“Ung thư không làm cho tế bào trở thành kị khí, mà đúng hơn nó được ổn định nhờ hô hấp kị khí và đó là nguyên nhân duy nhất (hoặc yêu cầu thiết yếu) biến các tế bào bình thường phụ thuộc vào hô hấp hiếu khí thành tế bào ung thư”.
– Bác sĩ David Gregg
Trước khi tìm hiểu nguyên nhân gây ung thư, điều quan trọng là là nắm được những kiến thức cơ bản của sinh học cũng như xác định các thuật ngữ sẽ được sử dụng trong phần còn lại của cuốn sách này.
Tế bào sinh học
Chúa đã tạo ra cơ thể chúng ta một cách thật diệu kỳ. Trái tim bơm máu qua các tĩnh mạch, động mạch, mao mạch và đến mọi tế bào trong cơ thể. Hãy hình dung cơ thể của bạn là một quốc gia và các tế bào là công dân của quốc gia đó. Để quốc gia được hùng mạnh, mọi công dân phải có những công việc khác nhau, có các công cụ thích hợp để làm những công việc đó, có dinh dưỡng hợp lý để luôn khỏe mạnh, có hệ thống giao thông, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý chất thải, có nơi an toàn để nghỉ ngơi, và có sự bảo vệ khỏi bị độc tố do những người muốn làm hại họ. Mục tiêu là cung cấp cho các tế bào của chúng ta tất cả các yêu cầu này.
Giống như con người, tế bào cũng có đủ hình dạng, kích cỡ, và tất cả đều có những khả năng và công việc khác nhau. Nhưng tất cả đều rất thiết yếu cho sức khỏe của cơ thể bạn. Các tế bào “thu thập rác” cũng quan trọng như các tế bào “cung cấp thực phẩm” và các tế bào “giao tiếp”. Tất cả các tế bào của chúng ta có cấu trúc cao cấp. Tại trung tâm của một tế bào là nhân của nó, mà về cơ bản nó tương đương với một “bộ não”. Nhân tế bào được bao phủ bởi một lớp màng huyết tương.
Kéo từ nhân ra màng tế bào (“da” của tế bào) là các sợi tế bào, về cơ bản đó là vật kết thành giàn giáo của tế bào. Những sợi tế bào này cũng phụng sự như “cơ bắp” của các tế bào, cho phép các tế bào co lại và mở rộng thành các hình dạng khác nhau. Khả năng thay đổi hình dạng này gọi là tính đa hình. Trong các sợi tế bào là các bào quan, giống như “các bộ phận nhỏ”, vì mỗi bộ phận trong đó có một chức năng cụ thể. Như đã nói ở trên, “da” tế bào gọi là màng được làm từ các phân tử protein. Một số protein này hoạt động như một “thẻ vạch” để xác định loại tế bào, trong khi protein khác hoạt động như “cánh cửa” cho tế bào.
Các tế bào khỏe mạnh đều hiếu khí, nghĩa là chúng hoạt động chuẩn xác khi đầy đủ ô-xy. Tế bào khỏe mạnh chuyển hóa (đốt) ô-xy và glucose (đường trong máu) để sản xuất adenosine triphosphate (ATP), đó là năng lượng “phổ biến” của các tế bào. Quá trình này gọi là hô hấp hiếu khí (hoặc chuyển hóa hiếu khí). Chu kỳ tạo ra năng lượng này gọi là chu trình Krebs diễn ra trong các ty lạp thể, đó là bào quan hình thành bởi một màng ngoài và một màng trong. Các enzymee được sử dụng để sản xuất năng lượng nằm trên đỉnh các lớp màng trong.
ATP được tạo thành từ ba phốt-phát. Việc bẻ gãy liên kết giữa phốt-phát thứ hai và thứ ba giải phóng năng lượng để cung cấp lực cho hầu như tất cả các quá trình tế bào. Thật ngạc nhiên, tất cả chúng ta tạo ra đủ năng lượng chuyển hóa để sản xuất khối lượng cơ thể dạng ATP hằng ngày để hoạt động! Mỗi giây, khoảng xấp xỉ 60 nghìn tỷ tế bào của chúng ta tiêu thụ và sao chép 12 triệu phân tử ATP, mà việc sản xuất đó là chức năng cốt lõi thiết yếu của mọi tế bào con người. Nếu không có nó, các hoạt động cơ bản như: sửa chữa tế bào, protein, enzyme, hormone, và tổng hợp dẫn truyền thần kinh sẽ không xảy ra. Sửa chữa ADN và tái sinh tế bào sẽ chấm dứt. Rất nhiều yếu tố như lão hóa, ăn uống kém, dinh dưỡng không đúng cách, và các độc tố bên ngoài có thể cản trở sản xuất năng lượng quan trọng này. Các electron điện tích âm từ hydro là nguồn năng lượng cần thiết để tạo ra số lượng ATP đáng kinh ngạc này.
Khi ATP được sản xuất ra, nó được lưu trữ ở thể Golgi của ty lạp thể cho đến khi các tế bào cần cho các hoạt động của chúng. Sản phẩm phụ của quá trình tạo năng lượng này là carbon dioxide (khí các-bô-nic). Carbon dioxide, đến lượt mình, chịu trách nhiệm giải phóng ô-xy từ hemoglobin (sắc tố protein trong các hồng cầu). Ô-xy sau đó được đốt để tạo ra nhiều ATP hơn với nhiều sản phẩm phụ carbon dioxide hơn, và sau đó được sử dụng để trích xuất ô-xy từ hemoglobin. Đó là trạng thái kỳ diệu của sự liên tục.
Hệ miễn dịch là tập hợp của các tế bào, chất dẫn hóa học và các protein hoạt động cùng nhau để bảo vệ cơ thể khỏi vi sinh vật truyền nhiễm độc hại tiềm ẩn như vi khuẩn, vi-rút và nấm; do đó, hệ miễn dịch đóng vai trò kiểm soát ung thư và các bệnh khác. Hệ miễn dịch đặc biệt của chúng ta bao gồm bạch cầu (tế bào máu trắng), kháng thể (protein trong máu), tuyến ức, lá lách và gan. Nó thậm chí có mạng dẫn riêng (hệ bạch huyết) tiêu dẫn chất thải từ mô và vận chuyển từ hạch bạch huyết đến hạch bạch huyết, tại đó các đại thực bào lọc các mảnh vụn ra.
Bạch cầu là “tuyến bảo vệ đầu tiên” của cơ thể. Khi kẻ “ngoại xâm” thâm nhập cơ thể, hệ miễn dịch của chúng ta giải cứu bằng hai cách:
1. Bạch cầu trực tiếp tấn công kẻ xâm nhập.
2. Kháng thể hoặc trực tiếp gây tổn hại những kẻ xâm lược, hoặc báo cho bạch cầu mở một cuộc tấn công.
Có hai phân nhóm chính của bạch cầu. Phân nhóm đầu tiên là gọi là bạch cầu đa nhân (còn gọi là bạch cầu hạt). Những bạch cầu này được phủ đầy các hạt hóa chất độc hại giúp chúng tiêu hóa vi trùng bằng quá trình gọi là thực bào. Ba loại bạch cầu hạt là bạch cầu trung tính (loại giết vi khuẩn), bạch cầu ái toan (loại diệt ký sinh trùng), và bạch cầu ái kiềm.
