NGÀY TÀN NGỤY CHÚA

Chương 19

Docsach24.com

 nghĩ về cô cứ liên tục quấn chặt lấy tâm trí anh. Nó đã làm lu mờ tất cả nhũng thứ còn lại. Trước đó, những ngày làm việc kéo dài trên 14 giờ đồng hồ luôn làm cho anh hứng khởi thì giờ đây nó chỉ khiến cho anh nghĩ nhiều han đến chuyện tình bí mật của mình từ tất cả các góc độ, từ phải qua trái, từ sau đên trước, từ trên xuống dưói. Ngay cả khả năng chơi tennis của anh cũng không còn được như trước. Chuỗi ngày dài bất bại của D. Marnin và ông Corning cũng đã đến lúc chấm dứt. Họ đã thua tướng Donnelly và Aylward trong suốt ba ngày Thứ bảy liền và dĩ nhiên điều này đã khiến cho ông Corning không thể hài lòng được. Trên thực tế, D. Marnin còn nhận được sự chỉ trích nặng nề ngay cả trong công việc hàng ngày - từ cả việc ông Phó phòng điệp vụ DCM có đôi môi mỏng dính chẳng bao giờ biết động viên người khác cho đến chính ông Đại sứ Corning, người đã phải hai ba lần nhắc nhở anh nên tập trung nhiều hơn vào tất cả mọi việc.

Chức năng chính của một phụ tá là phải quán xuyến mọi việc với sự chú ý tỉ mỷ hơn bình thường và điều này thường xuyên nhạt nhẽo nếu không muốn nói là đôi khi rất chán nản. Việc thiếu tập trung và chú ý đến từng chi tiết nhỏ sẽ rất dễ dẫn đến những sai lầm chết người. Chính D. Marnin cũng cảm thấy như kiểu làm việc như thời gian qua của anh có thể sẽ khiến cho anh bị bất tín nhiệm nghiêm trọng. Thế nhưng anh đang mê mẩn vì Lily vì vậy anh vẫn luôn sẵn sàng bỏ qua tất cả mọi thứ.

Không ai ngoài mấy người giúp việc của cô biết được mối quan hệ tình ái giữa hai người. Đối với anh, anh chẳng ngại ngần gì mà sẵn sàng đứng hẳn trên tầng thượng của khách sạn Continental để kể cho tất cả mọi người biết về việc này. Thế nhưng, Lily cứ liên tục cầu khẩn anh giữ im lặng và David, một người luôn tôn trọng nỗi lo lắng sâu xa của cô cũng hiểu rằng đây là vấn đề rất tế nhị và không nên gây ra chuyện đàm tiếu cũng như anh không bao giờ muốn phản bội lại sự tin tưởng của cô.

Họ thường hẹn hò với nhau vào các buổi tối thứ ba và thứ năm hàng tuần cũng như tất cả khoảng thời gian cuối tuần mà anh không phải đến văn phòng hay cô không phải chăm sóc hai đứa trẻ mà anh chưa gặp mặt bao giờ. Vào các buổi chiều, họ đã thỏa thuận trước với nhau là anh sẽ gọi điện thoại cho cô vào đúng bốn giờ chiều theo một đường dây liên lạc riêng mà chỉ mình cô trả lời. Còn nếu như có việc gì đó khiến anh không thể gọi điện cho cô vào đúng lúc 4 giờ được thì anh sẽ quay máy lại cho cô vào lúc trước hoặc sau 4 giờ 15’ một chút. Trong khoảng thời gian này, Lily cũng không cần phải trả lời điện thoại mà cô chỉ nghe thấy tiếng chuông là đã hiểu rồi.

