ừa mới 9 giờ 20 phút sáng thứ hai, D. Marnin đã bị sỹ quan phụ trách vấn đề an ninh khu vực (RSO) của Đại sứ quán là thằng cha Jim Franco có một mắt bị sẹo giác mạc tới hỏi thăm. Ông ta bước vào phòng anh như cố tình huênh hoang muốn khoe chiếc cặp tài liệu có dán một dòng chữ “MARNIN, DAVID” màu đỏ. Trước khi tới phục vụ trong ngành ngoại giao, ông này đã có 12 năm phục vụ trong Quân đội với cương vị là sỹ quan pháo binh. Do liên tục bị đánh giá là thiếu năng lực trong cương vị chỉ huy nên ông ta phải rất chật vật mới được đề bạt từ cấp Đại úy lên cấp Thiếu tá. Mỗi lần tới uống rượu ở quầy bar trong khách sạn Rex, ông ta luôn cằn nhằn hết cả buổi tối về việc Quân đội đã ngược đãi mình. Chính điều đó luôn biến hắn thành trò cười cho cả đám sỹ quan cấp dưới trong Đại sứ quán.
Thật may mắn cho ông ta là ông ta bị Quân đội thải ra, lại đúng vào lúc Bộ Ngoại giao lần đầu tiên thực hiện kế hoạch mở rộng mạng lưới các cơ quan phụ trách an ninh nội bộ. Và vì một lý do nào đấy cho nên Bộ Ngoại giao Mỹ khi đó lại có khuynh hướng tuyển dụng những sỹ quan Quân đội xuất ngũ do không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong Quân đội. Do có cái chứng chỉ an ninh là đã phục vụ trong Quân đội nên ông ta được nhận vào làm ngay và cuối cùng cũng kiếm được một chân trong đội ngũ các nhân viên an ninh làm việc ở các văn phòng ngoại giao đặt ở hải ngoại.
Franco là một người có vóc dáng tráng kiện kiểu thô thiển mà ai nhìn ông ta cũng dễ nhầm tưởng rằng ông ta vốn là một tên ma cô chuyên bán xe hơi đã qua sử dụng.
- Này - ông ta nói, rồi đi thẳng vào trong phòng và ngồi bịnh xuống ghế. Ông ta đặt cặp hồ sơ lên bàn ngay trước mặt D. Marnin một cách trịnh thượng để anh có thể nhìn thấy rõ cặp hồ sơ điều tra an ninh nội bộ ấy là dành riêng cho anh.
- Vào được chứ?
- Ông đã vào rồi đấy thôi.
Franco không phải là dạng người mà D. Marnin ưa cho lắm. Kể từ khi anh tới phục vụ trong cái ngành này, đây là lần đầu tiên anh phải nói một câu như vậy đối với một quan chức làm việc trong ngành ngoại giao (FSO). Có “một kẻ hay ngồi lê mách lẻo” nào đó đã gửi một lá thư nặc danh đến cho ngài Bilder buộc tội Helen Eng là cô này đã sử dụng những đặc quyền của mình để gửi thực phẩm và một vài thứ lương thực khác cho mấy người bạn Việt Nam của cô. Khi mọi việc đến tai Helen, cô này đã từ chối trên nguyên tắc, không phủ nhận hay khẳng định những lời cáo giác nặc danh. Dưới cái nhìn “từ một con mắt còn lại” của Franco điều này có nghĩa là cô ta vừa gây tội lại vừa vi phạm kỷ luật của quân đội. Với ý tưởng bệnh hoạn là phải đưa cô ta ra trước công lý, thằng cha Franco đã đích thân bí mật theo dõi tới tận nhà cô này tối hôm thứ bảy và lảng vảng ở bên ngoài căn hộ của cô cho tới lúc nửa đêm, với hy vọng rất hão huyền là có thể bắt sống cô ta khi đang thực hiện hành vi vi phạm công lý một cách trắng trợn.
