Nghệ Thuật Sống

- 15. 16. 17 -

Dấu hiệu chắc chắn nhất của cuộc sống cao thượng là sự bình an nội tại[40]. Sự tiến bộ tinh thần mang đến tự do, thoát khỏi sự xáo trộn nội tại. Bạn có thể ngừng bồn chồn lo lắng về chuyện này chuyện nọ.

Nếu bạn tìm kiếm một cuộc sống cao thượng, hãy tránh những nếp suy nghĩ như: "Nếu tôi không làm việc chăm chỉ, tôi sẽ không bao giờ kiếm được một cuộc sống đàng hoàng, sẽ không ai công nhận tôi, và tôi sẽ là một kẻ vô danh tiểu tốt”; hay "Nếu tôi không chỉ trích người làm thuê cho mình thì anh ta sẽ lợi dụng thiện chí của tôi”.

Thà chết đói mà không phiền não và sợ hãi, còn hơn là sống giàu sang mà lo lắng, kinh hãi, nghi ngờ và ham muốn vô độ.

Hãy bắt đầu ngay một chương trình nhằm tự làm chủ bản thân. Nhưng hãy bắt đầu một cách khiêm tốn, với những điều nhỏ bé vốn quấy rầy bạn. Con bạn làm đổ một cái gì đó? Bạn đã đánh mất cái ví của mình? Hãy nhủ thầm: "Việc xử lý một cách trầm tĩnh sự bất tiện này là cái giá mà tôi phải trả cho bình an nội tâm của mình, cho sự tự do, thoát khỏi sự xáo trộn; người ta không đạt được cái gì mà không phải trả giá”.

Khi bạn gọi con mình, hãy chuẩn bị tâm lý rằng, nó sẽ không trả lời; hay nếu nó trả lời thì có thể nó sẽ không làm như ý bạn muốn. Trong hoàn cảnh này thì dù bạn bực mình cũng không ích gì. Không nên để cho con cái có quyền lực gây ra cho bạn sự phiền não.

 

16

HÃY PHỚT LỜ NHỮNG GÌ KHÔNG

LIÊN QUAN TỚI BẠN

Sự tiến bộ tinh thần đòi hỏi chúng ta phải đặt nặng những cái cốt tủy và bỏ qua mọi thứ khác, như việc theo đuổi những cái vặt vãnh không xứng đáng với sự chú ý của ta. Hơn nữa, đối với những vấn đề không liên quan đến chúng ta, thật là tốt nếu bị người khác nghĩ rằng bạn khờ khạo và ngây thơ[41]. Đừng quan tâm đến những “ấn tượng” của người khác về bạn. Họ bị lóa mắt và bị đánh lừa bởi vẻ bề ngoài. Hãy bám chặt mục đích của mình. Chỉ có điều này mới củng cố sức mạnh và mang đến cho đời bạn sự nhất quán.

Việc giữ ý chí của bạn phù hợp với chân lý, và việc quan tàm đến cái nằm bên ngoài tầm kiềm soát của mình là mâu thuẫn với nhau. Nếu bị hút vào trong cái này thì bạn sẽ bỏ bê cái kia.

 

17

HÃY LÀM CHO NHỮNG MONG ƯỚC CỦA

BẠN PHÙ HỢP VỚI THỰC TẠI

Cuộc sống và thiên nhiên bị chi phối bởi những quy luật mà chúng ta không thể thay đổi. Chúng ta càng nhanh chóng chấp nhận điều này thì chúng ta càng có thể bình tâm. Bạn sẽ khờ khạo nếu mong ước rằng con cái hay vợ mình sẽ sống mãi mãi. Họ đều phải chết; y như bạn vậy; và quy luật về tính hữu tử thì hoàn toàn vượt quá tầm kiểm soát của bạn.

Tương tự như vậy, thật khờ khạo khi mong ước rằng một người giúp việc, một kẻ thân thích hay một người bạn (sẽ) không có khuyết điểm. Đây là mong ước kiểm soát những điều mà bạn không thể thực sự kiểm soát.

