NGÀY TÀN NGỤY CHÚA

Chương 21

Docsach24.com

úng 7 giờ sáng ngày hôm sau, D. Marnin xuất hiện trước khu cư xá và mang theo những bức điện chuyển hồi đêm trước như thường lệ. Ông Corning cũng chỉ đang leo lên trên bờ sau khi đã bơi vài vòng quanh hồ. Đầu tiên ông ta quấn chiếc khăn tắm lên người rồi rút tẩu thuốc ra cho thuốc lá vào, châm lửa rồi rít một hơi thật dài. Bữa sáng do lão Lý đầu bếp làm được dọn lên trên chiếc bàn bằng thép không gỉ có mặt bằng kính. Ông Đại sứ bỏ quên chiếc bút mực nên đã sai thằng nhỏ giúp việc chạy vào nhà lấy. Sau đó, ông ấy đọc hết toàn bộ các bức điện được gửi đến. Sau khi đọc xong, ông ta mới quay lại xem nốt số điện được gửi đi và ghi những chỗ cần phải sửa lên trên lề. Khi ông ta vừa đọc xong, D. Marnin liền xếp tất cả các bức công điện đó vào trong từng kẹp hồ sơ riêng và bắt đầu ra về. Ông Corning gọi anh lại và bảo:

- David, có việc này tôi phải nói với cậu.

- Vâng, thưa ngài.

- Tôi nghĩ là cậu biết nó là cái gì rồi. Nó liên quan đến bản báo cáo của Mecklin về đám phóng viên người Mỹ ở Sài Gòn mà cậu đã kể với tôi sáng hôm thứ 7 vừa rồi. Chắc là cậu cũng biết là đang có một cuộc kiểm tra an ninh ở đây. Bất cứ ai phạm phải tội này cũng sẽ được tìm ra và bị trừng phạt đích đáng.

- Vâng, thưa ngài.

- Giờ đây tôi không nghĩ cậu là thủ phạm. Chúng tôi vẫn coi cậu như con trong gia đình. Pattie Lou vẫn luôn tự hào về cậu và tôi cũng thế.

Ông nheo nheo đôi mắt nhìn anh qua chiếc kính lão.

- Hơn thế nữa, trong suối hơn năm tháng vừa rồi, cậu đã cố gắng rất nhiều để chứng tỏ cho tôi thấy cậu là một thanh niên tốt cả về năng lực lẫn tính chính trực. Nó sẽ khiến cho tôi bị tổn thương gấp nhiều lần những gì cậu có thể tưởng tượng ra nếu như sự chính trực bị tổn thương. Chưa có một phút nào tôi lại nghĩ là chính cậu đã đưa báo cáo tuyệt mật ấy cho Mandelbrot hay đưa cho bất cứ một ai.

- Tôi không bao giờ làm như thế cả - D. Marnin nói - Không bao giờ.

- Và cậu cũng đã rất thông minh khi thường xuyên thông báo cho tôi những mối quan tâm của cậu chống lại Mandelbrot cũng như tay Mudd nữa. Tôi thậm chí còn khuyến khích cậu duy trì những mối quan hệ ấy. Tôi biết điều đó hơn ai hết. Thế nhưng câu hỏi mà chúng ta phải trả lời là từ đây, chúng ta phải đi đâu đây?

- Đi ư?

- Như cậu thấy đấy, Bilder và tôi đã hội ý vói bên RSO về vấn đề này tối hôm qua. Franco đã tập hợp được khá nhiều tư liệu chống lại cậu. Nó tường tận đến từng chi tiết và không thể được chứng minh trước tòa trừ khi cậu, Mandelbrot hoặc Mudd phải thú nhận về nó. Thế nhưng nó cũng mới chỉ là những suy diễn hợp lý và cần phải được điều tra.

- Trường hợp nào cơ ạ? Không có trường hợp nào hết. Tôi không làm điều gì sai hết.

- Tôi tin là như thế. Và tôi cũng tin là cậu sẽ được chứng mình là cậu hoàn toàn vô tội. Thế nhưng tôi cũng không thể cho dừng công việc điều tra mà Franco đang tiến hành. Và không may mắn là tay Mudd đang đi săn ở mãi tận Alaska nên không thể gặp được hắn trong 3 tuần tới và cũng chẳng có chỗ nào để hắn ta có thể giải quyết vụ báo cáo tuyệt mật này trong vòng ít nhất một tháng nữa. Mọi thứ sẽ được đình lại cho đến lúc ấy. Trong lúc đó, lại không may nữa là thằng cha Franco tin rằng đây là một vụ trọng án có bằng chứng cụ thể, còn Bilder cũng cho là ít nhất cũng cần phải có các nỗ lực điều tra tương xứng.

