Từng nghe Khổng Tử có nói: “Sáng nghe đạo, chiều dẫu chết cũng cam lòng”. Lại nói: “Suy đầu xét đuôi”, vì vậy mới biết thuyết lý của tử sanh, há chẳng thể cần nghe đạo mới không chết uổng, không chết uổng mới chẳng đốt bỏ cuộc đời hư ảo sao?
Than ôi! Chỗ này nếu chẳng chân thật thấy ở bên bờ tính mạng, thì chưa dễ gì nói ra như vậy. Cho nên Tử Cống lấy văn chương của Phu Tử để được nghe, tánh với Thiên đạo không thể nghe được, mà người học ở thế gian lại nói càn rằng ở chỗ văn chương là ở chỗ của tánh và Thiên đạo. Chỗ này sở dĩ bỏ phế mấy ngàn năm mà cái học chí mạng tận tánh của Thánh nhân đều không nghe trọn được ở thế gian. Cái học của họ Thích thật ra khác với Nho gia, nhưng vì lấy Bất lập văn tự nên ít có chuyện trâu đã bít sừng mà vẫn quên, mãi húc sừng trong đêm tối, mà tông truyền nhân đó chẳng tiêu mất. Những người huệ đạt cũng bắt đầu tìm tòi, lại kế thừa làm sáng tỏ như đầu dây, như Lục Tổ là người rất tài trí.
Nay bộ sách này còn đủ lợi sanh thuyết pháp đâu chỉ có muôn lời thừa thải, mà thảy đều từ tự tánh khởi dụng, không có lời nào mà chẳng lan tỏa, đó gọi là nếu chẳng chân thật thấy ở bên bờ tính mạng thì không thể nào được. Người Tân Hưng từ đời Hán đã vào Trung Quốc, đến nay có ở hơn 20 Châu, đạo lý trong văn chương tao nhã khoe công, thế gian có người đó. Người cầu năng thoát khỏi thế gian ràng buộc, siêu nhiên có ngộ nơi tánh mạng thì đâu làm trái với đạo, có người đó vậy. Ta hổ thẹn với người đó, nhân các học trò thỉnh mà giao ấp bảo Vương Quân mặc áo pháp khắc bản để truyền rộng, mong nhân đó có người ngộ mà cảm kích viết.
Năm đầu niên hiệu Vạn Lịch nhà Đại Minh
(1573), nhằm tiết Mạnh thu năm Quý Dậu,
quan Thượng cán kiến Lý Tài người La Sơn viết.