Nghệ Thuật Sống

- 51. 52. 53. 54 -

Trước hết, hãy biết bạn là ai và có thể làm được những gì. Không có gì vĩ đại mà được tạo ra một cách tức thời; việc hoàn thiện những tài năng và năng khiếu cũng vậy. Chúng ta vẫn luôn đang học hỏi, vẫn đang phát triển. Việc chấp nhận những thách thức là đúng. Đây là cách mà chúng ta tiến sang cấp độ kế tiếp của sự phát triển về mặt tri thức, thể lý và đạo đức. Tuy nhiên, đừng tự lừa gạt mình: Nếu bạn cố sức trở thành một cái gì đó, hoặc ai đó trái ngược với bản chát và năng lực của mình, thì bạn không chỉ làm giảm giá trị cái bản ngã thật của mình, mà còn mất cơ hội để phát triển trong những lãnh vực mà ở đó bạn có năng khiếu bẩm sinh.

Bên trong trật tự thiêng liêng, mỗi người trong chúng ta đều có một “tiếng gọi” đặc biệt. Hãy lắng nghe tiếng gọi của bạn và đi theo nó một cách trung thành[79].

 

52

HÃY BẢO VỆ LÝ TÍNH CỦA BẠN

Khi bạn bước đi, bạn cẩn thận để khỏi giẫm lên một con sên, hay gây thương tích cho bàn chân mình. Cũng y như vậy, bạn phải hết sức cẩn thận để không, trên bất cứ phương diện nào, làm tổn hại lý tính, là quan năng cao nhất của tâm trí mình[80]. Cuộc sống đức hạnh tùy thuộc, trước hết và trên hết, vào lý tính. Nếu bạn bảo vệ lý tính của mình thì nó sẽ bảo vệ bạn.

Từ này di từ Logos của Hy Lạp. Có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau:

1. Nguyên lý để tư duy đúng logic. Đó là nghĩa thông dụng nhất.

2. Theo chủ nghĩa Khắc Kỷ thì lý tính (Logos) là nguyên lý thiêng liêng của vũ trụ, gần với “Đạo” của Lão Tử. Trong tập sách này, nó đồng nghĩa với Thiên ý, Thượng đế, Đấng quan phòng...

3. Theo Phúc Âm của Thánh John, Logos là “Ngôi lời”, đã nhập thể vào Chúa Jesus.

4. Lý tính trong ngữ cảnh này, được hiểu theo nghĩa thứ hai.

 

53

HÃY THỰC HÀNH SỰ CÂN XỨNG

VÀ SỰ ĐIỀU ĐỘ THÍCH HỢP

Thông qua sự cảnh giác, chúng ta có thể ngăn ngừa khuynh hướng thái quá[81]. Những vật sở hữu phải tương xứng với những nhu cầu của cơ thể, y như đôi giày phải vừa khít với bàn chân.

Không có sự rèn luyện tinh thần, chúng ta có thể bị đẩy tới sự thái quá. Đơn cử về chuyện giày dép thì nhiều người ưa mua những đôi giày cầu kỳ, ngoại nhập, trong khi họ chỉ cần một đôi giày vừa khít, thoải mái và bền.

Một khi chúng ta rơi, mặc dù chỉ một chút, vào trong sự thái quá, thì thói quen này sẽ mạnh dần lên, và chúng ta có thể bị trượt vào trong ý thích bốc đồng.

54

SỰ HOÀN HẢO BÊN TRONG QUAN TRỌNG

HƠN CÁI VẺ BÊN NGOÀI

Phụ nữ thì đặc biệt bị đè nặng bởi sự chú ý mà họ nhận được về ngoại hình dễ coi của mình. Từ thuở còn trẻ, được những người đàn ông tâng bốc hay đánh giá chỉ theo ngoại hình của mình.

Thật không may, điều này có thể khiến cho một phụ nữ cảm thấy mình chỉ thích hợp cho việc mang lại cho đàn ông lạc thú, và những năng khiếu nội tại của nàng bị mai một dần. Nàng có thể cảm thấy bị buộc phải dành nhiều nỗ lực và thời gian vào việc trau chuốt cái nhan sắc bên ngoài và làm méo mó cái bản ngã tự nhiên của mình, để làm vừa lòng những người khác.

Thật đáng buồn, nhiểu người - cả đàn ông lẫn đàn bà - xem trọng quá mức việc trau chuốt ngoại hình của họ và cái ấn tượng mà họ để lại trên những người khác.

Những ai tìm kiếm sự minh triết, họ hiểu rằng mặc dù thế gian có thể ban thưởng chúng ta vì những lý do sai lầm hay hời hợt, chẳng hạn như ngoại hình, nguồn gốc xuất thân của ta, vân vân; nhưng điều thực sự quan trọng đó là việc ta là ai bên trong nội tâm, và ta đang trở thành ai?

Chú thích:

(79) Bình thường, chúng ta ít khi nghe được tiếng gọi đó. Cái gì đã ngăn cản không cho ta nghe được tiếng gọi đó? Có rất nhiều nguyên nhân: a/ Sự bận rộn với việc sinh nhai; b/ Tác động của xã hội (giáo dục, văn hóa, tập tục, giao tế xã hội...); c/ Thiếu trung thực với chính mình; d/ Thiếu lòng dũng cảm; e/ Thiếu sự phản tỉnh, nội quán...

(80) Nhưng cần định nghĩa thật rõ: Lý tính là gì?

(81) So sánh với Lão Tử: Khứ thâm, khứ xa. khứ thái" (Tránh xa vào sự quá đáng, xa xỉ, thái quá).