- Bằng chứng nào cơ?

- Franco cáo buộc là bên ngoài cậu có động cơ và một cơ hội hoàn hảo và rằng có thể cậu bị lôi kéo vào vụ việc này một cách không có chủ ý.

- Tôi không hiểu.

- Giả thiết của Franco là - và cậu nhất định không được tiết lộ với ai là tôi kể cho cậu nghe đâu nhé - tất cả là cậu đã đưa cho Mudd bản báo cáo đó. Chúng tôi đều biết là cậu rất ngưỡng mộ Mudd vì lòng dũng cảm và vì cuộc đời binh nghiệp của anh ta. Chính cậu cũng đã nói với tôi như vậy. Và vì cậu và Mudd không đồng tình vói những phẩm chất của cánh nhà báo ở Sài Gòn cho nên cậu quyết định - theo giả thiết của Franco - chuyển bản báo cáo của Mecklin cho Mudd, nhằm cố gắng thuyết phục anh ta rằng cậu đã đúng. Bây giờ lại nảy sinh một vấn đề khác còn tồi tệ chẳng kém gì việc chuyển cho Mandelbrot bản báo cáo ấy bởi vì Mudd là một sỹ quan cao cấp, một ngưòi có những hiểu biết cần thiết về công tác bảo mật vì thế anh ta sẽ phải biết là ai có quyền hợp pháp đọc những tài liệu như vậy.

- Tôi vẫn không hiểu.

- Nghe ta đi con trai! Sai lầm là ở chỗ cậu đã không tính đến tình huống thế này - vẫn là theo cách nghĩ của Franco thôi nhé - bởi vì cậu không biết tý gì về nó, về cái việc là Mudd có mối quan hệ hết sức mật thiết với Mandelbrot. Chúng tôi biết là, không cần đắn đo và cũng chẳng còn nghi ngờ gì nữa bởi vì anh chàng Mudd đã có ít nhất 5 lần tiết lộ các thông tin phải nói là tuyệt mật cho Mandelbrot. Không may là, bằng chứng - và tôi cũng không thể tìm ra được bằng chứng - mà đã không có bằng chứng thì không thể được chấp nhận trước tòa. Mà thậm chí nó còn không được ghi vào hồ sơ của Mandelbrot nữa. Franco giả định rằng, giống như mọi lần, anh chàng Mudd lại đưa bản báo cáo đó cho Mandelbrot mà không báo cho cậu biết, và chính cậu lại bị biến thành nạn nhân của tình huống mà cậu không hề lường tới. Như vậy thì nghe có vẻ hợp lý đấy.

- Thế thì tài thật - D. Marnin nói - chỉ có một điều không thể đúng đó không phải là sự thật. Tôi chưa hề đưa cho bất cứ ai một cái gì.

- Tôi tin cậu, con trai. Vậy thì cậu cũng phải tin tôi đi chứ. Dù sao, chúng tôi cũng phải quyết định cho cậu làm gì vào đợt nghỉ này.

- Ông muốn tôi làm gì đây?

- Trong khi mọi công việc điều tra đang được tiến hành, và chúng tôi đang tính là khoảng 4 tuần, hay 6 tuần không làm việc tại đây. Tôi muốn gửi cậu lên Huế trên danh nghĩa là tạm thời thay thế Steve Brando, Phó Lãnh sự của chúng ta ở đó. Anh này vừa phải đưa về nước do bị bệnh viêm gan và chắc chắn là sẽ không thể quay trở lại Việt Nam trong vòng 6 tuần nữa. Nó cũng sẽ rất tốt với cậu. Cậu sẽ học hỏi được nhiều về Việt Nam và văn hóa Việt Nam những điều mà cậu sẽ không bao giờ học được ở Sài Gòn. Nhưng cậu cũng phải hiểu rằng trong khi tất cả những cáo buộc về cậu đang được điều tra, chúng tôi không muốn cậu được phép có mặt ở Đại sứ quán bởi vì đây là địa điểm nhậy cảm nhất.

