Bối cảnh tác phẩm là xã hội đất nước ta thời xưa cũ, ở nơi đó có đầy những số phận con người nghèo khó, bị chèn ép, bị oan, cũng chỉ có thể nhẫn nhịn bỏ xứ mà đi có đoạn mà gia đình anh chị và cả cô Tư Lựu phải bỏ xứ đi, mà không ai dám mua lại lá lợp nhà, họ chỉ đành đốt nhà mà đi, mình có cả sự tức giận lẫn cảm thông hoàn cảnh họ…nhưng Hồ Biểu Chánh vẫn cho những con người cố nông ấy một “công bằng” một ” luật nhân quả” làm người đọc hài lòng người luôn cố gắng và sống hết mình với mọi người chắc chắn sẽ nhận được quả tốt và hình ảnh anh Cu làm mình phải bội phục bởi thứ tình nghĩa anh em, thứ tình yêu son sắt và cảm thông anh luôn dành cho anh Ba Rạng và cô Tư Lựu, thứ tình cảm mà ngày nay đang dần mất đi, có thể anh không ăn học gì, có thể anh chỉ là cố nâng làm thuê làm mướn nhưng cái ” đạo nghĩa” cái “tình” của anh hơn nhiều người giàu có có học…
Người tốt thì được hạnh phúc còn kẻ bất nhân thì bị trừng trị, đối với mình là một kết thúc đẹp. Câu chuyện đã thắp sáng tình người và niềm tin.