Tới sáng hôm đó, Franco xuất hiện trong phòng làm việc của D. Marnin và giao phó cho anh nhiệm vụ là cùng tham gia vào “cuộc điều tra tuyệt mật” về những hành động bất thường của Helen. Hắn lệnh cho anh phải để mắt tới cô ta. D. Marnin trả lời thẳng thắn là anh sẽ không làm như vậy. Do không thể chụp lên đầu anh cái cách suy nghĩ kiểu kẻ bề trên và cách đánh giá sự việc theo kiểu nhà binh của mình, Franco, một sỹ quan cấp 5 nhìn nhận sự phản đối của một phụ tá cấp thấp, chỉ tương đương với cấp 8 là cùng như là một hành động “không chịu tuân theo mệnh lệnh” - tương tự như là một tên Thiếu úy bậc hai dám hỗn xược với một ngài Thiếu tá và kết luận điều này là vi phạm luật nhà binh hoặc ít nhất cũng là một hành vi vô liêm sỉ không thể chấp nhận được.
- Anh biết vì sao tôi tới đây rồi - Hắn nói.
- Tôi biết.
- Anh không lừa nổi tôi đâu. Anh và các bạn anh cứ nghĩ là các quy định cũng như luật pháp được làm ra chỉ để áp dụng cho người khác và các anh có thể...
- Bạn nào cơ? luật lệ nào cơ?
- Tôi nói luật pháp. Anh nghe rồi chứ. Anh nghĩ đây là chuyện đùa chắc, hay là trò tinh quái của mấy thằng học cùng trường. Nhưng tôi nghĩ rằng anh gặp hạn lớn rồi đấy. Anh đã vượt quá giới hạn rồi đấy anh biết không? Chính vì vậy đừng có quanh co nữa. Điều tốt nhất với anh lúc này là phải hợp tác.
- Hợp tác cái gì?
- Trước tiên, tôi có trách nhiệm phải nói cho anh biết một điều và tôi cũng muốn anh nghe cho rõ vào. Về mặt luật pháp, anh đã được biết là việc mà tôi đang điều tra là một trọng tội. Chính vì vậy, anh có quyền giữ im lặng nếu không tất cả những gì anh nói ra sẽ được sử dụng làm lời buộc tội bản thân anh. Lời khuyên duy nhất của tôi với tư cách là người đồng nghiệp cũng như với tư cách là người đang nắm trong tay mọi quyền lợi của anh vào lúc này là anh nên hợp tác một cách thành khẩn. Anh còn rất trẻ, một khi anh có thể rũ bỏ mọi tội lỗi trên vai mình, bất cứ ai cũng có thể khẳng định rằng anh vẫn đang còn một cơ hội thứ hai cho dù anh đã làm bất cứ điều gì.
- Một trọng tội ư?
- Đúng vậy. Một tội ác phải được xét xử ở cấp liên bang. Vì đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng nên anh cũng cần phải nhìn nhận nó một cách đúng mực.
- Nói chính xác thì tôi bị buộc tội gì?
- Tôi không được phép để anh biết ngay bây giờ vì công việc điều tra vẫn đang được tiến hành. Mọi việc sẽ nhanh chóng được làm sáng tỏ thôi. Tôi sẽ không thực hiện việc điều tra này một mình đâu. Tất cả những gì mà tôi chịu trách nhiệm là đặt ra một số câu hỏi và ghi nhận lời khai của anh. Chúng tôi muốn mọi việc càng được khách quan thì càng tốt.
- Làm sao tôi có thể cho ông lời khai về câu chuyện nào đó nếu như chính tôi cũng không biết là ông đang nói cái quái gì chứ?
- Theo các bằng chứng mà ngài Đại sứ cung cấp, chính anh là người đã báo cáo với ông ta vào sáng hôm thứ bảy là tối thứ sáu tuần trước anh đã chứng kiến một tài liệu có độ bảo mật cao của Đại sứ quán lại nằm trong tay của ông bạn nối khố và là người cùng phòng với anh Willis Mandelbrot
- Bạn cùng phòng là thế nào? Tôi chỉ biết chút ít về anh ta hồi ở trường Đại học.