- Tôi có sự lựa chọn nào khác không?

- Có, sự lựa chọn của cậu vào lúc này là chấp nhận thuyên chuyển công tác. Nếu cậu muốn làm như thế, tôi cũng sẽ cố gắng hết sức để nó sẽ không tạo ra bất cứ thành kiến nào cho sự nghiệp của cậu về sau này. Cậu có thể tin vào điều đó.

- Tôi chỉ không muốn rời khỏi Sài Gòn thôi - D. Marnin nói vơi tâm trạng buồn thật sự.

Thực ra đến nước này, anh cũng chỉ muốn đi luôn khỏi đây cho rồi, nhưng còn một điều nữa đang níu kéo anh phải ở lại đó chính là anh không muốn phải chia tay với Lily. Đành thôi vậy, anh sẽ chẳng còn giải pháp nào tốt đẹp cho cả hai đâu nên tạm thời thuyên chuyển đến thành phố Huế cũng được rồi. Suy cho cùng thì anh cũng chưa từng đến Huế lần nào, đó là thủ đô văn hóa của Việt Nam - cố đô của các Vương triều nhà Nguyễn của Việt Nam.Nhưng nó cũng chỉ mang tính an ủi mà thôi.

Tối hôm đó, khi cả hai đang ăn tối, D. Marnin đã kể lại cho Lily toàn bộ sự việc không may mắn xảy đến với mình. Cô lắng nghe anh một cách rất chăm chú.

- Em không hiểu - cô nói, khi anh vừa kịp dừng lại ở đoạn cuối cùng - Rõ ràng là anh không muốn chúng mình phải xa cách nhau. Em cũng không muốn như thế. Thế nhưng anh lo lắng về cái gì mới được chứ?

- Anh lo lắng về sự nghiệp của mình, về cuộc đời của mình về việc anh sẽ phải làm gì nếu như anh phải từ chức và rời khỏi Đại sứ quán này.

- Nhưng tại sao chứ?

- Bởi vì sự chính trực của anh đã được đưa vào diện nghi vấn, mà đấy lại chính là điều quan trọng nhất mà một nhà ngoại giao phải có được.

- Nhưng mà sự chính trực là cái gì đấy mà anh có được nhờ cả quá trình anh được dạy bảo hoặc là anh chẳng bao giờ có được nó. Cho dù những người khác có nghĩ là anh có nó hay không, hay bất cứ cái gì mà họ nghĩ về anh đi nữa, thì điều đó cũng chẳng thể là một vấn đề phức tạp đối với anh. Đó mới chính là ý nghĩ thật sự của lòng chính trực chứ.

- Những thứ ấy chỉ là để nói thế thôi. Nhưng trong sự nghiệp của mình, anh sẽ không thể nào tiến lên phía trước được với những lời dị nghị về thanh danh của mình. Nếu mà đến nước ấy, anh sẽ chẳng thể nào nhận được một cương vị cho ra hồn. Và nếu như anh không được giao việc, anh sẽ không bao giờ nhận được sự đề bạt. Và trong cái nghề ngoại giao này, tất cả những thứ như công việc anh được phân công và hơn nữa là cái cách mọi người nghĩ về mình đều phụ thuộc vào sự đề bạt đấy.

- Nếu mà anh bắt đầu nghĩ về những thứ như thế - cô trả lời - anh sẽ trở thành một thư ký bình thường thôi. Đó chính là cái cách mà những tay Trung úy mới ra trường cảm thấy hấp dẫn đấy. Các ông Tướng luôn có nhiều thứ khác quan trọng hơn để chiếm đoạt chúng. Chồng em thường bảo rằng những thằng Trung úy giỏi sẽ chỉ trở thành được những những ông Tướng mạt hạng. Những thằng Trung úy giỏi nhất theo cách nói của anh ấy luôn là những thằng ngu si và luôn tràn đầy nghị lực còn những ông Tướng tài năng nhất sẽ luôn là những người rất thông minh nhưng cực kỳ lười nhác. Cái công việc mà anh vừa mô tả chỉ là công việc của đám thư ký bình thường thôi. Nếu em là anh thì em sẽ quên phéng nó đi cho rồi.

- Được thế thì tốt. Nhưng anh sẽ không thể làm được gì trong cái chế độ quan liêu này mà không để tâm đến những gì đang diễn ra một cách thầm kín ở trong nó.