Phân nhóm thứ hai của bạch cầu được gọi là bạch cầu đơn nhân, trong đó bao gồm cả bạch cầu đơn nhân và lymphô bào. Bạch cầu đơn nhân ăn tế bào chết hoặc bị hư hỏng (thông qua thực bào) và cung cấp phòng thủ miễn dịch chống lại nhiều loại vi sinh vật gây nhiễm bệnh. Bạch cầu đơn nhân di chuyển vào các mô và phát triển thành đại thực bào. Các đại thực bào chứa hạt hoặc các gói hóa chất và enzyme phục vụ cho mục đích của việc nuốt và tiêu diệt vi khuẩn, kháng nguyên, và các chất lạ khác.
Lymphô bào được tìm thấy trong hệ bạch huyết là bạch cầu đơn nhân, nó xác định các chất lạ và mầm bệnh (vi khuẩn hoặc vi-rút) trong cơ thể và sản xuất ra các kháng thể và tế bào, rồi nhắm tới chúng. Phải mất từ vài ngày đến vài tuần cho các lymphô bào nhận ra và tấn công một chất mới lạ từ bên ngoài. Các phân nhóm lymphô bào chính là các tế bào B, các tế bào T và các tế bào NK (natural killer - sát thủ tự nhiên).
Hô hấp kị khí và hiếu khí
Chu trình tạo ra năng lượng gọi là chu trình Krebs và diễn ra trong ty lạp thể. Các tế bào thường tạo ra năng lượng thông qua quá trình được biết đến là hô hấp hiếu khí (tức là với ô-xy). Tuy nhiên, nếu có điều gì xảy ra hạn chế khả năng máu vận chuyển ô-xy, làm giảm lượng ô-xy trong máu, giảm carbon dioxide của chúng ta, ngăn chặn các tế bào hấp thụ ô-xy trong máu, hoặc làm tổn hại khả năng ty lạp thể sản xuất ATP, khi đó chu trình Krebs bị phá vỡ, các tế bào không có năng lượng, và chúng ta gặp vấn đề nghiêm trọng.
Vì không có đủ ô-xy cho các tế bào, nên nó chuyển thành hô hấp kị khí (tức là, không có ô-xy) để tồn tại. Theo bác sĩ David Gregg: “Ung thư không làm cho tế bào trở thành kị khí, mà đúng hơn nó được ổn định nhờ hô hấp kị khí và đó là nguyên nhân duy nhất (hoặc yêu cầu thiết yếu) biến các tế bào bình thường phụ thuộc vào hô hấp hiếu khí thành các tế bào ung thư.”
Các tế bào ngừng thở ô-xy và bắt đầu lên men glucose (đường trong máu) để tạo ra năng lượng. Sản phẩm phụ thải ra của quá trình lên men là một biển axit lactic, thứ này tiếp tục ức chế các tế bào tiếp nhận ô-xy. Canxi và ô-xy được tận dụng hết để cố ngăn chặn axit này. Đây là những gì cho phép một tế bào ung thư có thể ổn định.
Hô hấp kị khí là sự bòn rút nghiêm trọng và cực kỳ không hiệu quả trên cơ thể, vì các tế bào kị khí phải làm việc nặng nhọc hơn nhiều so với các tế bào hiếu khí để sản xuất ATP từ glucose mà chúng chuyển hóa. Trên thực tế, hô hấp hiếu khí tạo ra số lượng tương đương 36 phân tử ATP từ mỗi phân tử glucose, trong khi hô hấp kị khí tạo ra chỉ hai phân tử ATP. Như vậy, hô hấp kị khí giải phóng chỉ 1/18 năng lượng có thể được dùng. Vì vậy, nếu làm phép tính để một tế bào ung thư thu được cùng năng lượng như một tế bào bình thường, thì nó phải chuyển hóa glucose nhiều hơn tối thiểu là 18 lần. Bây giờ bạn đã hiểu tại sao có cụm từ “ung thư yêu đường” rồi chứ?
Thành thật mà nói, các tế bào ung thư không có khả năng đó để đạt đến mức năng lượng như một tế bào tốt. Do đó, tế bào ung thư yếu kinh niên. Điểm yếu này ngăn cản không cho nó tạo ra các enzyme bảo vệ chống ô-xy hóa [superoxide dismutase (SOD), glutathione peroxidase (GPx), glutathione reductase (GR), và catalase], do đó để cho các tế bào rộng mở cho ô-zôn tấn công ô-xy hóa.
Như tôi đã đề cập, các tế bào khỏe mạnh chuyển hóa ô-xy và glucose để sản xuất ATP đồng thời giải phóng carbon dioxide. Carbon dioxide, đến lượt nó, chịu trách nhiệm giải phóng ô-xy từ hemoglobin, đó là các tế bào hồng cầu vận chuyển ô-xy từ phổi đến các tế bào. Tuy nhiên, các tế bào ung thư không thể chiết ra ô-xy từ hemoglobin vì hô hấp kị khí của chúng không tạo ra carbon dioxide, thứ cần thiết để lấy ô-xy ra từ hemoglobin.
Bây giờ, các tế bào khác nhau có tuổi thọ khác nhau. Chúa đã tạo ra nơ-ron (các tế bào thần kinh) để kéo dài cuộc sống của chúng ta, thế nhưng Ngài lại làm bạch cầu chỉ tồn tại có một vài ngày. Khi các tế bào bị tổn thương, chúng có thể chết yểu; những tế bào này liên tục được thay thế để đảm bảo chức năng mô đúng cách. Hình thức thay thế tế bào này xảy ra liên tục thông qua một quá trình được gọi là phân bào, về cơ bản đó là phân chia tế bào, trong đó một tế bào phân chia thành hai tế bào “con” nhỏ hơn. Các tế bào mới có cấu trúc và chức năng tương tự như nhau. Tôi nói tương tự, vì hai tế bào con nhận được khoảng một nửa chứ không phải là chính xác một nửa của các bào quan của tế bào bố mẹ chúng. Tuy nhiên, quan trọng hơn là mỗi tế bào con được thừa hưởng một bản sao chính xác ADN từ tế bào bố mẹ.
Tuy nhiên, mặc dù luôn có số lượng đáng kể phân bào diễn ra, nhưng không có sự thay đổi thực sự về tổng số các tế bào trong cơ thể chúng ta. Điều này xảy ra như thế nào? Vâng, trong ngôn từ kế toán, cơ thể bạn phải “cân đối sổ sách của nó”. Đơn giản là để cho cơ thể tự cân bằng, để mỗi tế bào mới được tạo ra qua quá trình nguyên phân, thì một tế bào khác phải chết. Tế bào chết theo lập trình là một quá trình được gọi là quá trình chết tự nhiên ở tế bào (apoptosis). Thật ngạc nhiên, mỗi năm trung bình con người mất đi một nửa trọng lượng cơ thể trong tế bào qua quá trình chết tự nhiên ở tế bào!
Việc kiểm soát quá trình chết tự nhiên ở tế bào lỏng lẻo sẽ kéo theo một số bệnh và hội chứng, bao gồm cả ung thư và AIDS. Trong trường hợp ung thư, sự ức chế quá trình bình thường của quá trình chết tự nhiên ở tế bàocó thể dẫn đến phát triển các khối u, vì các tế bào thông thường lẽ ra phải chết lại sống vô thời hạn. Tuy nhiên, ung thư không nhất thiết là kết quả từ vấn đề của gen p53 (điều hòa quá trình chết tự nhiên ở tế bào). Trong trung tâm của các khối u ung thư rắn là những tế bào chết – không thiếu các quá trình chết tự nhiên ở tế bào trong các khối u này. Đó là cạnh của các khối u đang phát triển, tại đó chúng có thể được cung cấp đường thuận tiện, và không bị chìm trong axit lactic của chính chúng.
