Nghệ Thuật Sống

- 15. 16. 17. 18 -

Chúng ta ra đời với sự tốt lành cốt tủy, được phú bẩm trực giác tự nhiên vể cái gi thiện, cái gì ác, cái gì xứng đáng, cái gì không. Cái năng lực đạo đức bẩm sinh này, sau đó phải được rèn luyện một cách chủ tâm và có hệ thống, để đưa cái tốt nhất của nó đến chỗ chín muồi.

Muốn được người khác nể trọng là điều tự nhiên thôi. Nhưng bạn phải dần tự giải phóng mình khỏi sự lệ thuộc vào sự thán phục hay vinh dự mà kẻ khác ban cho hay thu hồi lại. Trong vận may hay nghịch cảnh, cái quan trọng là thiện chí, mà với nó bạn thực hiện những hành động của mình, chứ không phải là kết quả[106]. Vậy hãy thôỉ đừng chú ý đến những gì mà bạn cho rằng kẻ khác nghĩ, và thôi đừng quan tâm đến kết quả của những hành động của mình. Thay vào đó, hãy tuân phục những trực giác đạo đức của bạn, va hãy làm theo chúng.

 

16

ĐỪNG GIẬN NHỮNG KẺ SAI TRÁI

Sự đáp ứng của người không được huấn luyện - trước kẻ cướp, côn đồ và những ai sai trái - là phẫn nộ và trả đũa. Cần phải hiểu đúng những kẻ làm điều sai trái để có ffáp ứng thích đáng trước hành vi của họ.

Với những việc làm xấu thì sự đáp ứng phù hợp là lòng thương xót đối với những kẻ đã làm chúng, bởi vì họ đã tin theo những niềm tin không lành mạnh, và bị tước mát cái năng lực quý giá nhất của con người: khả năng phân biệt giữa cái gì thực sự tốt và xấu cho họ. Những trực giác đạo đức nguyên thủy của họ đã bị méo mó; do vậy họ không có cơ may nào để đạt tới sự thanh thản.

Bất cứ khi nào một ai đó làm một cái gì đó rồ dại, hãy thương xót họ hơn là ghét và giận như nhiều người thường lắm. Chúng ta nổi giận với kẻ rồ dại, chỉ vì ta thần tượng hóa những sự thể mà những kẻ như thể lấy mắt của chúng ta.

 

17

CUỘC SỐNG PHÁT ĐẠT DUY NHẤT,

LÀ CUỘC SỐNG ĐỨC HẠNH

Đức hạnh là mục tiếu và mục đích của chúng ta. Thứ đức hạnh dẫn đến hạnh phúc bền vững, không phải là một sự tốt lành có tính “vị lợi”. Tôi sẽ hành thiện “để mà” đạt một cái gì đó. Sự tốt lành trong tự thân nó đã là cái phần thưởng rồi.

Sự tốt lành không phải là lòng mộ đạo lòe loẹt và thể cách khoa trương. Nó là một chuỗi những điều chỉnh tính cách của ta một cách tế nhị qua suốt đời người. Chúng ta điều chỉnh những ý tưởng, lời nói, và việc làm của ta theo một hướng ngày càng lành mạnh. Đức hạnh vốn có sẵn, nội tại trong ý định và hành động của ta chứ không phải trong kết quả.

Tại sao chúng ta phải trở nên tốt lành? Tốt lành là hạnh phúc, thanh thản, không âu lo. Khi chủ động bắt tay vào việc dần dần tự thanh lọc mình, bạn sẽ không tự che đậy mình hay tự bào chữa. Thay vì cảm thấy xấu hổ, thấp kém, bạn tiến về phía trước, bằng cách sử dụng những khả tính sáng tạo của khoảnh khắc này, tình huống hiện nay cùa mình. Bạn bắt đầu an trú trọn vẹn khoảnh khắc này, thay vì tìm cách trốn chạy hay mong ước rằng cái đang diễn tiến sẽ trở nên khác đi. Bạn di chuyển xuyên qua đời mình bằng cách ở trong nó một cách triệt để.

Cuộc sống đức hạnh ôm giữ những cái sau đây như là những kho báu: hành động đúng, sự trung thành, danh dự, và sự đứng đắn của bạn.

Đức hạnh không có nhiều cấp độ, mà là một cái tuyệt đối.

 

18

HÃY THEO ĐUỔI CÁI TỐT LÀNH

MỘT CÁCH NỒNG NHIỆT

Hãy theo đuổi cái tốt lành một cách nồng nhiệt. Nhưng nếu những nỗ lực của bạn không đưa bạn tới đích, thì hãy chấp nhận những kết quả, và tiến lên.

Chú thích:

(106) Chú trọng thiện ý của hành động hơn là kết quả của hành động, nhưng thế nào là “thiện ý”? Phải chăng những cuộc “thánh chiến” thời Trung cổ đều phát xuất từ “thiện ý” của những con chiên, là “diệt tru quỷ Satan để mở rộng nước Chúa”? Và kết quả là hàng triệu người đã bị tàn sát - phải chăng đó là “hành vi đạo đức”? Do vậy, ta phải định nghĩa, xác định rõ ràng thế nào là “thiện ý". Nếu chỉ cần “thiện ý” mà không quan tâm đến kết quả thì đã đủ chưa? Phải chăng thiện ý phải đi đôi với những biện pháp thích hợp để có kết quả tốt, nhất là về mặt đạo đức, vẫn là phương án tối ưu?