- Anh sẽ chưa bước sang tuổi 29 trong vòng vài tháng nữa. Sẽ còn nhiều thứ quan trọng hơn mà anh phải làm ở cái độ tuổi này mà những thứ đo sẽ tác động rất lớn đến tương lai của anh. Thế nhưng tất cả những quyết định ấy lại rất dễ thực hiện và rất đơn giản chẳng hạn như anh leo lên giường vói người con gái mà anh yêu rồi sau đó hai người sẽ có vói nhau nhũng đứa con. Những thứ đó chẳng liên quan gì đến sự nghiệp của anh hết. Sẽ chẳng có gì mà anh có thể làm được ở cái tuổi 28 để khiến cho tất cả mọi ngưòi trên thế giới này, ngoại trừ những người có quan hệ huyết thống vói anh sẽ nhớ đến anh khi anh 50 tuổi. Thậm chí là người ta có viết về anh tồi tệ thế nào đi nữa vào những tập hồ sơ mang tên anh thì tới khi ấy nó cũng chẳng còn nghĩa lý gì hết. Làm gì còn ai nhớ nổi là mười năm về trước ngưòi ta đã nói về ai đó cái gì đâu chứ. Chỉ mười năm nữa thôi ông Corning của anh, ngài Bilder của anh và cả thằng cha Franco ấy nữa sẽ chỉ còn là những bóng ma, tới lúc đó đến khuôn mặt của họ anh cũng chẳng còn nhớ nổi ấy nữa là...

Ba ngày sau, D. Marnin bay đến Huế trên chuyến bay của hãng hàng không AVN của Việt Nam để làm việc cho Tổng lãnh sự. Sếp mới của anh chính là Freddie Loftus, hiện đang làm lãnh sự tại đây. Anh ta là một người khá thông minh, hơi lập dị với giọng nói the thé và lúc nào cũng như ở trong tình trạng mất hết kiên nhẫn. Tính tình cắn cảu của người đàn ông này luôn trái ngược hẳn với sếp trước của D. Marnin là ông Corning lịch lãm. Ông ấy luôn hòa đồng, sẵn sàng nói chuyện với tất cả mọi người trong đó có cả những nhân viên quèn bằng một giọng nói nhẹ nhàng lịch lãm của người dân miền Nam nước Mỹ.

Khi phải miễn cưỡng đi sâu vào tìm hiểu cái “thế giới” Việt Nam đầy bí ẩn, Loftus đã nói cho anh biết rằng, khoảng hai tháng trước khi D. Marnin đặt chân đến đây, anh ta đã phải hết sức vất vả mới lập lại được trật tự ở cái nơi bẩn thỉu còn rớt lại sau khi người tiền nhiệm của D. Marnin là anh chàng Paul Marks có số phận hẩm hiu kia bị phát hiện là một người đồng tính và đang cố gắng dụ dỗ một chú bé mười tuổi chuyên bán thuốc lá dong người Việt. Vì có công trong việc khám phá ra vụ trọng án này, thằng cha Franco đã được tặng thưởng Huân chương danh dự MHA của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Như thế là chẳng còn nghi ngờ gì nữa rằng hắn ta đang hy vọng sẽ kiếm được một cái huân chương thứ hai trong vụ của Marnin.

Franco có thể có những đức tính tốt, nhưng sự suy xét chín chắn lại không nằm trong số đó. Nhờ có những lần la cà, say sưa túy lúy ở quầy rượu trong khách sạn Rex, anh ta mới vô tình nắm được những chuyện xảy ra ở lãnh sự quán Mỹ tại Huế. Lần đó, anh ta phát hiện và đem nộp cho Đại sứ quán một bức ảnh gọi là “nữ hoàng phương Bắc” trong đó có hình anh chàng Marks đang cầm một cái bàn chải tóc và một chú bé tội nghiệp người Việt đang trần truồng đứng trước anh ta. Sự cố kinh tởm này cũng đã khiến cho các viên chức người Việt đang làm việc trong lãnh sự quán cảm thấy nhục nhã và xấu hổ. Đối với họ, thì việc một anh chàng Marks luôn ăn nói nhỏ nhẹ và khá rụt rè đã đối xử với những đứa trẻ người Việt như vậy không chỉ làm ô nhục cho thanh danh của chính anh ta mà nó còn gây cho tất cả những người Việt làm việc tại đây bị bẽ mặt. Cho tới khi D. Marnin đến đây, một nỗi buồn hiển hiện vẫn còn tràn ngập khắp mọi góc gách của tòa nhà văn phòng Tổng lãnh sự quán.