Franco ngước mắt đọc lại những tờ giấy trong tập hồ sơ mang theo rồi nói tiếp:
- Theo những thông tin mà tôi có, các anh cùng là thành viên của một hội huynh đệ.
- Chúng tôi làm gì có hội huynh đệ nào ở trường Princeton chứ. Chúng tôi chỉ có câu lạc bộ những người thích ăn uống thôi. Chúng tôi chỉ ăn cùng nhau thế thôi. Chúng tôi cùng ở câu lạc bộ - Colonial. Chỉ có vậy thôi?
- Nhưng các anh đã trở thành những người bạn nối khố của nhau ở Sài Gòn.
- Tôi biết anh ta. Tôi đã gặp gỡ anh ta một số lần. Anh ta là một người bạn của một người bạn tốt. Nhưng chúng tôi không phải là những người bạn nối khố của nhau.
- Tôi đã nói là anh đừng có láu cá với tôi. Vậy thì tôi ghi nhận nó thế này, anh đã phản đối là anh đã đưa cho phóng viên Mandelbrot tập tài liệu mật đó khi anh gặp anh ta ở sân bay trong buổi lễ tiễn đưa Trung tá John Mudd?
- Chính xác là như vậy.
- Và anh sẵn sàng chấp nhận sự kiểm tra của máy kiểm tra nói dối để chúng ta có thể có câu trả lời cuối cùng?
- Tôi không biết. Tôi chẳng biết gì về máy kiểm tra nói dối cả. Tôi thấy bảo là nó cũng không đáng tin cậy cho lắm.
- Đó chính là cái tôi đang cần. Như vậy có nghĩa là anh từ chối bị kiểm tra bằng máy kiểm tra nói dối.
- Tôi không nói vậy. Tôi nói là tôi không biết. Tôi sẽ suy nghĩ về việc này. Ông đang đặt câu hỏi một cách chính thức đấy chứ?
- Chưa hẳn thế. Chúng ta sẽ quay lại vấn đề này sau. Bây giờ tôi muốn anh kể cho tôi nghe tất cả những gì đã xảy ra vào hôm thứ sáu. Bắt đầu từ việc anh đi ra sân bay để tiễn Mudd và sau đó hãy kể cho tôi vế tất cả mọi thứ xảy ra ở nhà hàng đó. Hãy kể thật chính xác và càng nhiều thông tin cụ thể thì càng tốt. Nhưng đừng quên là, tôi đã có lời làm chứng của ngài Đại sứ rồi đấy.
- Tôi hoàn toàn không có gì để che dấu hết - D. Marnin khẳng định lại.
Franco ghi chép rất tỷ mỉ những gì mà D. Marnin nói ra. Thi thoảng hắn ta còn yêu cầu anh dừng lại vì anh nói quá nhanh hay yêu cầu anh xác định lại một vài chi tiết mà anh đã khai. Khi D. Marnin kể xong, viên sỹ quan an ninh có vẻ rất hài lòng vì D. Marnin đã phải sợ và dù sao thì anh cũng đã tự làm khó dễ cho chính bản thân mình rồi.
- Tôi sẽ đem biên bản này đi đánh máy - Hắn ta nói với một nụ cười rạng rỡ trên mặt, con mắt còn lại của hắn ta nhìn chằm chằm vào D. Marnin một cách rất mãn nguyện. - Sau đó tôi sẽ đem nó lại cho anh vào chiều nay và tôi muốn anh ký xác nhận vào đấy. Tôi sẽ còn có nhiều câu hỏi nữa với anh. Rất nhiều nữa là đằng khác. Nhưng cứ phải chờ thêm đã.
- Mấy giờ ông quay lại đây?
- Đừng lo lắng quá anh chàng khờ khạo ạ - mà tôi phải gọi là anh chàng thông minh ấy chứ - Tôi sẽ quay lại. Anh cứ chịu khó chờ nhé.
