Nikolai Alekseyevich Ostrovsky là một nhà văn nổi tiếng người Liên Xô. Ngay từ khi chỉ mới mười ba tuổi, ông đã bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu bệnh tật. Tuy nhiên, ông vẫn cống hiến hết mình cho quân đội trong suốt nhiều năm liền. Cho đến năm 1929, ông hoàn toàn không thể đi lại và vĩnh viễn mất đi thị giác. Ông bắt đầu tìm đến văn học để tận hưởng thế giới riêng của mình.
Năm 1930, ông bắt tay vào sáng tác tác phẩm “Thép Đã Tôi Thế Đấy”. Cuốn sách ngay sau đó trở thành một cơn chấn động trong nền văn học với sức ảnh hưởng dữ dội. Bởi lẽ, để viết được một tác phẩm trọn vẹn khi bản thân vẫn chôn vùi trên giường bệnh hẳn nhà văn ấy phải có một nguồn cảm hứng nồng nàn.
Và Nikolai Alekseyevich Ostrovsky không chỉ là một ngòi bút giàu nghị lực mà còn là một chiến sĩ cách mạng bất khuất. Cuốn sách kể về Pa-ven, một thanh niên sinh ra và lớn lên trong lúc đất nước đang gặp nhiều khó khăn. Cùng với anh là Xê-ri-ô-gia, Va-li-a, Giác ky – những thanh niên thuộc tầng lớp lao động luôn sôi sục nhiệt huyết tuổi trẻ.
Chính những cuộc đấu tranh gian khổ của Cách mạng Tháng Mười đã tôi luyện cho bản thân họ ngày càng trở nên bản lĩnh, cứng cáp. Họ đã từng bao giờ cảm thấy đau khổ hay ân hận, chùn bước? Chắc chắn là không! Họ sẵn sàng đánh đổi tuổi trẻ của mình để phục vụ cho đất nước, phục vụ cho nhân dân. Những người tôi rèn họ là Đảng cộng sản, là bộ tham mưu cách mạng.
Từ những con người chỉ biết đến lao động mưu sinh, họ sớm giác ngộ được những lý tưởng lớn lao và không màng nguy hiểm xông pha ra chiến trường. Cuộc chiến đấu ấy không ít những người đã ngã xuống, còn họ - những viên “thép” đỏ rực, liệu có mang lại chiến thắng vẻ vang?