Đề nghị trục xuất và cho nghỉ hưu sớm anh chàng Marks được Phó trưởng đại diện (DPO), Steve Brandon, một nhân viên ngoại giao mới vào nghề vừa tốt nghiệp Đại học Yale đem đi nộp lên trên. Trời xui đất khiến thế nào mà đúng lúc Marks phải chịu thi hành kỷ luật thì cũng là lúc Freddie Loftus, một người rất giỏi tiếng Pháp bỗng nhiên rơi vào danh sách được bổ nhiệm tới Hồng Kông. Việc giữ chức Trưởng đại diện ở một nơi có nhiều tiềm năng như ở Huế cũng đã đạt đến những tiêu chuẩn nhất định trong các quyết định bổ nhiệm của Bộ Ngoại giao rồi - thế nhưng trên thực tế, việc được tái bổ nhiệm như trường hợp của F. Loftus đối với một nhân viên ngoại giao cũng có thể coi là một cơ hội lớn hơn gấp nhiều lần. Vậy nhưng đúng lúc Freddie chưa kịp tiếp nhận cương vị mới thì anh chàng Brandon mắc phải bệnh viên gan và phải đưa về nước trong một chuyến chuyên cơ đặc biệt.

Đến lúc này, trong Tổng lãnh sự quán chỉ còn lại mỗi mình Freddie nên anh ta cũng không còn lựa chọn nào khác là đành chấp nhận cống hiến cuộc đời mình cho các sự vụ của lãnh sự. Theo quy định của Chính phủ Hoa Kỳ, các lãnh sự phải làm việc công ích tới 40 giờ mỗi tuần. (Theo cách lý giải của Freddie thì yêu cầu phải ở lại trong Lãnh sự quán cho đủ số thời gian quy định từ lâu nay đã trở thành trò cười cho giới ngoại giao ở Sài Gòn bởi vì ở đó ai cũng biết là thời gian ở trong phòng làm việc của Tổng lãnh sự quán Pháp chỉ có từ 11 giờ đến 1 giờ chiều trong các ngày thứ hai, thứ tư và thứ sáu; còn Tổng lãnh sự quán Thái Lan chỉ có buổi chiều ngày thứ năm hàng tuần)

Trong khi đó, Freddie cũng quyết định rằng tất cả các công việc liên quan đến kinh tế và chính trị ở khu vực lãnh thổ phía Bắc Việt Nam Cộng hòa phải đợi đến khi Brandon ra viện hoặc là đợi cho đến khi có người khác đến thay thế. Trong hàng loạt các công văn gởi cho Đại sứ quán, anh ta luôn cáu kỉnh cầu khẩn điều người tới tạm quyền. Thế nhưng cũng chẳng có ai để thế chỗ vào đấy cho đến khi tai họa vớ vẩn đổ sập xuống đầu Marnin. Trong lúc tạm thời, một mặt vừa quá nóng giận, mặt khác lại không được cấp trên hỗ trợ kịp thời và điều cơ bản là do Freddie theo cách nói văn hoa của cánh ngoại giao là một người lười nhất trong tất cả những nhân viên lười có cỡ, anh ta đã gần như không viết một báo cáo nào về tình hình chính trị cũng như kinh tế phải quan tâm. Dĩ nhiên là hành động này của anh ta cũng đã được để ý đến. Phòng chính trị trong các cơ quan ngoại giao luôn là cơ quan hoạt động mang tính hàn lâm nhất - là một nơi vừa để cho mọi người biết đến nhưng có thể là nơi làm tàn lụi cả một sự nghiệp. Các quan chức phụ trách mảng chính trị luôn phải cô gắng tự làm cho mình trở nên xuất chúng hơn những đồng nghiệp khác thông qua số lượng các báo cáo mà họ viết cũng như chất lượng của nó hoặc đôi khi là cả hai nhân tố trên. Để trở thành một cố vấn chính trị cấp cao như ngài Sam Sabo thì tất cả các báo cáo chính trị phải đạt mức tuyệt đối hoàn hảo.