- Tôi sẽ chờ - D. Marnin nói khi hắn ta đã quay ra ngoài và cố gắng tỏ vẻ dũng cảm một chút. Trong thực tế, anh đang rất lo lắng và phần nào hình dung ra nó sẽ rắc rối như thế nào. Sự nghiệp của anh gần như chỉ vừa mới bắt đầu, mà có thể đã đến giai đoạn tan tành rồi. Liệu ông Đại sứ có thật sự nghi ngờ anh giống như thằng cha Franco này cứ nói bóng gió không? Liệu anh có nên nói chuyện này với ông ấy hay là với ngài Bilder chăng? Hay anh có nên giãi bày điều này với Lily không? Hay là anh nên tìm cho mình một luật sư? Bị kết vào trọng tội là cả vấn đề rất phức tạp đấy. Thằng cha Franco cứ cố tình để anh phải lang thang một cách sốt ruột ở văn phòng mà không thèm xuất hiện cho đến tận lúc 5 giờ 30 phút. Hắn ngồi xuống trước mặt Marnin, đặt cả hai chân lên bàn làm việc của anh và bắt đầu giở tập hồ sơ lúc sáng nhưng lần này đã dầy hơn rất nhiều.
- Một lần nữa tôi yêu cầu anh phải hợp tác với công tác điều tra. Anh còn có gì để khai báo thêm không?
- Có. Trên giày của ông có một lỗ thủng rất to.
Franco bỏ chân hắn xuống đất và đưa cho anh một mảnh giấy. Nó gồm toàn bộ những gì mà anh đã khai vói hắn hồi ban sáng. Dòng đầu tiên được đặt ở giữa trang giấy là dòng chữ: “BIÊN BẢN TỜ KHAI”. Và cuối biên bản này là dòng chữ “D. Marnin Marnin, FSO-8 [6]. Nó sẽ là một điều tệ hại đây. Trong sự nghiệp của mình anh sẽ còn phải vất vả vì thứ của khỉ này nhiều lắm đây.
- Không ổn sao? - Franco hỏi cộc -ốc
- Không. Rất chính xác nữa là đằng khác.
- Anh đồng ý ký nhận rồi chứ?
Marnin mệt mỏi ký tên mình xuống dưới góc tờ biên bản và đưa trả lại luôn. Franco tỏ vẻ cực kỳ mãn nguyện khi hắn ta đặt tờ giấy vào trong chiếc kẹp của tập hồ sơ. Nét mặt hắn ta hào hứng như thể vừa lập được một kỳ tích hết sức trọng đại.
- Trước hết, tôi cũng phải nói cho anh biết là cả ngày hôm nay tôi không ngồi chơi xơi nước đâu. Tôi đã bận túi bụi ra đấy.
- Tôi cũng rất mừng khi biết là những người nộp thuế đã chi tiền của họ một cách rất hữu ích.
- Anh không muốn biết là tôi đang làm cái gì sao?
- Tôi sẽ lấy làm lạ nếu như ông lại kể cho tôi về nó.
- Không có gì sai đâu - Franco cười méo mó - Việc mà tôi làm hôm nay chính là gặp gỡ và lấy lời khai của tất cả các nhân viên làm việc trong Đại sứ quán này, có tổng số là 21 người, trong đó bao gồm cả các thư ký và các nhân viên mã thám, những người đã được phép tiếp xúc với tài liệu tuyệt mật của John Mecklin. Anh có cần xem danh sách của 21 người này không?
- Không.
- Trong trường hợp này chắc chắn là rất khó đoán ra. Chỉ có 5 người trong số những người có liên quan và dĩ nhiên là ngoài anh ra còn có - ông Đại sứ, trưởng phòng DCM, ngài Sabo, Mecklin và Bates - đã thừa nhận là có quen biết phóng viên Mandelbrot trên phương diện quan hệ xã hội. Mecklin và viên sỹ quan báo chí đều phát ốm lên được vì chuyện này. Họ đều nói rằng nó rõ ràng là nhằm vào họ và họ chắc chắn không còn khả năng phải đối phó với đám phóng viên theo yêu cầu nhiệm vụ được giao nữa. Họ đều đồng ý là cho dù kẻ gây ra chuyện này có là bất cứ ai thì họ cũng cần phải bị treo cổ. Tôi đã bảo họ là đừng lo lắng quá, rồi tên này sẽ phải chịu hình thức kỷ luật đích đáng thôi. Chính vì vậy hai người này khó có thể là kẻ đã chuyển tài liệu mật trên cho Mandelbrot được. Anh có đồng ý như vậy không?
