Nghệ Thuật Sống

- 3. 4. 5. 6 -

Bước đầu tiên để sống minh triết là từ bỏ lòng tự cao tự đại.

Hãy nhận ra sự dại dột đầy ảo tưởng, tự cho mình là một kẻ biết hết mọi sự, một kẻ đầy lo âu mà cái tâm trí “bông lông” của y luôn luôn bép xép một cách xốc nổi về những biến cố và những người khác, khiên cưỡng áp đặt những kinh nghiệm hiện hành cảu y vào trong những phạm trù đã xác lập sẵn. “Ồ vâng, điều này ở đây chỉ giống như điều như vậy…như vậy…”.

Hãy nhìn thế giới bằng cái nhìn tươi mới - như nó là, trên những điều kiện của riêng nó – qua đôi mắt của một “kẻ bắt đầu”. Biết rằng bạn không biết và sẵn lòng thừa nhận rằng mình không biết, mà không bào chữa một cách ngốc nghếch, là sức mạnh thực thụ[95], và dọn đường cho việc học hỏi và tiến bộ trong bát cứ nỗ lực nào.

Kẻ khôn ngoan nhất trong chúng ta nhận biết được những giới hạn tự nhiên trong kiến thức của ta, và có sức chịu đựng để duy trì “sự ngây thơ” của mình. Họ hiểu rằng tất cả chúng ta biết ít ra sao về bất cứ điều gì. Không có cái gọi là kiến thức chung cuộc, một lần cho mãi mãi. Kẻ minh triết không lẫn lộn thông tin hay dữ kiện - bất luận là chúng phi thường hay được triển khai một cách khéo léo ra sao - với kiến thức toàn diện, bao quát hay minh triết siêu việt. Một khi đã nhận thức chúng ta biết ít ra sao, thì ta không quá dễ bị lừa bịp bởi những kẻ ba hoa, xốc nổi, những kẻ không thành thật, và những kẻ mị dân. Sự tò mò đầy phấn khích là một dấu hiệu của cuộc sống phong phú[96].

Sự ngạo mạn là cái mặt nạ tầm thường để che đậy sự hèn nhát; nhưng quan trọng hơn nhiều, nó là cái chướng ngại lớn cho cuộc sống phong phú. Tư duy minh bạch và lòng tự thị, không thể đồng hiện hữu một cách logic. Mọi người trên thế gan nay đều quan trọng. Nếu bạn thực sự muốn bình an tâm hồn và thành công trong nỗ lực của mình thì hãy từ bỏ lòng tự thị.

Sự kiêu ngạo là một cái cổng sắt, ngăn chặn những kiến thức mới, những khả tính to lớn, cũng như những ý kiến xây dựng. Kiêu hãnh thái quá về kiến thức của bạn, về những khả năng hay kinh nghiệm, và cố nắm giữ nhiều quyền lực, thẩm quyền hơn thực lực của mình, là nguy hiểm. Sự hợm hĩnh như thế không những làm kẻ khác xa lánh - bởi vì một sự hống hách khiếm nhã như vậy, thì không những là ngột ngạt khi phải ở gần, mà còn dẫn đến tính tự mãn, ngăn chặn sự thay đổi theo một hướng lành mạnh. Bạn cứ chạy quanh trong cùng những vòng tròn quen thuộc, và bị kẹt cứng trong cùng những tấm lưới. Không có điều gì mới mẻ hay vui tươi từng xảy ra.

Hãy ngừng ba hoa như một con chích chòe. Hãy chú ý cái thực sự đang xảy ra, không chỉ điều mà bạn nghĩ là đang xảy ra, hay mong muốn nó xảy ra. Hãy nhìn và lắng nghe.

Để làm tốt bất cứ điều gì, bạn phải có sự khiêm cung để “đi lang thang” một chút, theo sự dẫn dắt của bản năng[97], lạc đường, thất bại. Hãy có lòng can đảm để cố đảm trách một công trình nào đó, và có thể làm nó một cách tồi tệ. Những cuộc đời tầm thường được đánh dấu bởi sự sợ hãi - sợ tỏ ra mình thiếu năng lực, khi cố làm một cái gì mới.

Những kinh nghiệm mới nhằm làm cho đời ta sâu sắc hơn, và thúc đẩy ta bước sang những cấp độ năng lực mới; chúng không nhằm để cho lòng tự thị sử dụng như cây cột chống đỡ cho những quan điểm và kết luận đã xác lập sẵn.

Kiến thức và sự hướng dẫn cá nhân, chúng cư ngụ ở những nơi không mong đợi. Nếu bạn mong ước thấy và tận dụng chúng khi gặp chúng, thì hãy cảnh giác, kẻo mà bạn trở nên dương dương tự đắc và tự mãn một cách thiếu phê phán.

