Nghệ Thuật Sống

- 19. 20. 21. 22 -

Đây là cảnh ngộ của chúng ta: Một cách lặp đi lặp lại, chúng ta không biết cái gì quan trọng, và cái gì không.

Chúng ta thèm muốn những cái mà chúng ta khống kiểm soát được, và không thỏa mãn với những cái ở bến trong tầm kiểm soát của mình.

Chúng ta cần phải đều đặn dừng lại và trù tính; hãy ngồi xuống xác định xem cái gì là quan trọng, đáng làm, và cái gì không; những mạo hiểm nào bõ công, và những mạo hiểm nào không.

Ngay cả những khía cạnh dễ gây bối rối và tốn thương nhất cũng có thế biến thành chịu đựng được, bằng việc nhìn rõ sự thể và bằng sự chọn lựa.

 

20

LÝ TÍNH LÀ TỐI CAO

Lý tính không phải là tất cả. Có những lĩnh vực của cuộc sống mà nó không vươn tới được. Những huyền nhiệm của hiện hữu nằm ngoài tầm với của nó[107]. Mặc dù vậy, lý tính là quan năng tốt nhất mà ta có, để bảo vệ, gìn giữ sự toàn vẹn của ta.

Đa phần người ta không biết cách suy luận; cũng không biết dùng những hình thức logic một cách thích hợp; do vậy, họ hành xử một cách tùy tiện, vô nguyên tắc, phản ứng quá đà hay lộn xộn, và dễ dàng bị dẫn đi sai đường.

Tư duy minh bạch không phải là một nghệ thuật thiếu sức sống, công việc của lý tính là trắc nghiệm một cách phê phán những suy đoán của ta, cả những thuyết minh lẫn những phương pháp dùng để đi tới chúng. Lý tính không phải là một cứu cánh, mà là một công cụ cần thiết.

Những câu hỏi là những động cơ của lý tính. Như thế, bạn cần phải học cách đặt những câu hỏi một cách hợp lý tính, hơn là có tính cảm xúc. Nếu khả năng tư duy của bạn bị tổn hại, thì cuộc sống đạo đức trở nên mờ mịt và mập mờ, nước đôi.

Lý tính có thể phân biệt sự sai lầm với chân lý, và một chân lý sâu xa với một chán lý nhỏ nhặt. Những dấu hiệu của lý luận tốt là sự sáng sủa, sự nhất quán, sự nghiêm ngặt, sự chính xác của những định nghĩa, và việc tránh sự hàm hồ, tối nghĩa.

Hãy mau mau rèn luyện cách tư duy rõ ràng, để bạn có thể tự tin bước vào một cuộc tranh luận phức tạp, và không bị ném ra khỏi nó.

 

21

HÃY HỌC CÁCH TỰ CHỮA TRỊ MÌNH

Nếu bạn theo đuổi sự minh triết một cách liên miên, thi bạn trì hoãn việc sở hữu nó. Hãy từ bỏ việc đuổi theo những liều thuốc bổ và những vị thầy mới. Vị hiền nhân, cuốn sách, chế độ ăn kiêng, hay niềm tin mới nhất... không đưa bạn về hướng của một cuộc sống phát đạt. Chính bạn làm cái đó. Hãy từ bỏ những cái ngoại tại, một lần cho tất cả.

Hãy thực hành sự độc lập. Đừng cứ mãi là một bệnh nhân lệ thuộc, dễ nhào nặn: Hãy trở thành vị y sĩ của chính linh hồn mình.

 

22

BẤT LUẬN THỜI TIẾT TỐT HAY XẤU,

HÃY TIẾP TỤC ĐI TỚI CÙNG

Bất kể cái gì đang diễn ra xung quanh bạn, hãy tận dụng cái nằm trong quyến lực của mình, và chấp nhận phần còn lại như nó xảy ra.

Chú thích:

(107) Bạn đọc lưu ý: Epictetus tuy xem trọng “lý tính”, nhưng không quá “duy lý” như nhiều triết gia khác; bởi vì, ông hiểu rằng lý tính có những giới hạn của nó, và có những huyền nhiệm mà lý tính không vươn tới được. Chưa kể, đã có những giai đoạn lịch sử mà trong đó “lý tính” bị giản lược thành một phương pháp tư theo theo logic, theo nghĩa nông cạn và manh mún nhất cảu từ logic. Nó gạt bỏ, xem là vô giá trị tất cả những gì nằm ngoài sự nhận biết của “lý trí’.