Thiền và sức khỏe

KINH NHẬP TỨC XUẤT TỨC NIỆM (ANÀPÀNASATI SUTTA)

T

rung Bộ Kinh (Majjhima Nikaya) Thích Minh Châu dịch.

Nhập tức xuất tức niệm, này các Tỳ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến quả lớn, công đức lớn. Nhập tức xuất tức niệm, được tu tập, làm cho sung mãn, khiến cho bốn niệm xứ được viên mãn. Bốn niệm xứ được tu tập, làm cho sung mãn, khiến cho bảy giác chi được viên mãn. Bảy giác chi được tu tập, làm cho sung mãn, khiến cho minh giải thoát (vijjavimutti) được viên mãn.

Và này các Tỷ-kheo, như thế tu tập nhập tức xuất tức niệm? Như thế nào làm cho sung mãn? Như thế nào là quả lớn, công đức lớn? Ở đây, này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết-già, lưng thẳng và trú niệm trước mặt. Chánh niệm, vị ấy thở vô; chánh niệm, vị ấy thở ra. Thở vô dài, vị ấy biết: “Tôi thở vô dài”. Hay thở ra dài, vị ấy biết: “Tôi thở ra dài”. Hay thở vô ngắn, vị ấy biết: “Tôi thở vô ngắn”. Hay thở ra ngắn, vị ấy biết: “Tôi thở ra ngắn”. “Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Quán vô thường, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Quán vô thường, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Quán ly tham, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập “Quán ly tham, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở ra, vị ấy tập. “Quán từ bỏ, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. Nhập tức xuất tức niệm, này các Tỷ-kheo, tu tập như vậy, làm cho sung mãn như vậy, được quả lớn, được công đức lớn.

(trích)

Ghi chú: Dịch theo bản gốc tiếng Pali, văn cổ, hơn hai ngàn năm trăm năm trước nên bây giờ ta đọc thấy khó, trừ những người đã quen với kinh sách Phật giáo.

Stress

• Nguyên nhân tiềm ẩn của 60-90% bệnh nhân đến khám bác sĩ.

• Gây nhiều bệnh chứng, dẫn đến trầm cảm, tự tử, giảm chất lựơng cuộc sống,

• Phòng stress dễ hơn trị.

Thay đổi sinh lý trong stress

• Tim đập nhanh để bơm máu,

• Tăng huyết áp,

• Tiêu thụ nhiều oxy,

• Phóng thích nhiều thán khí,

• Thở nhanh, cạn…

• Toát mồ hôi,

• Thượng thận tiết Adrenalin, Noradrenalin và Cortisol làm tăng huyết áp;

• Tuyến tụy tiết Glucagon, giảm lượng Insulin làm gia tăng đường huyết, gây tiểu đường;

• Giảm cung cấp máu bộ máy tiêu hóa, làm ăn không tiêu, biếng ăn;

• Tăng cường máu ở cơ bắp,

• Pituitary giảm hormone tăng trưởng, trẻ bị stress sẽ chậm lớn;

• Giảm tiết hormone “sinh dục (DHEA= dehydroepiandrosterone) gây rối loạn tình dục…

• Hệ thống miễn dịch suy giảm: gây tình trạng dễ nhiễm trùng, ung thư v.v...

DẤU HIỆU STRESS: Một số dấu hiệu sau đây giúp nhận ra đang bị stress nhiều hoặc ít.

Về nhận thức

• Giảm sút trí nhớ

• Do dự, khó tập trung

• Suy nghĩ không logic

• Phán đoán sai

• Chỉ thấy mặt tiêu cực

• Mất định hướng

• Hoang mang, sợ hãi

Về cảm xúc

• Buồn rầu

• Dao động, bứt rứt

• Tâm tính bất thường

• Kích động/ Thiếu kiên nhẫn

• Không thể thư giãn

• Dễ cáu gắt, căng thẳng

• Cảm giác bị tràn ngập, cô đơn

• Trầm cảm …

Về thể chất

• Nhức đầu, đau lưng, đau cột sống cổ

• Rối loạn tiêu hóa, bón…

• Răng miệng hôi

• Mất ngủ/ Tức ngực

• Thị giác kém

• Mụn, chàm ngoài da

• Yếu sinh lý…

• Dễ cảm cúm, nhiễm trùng…

Về hành vi

• Rối loạn dinh dưỡng (dẫn tới béo phì hay gầy ốm)

• Xa lánh mọi người

• Tìm đến rượu, thuốc lá, ma túy…

• Căng thẳng (Cắn móng tay, đi lui đi tới)…

• Nghiến răng, nhai nhóp nhép…

• Hoạt động quá mức (mua sắm, thể dục…)

• Phản ứng quá độ/ Dễ gây sự…