Nghệ Thuật Sống

- 2 .3 .4 -

Hãy tập trung toàn bộ sự chú ý của bạn vào những gì mà mình thực sự cần quan tâm, và hãy rõ ràng, minh bạch rằng cái thuộc về người khác là công việc của họ, chứ không phải là của bạn. Khi làm như thế thì bạn sẽ không bị câu thúc, và không ai có thể ngăn trở bạn. Bạn sẽ thực sự tự do và hành động một cách hữu hiệu, bởi vì những nỗ lực của bạn sẽ được sử dụng tốt và sẽ không bị lãng phí một cách ngốc nghếch vào việc chỉ trích hay chống đối những người khác.

Khi biết đâu là những cái thực sự nằm trong tầm kiểm soát của mình, và lưu tâm đến chúng thì không ai có thể cưỡng bách bạn làm bất cứ cái gì ngược lại ý chí của mình; những người khác sẽ không thể làm tổn thương bạn, và bạn sẽ không tạo ra một kẻ thù nào, hay phải nhận chịu bất cứ sự thiệt hại nào.

Nếu bạn muốn sống theo những nguyên tắc như thế thì hãy nhớ rằng điều đó sẽ không dễ dàng: Bạn sẽ phải hoàn toàn từ bỏ một số điều, và trì hoãn một số điều khác trong hiện tại bây giờ. Rất có thể bạn sẽ phải từ bỏ sự giàu sang và quyền lực nếu bạn muốn đảm bảo việc đạt tới hạnh phúc và tự do.

 

3

HÃY NHẬN DIỆN NHỮNG TRÌNH HIỆN[13]

NHƯ CHÚNG THỰC SỰ LÀ

Kể từ bây giờ về sau, trước mọi sự có vẻ như khó chịu, hãy tập nói: "Mi chỉ là một trình hiện của giác quan, và đó không phải là cái thực tướng[14] của mi". Và rồi, hãy xem xét một cách thấu đáo vấn đề theo những nguyên tác vừa nêu. Trước hết, hãy tự hỏi: "Cái trình hiện này có liên quan đến những điều vốn ở trong tầm kiểm soát của riêng tôi hay không?". Nếu nó liên quan đến bất cứ điều gì ở ngoài tầm kiểm soát của bạn, thì hãy tập đừng lo lắng về[15] nó.

Chú thích:

(13) Appearances: Trình hiện. (Chúng tôi mượn cách dịch của Nguyễn Tường Bách). “Trình hiện” là cái hiện ra trước giác quan và ý thức ta, chưa có “phán đoán giá trị” (đẹp, xấu; buồn, vui...) xen vào. Triết học phương Tây phân biệt hai loại phán đoán: “Phán đoán thực tại” và “Phán đoán giá trị”. Phán đoán thực tại thì khách quan, chung cho mọi người. Còn phán đoán giá trị thì chủ quan, khác nhau tùy theo quan niệm mỗi người.

Thí dụ: Một buổi sáng có nắng, nếu ta nói: “Trời có nắng” thì đó là một phát biểu dựa trên sự “trình hiện” khách quan, ai cũng thấy như thế. Ta gọi “Trời có nắng” là một “phán đoán thực tại”. Nhưng khi ta nói: “Nắng đẹp quá” thì đó là một “phán đoán giá trị”, chủ quan của riêng ta, bởi vì có thể người khác không thấy cái nắng đó là “đẹp”. Nhìn sự vật như nó là, nghĩa là sự vật hiện ra thế nào thì nói nó thế ấy (phán đoán thực tại), chứ ông thêm thắt vào nó những “phán đoán giá trị” chủ quan của ta.

(14) Thế nào là “thực tướng” của những hiện tượng? Nếu xét vẻ mặt tuyệt đối (chân đế, bản thể, bản môn) thì rất khó biết nó. Có lẽ cụm từ “thực tướng” ở đây chỉ nên hiểu theo nghĩa “tương đối” (tục đế, hiện tượng, tương dối, tích môn). Nhân đây cũng cần phân biệt có hai loại chân lý: chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối. Và chữ “thực tướng” cũng cần dược xét theo hai bình diện tuyệt đối và tương đối.

Thí dụ, khi ta thấy một “cái xe đạp” và nói: “Đây là một cái xe đạp” thì nếu xét vẻ mặt “hiện tượng” (tương đối), có thể nói ta đang “nhìn sự vật như nó là”. Tuy nhiên, nếu xét về mặt “tuyệt đối” thì ta vẫn chưa “nhìn đúng thực tướng” của sự vật, vì xét cho cùng thì không hề có một cái gọi là “xe đạp” mà nó chỉ là một “giả hợp” do nhiều bộ phận hợp lại. Nếu tháo rời từng bộ phận thì không còn gì để gọi là “xe đạp” nữa. Vả lại, theo vật lý lượng tử thì cũng không hề có “cái xe đạp” nào cả, mà đó chỉ là những “nguyên tử” cực vi, và sau cùng tất cả đều chỉ là “năng nượng” (energy) mà thôi, chẳng có cái gì là “sự vật” nữa. Đọc kỹ Epictetus, ta thấy khi nói: “Hãy nhìn sự vật như nó là” thì ông cũng chỉ dừng lại ở “chân lý tương đối” chứ chưa có ý nói đến “chân lý tuyệt đối” vốn ở một bình diện cao hơn.