- Tôi đồng ý.
- Và anh không nghĩ là ông Đại sứ hay ngài Bilder hoặc là ngài Sabo đã làm việc đó chứ?
- Không, tôi không nghĩ vậy.
- Bây giờ là tất cả những người mà có khả năng đã chuyển báo cáo trên cho báo “New York Times” đều có bằng chứng chứng tỏ là họ chưa hề gặp gỡ hay nói dù chỉ lấy một lời với Mandelbrot kể từ khi Mecklin viết xong bức điện này, và phần lớn những người này đều không biết anh ta, chưa từng gặp anh ta bao giờ, chứ chưa nói gì đến việc biết anh ta nhìn như thế nào. Tôi đang cầm đây tất cả những lời khai có chữ kỹ của từng người một. Anh có lý do nào để nghi ngờ là hoặc để nghĩ là có ai trong số họ đang nói dối không?
- Không
- Thôi được rồi. Tất cả những người này đều có lý do đặc biệt để phủ nhận rằng họ đã đưa tài liệu đó cho Mandelbrot. Anh có sẵn sàng trả lời tôi một cách tương tự như vậy không?
- Chính xác là tôi có.
- Hãy nhớ là điều này tương tự như lời thề trước tòa. D. Marnin lôi từ ngăn bàn ra một tờ giấy có dòng trên cùng đã được in riêng cho các công việc văn thư của Đại sứ quán và viết lên đấy:
“Tôi, D. Marnin Marnin, thề rằng, tôi không hề đưa cho bất cứ ai, bất cứ cái gì, dưới bất kỳ dạng nào, hình thù ra sao thuộc tài liệu bảo mật của Chính phủ Hoa Kỳ”
Anh ký tên xuống dưới rồi lại đưa nó cho Franco.
- Đến đây như vậy là được rồi - viên sỹ quan an ninh nói - Nhưng nó cũng chưa đả động gì đến bản báo cáo của Mecklin hay là mối quan hệ gần gũi giữa anh và Mandelbrot.
D. Marnin lại lấy ra một mảnh giấy khác và thử làm lại lần thứ hai: “Tôi, D. Marnin Marnin, thề rằng tôi không đưa cho bất cứ ai bản sao của báo cáo tuyệt mật của John Mecklin về các phóng viên báo chí ở Sài Gòn. Đặc biệt là, tôi không đưa nó cho phóng viên Willis Mandelbrot của tờ New York Times. Và tôi cũng không biết làm cách nào mà người bạn tôi là Mandelbrot lại có được bản sao của tài liệu ấy”.
- Thế này là tốt hơn rồi - sau khi đọc kỹ từng chữ một, Franco nói - Tốt hơn rất nhiều. Nhưng mà như anh biết đấy, phải không? Tại sao anh lại là nghi can số một trong trường hợp này mà lại không phải là ai khác trong cái danh sách trên?
- Ông không có ý định bắt buộc tôi phải trả lời câu hỏi đó đúng không?
- Không, thực sự là không. Nhưng tôi sẽ rất vui vì chúng ta đã làm được điều gì đó. Bây giờ tôi có thêm vài câu hỏi nữa.
- Cứ hỏi đi.
- Trước tiên là, cái tài liệu mà anh đang bị cáo buộc là đã đưa nó cho anh chàng Mudd ở ngoài sân bay - là tài liệu gì nhỉ?
- Tôi không biết. Nó đã được niêm phong rồi. Tôi không có quyền mở nó ra trừ khi có chuyện gì đó xảy ra vói anh ta. Tôi chỉ giữ nó hộ Mudd thôi.