Nếu chúng ta xử lý những ham muốn thuận theo những sự kiện; thay vì bị chúng lôi cuốn đi; thì việc tránh được thất vọng bởi chúng là điều nằm trong quyền kiểm soát của ta.

Chúng ta bị lệ thuộc một cách tối hậu bởi cái mang đến cho ta những gì mà ta tìm kiếm; hay bởi cái loại bỏ giùm ta những gì ta không muốn. Vậy thì, nếu bạn tìm kiếm sự tự do thì dừng mong ước cái gì (hay trốn tránh cái gì) vốn tùy thuộc vào kẻ khác; nếu không bạn sẽ luôn luôn là một kẻ nô lộ yếu đuối.

Hãy hiểu sự tự do thực sự là gì và làm thế nào để đạt được nó. Tự do không phải là quyền hay khả năng làm bất cứ cái gì mà bạn thích. Tự do đến từ việc hiểu những giới hạn quyền lực của riêng ta và những giới hạn do Thiên hựu an bài[43]. Bằng cách chấp nhận những giới hạn và những cái không thể tránh của đời; và hợp tác với chúng thay vì chống lại chúng, thì chúng ta trở nên tự do[44]. Trái lại, nếu ta quy phục những dục vọng thoáng qua, theo đuổi những sự thế vốn không nằm trong quyển kiểm soát của ta, thì tự do bị đánh mất.

Chú thích:

(40) Tiếng Việt có hai từ: “bình yên” và “bình an”. Nhiêu người cho rằng, chúng đồng nghĩa với nhau. Nhưng theo chúng tôi, từ “bình yên” có thể dùng dể chỉ sự “yên lành” ngoại tại, và “bình an” chỉ sự “yên lành” nội tại.

(41) Gợi nhớ đến Lão Tử: “Người đời sáng chói/ Riêng ta mịt mờ... Người đời đều có chỗ dùng/Riêng ta ngu dốt, thô lậu..." {Trích Lão Tử Tinh Hoa của Nguyễn Duy Cần). Có hai loại “khôn": Khôn ở những cái vặt vãnh, thường được gọi là “khôn vặt”; khôn ở những vấn đề lớn, đó là “khôn thực”. Kẻ tiểu nhân chỉ khôn ở “cái nhỏ”; bậc quân tử thì “dại” ở cái nhỏ mà khôn ở cái lớn.

Hãy tránh xa việc cố giành sự tán thành và lòng thán phục của người khác[42]. Bạn đang chọn đi con đường cao thượng. Đừng mong ước người khác xem bạn là người độc đáo, khôn ngoan, lịch duyệt. Quả vậy, hãy nghi ngờ, nếu bạn hiện ra trong mắt người khác như là một người đặc biệt. Hãy cảnh giác chống lại một cảm thức về lòng tự thị.

(42) Có được sự tán thành và thán phục cũa người khác, tự thân chúng không phải là xấu. Nó chỉ “xấu” khi động cơ chủ yếu của đương sự là tìm mọi cách để có được chúng. Ý Epictetus muốn nói là nên quan tâm đến việc “tinh lọc” cuộc sống nội tại cùa mình, chứ không nên chạy theo dư luận (khen, chê) của người khác.

(43) Sự "an bài" của Thiên hựu theo chủ nghĩa Khắc kỷ không phải là một sự “an bài" khiến cho con người mất hết tự do. Có thể nói ngắn gọn, con người có 'tự do" ở một mức độ nào đó bên trong “trật tự thiêng liêng” của Thiên hựu. Điều này rất sâu xa,  ta chỉ có thể cảm dần dần.

(44) Một phiên bản hiện đại của nó, là phát biểu: “Tự do là chấp nhận cái tất yếu”. Có nghĩa là càng chấp nhận sự “bó buộc" tất yếu thì ta càng có thêm tự do. Ngược lại nếu ta quan niệm “tự do” là thích cái gì làm cái đó một cách tùy tiện thì ta sẽ mất tự do.