Cái trình tự hò hẹn với nhau kiểu này giữa hai người cũng không hay bị thay đổi nhiều lắm. Sau giờ làm việc, đúng 7 giờ 30’ anh sẽ đi từ Đại sứ quán về nhà, tắm rửa và mặc một bộ quần áo thể thao kiểu lửng, đi bộ đến phố Tự Do, vẫy một chiếc xe tắc xi hiệu Renault loại nhỏ và đi đến một tòa nhà cao ốc ở gần ngôi biệt thự của cô. Anh xuống xe ở góc phố phía Đông Nam, nhìn ngó trước sau xem chắc chắn là không có ai khả nghi đang đi theo mình thì sẽ đi bộ vào trong nhà. Người lính gác cổng đang cầm khẩu súng tiểu liên M-1 bằng một tay sẽ ra hiệu cho anh bước qua cổng. Đi qua chiếc cổng phụ đang để ngỏ cho anh vào, D. Marnin bước thẳng lên tầng trên theo cầu thang sau và đi thẳng vào buồng ngủ của cô.

Tại đó, anh có thể sẽ gặp cô đang ngả người đợi anh trên một chiếc ghế dài đan bằng thân cây liễu, cô sẽ mặc một chiếc áo ngủ hai dây màu hồng nhạt hoặc là cũng có hôm trong phòng không có ai, lúc này anh sẽ phải tự mình đến bên tủ đồ uống lấy cho mình mấy chai nước đá hoạc nước suối để vừa ngồi uống, vừa đợi cô quay lại.

Không giống như ở dưói tầng trệt hay ở phòng khách, căn phòng này có trần rất cao, không gian rất rộng rãi, thoáng mát và được trang trí theo cách riêng của cô. Giống như nữ chủ nhân, căn phòng mang đậm nét nữ tính quyến rũ và nó không bị gò bó bởi hai lối bài trí theo phong cách chuẩn mực của Pháp và Việt Nam. Không khí trong phòng luôn thoang thoảng mùi hoa nhài mà cô rất yêu thích. Một chai sâm banh hiệu Veuve Cliquot luôn nằm sẵn trong chiếc âu nhỏ bằng bạc đựng đá và nước đá. Trong khi chờ đợi, anh nhẹ nhàng tháo bỏ đôi giày và nhắm mắt lại nằm ngửa ngay dưới chiếc quạt trần đang kêu ro ro êm ái để cố gắng kiềm chế chính bản thân mình khi phải chờ, đợi sự xuất hiện lộng lẫy của cô. Anh cũng không phải đợi cô lâu lắm, trong những lần như thế này, cô vẫn ăn mặc theo lối không quá phô bày mà thường là một bộ Kimono có dây lưng to bản buộc chặt trên hông. Và cô cũng hay bê đến một chiếc mâm trên đó có một đĩa nem quấn tôm lạnh, một đĩa thịt gà luộc rắc lá chanh và một bát hoa quả.

Dọc theo một bên tường, dưới bức tranh vẽ bằng bút lông kiểu Trung Quốc có hình những hình con chim và những cây, hoa đủ màu sắc là một chiếc sập làm bằng gỗ gụ được trạm trổ một cách cầu kỳ. Cả hai cùng ngồi lên đấy, khoanh chân trước cái mâm sơn dầu đen bóng và cùng dựa lưng vào đống chăn đệm. Khi đã ăn uống xong, cô gạt chiếc bàn sang một bên và họ bắt đầu hôn nhau. Cô từ từ cởi hết những thứ quần áo trên người anh, trong khi đó lại để mặc cho chiếc áo của cô hững hờ trượt theo những đường cong mềm mại của cơ thể rơi xuống dưới nền nhà. Sau đấy Lily sẽ tắt đèn và trong bóng tối, cô sẽ bày cho anh biết một hay vài trò quỷ quái mà tướng Xằng thường rất thích.

Docsach24.com

Dư âm của trận Ấp Bắc không những mất đi mà còn tiếp tục làm nảy sinh những vấn đề mới không kém phần rắc rối. Phóng viên Mandelbrot và các cộng sự của mình luôn cố gắng gợi ra những góc độ khác của trận đánh này để phơi bày chúng trước con mắt hiếu kỳ của độc giả trên toàn thế giới. Cho tới tuần thứ ba của Tháng 1 khi Mandelbrot quyết định sẽ tới Băng Cốc trong một kỳ nghỉ đầu tiên kể từ khi anh được phái sang Việt Nam, toàn thể các quan chức chóp bu trong Hội đồng Liên hợp cùng nhìn nhau nén một tiếng thở phào nhẹ nhõm. “Sự cố Ấp Bắc” như cái cách mà họ vẫn gọi dường như cũng đã đi đến hồi kết và nó cũng cần được khen thưởng một cách xứng đáng.