[15] Tiếng Việt có hai từ: “lo lắng” và "lo liệu”. Có lẽ ý Epictetus là chỉ nên bình tĩnh để “lo liệu”, chứ không nên “lo lắng"?

 

4

YÊU - MUỐN ĐUỐI THEO

GHÉT - MUỐN TRỐN TRÁNH

Những ham muốn và ghét bỏ của chúng ta là những "kẻ thống trị” bốc đồng. Chúng yêu sách, buộc ta phải tuân phục những mệnh lệnh của chúng. Lòng ham muốn thúc đẩy ta đuổi theo và đạt điều ta muốn. Sự ghét bỏ, trái lại, yêu sách rằng ta phải tránh điều ta không ưa.

Thông thường, khi không đạt được điều ta muốn, ta thất vọng. Khi gặp điều ta không muốn, ta phiền não.

Do vậy, nếu bạn chỉ cần tránh những điều khó chịu vốn trái với sự an vui tự nhiên của mình và ở trong tầm kiểm soát thì bạn sẽ không gặp bất cứ cái gì mà mình không thực sự muốn. Tuy nhiên, nếu bạn cố tránh những điều không thể tránh như bệnh tật, cái chết hay sự bất hạnh[16] - là những cái mà bạn không có sự kiểm soát thực sự nào - thì bạn sẽ làm cho chính mình và kẻ khác đau khổ[17].

a/ Xét về mặt tuyệt dối: Không thể tránh được, vì trước sau gì ta cũng phải chết.

b/ Xét về mặt tương đối:

- Nếu có điều kiện thì có thể “trì hoãn” cái chết một thời gian (có tiền chữa bệnh)

- Nếu không có điều kiện thì dành chịu chết (không có tiền chữa bệnh)

Lòng ham muốn và sự ghét bỏ, mặc dù mạnh mẽ, cũng chỉ là những thói quen. Và chúng ta có thể tự rèn luyện mình đè có những thói quen tốt hơn. Hãy từ bỏ thói quen trốn tránh những điều không nằm trong tầm kiểm soát của bạn, và thay vào đó, hãy tập trung vào việc chống lại những điều không tốt cho bạn nhưng lại nằm trong tầm kiểm soát cùa mình.

Hãy cố hết sức để chế ngự những ham muốn của bạn. Bởi vì, nếu bạn ham muốn một cái vốn không nằm trong tầm kiểm soát của riêng mình, thì bạn sẽ thất vọng[18]; trong khi đó, bạn sẽ bỏ bê những cái đáng ham muốn vốn nằm trong tầm kiểm soát của mình.

`Dĩ nhiên, có những lúc vì những lý do thực tế, bạn phải chạy theo điều này hay trốn tránh điều nọ, nhưng hãy làm như thế với thiện ý, sự khéo léo và sự mềm dẻo.

Chú thích:

 (16) Cần phân biệt thật rõ đâu là điều có thể tránh, và đâu là điều không thể tránh. Nói chung, cái gì hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của ta thì có thể tránh được, ngược lại thì không tránh được. Và muốn phân biệt hai loại này, ta phải xét một sự thể trên hai mặt: tuyệt đối và tương đối. Thí dụ: Cái chết có tránh được không?

(17) Có thể kiểm soát được bệnh tật, cái chết và bất hạnh không? Xét về mặt tương đối thì có the kiểm soát được phần nào. Nhưng xét về mặt tuyệt đối thì không thể hoàn toàn kiểm soát được chúng. Khi nói rằng, “cái chết, bệnh tật và sự bất hạnh_ là những cái mà bạn không thể kiểm soát được" là Epictetus đứng về mặt tuyệt đối mà nói.

[18] Đây là việc tự lượng sức mình. Có thể xảy ra hai trường hợp: a. Ta làm cái quá sức mình và sẽ luôn thất bại; hoặc b. Ta không dám làm cái mà ta có thể làm, nghĩa là ta đầu hàng trước khi chiến đấu. Do vậy, tự lượng sức mình sẽ giúp ta tránh được những thất bại và thất vọng không cần thiết. Một thí dụ: Nếu ta yêu âm nhạc nhưng không có năng khiếu về bộ môn này mà cứ mong muốn trở thành một Mozart, một Beethoven thì ta sẽ thất vọng suốt đời!