Thực ra trước khi phát giác ra tội lỗi của Paul Mark, ông Sam đã rất muốn nâng cao chất lượng của các báo cáo do Tổng lãnh sự quán gửi tới. Chính vì thế, ông đã rất lạc quan trước quyết định bổ nhiệm này của Marnin. “Quá nhiều công việc văn phòng sẽ làm hỏng sự nghiệp của một nhà ngoại giao trẻ”, đó chính là câu cách ngôn mà ông ấy đã luôn trích dẫn cho D. Marnin trong những lúc vui vẻ. Và vào những lúc đen tối nhất vừa qua, không giống như phần lớn các quan chức cao cấp khác trong Đại sứ quán, ông ấy vẫn luôn đối xử rất tốt với anh - một người duy nhất ngoài Helen Eng và ông Corning trong cơ quan đã dám bất chấp tất cả sự dị nghị và rất tốt bụng khi động viên anh cố gắng. Những người còn lại và tất cả các thành viên khác trong nhóm phối hợp chung đều đối xử với anh như thể là anh đã thật sự là một thằng phản bội. (Tổng thống Harry Truman đã từng nói một câu rất nổi tiếng là: “Nếu như anh cần có một người bạn trung thành trong khi anh còn ở trong biên chế của Chính phủ thì hãy kiếm cho mình một con chó). Vậy nhưng, chính ông Sabo đã mời anh đi uống rượu trên danh nghĩa là thảo luận về những điều cần thiết cho các báo cáo về tình hình chính trị tại Tổng lãnh sự quán cấp khu vực, nhưng thực tế là ông đã cố gắng động viên anh không nên mất hết can đảm.

- Đừng lo nghĩ nhiều quá anh bạn ạ. - ông Sabo nói, sau khi họ ngồi xuống bên chiếc bàn được kê ở ngoài hành lang ngôi nhà của ông ấy và bắt đầu uống nước khoáng có gas và rượu nhẹ - hãy tiến thẳng về phía trước, D. Marnin ạ. Hãy làm việc cật lực vào rồi cậu sẽ thấy mọi thứ khác sẽ phải kết thúc. Trong giai đoạn tới đây, sẽ chẳng còn ai nhớ là cậu đã làm gì ở cương vị trước đó. Cậu vẫn còn có niềm tin của ông Đại sứ mà điều đó rất có ý nghĩa đấy và cậu lúc nào cũng có tôi nữa. Chính vì thế hãy coi đây như là một kỳ nghỉ đáng được đợi chờ đi. Cậu là một nhân viên ngoại giao chuyên trách về mảng chính trị và việc bổ nhiệm cậu đến Huế sẽ tạo cho cậu một cơ hội để bắt đầu với việc học lại cái nghề thật của mình.

- Vậy có điều gì đặc biệt mà ông muốn biết từ Huế mà cho đến nay ông vẫn chưa có - một cái gì đó mà chưa được nhắc tới trong các báo cáo của Tổng lãnh sự quán ở đấy ấy?

- Câu trả lời cho nó là - ông Sabo nói - chẳng có gì hết, trong suốt ba tháng qua Tổng lãnh sự quán ở đó không báo cáo về bất cứ cái gì hết, tất cả đều im lặng như tờ. Marks vốn không phải là một người báo tin có trình độ. Ngay cả khi anh ta không có cái sở thích kỳ quái ấy thi chúng tôi cũng đã muốn thay anh ta từ lâu rồi. Nhưng những báo cáo duy nhất mà chúng tôi nhận được của Loftus cũng chỉ là than phiền rằng anh ta không được hỗ trợ thích đángế Nếu như anh ta cho chúng tôi biết những gì đang diễn ra ở địa phương đó một cách cụ thể hơn thay vì cứ kêu gào là anh ta đang phải làm việc quá sức thì chúng tôi đã có thể cải thiện công việc ở đó nhiều hơn mà đặc biệt là cho bản thân anh ta nữa.