Thế nhưng số phận lại luôn mang theo nó những nỗi oái oăm mà con người ta không mấy khi lường được hết. Một trong những cố vấn Mỹ đã bị thương trong trận đánh này là viên Đại úy da đen rất đẹp trai Corky Thomas bị mắc bệnh truyền nhiễm vùng nhiệt đới tại một quân y viện ở Thái Lan đã bất ngờ qua đời vì bị nhiễm trùng. Đại úy Thomas đã từng đoạt Huy chương Đồng môn ném lao tại Thế vận hội năm 1956 và luôn là một người hùng vĩ đại trong vai trò là một cố vấn quân sự cũng như là huấn luyện viên cho các binh sỹ ARVN, giống như John Henry Mudd. Có một thứ gì đó giống như một định mệnh đã xảy ra khi từ văn phòng người ta báo tin cho Mandelbrot để anh này có thể tới dự lễ tang giống như một người bạn của người đã khuất. Anh ta còn tới nhà của viên Đại úy ở Thái Lan để gửi lời chia buồn và cũng tại đây, anh ta đã nhận được từ tay người vợ xấu số một cuốn nhật ký của Thomas trong đó ghi lại tất cả những gì mà anh ta được tận mắt chứng kiến khi đang phục vụ ở vùng Đồng Tháp Mười.

Cuốn nhật ký của Thomas thấm đẫm sự căm phẫn và nhũng việc làm ghê tởm của rất nhiều các sỹ quan và binh sỹ trong Quân lục Việt Nam Gộng hòa. Nhờ kỹ năng biên tập điêu luyện của Mandelbrot, nhũng trích đoạn của cuốn nhật ký này lần lượt đưọc đăng tải mỗi tuần một lần trên tờ báo Times. Chúng nói về tât cả các vụ việc phạm pháp từ lớn đến nhỏ, từ trộm cắp mấy con gà của mấy người nông dân thiếu cảnh giác cho đến việc bắt bớ vô tổ chúc rồi cưỡng hiếp những cô gái trẻ hay chuyện thẳng tay nã súng vào các ông già, bà cả để cướp đoạt tài sản... Cuốn nhật ký chứa đựng nhũng ví dụ sinh động nhất về các thành phần của ARVN với đủ bảy loại tội lỗi mà đặc biệt là sự lười nhác. Trước tất cả cảnh tình vô chủ này, Thomas cảm thấy như mình cũng phải chịu trách nhiệm nhưng vì bản chất nhiệm vụ mà anh đang thực hiện và nhũng kỷ luật nghiêm khắc của MAAG khiến cho anh cứ phải giả bộ là chẳng nhìn thấy gì hết. Điều đó đã khiến cho lương tâm của một con người như anh luôn bị ray rứt. Bản tính chân thật của một nguời đàn ông và giá trị đạo đức trong anh đã bị thương tổn ghê gớm. Không một thứ gì có thể diễn tả được những nỗi nhọc nhằn của các cố vấn quân sự Mỹ khi họ đang phải cố gắng nhào nặn cả một đội quân cứng đầu, cứng cổ, vô trách nhiệm có bản chất hèn nhát như Quân lực Việt Nam Cộng hòa trở thành một đội quân có thể tin cậy đuọc.