- Thế anh không thấy tò mò về nó hay sao? Chẳng lẽ không bao giờ đặt câu hỏi nó là cái gì? Chưa bao giờ thảo luận về nó vói anh ta? Thật là không thể tin được đấy anh bạn ạ. Và tại sao anh? Đây nhé, chúng ta có một người đàn ông nổi tiếng nhất Việt Nam - một huyền thoại sống theo cách nói của báo New York Times, một người đàn ông có tới cả trăm người bạn. Một sỹ quan cao cấp trong Quân đội Mỹ. Nhưng khi cần đến sự giúp đỡ, khi muốn tìm kiếm ai đó để gửi lại một tài liệu rất quan trọng, anh ta lại chọn một nhân viên bình thường trong Bộ Ngoại giao? Tại sao chứ? Chẳng lẽ anh không nghĩ là nó không đáng tin đối với tất cả những người đang ở Việt Nam hay sao, hay là vì anh ta không quá thân thiện với họ, anh đã quyết định gởi chiếc phong bì đó ở chỗ anh, một người mà như anh nói chỉ mói quen do tình cờ thôi?
- Tôi có thể đã tự hỏi mình là nó là cái gì. Tói không có một đầu mối nào để hỏi tại sao anh ta lại chọn tôi.
- Anh có hay chấp nhận những tài liệu mật của những người tương đối lạ? Anh có hay giữ những tài liệu mật trong bàn làm việc của anh ở nhà, nơi mà chúng có thể trở thành mục tiêu của bất cứ người giúp việc, hay kẻ đột nhập nào hay bất cứ một điệp viên KGB nào chẳng hạn?
- KGB?
- Anh không nghĩ là các điệp viên KGB hoạt động trên đất nước này chứ? Thôi được, tôi có tin cho anh đây, anh bạn. Có đấy! Nếu như anh - tò mò một chút thôi - cái mà tôi gọi là nghi ngờ - về nội dung của những tài liệu ấy, tại sao anh lại không báo cáo cho Sỹ quan RSO của anh thuộc phần 363.8 của Các tiêu chuẩn bảo đảm an ninh SR mà anh phải chấp hành?
- Tôi không biết, và thậm chí tôi cũng không nghi ngờ là chiếc phong bì đó có thể chứa những tài liệu được bảo mật hay chỉ là những tài liệu bình thường khác. Theo giả thiết của tôi thì không giống như thế. Tại sao ông không kiểm tra tất cả điều này bằng cách nói chuyện thẳng với Mudd ấy? Anh ta sẽ chứng nhận tất cả những gì mà tôi đã nói.
- Rồi sẽ đến lượt anh ta. Chúng tôi sẽ làm việc đó. Anh cứ việc cá hết sạch tiền trong túi anh đi. Chúng tôi sẽ kiểm tra anh bạn Mudd của anh. Anh ta có thể sẽ trả lời là anh ta chẳng biết quái gì về chuyện này hết. Vậy thì đúng là cứt thật phải không? Bây giờ thêm một câu hỏi nữa nhé. Lần cuối cùng anh gặp Mandelbrot trước khi anh gặp anh ta ở sân bay là khi nào?
- Tôi không nhớ chính xác. Thường thì chúng tồi gặp nhau do vô tình thôi. Chúng tôi cũng đã hay chơi quần vợt với nhau. Nhưng tôi... thời gian qua cũng không đi chơi vào các buổi tối nhiều lắm và tôi cũng chẳng gặp anh ta đến cả tháng nay rồi.
- Thôi được. Bây giờ tôi muốn biết chuyện đó xảy ra ở đâu.
- Tôi chẳng gặp ở đâu cả.