Không nên lẫn lộn cái cảm giác thỏa mãn, hài lòng chính đáng khi thành tựu một mục tiêu xứng đáng và khó khăn, với sự kiêu ngạo, vốn là nét đặc trưng của mối bận tâm độc chiếm về tự ngã và sự thiếu quan tâm đến tình cảm hay những vụ việc của những người khác.

 

4

CUỘC SỐNG PHÁT ĐẠT[98] TÙY THUỘC

VÀO SỰ TRI TÚC

Cuộc sống phong phú không thể đạt tới bằng những kỹ thuật. Cũng không thể đạt tới nó bằng năm bước dễ dàng, hay bằng giáo điều của một nhân vật có uy tín nào đó.

Một cuộc đời phong phú tùy thuộc vào sự đáp ứng của ta, một cách tốt nhất có thể, trước những sự thể mà về chúng ta có trách nhiệm.

Để sống một cuộc đời phi thường, chúng ta phải nâng cao tầm vóc tinh thần của mình bằng cách trau dồi tính cách của ta. Kẻ không được rèn luyện thì suy nghĩ miên man về những yếu tó vốn cấu thành đời họ. Họ lãng phí thời gian quý báu trong nuối tiếc hay mong muốn những tình huống cụ thể của họ sẽ khác đi. “Ước chi tôi sống trong một ngôi nhà hay thành phố tốt hơn, có một người phối ngẫu khác, một chỗ làm hấp dẫn hơn, nhiều thời gian hơn cho mình…” Kẻ được huấn luyện về tinh thần, thay vì oán hận hay tránh né những tình huống cuộc đời hiện tại, thì cám ơn chúng và tự hiến mình trọn vẹn cho những bổn phận của họ với gia đình, bạn hữu, láng giềng và nghề nghiệp... Khi ta yếu lòng và bắt đấu than vãn, rên rỉ, ta làm giảm sút những khả tính của mình.

Nếu ta quá xem trọng tiền bạc, địa vị và sự cạnh tranh, thì ta sẽ đầu độc những mối quan hệ cá nhân của mình. Ta không thể đạt tới cuộc sống phong phú cho đến khi ta điều tiết những dục vọng của mình và thấy rằng, chúng hơi hợt và phù du như thế nào.

 

5

VẠN SỰ KHỞI ĐẦU NAN

Bước thứ nhất tiến về sự minh triết là cam go nhất, bởi vì cái linh hồn yếu đuối và ngoan cố của ta sợ hãi không quen thuộc, và sự nỗ lực mà không có bảo đảm tuyệt đối của phần thưởng. Khi bạn tiến bộ trong những nỗ lực của mình, thì quyết tâm của bạn được củng cố, và sự tự cải thiện đến dễ hơn. Dần dà, thực là khó để mà hành động chống lại quyền lợi tốt nhất của chính bạn.

Bằng cách bền bỉ và kiên nhẫn quyết tâm loại bỏ những niềm tin không lành mạnh ra khỏi linh hồn, chúng ta trở nên mỗi lúc càng thành thạo trong việc nhìn thấy xuyên suốt những nỗi sợ hãi yếu đuối, sự bối rối trong tình yêu, sự thiếu tự chủ của mình. Chúng ta ngừng làm ra vẻ đạo đức trong mắt những người khác. Một ngày nào đó, chúng ta hài long mà nhận thức rằng, chúng ta đã ngừng “diễn kịch” với đám đông[99].

 

6

SỰ ĐỘC LẬP CỦA CÁI THIỆN

Cái thiện hiện hữu độc lập với quan niệm của ta về nó. Cái thiện thì ở “ngoài đó” và nó luôn ở ngoài đó, ngay cả trước khi chúng ta bắt đầu hiện hữu.

Chú thích:

(95) Gợi nhớ đến Socrates: “Tôi chỉ biết một điều, đó là tôi không biết gì cả”.

(96) Câu này hơi tối nghĩa? “Sự tò mò đầy phấn khích” về cái gì? Có lẽ, ý của Epictetus là “sự tò mò đáy phấn khích” về những điều có liên quan đến sống đời minh triết. Nhưng nếu “tò mò” về những cái “vặt vãnh” thì cần phải tránh xa!

(97) Bản tiếnq Anh- To do anything well, you must have the humility to bumble around a bit, to follow your nose, to get lost. to goof. Chúng tôi dịch sát nguyên văn, nhưng chưa hiểu rõ ý của tác giả.

(98) The flourishing life: Cuộc sống phát đạt, thịnh vượng. Chữ “phát đạt" trong tiếng Việt thường nói về khía cạnh vật chất, nhưng trong ngữ cảnh này, nó nhấn mạnh khía cạnh tinh thần nhiều hơn.

(99) Một ý tưởng rất hiện đại, nhưng hóa ra đã được thốt ra từ thời cổ đại! Thế nào là “diễn kịch”? Thứ nhất, nó không thực. Thứ hai, nó có động cơ là để gây ấn tượng tốt đẹp đến kẻ khác.