Loftus, một chuyên gia về khu vực Châu Á với khả năng đặc biệt là rất giỏi cả tiếng Trung và tiếng Nhật, có một thân hình to béo và làn da rất trắng lại càng nổi bật hơn với mái tóc đen xoăn tự nhiên. Do luôn sợ bị mắc bệnh chàm bội nhiễm kinh niên (bệnh eczema) nên anh ta không bao giờ dám phơi da ra ngoài ánh nắng mặt trời vùng nhiệt đới. Anh ta nhìn như thể là nếu có ai đó dùng đầu ngón tay búng nhẹ vào da thịt của anh ta nó sẽ để lại một vết mẻ không thể hàn lại được. Anh ta rất sành về nghệ thuật thời nhà Minh của Trung Quốc và nhà Muromachi của Nhật Bản. Anh ta có bốn bức tranh cổ của họa sĩ Shang Xi, hai bức của họa sĩ Shen Zhou và hai bức khác của họa sĩ Sesshu Toyo. Ngày nay mỗi bức tranh này có thể đem về cho anh ta khoảng hơn 500.000 đô-la nếu bán ở thị trường Tokyo. Chỉ bằng một vài nỗ lực nho nhỏ khi tới Huế, anh ta đã kiếm được vài chục cái đầu tượng của người Chàm rất đẹp - một trong những mục tiêu đắt giá của những tay săn lùng đồ cổ người địa phương.

D. Marnin được chuyển tới ở tại căn hộ của Brandon ở trên đường Lê Lợi, cách cầu Tràng Tiền không xa lắm và cũng ngay gần đài phát thanh ở phía bên này bờ sông, còn phía bên kia là trụ sở của Bộ Tư lệnh MACV ở trên đường Hùng Vương. Là một nhân viên ngoại giao cấp thấp chưa có gia đình nhưng được ở trong căn hộ này đúng là luôn nằm ngoài sức tưởng tượng. Đó là một căn hộ có ba buồng ngủ, có chỗ ở cho người phục vụ, một phòng khách rất đẹp, một phòng ăn riêng biệt, hai hành lang trước và sau đều nhìn ra những khung cảnh rất nên thơ bên bờ sông Hương thơ mộng. Vào buổi tối, ngồi trên hành lang và nhâm nhi ly rượu Gin với nước khoáng, D. Marnin có thể vừa hút thuốc lá vừa ngắm nhìn những con thuyền tam bản có “đuôi dài” do những người phụ nữ duyên dáng đứng khua mái chèo đẩy con thuyền nhẹ nhàng lướt đi trên mặt sông. Nhiều lần anh còn được nghe giọng hát thánh thót của họ với những bài ca ai oán về những người anh hùng thủa xưa hay về một ai đó đã anh dũng đứng lên chống lại cuộc xâm lăng của người Trung Quốc và người Pháp.

Do căn nhà này thuộc về Lãnh sự quán nên D. Marnin không phải trả thêm một đồng tiền thuê, tiền mượn các đồ dùng trong nhà ngoại trừ tiền hỗ trợ nhà ở thôi. Do Brandon vắng mặt nên anh nhận luôn người đầu bếp, người giúp việc, người làm vườn và cả người lái xe - tất cả lương bổng cho những người này được trả chọn gói với khoảng gần 50 đô-la một tháng. Không giống như ở Sài Gòn, hầu hết những người nước ngoài ở Huế đều không cạnh tranh với nhau và không đẩy giá thuê người giúp việc lên. Trên thực tế ở đây anh còn không phải mất cả tiền ăn.

Theo tất cả những gì mà anh đã được đọc, được nghe và được biết qua những câu chuyện của Lily khi cô còn học ở trường Nữ sinh Đồng Khánh, bản chất thành phố Huế là luôn sống theo sự khát khao, sự mong chờ. Không có ngành công nghiệp, lại bị bao bọc bởi núi đá cho nên lương thực, thực phẩm được làm ra ở đây cũng chỉ đủ để cung cấp cho các cư dân trong vùng. Thế nhưng với hệ thống giáo dục bậc cao được hoàn thiện, nó đã trở thành trung tâm văn hóa cho cả nước. Là kinh đô của Vương triều nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, Huế đã thực sự trở thành một trung tâm trí thức của cả đất nước, nơi mà rất nhiều các nhà lãnh đạo đất nước trong quá khứ cũng như trong tương lai đã theo học - trong đó có cả ông Ngô Đình Diệm và ông Hồ Chí Minh.