- Các anh phải có chứ. Anh nghĩ là anh quá khôn ngoan đến mức có thể lừa được một thằng ngu như tôi sao. Nhưng chúng tôi biết hết cả rồi. Còn bây giờ chúng ta sẽ quay lại cái nhà hàng ấy. Theo tờ khai làm chứng của ngài Đại sứ cũng như tờ khai của chính anh, anh nói là Mandelbrot đã bị say và rồi anh ta lôi ra tập tài liệu đó và chế giễu nó ngay trước mặt các phóng viên khác, những người cũng đang tỏ ra là đã biết về nội dung của nó rồi và ngay trước mặt một nhà ngoại giao người nước ngoài, người hoàn toàn không biết tí gì về nó hết. Và như lời anh nói thì anh ta đã tò mò mở tài liệu đó ra xem qua một số trang. À, đúng rồi “rất hung hăng” - anh ta đã như muốn đánh nhau.
- Nó có nghĩa là như muốn đánh nhau. - D. Marnin nói.
- Tôi biết nó có nghĩa là gì! Nào, khi nào thì anh chàng phóng viên của báo New York Times cứ như muốn đánh nhau kia cầm cái tài liệu mật hết sức nhậy cảm này vẫy vẫy ngay trước mặt đám khách khứa trong cái nhà hàng ấy và tại sao anh không cướp ngay lấy nó từ trong tay anh ta?
- Cướp lấy nó ư?
- Đúng thế. Giật nhanh lấy nó từ trong tay anh ta ấy. Anh ta là một gã to lớn, nhưng mà anh còn to lớn hơn cơ, theo cách nói của tôi là to cao hơn vẻ mặt thể chất ấy. Anh ta đã có trong tay một cái gì đó mà không thuộc về anh ta. Trên thực tế, nó là tài sản của người đã thuê anh làm việc cho mình, Chính phủ Mỹ. Anh có mọi quyền hạn đối với nó. Anh đã được đọc nó rất rõ ràng rồi. Anh đã đọc hết rồi đúng không?
- Đúng vậy.
- Hơn thế nữa - hắn ta tiếp tục - ở đây không phải là vấn đề quyền hạn. Mà anh phải có trách nhiệm làm tất cả những gì có thể bằng sức mạnh của mình để lấy lại nó. Thay vì trong lúc hỗn độn ấy, anh ngồi im ngay cạnh cái bàn ấy mặc kệ cho nhà ngoại giao người nước ngoài kia đọc nó để sau đó anh lại thú tội bằng những tờ giấy như thế này - ý tôi là tờ khai làm chứng như thế này. Các anh rõ ràng là cùng một giuộc với nhau thôi. Chẳng nhẽ anh sợ cái ông bạn đang thích đánh nhau của anh cho anh bị thương hay sao?
Nói đến đây, Franco nở một nụ cười cực kỳ mãn nguyện bởi vì anh ta hiểu là anh ta đã làm cho D. Marnin dao động như thế nào.
- Chưa bao giờ tôi nghĩ đến việc thử cướp nó về cả - D. Marnin nói - anh ta có được bản báo cáo trong đống tài liệu và giấy tờ của anh ta. Và anh ta cũng đã nói bóng gió về nó rất nhiều lần rồi vì vậy những người khác đều biết như thế. Tất cả bọn họ rõ ràng là đều đã đọc nó. Tôi cũng có lý do để nghĩ rằng đó không phải là bản sao duy nhất. Và cái tính nhạy cảm của vấn đề lại không phải là những tờ giấy ấy mà nó nằm trong chính nội dung của bản báo cáo ấy. Và nội dung chủ yếu của bản báo cáo thì tất cả những người Mỹ có mặt ở đấy đều đã biết rồi.
- Anh có ý gì khi nói rằng anh đã không có đủ can đảm đứng lên bảo vệ cho những gì mà anh tin tưởng. Anh đã sợ phải cãi lộn với họ tại cái nơi công cộng ấy - không giống như những nơi đã làm trong giải Ivy League.
- Ông đang cố nói đến cái gì vậy?
- Anh đã gợi ý cho tôi một khả năng làm sáng tỏ cái gì đã xảy ra. Nhưng vẫn còn một khả năng khác. Đó chính là anh đã có thể đưa bản báo cáo đó cho Mandelbrot vào ngay buổi chiều hôm đó. Vì thế anh không thể lấy lại nó từ trong tay anh ta.