Tế bào ung thư được mô tả là không thể biệt hóa. Có nghĩa là một tế bào ung thư không có công năng hữu dụng. Kết quả là một tế bào ung thư không thể trở thành một phần của mô khối u đó, vì mô khối u phải được cấu thành hoàn toàn từ các tế bào khỏe mạnh. Các tế bào ung thư chỉ nằm bên trong mô ung thư, không làm gì ngoại trừ nhân đôi và tồn tại dai dẳng. Tuy nhiên, thứ giết chết bệnh nhân ung thư là sự di căn của các tế bào ung thư. Đây chính là lý do tại sao sinh thiết rất nguy hiểm! Cắt mô có thể giải thoát các tế bào ung thư vào trong máu, do đó cho phép chúng đi chu du khắp cơ thể! Khi ung thư lan ra khắp cơ thể, rốt cuộc sẽ có đủ tế bào ung thư để giết chết một người.
Tất nhiên, các tế bào ung thư lan rộng ngay cả khi không làm sinh thiết. Có một nỗ lực khống chế thực hiện sự lan rộng của các tế bào “con” từ khối u “mẹ”. Các tế bào con hầu hết bị giữ lại kiểm tra bởi statin phát ra từ mẹ cho đến khi khối u mẹ bị loại bỏ bằng phẫu thuật, hoặc bị phá hủy do xạ trị, và thế là không có gì để ngăn chặn các tế bào con, do vậy chúng bắt đầu phát triển.
Các khối u đã được chứng minh tự duy trì bằng cách tạo ra cung cấp máu cho chính chúng. Sự hình thành mạch là quá trình các mạch máu mới được hình thành và là một quá trình bình thường, thiết yếu cho phát triển sinh học. Tuy nhiên, sự hình thành mạch cũng là nhu cầu để các khối u ung thư phát triển. Sự kiện khởi nguồn chính cho sự hình thành mạch là tình trạng thiếu ô-xy. Sự phát triển các mạch máu xảy ra bên ngoài, do đó nhiều đường hơn có thể được đưa vào các cạnh mép khối u, nơi các tế bào đang sống. Có nhiều thứ có thể làm để ngăn chặn sự hình thành mạch, bao gồm dùng lượng lớn các enzyme tuyến tụy.
Theo bác sĩ David Gregg: “Các tế bào bình thường trong môi trường thiếu ô-xy của tế bào khối u kị khí có thể tạo ra các mạch máu mới, không phải là các tế bào ung thư. Tôi đã luôn tự hỏi tại sao tất cả các ung thư đều kị khí trong quá trình chuyển hóa. Hầu như đó là một nhu cầu. Tôi nghĩ giờ tôi đã biết câu trả lời. Điều đã rõ là để các khối u phát triển, chúng phải hình thành các mạch máu mới để cung cấp khi khối u có kích thước tăng lên. Nếu không làm được điều này chúng không thể phát triển. Đây là yêu cầu cơ bản cho tất cả các loại ung thư. Nếu lý thuyết hình thành mạch máu… là đúng, chúng phải tạo ra một môi trường thiếu ô-xy để kích thích sự tăng trưởng của các mạch máu mới. Sự chuyển hóa kị khí thực hiện việc này. Như vậy, chuyển hóa kị khí không chỉ là hệ quả phụ của ung thư; mà nó còn là một nhu cầu để ung thư phát triển. Những tế bào không phải kị khí không có ý nghĩa trong việc kích thích sự hình thành các mạch máu mới và do đó không thể hỗ trợ sự phát triển của khối u. Thiếu khả năng này cuối cùng chúng sẽ chết đi.”
Một nhà khoa học đã đóng góp rất nhiều cho nghiên cứu ung thư là P.G. Seeger, người đã xuất bản gần 300 công trình khoa học và hai lần được đề cử giải thưởng Nobel. Trong những năm 1930, ông đã cho thấy ung thư bắt đầu trong bào tương, không phải trong nhân. Bào tương là chất lỏng như keo bên trong tế bào, bào tương cung cấp nền tảng mà trên đó các bào quan khác có thể hoạt động trong tế bào. Tất cả các chức năng cho tế bào mở rộng, tăng trưởng, và sao chép được thực hiện trong bào tương. Bào tương chứa các ty lạp thể, mà đôi khi được mô tả như “nhà máy năng lượng của tế bào”, bởi chúng sản xuất ATP thông qua một loạt các bước mà ông gọi là “chuỗi hô hấp”.
Seeger cho thấy trong các tế bào ung thư, chuỗi hô hấp bị chặn lại bởi sự phá hủy các enzyme quan trọng; do đó, tế bào chỉ có thể sản xuất năng lượng kị khí bằng cách chuyển đổi glucose thành axit lactic. Năm 1957, Seeger chuyển đổi thành công các tế bào bình thường thành tế bào ung thư trong vòng một vài ngày bằng cách đưa hóa chất chặn chuỗi hô hấp. Có lẽ khám phá quan trọng nhất của ông là: một số chất dinh dưỡng có khả năng khôi phục hô hấp tế bào trong các tế bào ung thư, theo đó chuyển đổi chúng trở lại thành các tế bào bình thường. Nói cách khác, Seeger tin rằng ung thư có thể đảo ngược được. Một trong những chất dinh dưỡng đó là vitamin B inositol, đã được sử dụng (kết hợp với IP6) bởi Giáo sư bệnh học, bác sĩ tiến sĩ AbulKalam M. Shamsuddin ở Đại học Maryland để biến đổi thành công các tế bào ung thư thành các tế bào bình thường.
Bác sĩ người Đức Otto Warburg, một nhà hóa sinh ung thư đoạt giải Nobel y học năm 1931, đã lần đầu tiên phát hiện ra rằng tế bào ung thư có sự hô hấp năng lượng khác cơ bản so với tế bào khỏe mạnh. Ông phát hiện ra rằng các tế bào ung thư là tế bào kị khí; do đó, bất cứ cái gì mà làm cho hô hấp kị khí này xảy ra sẽ là nguyên nhân của tất cả các loại ung thư. Ông tin rằng ung thư xảy ra bất cứ khi nào tế bào bị ngăn chặn 60% nhu cầu ô-xy của nó, và ông cho thấy các tế bào ung thư thể hiện hô hấp kị khí. Ung thư là bệnh lên men gây ra bởi các tế bào đã biến đổi từ hô hấp hiếu khí sang hô hấp kị khí, dẫn đến lên men glucose và phát triển tế bào không kiểm soát được. Ông đưa ra lý thuyết rằng các khối u cũng chẳng gì hơn bức tường ngăn các bãi chất thải độc hại bên trong cơ thể được duy trì bằng cách lên men đường. Theo Warburg, hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả các bệnh thoái hóa, đều là kết quả của sự thiếu ô-xy ở cấp độ tế bào.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng lý thuyết của Warburg không hiệu lực sau khi họ đã đo một loại ung thư đặc biệt phát triển chậm, và không tìm thấy sự lên men nào cả. Dean Burn và Mark Woods, hai nhà nghiên cứu tại Viện Ung thư Quốc gia đã kiểm tra lại những kết quả đó. Sử dụng thiết bị tinh vi hơn, họ đã xác định được rằng thiết bị các nhà nghiên cứu sử dụng để đo mức độ lên men là không đủ chính xác để phát hiện quá trình lên men ở mức thấp. Sử dụng thiết bị mới hơn và chính xác hơn, Burn và Woods đã cho thấy ngay cả trong những tế bào ung thư phát triển rất chậm đó, vẫn có quá trình lên men, mặc dù ở mức độ rất thấp.