Cũng chẳng gì có thể khiến cho Chính phủ Việt Nam Cộng hòa thấy xấu hổ, nhục nhã và bị quấy rầy lớn hơn cuốn nhật ký của Thomas. Họ luôn phải đưa ra những lời khẳng định rằng sự tin tưởng lớn nhất của cả ông Diệm lẫn ông Nhu đều đang đặt trong sự suy xét đúng đắn về nỗ lực của các cố vấn quân sự Mỹ tại đất nước họ. Tờ báo “Times of Viet nam” cũng như toàn bộ các báo chí của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đều cho đăng tải những bài phản bác lại hay đưa ra nhũng bài luận tội một cách nực cười rằng Thomas là một người phân biệt chủng tộc và luôn có thành kiến một cách vô vọng đối với người dân Châu Á. Cho dù có nói gì đi chăng nữa thì tính nhậy cảm trong câu chuyện này của Mandelbrot cũng đã khiến cả ông Đại sứ Corning và Tướng Donnelly gặp phải những vấn đề còn phức tạp hơn nhiều so với chính tác hại của trận thảm bại ở Ấp Bắc. Cứ mỗi khi nghĩ đến việc anh phóng viên này đi nghỉ tại Băng Cốc rồi đột nhiên lại cho xuất hiện cả một loạt bài đăng ngay trên trang nhất để phá hoại toàn bộ mọi nỗ lực của Mỹ ở miền Nam Việt Nam, cả hai người đều cảm thấy ngán ngẩm đến mức không thể chịu nổi.

Theo cách gọi của giới quân sự thì đúng là mất bò mới lo làm chuồng. Một lệnh khẩn cấp ngay lập tức được đưa ra nhằm cấm tất cả các cố vấn quấn sự Mỹ không được ghi nhật ký. Và không một ai được sử dụng những thông tin thu thập được khi đang thực hiện nhiệm vụ ở đây để kiếm lời (Thật ra, vợ của Đại úy Thomas đã bán cuốn nhật ký của chồng cho Mandelbrot với giá 500 đô-la).

Trong thời gian này, những trận đánh lớn nhỏ liên tục nổ ra ở khắp mọi nơi trên toàn miền Nam Việt Nam. Tất cả các con số thống kê từ chiến trường đều cho thấy tình hình đang tiến triển theo chiều hướng tích cực để có thể kết luận rằng người Mỹ đang giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh này. Vậy nhưng tất cả điều đó lại không được cánh báo chí nhắc đến nhiều mà họ toàn đăng tải những thông tin có tính tạo cho người ta sự nản lòng. Chính vì vậy tất cả các nhân vật chóp bu trong Đại sứ quán đều phải nỗ lực dành thời gian nghiên cứu sâu hơn về cánh báo chí bằng đúng quãng thời gian mà họ phải bỏ ra để nghiên cứu về cuộc chiến tranh này.

Trong một buổi họp quan trọng của Nhóm phối hợp chung nhằm tìm ra giải pháp tháo gỡ khó khăn, ông Bilder đề xuất ý kiến cho rằng, để giải quyết tận gốc những rắc rối tại đây, John Mecklin cùng các cộng sự trong Phòng thông tin tuyên truyền của Đại sứ quán phải viết một bản báo cáo chi tiết về toàn bộ các phóng viên báo chí ở Sài Gòn - trên tất cả các vấn đề như: họ là những ai, họ ăn uống, ngủ nghỉ ở đâu, tại sao họ lại xử sự một cách quá hăng hái với nhiều vấn đề mà người khác cứ tưởng như họ không phải là những người Mỹ vậy. Để hỗ trợ công việc này, Mecklin được phép lựa chọn những tin bài của các phóng viên để đào bới, mổ xẻ trên tất cả các góc độ xấu xa nhất nhằm tìm ra những trường hợp đưa tin sai một cách điển hình nhất và để xác định xem tại sao những ý kiến sai lầm này đã được sử dụng ở đây hoặc là đã được các phóng viên đó chấp nhận; tại sao những phóng viên này cố tình giả vờ không nhìn thấy những tiến bộ to lớn đang diễn ra mà họ chỉ nhìn thấy những lỗi nhỏ để rồi từ đó làm to chuyện lên.

