” của những hạt khác mà thành, và chúng chì hiện hữu trong khoảng một phân triệu giây đông hồ! Do vậy, đứng về mặt tuyệt đối, thì thế nào là “gọi đúng tên của sự vật”? Cho nên, cụm từ “gọi đúng tên sự vật” ở dây chỉ nên áp dụng cho bình diện “tương đối".
(84) Mỗi người trong chúng ta đều có một “cặp kính màu". Cặp kính màu này được hình thành do rất nhiều cái “quy định”: sự giáo dục, nền văn hóa, truyền thống,, cộng thêm những cái ta có sẵn từ khi mới ra dời như tính khí, khuynh hướng... Theo đạo Phật, ngoài những ảnh hưởng bên ngoài trong hiện tại, còn có “nghiệp lực" lưu truyền từ “vô lượng kiếp”. Bên cạnh "cộng nghiệp", chung cho các chúng sinh hữu tình, còn có “biệt nghiệp”, riêng cho mỗi người. Từ những cái “quy định” ấy mà “cặp kính màu” của mỗi người sẽ rất khác nhau. Nhìn chung, khống mấy ai thoát khỏi “cặp kính màu" này. Tuy nhiên, sự “quy định” ấy sẽ có mức độ khác nhau ở mỗi người: có người bị quy định nhiều, và ngược lại; cũng có người hoàn toàn thoát khỏi mọi quy định, đó là bậc “giác ngộ”.
(85) Gợi nhớ đến câu nói của Chúa Jesus trong Tân Ước: “Đừng ném ngọc cho lợn...". Đúng vậy, có những điều mà ta “bạ đâu nói đó”. Một lời nói chỉ có thể nhận được sự đồng cảm khi nó được “gửi đúng địa chỉ”. Nếu sai địa chỉ thì chỉ phản tác dụng.
(86) Như vậy, theo Epictetus thì tất cả hoàn cảnh bên ngoài đều không “trợ giúp” hoặc gây “ tổn hại” gì cho chúng ta. Trước hết, phải thừa nhận rằng phần lớn cái vui hay khổ là do quan niệm của ta về sự vật, chứ không phải do tự thân sự vật đó. Tuy nhiên, hoàn cảnh bên ngoài cũng có thể là “trợ duyên" hay “nghịch duyên” - nếu bỏ qua nó, e rằng cũng cực đoan quá chăng?
(87 ) Tâm không động trước lời khen chê là dấu hiệu của một người đã vượt lên khỏi cái gọi là “tâm thế gian”. Các vị thiền sư Trung Hoa thường nói, đó là thứ tâm mà “tám gió thổi không động". Có thể gọi đây là “tâm của bậc thánh". Theo Từ điển Phật học Huệ Quang, tập I, tr.414, tám ngọn gió ấy gồm: 1- Lợi (lợi lộc),