Cân bằng độ pH
“Thật vậy, toàn bộ quá trình chuyển hóa phụ thuộc vào sự cân bằng độ pH”. (Bác sĩ Robert Young, trang 59 trong cuốn Sick & Tired ‒ Ốm yếu và mỏi mệt)
Sau nhiều năm nghiên cứu, tôi đã học được rằng, ngoài việc điều chỉnh hệ miễn dịch, những liệu pháp điều trị ung thư thay thế không độc hại thành công nhất có hai điểm chung khác:
1. Duy trì sự cân bằng axit/kiềm của cơ thể.
2. Tăng lượng ô-xy ở cấp độ tế bào.
Vậy, chúng ta hãy xem nhanh hai khái niệm này. Trở lại môn hóa học ở trường trung học, chúng ta đã được học về sự cân bằng axit/kiềm, cũng được gọi là độ pH cơ thể (“Hydro tiềm năng” hoặc “lũy thừa của Hydro”). Độ pH của chúng ta được đo trên thang điểm từ 0 đến 14, với khoảng 7,35 là trung tính (bình thường). Độ pH dưới 7,35 là tính axit (với 0 là tính axit cao nhất) và trên 7,35 là có tính kiềm (với 14 là kiềm nhất).
Hydro gồm một proton và một electron. Nếu các electron bị tách ra, thì sẽ tạo nên ion dương là proton. Không đi sâu vào chi tiết về các proton (điện tích “+”) và các electron (điện tích “–”), điều quan trọng cần lưu ý là các chất kiềm (còn được gọi là “ba-zơ”) là proton “nhận”, còn axit là proton “cho”. Điều đó có ý nghĩa gì đối với một người không phải là bác sĩ? Hãy để tôi giải thích đơn giản cho bạn. Vì ba-zơ có độ pH cao hơn, chúng có tiềm năng lớn hơn để hấp thụ các ion hydro và ngược lại đối với các axit.
Tại sao hydro lại quan trọng như vậy? Vũ trụ của chúng ta được tạo nên từ hàng triệu hợp chất, tất cả bắt nguồn chỉ từ 106 nguyên tử. Trong số những nguyên tố này, hydro là số một và nền tảng nhất. Hydro cũng là nguyên tố phong phú nhất, chiếm 90% trong tất cả các nguyên tử trong vũ trụ. Trong mặt trời và các ngôi sao, các hạt nhân hydro hợp lại để tạo ra helium, là nguyên tố thứ hai. Việc này tạo ra năng lượng khổng lồ cung cấp cho sự sống trên trái đất. Và cũng như hydro cung cấp nhiên liệu cho mặt trời, trong cơ thể con người, nó là nhân tố cốt yếu trong quá trình điện hóa học sản xuất ATP.
Trong hóa học, chúng ta biết rằng nước (H2O) phân ly thành các ion hydro (H+) và ion hydroxyl (OH-). Khi một dung dịch chứa nhiều ion hydro hơn so với các ion hydroxyl, nó được gọi là axit. Khi nó chứa các ion hydroxyl nhiều hơn so với các ion hydro, thì nó được gọi là kiềm. Như bạn có thể đã đoán ra, độ pH trung tính là 7,35 vì nó có chứa một lượng các ion hydro và ion hydroxyl bằng nhau.
Hơn 70% cơ thể chúng ta là nước. Khi các tế bào tạo ra năng lượng thông qua hô hấp hiếu khí, chúng đốt ô-xy và glucose. Ở đây tôi không muốn đi sâu vào học thuật, nhưng sự thực là để tạo ra năng lượng, cơ thể cũng đòi hỏi một lượng lớn hydro. Thực tế là, mỗi ngày cơ thể của bạn sử dụng khoảng 227 gam hydro tinh khiết. Thậm chí ADN của chúng ta gắn với nhau bằng các liên kết hydro. Và vì độ pH của ba-zơ cao hơn, nên chúng có khả năng lớn để hấp thụ hydro, điều đó dẫn đến cần có nhiều ô-xy hơn cung cấp cho các tế bào….
Nồng độ ion hydro dao động trên 14 lũy thừa của 10, do đó sự thay đổi của một đơn vị pH sẽ thay đổi nồng độ ion hydro bằng một thừa số của 10. Thang đo pH là thang logarit thập phân. Đối với những người không thích toán học, điều này có nghĩa là một chất có độ pH 5,2 có tính axit cao gấp 10 lần một chất có độ pH 6,2; đồng thời gấp 100 lần so với một chất có độ pH 7,2 và gấp 1.000 so với một chất có độ pH 8,2.
Máu của chúng ta luôn phải duy trì độ pH khoảng 7,35 để có thể tiếp tục vận chuyển ô-xy. Vậy là Chúa đã làm cho cơ thể chúng ta dẻo dai với khả năng tự điều chỉnh trong trường hợp độ pH mất cân bằng nhờ một cơ chế gọi là hệ đệm. Trong hóa học, một dung dịch đệm là một chất trung hòa axit, nó giữ cho độ pH của một dung dịch tương đối ổn định mặc dù có bổ sung một lượng đáng kể axit hoặc ba-zơ. Tuy nhiên, do chế độ ăn uống không lành mạnh với thức ăn nhanh, thực phẩm công nghiệp chế biến và sô-đa, nên hầu hết chúng ta đang đặt cơ thể mình vào tình trạng đáng báo động để duy trì độ pH thích hợp trong máu. Mặc dù cơ thể chúng ta thường duy trì dự trữ kiềm dùng để đệm axit trong các trường hợp như vậy, nhưng có thể nói rằng nhiều người trong chúng ta đã cạn kiệt nguồn dự trữ.
Khi hệ đệm bị quá tải và chúng ta đang cạn kiệt dự trữ, lượng axit dư thừa đổ vào các mô. Ngày càng nhiều axit được tích lũy, các mô bắt đầu bị hư hại. Các chất thải axit bắt đầu ô-xy hóa các tĩnh mạch, động mạch và bắt đầu phá hủy thành tế bào và thậm chí toàn bộ các cơ quan. Theo bác sĩ Robert Young: “Độ pH của cơ thể dư thừa axit thường xuyên sẽ bào mòn các mô của cơ thể, ăn dần vào 60.000 dặm (96.540 km) tĩnh mạch và động mạch của chúng ta giống như khi axit ăn mòn vào đá cẩm thạch. Nếu không được kiểm soát, nó sẽ làm gián đoạn toàn bộ hoạt động và chức năng của tế bào, từ nhịp đập của tim đến thần kinh não bộ. Sự axit hóa quá mức cản trở chính cuộc sống, dẫn đến mọi ốm đau và bệnh tật”.