Mecklin ngay lập tức đã phản đối ý kiến này và cho rằng một bản báo cáo như vậy sẽ không thể làm được và nếu có làm được thì nó sẽ không có giá trị thực tế. Thế nhưng anh ta cũng chỉ là thiểu số những người phản đối. Phần lớn những đồng nghiệp của anh ta thuộc Nhóm phối hợp chung trong đó có cả những người rất lọc lõi như Cố vấn chính trị Sam Sabo cũng đều cảm thấy rằng ý tưởng của ngài Bilder là rất đúng. Họ đồng ý rằng, vấn đề rắc rối nhất đối với Đại sứ quán chính là các phóng viên, thậm chí nó còn khó khăn gấp nhiều lần so với việc nắm tình hình liên quan đến Chương trình lập ấp chiến lược, một chương trình đang được triển khai rất thành công với các con số thống kê cụ thể nhưng lại không hề được các báo chí Mỹ nhắc tới.

Mecklin phải thực hiện nhiệm vụ này một cách hết sức khó nhọc giống như anh ta đang phải bò qua một bãi mìn vậy. Mecklin và sỹ quan báo chí là Gil Banks đã miễn cưỡng phải làm và còn phải viết đi viết lại bản báo cáo này tói ba lần liền, nhưng ông Bilder vẫn phê vào đấy là “Nhạt nhẽo vô vị”. Cuối cùng cả hai người cũng đã làm được một bản báo cáo như vậy và được đóng dấu: “TUYỆT MẬT - CHỈ ĐƯỢC ĐỌC” sau khi ông Bilder cảm thấy hài lòng phần nào. Phiên bản cuối cùng của báo cáo này với ông ta vẫn còn một vài chỗ khiếm khuyết nhưng ít nhất nó cũng đã lập được hồ sơ về tất cả các phóng viên đang có mặt tại Sài Gòn, đưa ra được các thông tin về cá nhân của mỗi ngưòi trong số họ và phân tích được các tin bài của họ theo các tiêu chí như sở thích, mối quan tâm, chủ đề đặc biệt của họ hay những vấn đề mà họ muốn khen ngợi, muốn viện dẫn...

Là một phụ tá riêng cho ông Đại sứ thì mâu thuẫn giữa hai phái đồng ý điều tra đám phóng viên và phản đối điều tra các cá nhân giữa ông Bilder và Mecklin chỉ là một chuyện ngoài rìa. Việc họ có tranh cãi nhau về các báo cáo đó cũng không có gì mới hơn với vô số các báo cáo khác mà người ta vẫn thường tranh luận, đôi khi rất gay gắt giữa các phòng ban khác nhau trong Đại sứ quán. Với cương vị là đại diện của phòng DCM, ngài Bilder có trách nhiệm bảo đảm rằng tất cả các văn bản giấy tờ gửi về Washington phải đạt nhiều yêu cầu về nội dung cũng như về văn phạm. Giống như hầu hết các phòng DCM khác, ông ta là một người luôn bắt bẻ người khác theo kiểu “bới bèo ra bọ”. Công việc của Mecklin lần này có khác thường hơn mọi lần về mật nội dung nhưng vẫn chỉ là những báo cáo thông thường nên không được gửi trực tiếp đến ngài Đại sứ, bởi lẽ ngay từ lúc đầu nó đã được đánh giá là chưa đạt đến mức đặc biệt quan trọng.

Đến hôm 27 tháng 2, thời hạn phục vụ của John Henry Mudd tại Việt Nam đã hết nên anh ta sẽ lên máy bay trở về nước. Một buổi tiễn đưa anh ta theo thông lệ cũng được tổ chức vào lúc 4 giờ chiều tại phòng họp báo ở sân bay Tân Sơn Nhất, nơi mà Đô đốc McGrath cũng đã chạm trán với nhóm phóng viên cách đó vài tuần. Đêm hôm trước, Tư lệnh sư đoàn nơi anh ta phục vụ cũng đã tổ chức một bữa tiệc đặc biệt long trọng để chia tay anh ta cùng 70 đồng nghiệp khác tại nhà hàng Thiên Hồng ở Chợ Lớn. Buổi tiễn đưa tại sân bay cũng chỉ do các bạn bè và cánh phóng viên tổ chức. Chỉ có hai người không thuộc nhóm đối tượng này nhưng vẫn được mời là D. Marnin và Pepe.