Huế là một thành phố của các nhà học giả, các quan lại, các thành quách, các lăng tẩm, các cung điện, các đền chùa. Những bóng ma của các vị vua trong quá khứ vẫn cứ lẩn quất ở đâu đó trên mảnh đất này. Ngay như vua Tự Đức, một vị vua nổi tiếng nhất trong Vương triều nhà Nguyễn cũng đã cho xây một lãng cho mình trên khu đất rộng tới 30 héc-ta cùng với 50 đài kỷ niệm tôn vinh ông ta trong tương lai. Trong cái thủy đình bằng gỗ sơn mài của mình, Tự Đức đã ngồi làm thơ, uống trà ướp hương sen pha bằng những giọt sương đêm, ăn những bữa ăn có tới 40 món các loại, ngắm nhìn cả một đoàn ca kỹ riêng của ông ta nhảy múa và “tập thể thao” với cả 104 vị cung tần mỹ nữ của ông ta mà không ai trong số họ có thể sinh cho ông ta một người kế vị.

Nhờ có D. Marnin cặm cụi viết hết toàn bộ các bản ghi nhớ của tất cả các cuộc tiếp xúc, cuối cùng Loftus cũng thấy hài lòng với những gì mà Đại sứ quán đã hỗ trợ anh ta và anh ta lại có thể hoàn thành được công việc mà vẫn tiếp tục giữ được danh hiệu người đàn ông lười nhác nhất thành phố. Trên danh nghĩa là giới thiệu người Phó lãnh sự mới của mình, anh ta đã sắp xếp để hai người có thể gặp mặt những nhân vật quan trọng nhất ở đây. Đứng đầu danh sách này là hai nhà lãnh đạo chính trị quan trọng nhất ở khu vực này - Ngô Đình Cẩn, “lãnh chúa” người kiểm soát toàn bộ khu vực phía Bắc của Nam Việt Nam và Ngô Đình Thục, Tổng giám mục - cả hai người này đều là anh em ruột với Ngô Đình Diệm.

Thế nhưng ngay khi đó họ đều không thể gặp được cả hai anh em nhà Ngô Đình. Trên thực tế, Freddie cũng được ông Bửu, Trưởng ban quản lý các nhân viên người Việt làm việc trong Lãnh sự quán cho biết là ông Cẩn có thể không gặp được họ. Ông Bửu vốn là một người rất mộ đạo nên sau đó đã sung sướng thông báo rằng ngài Tổng giám mục rất vui mừng muốn gặp hai người và sẽ bố trí thời gian cho cuộc gặp này ngay sau khi ông ta kết thúc chuyến viếng thăm tới nhà thờ Đức mẹ ở La Vang gần thành phố Quảng Trị nơi ông ta đã tới để chuyển lời cám ơn vì đã tổ chức lễ tấn phong lần thứ 25 cho ông ta trên cương vị là Giám mục tỉnh Vĩnh Long.

Vì vậy, Freddie và D. Marnin bắt đầu thăm viếng một vòng hết lượt các nhân vật chủ chốt trong khu lãnh sự này. Thành phố Huế là một nơi khá bình yên và dường như không hề bị ảnh hưởng của cuộc chiến tranh trên đất nước này. Người dân nơi đây cũng ít cởi mở, thoải mái và dễ dàng kêu ca phàn nàn về Chính phủ hơn những người mà D. Marnin quen biết ở Sài Gòn. Ở đó, người ta sẽ không thể tìm được lấy một phòng thay quần áo ở Sân thể thao Cercle Sportif hay không thể tìm được một chỗ ngồi uống ly cà phê ở khách sạn Continental mà không bị biến thành mục tiêu để những người Việt quen thân kể lể về sự xúc phạm của Ngô Đình Nhu và vợ ông ta.

Dường như không có gì yên ả hơn hay nằm yên lặng trong tầm kiểm soát chặt trê như tình hình chính trị ở thành phố Huế. Họ đã không thể tìm được một quan chức chính quyền nào tỏ ra có một chút lo ngại dù là mỏng manh nhất, rằng cái kết cấu xã hội của cái thành phố êm đềm và ôn hòa này có thể sẽ đột nhiên bùng nổ và vỡ tan ra làm nhiều mảnh. Chính vì thế Tổng lãnh sự quán Mỹ cũng hoàn toàn sửng sốt giống như các quan chức cao cấp của Việt Nam khi mà chỉ vài ngày sau đó, cả thành phố bị vỡ ra từng mảnh và hòa vào cái tiến trình thay đổi lịch sử không chỉ của khu vực Đông Nam Á mà còn thay đổi cả lịch sử của nước Mỹ.