Như chúng ta đã biết, các tế bào bình thường tạo ra năng lượng qua hô hấp hiếu khí (với ô-xy). Tế bào có tính kiềm có thể hấp thụ đủ lượng ô-xy để hỗ trợ hô hấp hiếu khí. Tuy nhiên, khi tế bào trở nên axit hơn, ít ô-xy được hấp thụ hơn, và các tế bào bắt đầu lên men glucose để tồn tại. Khái niệm này là cần được hiểu rõ, bởi vì các tế bào ung thư phát triển mạnh trong môi trường axit yếm khí và không mạnh trong môi trường hiếu khí và kiềm. Có một pH axit cũng như lái xe khi “đèn báo kiểm tra” bật sáng. Đó là dấu hiệu cho thấy đang có lỗi với động cơ; và nếu chúng ta không chữa, chiếc xe sẽ bị hỏng hoàn toàn.
Theo Keiichi Morishita trong cuốn sách Hidden Truth of Cancer (Sự thật ngầm về ung thư), khi máu bắt đầu trở nên axit hơn, cơ thể chuyển các chất có tính axit đó vào tế bào để đưa chúng ra khỏi máu. Điều này cho phép máu hơi kiềm một chút. Tuy nhiên, nó lại làm cho các tế bào trở nên axít và độc hại. Thời gian sau, ông đưa ra giả thuyết, rất nhiều trong số các tế bào này tăng độ axít và một số bị chết. Tuy nhiên, một số trong những tế bào axit hóa này có thể thích nghi trong môi trường đó. Nói cách khác, thay vì chết (giống như các tế bào bình thường trong một môi trường axit) một số tế bào sống sót bằng cách trở thành các tế bào bất thường. Những tế bào bất thường được gọi là tế bào ác tính, và chúng không tương thích với chức năng não hoặc mã nhớ ADN của chúng ta. Do đó, các tế bào ác tính phát triển vô hạn và không có trật tự. Đấy là ung thư.
Đưa quá nhiều axit vào trong cơ thể cũng giống như đưa thuốc độc vào trong bể cá. Vài năm trước đây, chúng tôi đã mua một bể cá và vài con cá vàng cho con. Sau khi làm chết cả hai con cá vàng, chúng tôi nhanh chóng học ra rằng yếu tố quan trọng trong việc giữ cho cá sống là điều kiện của nước. Nếu nước không chuẩn, cá sẽ sớm bị chết. Chúng tôi cũng biết được rằng bạn có thể giết chết một con cá khá nhanh nếu cho nó ăn đồ ăn sai! Bây giờ, hãy so sánh điều này với tình trạng “bể cá” bên trong của chúng ta. Nhiều người đang làm đầy các bể cá của mình với hóa chất, độc tố, và các loại thực phẩm sai lầm, điều này làm suy giảm sự cân bằng độ pH, và độ pH axit dẫn đến thiếu ô-xy ở cấp độ tế bào. Như tôi đã đề cập, đây là sự khởi đầu của các bệnh thoái hóa.
Khi chúng ta bắt đầu hiểu những điều kiện bên trong nào làm cho các tế bào ung thư phát triển mạnh (pH có tính axit và thiếu ô-xy), đó cũng là lý do mà các điều kiện ngược lại (độ pH có tính kiềm và đủ ô-xy) sẽ làm cho các tế bào ung thư trở thành trơ hoặc vô hại. Vì vậy, một cách làm cho pH của chúng ta kiềm hơn là ngừng tiêu thụ những thứ làm cho cơ thể có tính axit hơn. Một lon sô-đa có độ pH khoảng 2, thì nó có tính axit cao hơn 100.000 lần so với nước có độ pH khoảng 7. Mọi người có thể tiêu thụ một lượng lớn nước sô-đa (cũng như cà phê và rượu) thường rất axit và là “cục nam châm ung thư”. Một lon sô-đa cũng làm giảm đáp ứng miễn dịch tới 50% trong khoảng thời gian sáu giờ!
Vậy, chúng ta có thể làm gì khác để giữ độ pH của mô trong phạm vi thích hợp? Cách dễ nhất là ăn chủ yếu thực phẩm kiềm. Một trong những cuốn sách dạy nấu ăn ưa thích của tôi là Back to the House of Health (Trở lại ngôi nhà sức khỏe) của Shelly và Robert Young. Quy tắc chung là ăn 20% thực phẩm axit và 80% thực phẩm kiềm. Nước ép trái cây tươi cũng cung cấp cho cơ thể rất nhiều chất kiềm. Bạn cũng có thể dùng thực phẩm bổ sung, chẳng hạn như kali, cesium, magie, canxi và rubidium, tất cả đều có tính kiềm cao.
Một số thực phẩm tạo kiềm xuất sắc là: rau tươi, trái vả, đậu lima, dầu ô-liu, mật ong, mật đường, giấm táo, miso, đậu nành lên men, sữa tươi, phô-mai tươi, trà xanh, hầu hết các loại thảo mộc, mầm hạt, nước ép lúa mì non, và lúa mạch. Thực phẩm như sữa chua và bơ về cơ bản là trung tính. Một số thực phẩm tạo axit là: nước ngọt, cà phê, rượu, sô-cô-la, đường hóa học, các loại thịt, hàu, cá, trứng, thịt gà, sữa tiệt trùng, ngũ cốc chế biến, đường, bơ đậu phộng và mì ống.
Vài số liệu thống kê
Mỗi phút có một người Mỹ chết do ung thư! Đó là hơn 1.400 người mỗi ngày – đủ để lấp đầy bốn máy bay phản lực. Đó là hơn nửa triệu người Mỹ mỗi năm. Trong cuốn Don’t Waste Your Life (Đừng lãng phí cuộc sống của bạn), John Piper trích dẫn Ralph Winter, “Quỷ Satan đã sử dụng quyền tự do nổi loạn trong việc phát triển vi khuẩn và vi-rút phá hoại ở cấp độ vi sinh, ngày nay đó là nguyên nhân của 1/3 các ca tử vong trên hành tinh… (tuy nhiên tất cả các) dự án được Viện ung thư quốc gia Liên bang tài trợ đều tập trung vào hóa trị và xạ trị, chứ không phòng ngừa. Và chúng ta hành động như thể không tồn tại chiến tranh! Làm thế nào nâng cao được ý thức của người Mỹ khi thực tế 1/3 số phụ nữ và 1/2 đàn ông sẽ mắc phải ung thư trước khi chết?”
Bạn đã mất người thân nào do ung thư chưa? Hình như tất cả mọi người tôi biết đều bị ung thư hay có người thân bị ung thư. Phát hiện bản thân hoặc người thân bị ung thư có thể vô cùng đáng sợ. Khi cha tôi qua đời vào năm 1996, điều đó thúc đẩy tôi đi tìm đến cùng những gì gây ra ung thư và những liệu pháp điều trị thực sự hiệu quả để chấm dứt căn bệnh khủng khiếp này.
Hãy xem xét các sự kiện sau:
· Mỗi năm, chúng ta phun hơn 450 triệu kg thuốc trừ sâu lên cây trồng.
· Chúng ta dùng hàng triệu kg thuốc kháng sinh cho gia súc.
· Chúng ta tiêm hormone tăng trưởng cho gia súc.
· Chúng ta ăn các loại ngũ cốc bị nhiễm độc tố nấm (nấm độc).