D. Marnin là người đến sớm nhất. Cầm trong tay chiếc phong bì đựng một gói nhỏ mà Mudd đã gửi nhờ anh giữ hộ, anh ngồi đợi ở trong phòng được hơn 15 phút thì nhóm phóng viên gồm khoảng gần 20 người mới xuất hiện. Bữa trưa hôm đó, họ đã đưa anh chàng Mudd đi chiêu đãi ở nhà hàng Guillaume Tell nên đa số họ đều đã say sưa túy lúy nên cũng không có gì đáng trách. Khi đám phóng viên này nhìn thấy anh thì đã có người thì thào với nhau rằng

- Địch đấy, địch đấy

Nhưng anh chàng Mudd lại là người hiểu rõ tình hình hơn ai hết nên đã chạy tới và chào hỏi anh một cách rất than thiện khiến cho mấy anh chàng phóng viên không nói gì nữa. D. Marnin cũng từ tốn trao trả anh ta chiếc phong bì nhỏ.

- Cám ơn ông bạn của tôi - Mudd nói - Tôi thật sự đánh giá cao việc ông giữ hộ tôi cái của nợ này trong suốt thời gian qua. Và tôi cũng hy vọng là ông sẽ nghe lời khuyên bảo của thằng cha hay lên mặt dạy đời này và nhớ là hãy tránh xa đám mãi dâm ở gần nhà đi.

Anh ta đưa mắt nhìn anh như một mụ đàn bà đanh đá rồi cười nhăn nhở:

- Ôi, đàn ông rồi cũng chỉ là đàn ông thôi.

Mandelbrot, người đang đảm nhiệm chân dẫn chương trình gọi mọi người chú ý vào và nói:

- Mỗi người hãy chỉ nói một vài lòi ngắn gọn thôi nhé.

- Mà chỉ vài người nói thôi là được rồi - phóng viên Buechner tiếp lời - Nếu các anh cứ dài dòng văn tự ở đây thì anh ta sẽ bị lỡ chuyến bay chiều nay mất.

- Tôi sẽ nói vắn tắt thôi nhé. Và tôi sẽ không nói bậy bạ đâu. Tôi thậm chí cũng không muốn nhắc lại những câu chuyện kể về lòng can đảm cũng như sự dũng cảm của John Henry đâu nhé. Tất cả các bạn ở đây cũng như tôi đều biết cả về nó rồi. Và chẳng ai có thể cường điệu lòng yêu nước của anh ấy lên một chút nào nữa. Tôi chỉ nhắc đến lòng yêu nước vì - như nhà văn Samuenl Johnson đã từng định nghĩa, là nơi ẩn náu cuối của một kẻ vô lại. - bởi vì đó chính là những thứ mà ngày hôm nay có kẻ đang phải cố gắng nhặt nhạnh ở đây, những kẻ đó đang bị buộc tội là ngây ngô trong nhiều báo cáo chính thức được gửi về cho Chính phủ Mỹ. Có một điều không phải là bí mật nên ai cũng hiểu rằng đang có hai cách nhìn nhận về những gì đang diễn ra ở đất nước tươi đẹp này. Thế nhưng để kết tội những người Mỹ ủng hộ quan điểm này là yêu nước và những người Mỹ không ủng hộ quan điểm kia là không yêu nước thì quả thật là hoang đường.