- Làm gì có chuyện ngớ ngẩn thế chứ! Tôi chẳng có một lý do dở hơi nào mà lại đưa bản báo cáo ấy cho Mandelbrot. Và nếu tôi làm như thế thì tại sao tôi lại phải báo cáo với ông Đại sứ rằng Mandelbrot có một bản sao của bản báo cáo ấy chứ.
- Ngay trong vấn đề này, Các tiêu chuẩn về công tác bảo đảm an ninh RS ghi rõ là nếu như có những trường hợp tương tự như thế này xảy ra, nhân viên của Đại sứ quán phải báo cáo trực tiếp cho RSO, người có trách nhiệm giám sát toàn bộ mọi vấn đề liên quan đến công tác bảo đảm an ninh trong Đại sứ quán chứ không phải cho ông Đại sứ.
- Xin lỗi ông, tôi cứ nghĩ rằng ông Đại sứ là người chịu trách nhiệm về tất cả mọi chuyện đang diễn ra trong cái Đại sứ quán của ông ấy chứ.
- Đúng thế. Nhưng việc vi phạm các nguyên tắc bảo đảm an ninh thì phải báo cáo cho tôi anh hiểu chưa? Điều này không phải là lạ lắm đúng không nào? Và rằng tại sao anh phải báo cáo về vấn đề này - bởi vì nó xảy ra trong một nhà hàng, một nơi công cộng với sáu người trực tiếp chứng kiến và có thể nhiều hơn thế. Chính vì thế, trong trường hợp này anh không có quyền lựa chọn giải pháp nào khác, không có sự lựa chọn nào khác ngoại trừ việc phải báo cáo và cố gắng để làm nó rõ ràng hơn.
- Anh muốn bịa ra chuyện gì thì anh cứ việc bịa - D. Marnin nói - Thực tế là tôi chưa bao giờ đưa cho Mandelbrot hay cho bất cứ ai bản báo cáo đó của Mecklin hay bất cứ một loại tài liệu bảo mật nào khác và tôi thề là tồi sẽ tự cắt cổ tay mình cho chết nếu tôi đã làm những việc như thế.
- Tôi không bịa chuyện đâu. Chỉ đơn giản là tôi đang sắp xếp một cách hợp lý nhất tất cả những dữ kiện mà anh đã cung cấp trong tờ khai của mình, vẫn còn một số khả năng khác...
- Khả năng gì nữa nào?
- Tôi sẽ không nói vói anh chúng là thế nào đâu bởi vì chính xác mà nói thì một người đã từng tham gia giải Ivy Leaguer giống như anh có thể đoán được chúng là thế nào rồi.
- Ông nghe này, hãy thôi ngay cái kiểu đe dọa tôi như thế đi. Đây không phải là trò chơi đâu và tôi cũng cóc thèm chơi với những thằng như ông.
- Hãy biết kiềm chế đi anh bạn. Nhưng hãy nhớ rằng anh còn rất trẻ và đây mới là cương vị đầu tiên của anh. Nếu như anh có làm điều gì sai trái, cách tốt nhất của anh lúc này là gột rửa sạch nó đi. Chắc chắn là nó sẽ làm anh đau đớn ở một mức độ nào đấy, nhưng cuối cùng thì sự nghiệp của anh sẽ được thăng hoa thôi.
- Sự quan tâm của ông nghe cảm động quá nhỉ.
- Thôi được rồi, thôi được rồi. Anh định giở trò khôn lỏi ra đây hả. Nếu muốn thì cứ làm đi. Nhưng nếu anh còn tiếp tục như vậy, tôi sẽ vắt anh ra bã luôn đấy. Tới khi đó, anh có hối hận thì cũng đã muộn mất rồi vì anh đã không nghe theo lời khuyên của tôi chiều hôm nay.
[6] FSO-8: Số bảo mật của Văn phòng Ngoại giao ở nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao Hoa kỳ.