· Chúng ta đổ hàng tỷ tấn chất thải độc hại vào các bãi rác và sông.
· Chúng ta vô tình đầu độc trẻ em qua tiêm chủng.
· Chúng ta uống nước đã bị nhiễm độc bởi clo, flo và các hóa chất khác.
· Chúng ta uống sô-đa nhiễm đường hóa học.
· Miệng của chúng ta phủ đầy các chất hàn thủy ngân.
· Chúng ta thở không khí bị ô nhiễm.
· Chúng ta để cho các bác sĩ phá hủy cơ thể mình bằng tia X.
· Chúng ta hút thuốc lá và uống nhiều rượu.
· Chúng ta ăn chủ yếu là đồ ăn sẵn, thức ăn nhanh, và thực phẩm chế biến.
Có gì ngạc nhiên nếu chúng ta luôn ốm yếu?
Cái gì gây ra ung thư?
Chúa đã tạo ra cơ thể chúng ta với hàng nghìn tỷ tế bào sống một cách kỳ diệu. Mỗi tế bào là duy nhất, có bản sắc, và thực hiện một nhiệm vụ riêng. Trong cơ thể, hàng nghìn tỷ tế bào này phải khám phá cách tương tác và làm việc cùng nhau để duy trì sức khỏe và sinh lực. Tế bào ung thư liên tục được tạo ra trong cơ thể, nhưng Chúa đã thần kỳ tạo ra hệ miễn dịch với khả năng tìm kiếm và tiêu diệt những tế bào này. Tuy nhiên, các khối u bắt đầu phát sinh khi có nhiều tế bào ung thư hơn được tạo ra, mà hệ miễn dịch bị suy giảm phải làm việc quá sức để có thể tiêu diệt được tế bào ung thư. Cắt bỏ khối u thường không giải quyết được vấn đề. Hãy nhớ rằng, khối u chỉ là sự tăng trưởng không kiểm soát được của các tế bào, và là triệu chứng của ung thư, không phải là nguyên nhân.
Thế nhưng, các khối u lại có khả năng di chuyển đến các bộ phận khác nhau của cơ thể và phát triển không kiểm soát tại đó, vì thế tôi không nói rằng các khối u không liên quan. Chúng có thể chèn ép các cấu trúc xung quanh, và các chất thải của chúng có thể gây độc cho phần còn lại của cơ thể. Vì thế, chúng thường cản trở chức năng của các cơ quan như não, gan, thận và phổi, theo đó dẫn đến tử vong. Vượt qua ung thư là một quá trình đảo ngược các điều kiện cho phép ung thư phát triển. Điều rất quan trọng cần lưu ý là ung thư là sự mất cân bằng hệ thống. Nói cách khác, đó là vấn đề đối với toàn bộ hệ thống của các bộ phận liên quan trong cơ thể. Vì thế, liệu pháp điều trị thích hợp phải hướng đến toàn bộ môi trường của cơ thể.
Có rất nhiều lý thuyết khác nhau về những gì thực sự gây ra ung thư:
1. Thuyết độc tố bên ngoài – Thuyết này cho rằng sự sinh sôi nhanh chóng của các tế bào ung thư gây ra bởi các độc tố bên ngoài, chẳng hạn như hóa chất và các vật chất khác tạo ra chủ yếu từ công nghiệp và sự bất cẩn. Những hóa chất này đã thấm đẫm vào nước, thực phẩm và chính không khí chúng ta hít thở. Bạn không thể nhìn thấy, cảm nhận, hoặc ngửi nhiều độc tố – ít nhất là không ngay lập tức được. Chúng ta không nhận ra ảnh hưởng của chúng cho đến khi gục ngã với một căn bệnh mạn tính (như ung thư chẳng hạn) sau nhiều năm tiếp xúc. Hơn hai tỷ kg hóa chất độc hại thải ra từ công nghiệp vào môi trường mỗi năm, trong đó các chất được thừa nhận gây ung thư là 35 triệu kg. Sự liên hệ giữa các độc tố bên ngoài và các tế bào ung thư là không thể chối cãi.
2. Thuyết vi sinh – Thuyết này cho rằng ung thư sinh ra do vi sinh vật đa hình (thay đổi hình dạng), chẳng hạn như nấm, men, vi khuẩn và ký sinh trùng. Không thể phủ nhận là những vi sinh vật gây bệnh này có liên quan đến ung thư. Một số bệnh nhiễm độc do nấm đã bị chẩn đoán nhầm là ung thư bạch cầu. Nhiều nhà nghiên cứu nổi tiếng trong thế kỷ trước đã quan sát thấy tế bào “đa hình” với sự trợ giúp của kính siêu hiển vi. Tính đa hình được dựa trên quan niệm rằng nấm, nấm mốc, men và vi khuẩn chỉ đơn giản là những giai đoạn khác nhau trong vòng đời của các vi sinh vật.
3. Thuyết hệ miễn dịch – Thuyết này giữ vững quan điểm cho rằng ung thư cơ bản là căn bệnh của hệ miễn dịch, và nó bắt đầu nảy sinh khi bạn tiếp xúc với chất gây ô nhiễm quá nhiều và/hoặc sức mạnh của hệ miễn dịch giảm xuống quá thấp. Như một phần của quá trình chuyển hóa bình thường trong cơ thể, bạn sản xuất cỡ chừng từ vài trăm cho đến khoảng 10.000 tế bào ung thư mỗi ngày trong cuộc đời. Nếu hệ miễn dịch hoạt động tốt, nó có khả năng nhận ra từng tế bào trong những tế bào khác thường đó và loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể bạn. Lý do mọi người không bị ung thư là do hệ miễn dịch của họ được thiết kế để ngăn chặn ung thư.
4. Thuyết thiếu dưỡng khí – Thuyết này, chủ yếu dựa trên các nghiên cứu của bác sĩ Otto Warburg, cho rằng ung thư là do chế độ ăn uống và lối sống không lành mạnh dẫn đến tích tụ chất độc hại, theo đó làm quá tải cơ chế tự làm sạch của cơ thể. Ung thư được cho là biểu hiện của sự kích thích của môi trường và dinh dưỡng lâu ngày cũng như sự thiếu hụt trong hệ miễn dịch, tạo nên thiếu ô-xy trong tế bào, dẫn đến mất kiểm soát sao chép tế bào. Vì ô-xy là động lực sống chính của chúng ta, nên cũng dễ hiểu khi cho rằng sự thiếu hụt ô-xy sẽ gây tổn hại cho các cơ quan và cơ thể của chúng ta. Thực tế này là hiển nhiên.
5. Thuyết nổi loạn bên trong – đây là thuyết chủ yếu của Big Medicine. Thuyết này cho rằng sự phát triển bừa bãi quá mức của tế bào ung thư là một loại nổi loạn di truyền trong cơ thể, trong đó tế bào nổi loạn sẽ phá hủy chính cơ thể sản sinh ra chúng. Một cách lôgic, nếu thuyết này đúng, nó chỉ có ý nghĩa trong việc làm bất cứ điều gì cần thiết để chấm dứt sự nổi loạn. Thế nên, các bác sĩ cố gắng cắt bỏ và đốt ung thư, hoặc gây độc ung thư bằng thuốc độc, hoặc đưa phóng xạ vào cơ thể để tiêu diệt các tế bào nổi loạn bên trong. Do y học chính thống bám chặt lấy “thuyết nổi loạn bên trong”, các phác đồ điều trị tiêu chuẩn là cắt bỏ, đầu độc, và đốt cháy.