Chúng ta chỉ đang đối phó với những hành động thiếu trung thực của Chính phủ Mỹ, một thứ mà người Mỹ chúng ta phải luôn luôn tôn trọng và đánh giá cao, đó chính là con người đang đứng ở đây - không phải vì những hành động dũng cảm của anh ấy đã trở thành một huyền thoại, mà bởi vì sự dũng cảm của anh ấy về mặt đạo đức, tinh thần sẵn sàng tự nguyện đánh đổi tất cả những gì mà anh làm được trong suốt sự nghiệp cao cả của mình vì sự vinh quang và vì danh dự của tổ quốc. Anh ấy không chỉ là một người lính cừ khôi mà còn là một người thầy vĩ đại. Anh ấy không chỉ dạy tôi về đất nước Việt Nam nhiều hơn bất cứ người nào khác mà còn dạy tôi nhiều hơn về tính lương thiện và tính chính trực. Tất cả cái đó là dành cho anh John Henry.

Buechner đưa cho Mandelbrot một gói nhỏ và Billy bước tới nhận nó rồi trao lại cho Mudd. Đó là một chiếc đĩa bằng bạc có khắc dòng chữ:

Hội các nhà báo Mỹ ở Sài Gòn

Thân tặng Trung tá John Henry Mudd, một người lính quả cảm.

Trên chiếc đĩa này còn khắc tên của tất cả các phóng viên báo chí của Mỹ đang thường trú tại Sài Gòn và tên một vài nhà báo khác thỉnh thoảng cũng đã tới đây như: Bob Shalen, Charier Mohr và Bob McCabe. Trong đám đông không có mấy người nhỏ nước mắt trước cuộc chia tay này. Mudd hắng giọng rồi nói:

- Trước đây, lời nói chẳng thể nào đánh gục nổi tôi. Thế nhưng bây giờ nó đã làm được điều đó. Các bạn hãy đừng ngăn cản ai nói với các bạn như thế... cho dù là điều đó...không có ý nghĩa với tôi rất nhiều, bởi vì thật sự nó rất có ý nghĩa. Và đó là những lời nói ra của trái tim.

Tới đây, anh ta đi vòng một lượt trong phòng rồi bắt tay từng người một. Và sau đó cầm chiếc đĩa của Hội các nhà báo ở Sài Gòn và chiếc phong bì vừa nhận được từ D. Marnin trên tay trái và chiếc túi bay của hãng hàng không Pan Am trên tay phải, anh ta lững thững đi bộ ra đường băng và leo lên cầu thang và vậy là anh ta đã kết thúc đợt công tác đầu tiên trong ba đợt công cán tới Việt Nam.

Docsach24.com

Sau khi Mudd đã đi rồi, Claudio và D. Marnin tới sân thể thao Cerle Sportif để chơi hai xéc tennis mà trong cả hai xéc này anh chàng người Guantemala đều chiến thắng một cách dễ dàng. Rời sân bóng, hai người kéo tới nhà hàng Diamond để D. Marnin tự an ủi mình bằng một con tôm hùm của biển Nha Trang cùng một chai rượu Sancerre nhờ sự hào phóng của Claudio.

- Hôm nay ông chơi rất tồi. Chưa bao giờ tôi thấy ông chơi tồi như vậy đâu đấy. Ông nên đến vùng núi ở Đà Lạt mà nghỉ ngơi vài ngày để thay đổi không khí đi - Claudio khuyên bảo anh bạn người Mỹ - Bất cứ ai tới vùng nhiệt đới này đều phải làm như vậy và ông cũng không phải là trường hợp ngoại lệ đâu.

- Tôi chỉ hơi mất hứng một chút thôi.

D. Marnin đã dành trọn đêm hôm qua với Lily, lại một đêm nữa mà cả hai người hầu như không ngủ tí nào. Chạy vội về nhà lúc 5 giờ sáng, anh gần như không còn chút tỉnh táo nào khi lật khật bước vào đến phòng làm việc để đọc các bức điện.

- Chơi bóng thì phải chơi cho hết mình vào chứ - ông bạn người Guantemala dùng mấy ngón tay búng búng lên trán anh một cách thân mật rồi nói tiếp - chứ đừng có vác cái bộ dạng thiểu não của ông đến đây làm gì. Ông đang chơi tennis giống như là Mandelbrot vậy. Đúng là nói tới ma quỷ thì ma quỷ tới liền. Nhìn xem ai đến kia kìa.