Theo tôi, những nguyên nhân chính gây ra ung thư là hệ miễn dịch bị tổn hại (do quá tải độc tính) cùng với sự thay thế hô hấp ô-xy trong tế bào bình thường bằng sự lên men đường. Nói cách khác, tình trạng thiếu dưỡng khí (thiếu ô-xy) ở cấp độ tế bào và suy miễn dịch (thường do độc tính) là nguyên nhân chính của ung thư.
Vi sinh vật chắc chắn có liên quan tới ung thư. Tuy nhiên, chúng là kết quả của tình trạng thiếu ô-xy và hệ miễn dịch suy yếu do quá tải chất độc hại. Theo bác sĩ Saul Pressman: “Nguyên nhân của ung thư rõ ràng là: chế độ ăn, lối sống thiếu lành mạnh và tinh thần kém sinh ra tích tụ chất độc hại làm quá tải cơ chế tự làm sạch. Ung thư là biểu hiện của sự kích thích môi trường và dinh dưỡng lâu ngày, làm thiếu ô-xy trong tế bào, dẫn đến sao chép tế bào không kiểm soát được.”
Trong điều kiện bình thường, tế bào cơ thể người thực hiện chức năng bằng cách đốt cháy đường trong ô-xy để cung cấp năng lượng. Sản phẩm thải ra là carbon dioxide và nước. Tuy nhiên, nếu không đủ ô-xy ở cấp độ tế bào, thì đốt cháy sẽ không hoàn toàn, và hô hấp kị khí sẽ bắt đầu, hình thành nên carbon monoxide và axit lactic, hạ thấp pH nội bào của tế bào. Cơ thể không thể dễ dàng tự thoát ra khỏi carbon monoxide vì nó ngăn cản hemoglobin lấy ô-xy tươi ở phổi và nhiệt độ cơ thể bị hạ thấp. Các axit lactic có thể tăng dần lên trong hệ thống, làm tắc nghẽn các đường tín hiệu thần kinh, cuối cùng là kết tinh và gây thoái hóa.
Khi hô hấp kị khí bắt đầu, nó kéo dài mãi và tự củng cố, do thực tế là quá trình này không tạo ra carbon dioxide chịu trách nhiệm hút ô-xy ra khỏi hemoglobin. Không có ô-xy, sẽ không có carbon dioxide, dẫn đến không có ô-xy, rồi theo đó lại không có carbon dioxide và chu kỳ cứ tiếp tục. Trong tình trạng thiếu ô-xy này, tế bào ung thư đói ô-xy nhanh chóng nhân đôi và phát triển ngoài tầm kiểm soát. Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng sao chép tế bào xảy ra là kết quả của tổn hại gen p53. Đây có thể là một trong những lý do mà các tế bào ung thư sao chép, nhưng chắc chắn không phải là lý do duy nhất. Theo bác sĩ Stephen Ayre: “… tế bào ung thư lấy năng lượng cho mình bằng cách tự tiết ra insulin của chính chúng, và chúng tự kích thích để tăng trưởng bằng cách tự tiết ra yếu tố tăng trưởng dạng insulin (IGF). Đây là những cơ chế của ác tính”.
Nghiên cứu gần đây của bác sĩ Gregg L. Semenza tại Đại học Johns Hopkins ở Baltimore đã chỉ ra rằng các tế bào sao chép không nhất thiết là do có tổn hại ở các gen p53, mà thay vào đó là do tiếp xúc của tế bào ung thư với IGF làm chúng tự kích thích và gây ra biểu hiện của yếu tố sao chép nhân tố cảm ứng-thiếu ô-xy 1 (HIF-1), nó kiểm soát vận chuyển ô-xy (thông qua sự hình thành mạch) và cũng thích ứng chuyển hóa giảm ô-xy (thông qua quá trình lên men). Một số nguyên nhân của tình trạng thiếu ô-xy bao gồm sự tích tụ các độc tố bên trong và xung quanh các tế bào sẽ ngăn cản và theo đó gây tổn hại cho cơ chế hô hấp ô-xy của tế bào. Sự hình thành huyết khối làm chậm dòng máu chảy và hạn chế lưu lượng vào các mao mạch, việc này cũng gây tình trạng thiếu ô-xy. Thậm chí thiếu các khối tạo dựng thích hợp cho thành tế bào (chất béo thiết yếu) sẽ hạn chế sự trao đổi ô-xy và dẫn đến tình trạng thiếu ô-xy.
Các nhà nghiên cứu Anh ở Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Gray đã kết luận: “Các tế bào trải qua một loạt phản ứng sinh học khi đặt trong điều kiện thiếu ô-xy, kể cả kích hoạt tín hiệu những chuỗi phản ứng hóa sinh điều chỉnh sự gia tăng nhanh, hình thành mạch và chết. Các tế bào ung thư đã thích ứng các chuỗi phản ứng hóa sinh này, cho phép các khối u tồn tại và thậm chí phát triển trong điều kiện thiếu ô-xy…” Khi khối u rắn đủ lớn và bệnh tiến triển, ung thư bắt đầu xâm lấn các mô khác. Quá trình này gọi là di căn.
Tại sao có người bị ung thư, có người lại không?
Cho tôi hỏi bạn câu hỏi này: Tại sao không phải lúc nào cũng bị cháy rừng mỗi khi có ai đó ném điếu thuốc đang cháy dở ra khỏi cửa sổ ô tô? Có rất nhiều lý do tại sao một điếu thuốc đang cháy có thể không gây ra một đám cháy rừng.
1. Có lẽ điếu thuốc lá rơi trên lối đi chứ không phải trên cỏ.
2. Có lẽ vừa có một cơn mưa trước đó và cỏ ướt không bắt lửa.
3. Có lẽ cỏ khô, nhưng điếu thuốc đã bị dập tắt trước khi có thể bắt lửa.
4. Có lẽ điếu thuốc lá bắt lửa nhưng mặt cỏ thẫm nước và không thể lan rộng vào rừng.
5. Hoặc có lẽ đám cháy bùng lên, nhưng sau đó gió thổi quá mạnh đến nỗi làm tắt lửa.
Trong ví dụ điếu thuốc lá cháy dở ở trên, điếu thuốc lá tượng trưng cho một trong nhiều nguyên nhân tiềm ẩn của ung thư, như các chất độc, còn đám cháy rừng tượng trưng cho ung thư. Lối đi, cỏ ướt và gió tượng trưng cho các cơ chế kiểm soát bên trong ngăn ngừa ung thư, chẳng hạn như một hệ miễn dịch khỏe mạnh, độ pH cân bằng, và các tế bào được cấp đủ ô-xy.
Giả dụ cùng mức độ tiếp xúc với chất độc trong khoảng thời gian như nhau, một người với hệ miễn dịch khỏe mạnh có thể không bị các tác động có hại, trong khi một người khác với một hệ miễn dịch bị tổn hại có thể dẫn đến thiếu ô-xy và cuối cùng bị ung thư. Chúng ta thấy bằng chứng về sự thật này ở khắp mọi nơi. Một người trong văn phòng bị cảm lạnh rất nặng. Người ngồi ngay cạnh anh ta không hề sổ mũi. Chắc chắn cả hai tiếp xúc với cùng loại vi sinh vật. Nhưng sự khác biệt là gì? Một người có một hệ miễn dịch khỏe mạnh trong khi người kia thì không.