Mandelbrot, người đang khệ nệ sách theo một chiếc cặp tùy viên và anh chàng Buechner cùng một nhóm gồm 05 phóng viên khác, bọn họ cũng vừa tới tiễn Mudd về nước ở ngoài sân bay cũng vừa bước vào trong quán. Claudio gọi họ lại và cả đám chín người cùng chia nhau ngồi quanh hai chiếc bàn. Ở Việt Nam thời gian này không có vấn đề gì nổi cộm lắm. Chính vì vậy họ đã đi thẳng từ sân bay đến quầy ba trên tầng thượng trong tòa nhà cao của khách sạn Carravelle nhất Sài Gòn để nghỉ ngơi hết buổi chiều. Đến bữa tối, mấy người này cùng nhau kéo xuống đây để nhậu nhẹt và tán đủ mọi thứ chuyện. Claudio chưa gặp hai phóng viên - Bill Spigott của tờ “Los Angeles Times” và Jack Crawford của tờ “Christian Science Monitor”. Mandelbrot giới thiệu hai người này:

-... Crawford là phóng viên của tờ Monitor. Hay còn gọi là “C”. Chỉ có 4 lỗi khi đưa bài về vụ Ấp Bắc - bài báo tốt nhất trong tất cả các bài báo ở Sài Gòn. Quá tồi là tại sao họ lại không làm theo như vậy. Tuy nhiên, anh này cũng đã rất sai lầm khi trích dẫn lời của phát ngôn viên Bộ Tư lệnh MACV thay vì kiểm tra kỹ hơn thông cáo của Đại sứ quán.

Đoạn giới thiệu này đã nhận được sự tán dương và khiến cho tất cả đám phóng viên cười nghiêng ngả chỉ có Claudio và D. Marnin là ngồi im như gà mắc tóc.

- Và đây là Bill Spigott của tờ “L.A. Times”. Anh ta cũng thuộc đám chúng nó cả thôi. Chưa từng học qua trường nào hết, ơn Chúa, là một tay phóng viên của lực lượng cảnh sát chó chết.

- Xin lỗi nào - Claudio nói - Tôi biết chuyện này có vẻ hay đấy nhưng tôi không thấy nó đáng cười chút nào hết.

- Anh thì không biết là đúng rồi - Mandelbrot nói -Nhưng mà anh bạn D. Marnin biết đấy. Anh ta có thể giải thích với anh mà.

- Xin lỗi nếu làm mọi người mất vui - D. Marnin nói luôn - Nhưng thực tình tôi cũng chẳng hiểu gì cả.

- Mày phải biết nó chứ - Mandelbrot nói

- Không cần phải nặng lời như vậy đâu - Claudio nhún vai.

- Cần chứ sao lại không cần - Mandelbrot tiếp tục - nó cần phải đi xuống địa ngục đi ấy chứ.

- Anh đang nói cái quái gì vậy hả - D. Marnin hỏi lại

- Tao sẽ chỉ cho mày biết là tao đang nói gì nhé.

Mandelbrot nhấc cái cặp tùy viên đang đặt dưới ghế và quẳng lên mặt bàn. Cái khóa bị kẹt lại và anh ta đang loay hoay mở nó ra:

- Đồ trời đánh thánh vật... đồ quỷ tha ma bắt

Tất cả mọi người xung quanh đều quay lại nhìn chằm chằm như thể được xem một nhà ảo thuật đang cố gắng đánh lừa một con rắn hổ mang từ trong chiếc giỏ đan bằng thân cây của ông ta vậy. Cuối cùng anh ta cũng mở được chiếc cặp ra. Anh ta rút ra một tài liệu - một bức điện dầy 10 trang đơn của Phòng thông tin tuyên truyền có đóng dấu: “TUYỆT MẬT”. Bức điện này được bắt đầu bằng một dấu bảo mật khác: “RẤT NHẬY CẢM - CHỈ ĐƯỢC ĐỌC”. Đó chính là bản báo cáo của Mecklin viết về các phóng viên đang thường trú ở Sài Gòn.