Một số người có khả năng chống đột biến tế bào, chống tổn thương bởi các độc tố và chất gây ung thư bên ngoài tốt hơn. Có lẽ hệ đệm axit của họ phù hợp hơn để duy trì cân bằng tự nhiên trong hệ thống pH của cơ thể. Vì vậy, mặc dù nhiều năm tiếp xúc với độc tố bên ngoài, hóa chất, thuốc lá, và có một chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, họ vẫn không bị ung thư, trong khi những người khác tiếp xúc với cùng chất độc đó lại bị ung thư. Ung thư ở người chủ yếu là do các chất ô nhiễm hóa học, thói quen ăn uống tồi tệ và lối sống không lành mạnh, chứ không phải do di truyền. Theo nghiên cứu mới đây của Paul Lichtenstein thuộc Viện Karolinska ở Stockholm, Thụy Điển, người đứng đầu một nghiên cứu lớn gồm 89.576 cặp song sinh và báo cáo kết quả vào năm 2000 trên tạp chí New England Journal of Medicine. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng ngay cả một cặp sinh đôi cũng chỉ có 10% xác suất được chẩn đoán cùng loại ung thư.
Vì vậy, bất kể bản chất di truyền của bạn là gì, bạn có thể làm rất nhiều việc để giảm thiểu nguy cơ ung thư nếu bạn không bị ung thư, và có rất nhiều phác đồ điều trị thành công có thể sử dụng nếu bạn bị ung thư. Hoặc, bạn có thể chọn bịt tai bịt mắt và đặt niềm tin mù quáng vào Big Medicine (như nhiều bạn bè của chúng ta).
Lịch sử thuở sơ khai
Để hiểu rõ hơn cơ sở khoa học đằng sau thuyết ung thư của tôi, chúng ta hãy trở lại thời gian những năm 1850 và tìm hiểu về cuộc tranh luận khoa học “tay đôi” giữa hai người Pháp – Louis Pasteur và Antoine Beauchamp. Cả hai người đều có lý thuyết vi khuẩn về bệnh, nhưng họ bất đồng về nguồn gốc và tính chất của vi khuẩn. Họ ít biết rằng người chiến thắng trong cuộc đấu này sẽ ảnh hưởng mãi mãi đến phát triển y học về sau. Pasteur ủng hộ cái gọi là “lý thuyết mầm” của bệnh. Ông đưa ra giả thuyết bệnh phát sinh từ vi sinh vật bên ngoài cơ thể (mầm bệnh). Ông tin rằng mỗi loại vi sinh vật có hình dạng và màu sắc không đổi (tức là đơn hình). Ông cũng tin rằng mỗi bệnh tật là do một loại vi sinh vật duy nhất thâm nhập cơ thể gây ra. Vì vậy, cách duy nhất để chữa bệnh là tiêu diệt kẻ xâm nhập.
Beauchamp ủng hộ “lý thuyết tế bào” của bệnh. Ông đưa ra giả thuyết bệnh nảy sinh từ vi sinh vật trong các tế bào của cơ thể. Vi sinh vật có thể trải qua các giai đoạn khác nhau của sự phát triển và chúng có thể biến đổi dưới những hình thức tăng trưởng khác nhau trong vòng đời. Nói cách khác, ông tin rằng vi sinh vật là đa hình, nghĩa là “nhiều dạng”. Lý thuyết của ông là khi cơ quan chủ (tức người) trở nên mất cân bằng và không thể duy trì cân bằng tự nhiên, thì những vi sinh này sẽ biến đổi và gây bệnh. Nói cách khác, tình trạng của cơ quan chủ là nguyên nhân chính gây bệnh. Beauchamp gọi những cơ quan này là “microzymas”, nghĩa là “những con men nhỏ”. Beauchamp tin rằng vi khuẩn, vi sinh, vi-rút và nấm đang bị đổ lỗi là nguyên nhân bệnh tật, thực ra chúng là một phần “đội dọn dẹp” của Chúa, phá vỡ các mô bị bệnh và cuối cùng là phân hủy một cơ thể không còn giá trị sử dụng.
Claude Bernard, một nhà khoa học người Pháp khác, đã tham gia tranh luận với lý thuyết cho rằng thực sự môi trường là yếu tố quyết định sinh bệnh. Ông đồng ý với Beauchamp về niềm tin của ông ấy rằng vi sinh biến đổi, nhưng Bernard khẳng định rằng những biến đổi này hoàn toàn là kết quả của môi trường chúng tiếp xúc. Vì vậy, lý thuyết của Bernard là bệnh trong cơ thể phụ thuộc vào trạng thái sinh học bên trong. Pasteur đã đổ nhiều công sức để bác bỏ lý thuyết của Beauchamp và Bernard. Chủ yếu do tiềm lực tài chính và mối quan hệ chính trị, ông đã thuyết phục được cộng đồng khoa học rằng lý thuyết của mình là đúng, mặc dù thực tế ông chưa bao giờ được đào tạo về khoa học! Tuy nhiên, vào lúc lâm chung, Pasteur thừa nhận rằng lý thuyết mầm bệnh của ông có sai sót và Bernard đã đúng. Ông nói “Bernard đã đúng… Môi trường là tất cả”. Tôi nghĩ rằng lòng tự tôn đã ngăn cản ông thừa nhận Beauchamp cũng đã đúng, vì ông ấy là đối thủ truyền kiếp của Pasteur. Tuy nhiên, điều đó là không đủ và quá muộn màng. Các nhà khoa học chính thống đã bám lấy lý thuyết mầm bệnh đơn hình của ông.
Trong 150 năm kể từ khi ra đời lý thuyết mầm sai lầm của Pasteur, nó đã được chấp nhận rất rộng rãi và thậm chí hiếm khi mang ra thảo luận lại trong giới y tế chính thống hiện nay. Lý thuyết của ông là nguồn gốc của y học liệu pháp đối chứng (chính thống) hiện đại, trong đó tuyên bố rằng mầm bệnh từ một nguồn bên ngoài xâm nhập cơ thể là nguyên nhân đầu tiên của bệnh truyền nhiễm. Lý thuyết về mầm bệnh cũng cho ra đời kỹ thuật tiêm chủng vào năm 1796 bởi Edward Jenner, người đã lấy mủ từ vết thương những con bò bị bệnh và tiêm nó vào trong máu của bệnh nhân.
Thật không may, các liệu pháp điều trị ung thư chính thống không chú trọng vào những điều kiện cơ bản của bệnh ung thư, chẳng hạn như độ cân bằng pH, lỗi hệ miễn dịch, và suy giảm ô-xy (thiếu ô-xy) ở cấp độ tế bào. Đúng hơn, các phác đồ điều trị ung thư chính thống tập trung vào điều trị các triệu chứng của ung thư, như khối u chẳng hạn. Nếu quyết định theo đuổi liệu pháp điều trị chính thống đối với ung thư, hay thậm chí cho bệnh cúm, nghĩa là bạn đang đánh bạc với sức khỏe bản thân. Cá nhân tôi, tôi muốn sử dụng liệu pháp điều trị ung thư tự nhiên, những phương pháp đã được kiểm chứng mà tôi sẽ trình bày trong các chương tiếp theo.