Như vậy, quan điểm cơ bản về "Hoàng đế và Lão tử”, thuận theo tự nhiên, yên ổn làm ăn, giảm tô thuế, loại bỏ những chế độ hà khắc v.v... đã làm khuấy động gần 100 năm đời đầu Hán. Áp dụng những chính sách trên, lương thực dần dần bội thu, quốc khố dồi dào hẳn lên. Sự giàu có của “văn cảnh chi trị" đã khiến người ta hiểu được khi nhớ lại và vô cùng ngây ngất, say mê. Thuận theo tự nhiên và buông trôi tất cả, dĩ nhiên cũng có sự việc nằm ngoài ý muốn của con người. Mọi người đã phát giác các chư hầu vương cung đã giương dây, gươm tuốt vỏ, họ cảm thấy các nhà giàu đã võ đoán về chốn thôn quê hẻo lánh, quấy nhiễu người Hung Nô v.v... Tuy vậy, tất cả các điều đó có so sánh được với sức mạnh tổng hợp của đất nước đang giàu mạnh lên không?
° ° ° ° ° ° °
Trong cuộc tranh giữa Hán và Sở, trong số các mưu sĩ, văn thần võ tướng quan trọng nhất của Lưu Bang phải kể đến ba người: Túc Hà, Trương Lương và Hàn Tín. Hai người trước sau khi Lưu Bang chiến thắng Hạng Vũ lần lượt dũng cảm rút lui hoặc là phải rất thận trọng mới có được kết cục tốt đẹp. Thời đó có câu tục ngữ nói rằng: "Thỏ ranh mãnh chết, chó săn hầm chim bay hết, cất cung tốt". Công lao của bề tôi càng lớn, càng khó khống chế, vì thế gây ra họa sát thân. Từ cổ chí kim không thiếu những người như vậy. Nhưng điều đau lòng là Hàn Tín cũng trở thành vật hy sinh trong cuộc đấu tranh "thỏ chết chó hầm".
Hàn Tín chỉ huy quân đánh trận quả thực là rất tài giỏi. Lưu Bang phong ông ta làm đại tướng cũng là sự lựa chọn đúng đắn. Nhưng, Hán Vương trước sau vẫn không hề yên tâm về Hàn Tín. Tâm lý này suy cho cùng là sự lo lắng của bậc đế vương không đủ khả năng thao túng bề tôi, sợ Hàn Tín dựa vào công tích để mưu phản. Còn Hàn Tín thì sao? Đúng là trình độ quân sự của ông ta rất cao nhưng trình độ đấu tranh chính trị lại tương đối kém. Từ trước đến nay, Hàn Tín vẫn ôm ấp sự hoang tưởng về Lưu Bang, cho rằng mình vì Hán Vương lập nhiều chiến công như vậy thì Lưu Bang sẽ không bao giờ ra tay. Nói chuyện trước mặt Lưu Bang, Hàn Tín không hề lo lắng do dự, cũng không giữ lễ nghĩa quân thần. Một hôm, khi hai người bàn về quan điểm tốt và xấu của các tướng, Lưu Bang hỏi: "Ông xem ta có thể chỉ huy bao nhiêu binh mã?" Hàn Tín buột miệng nói rằng: "Bệ hạ chỉ có thể chỉ huy 10 vạn binh mã mà thôi". Lưu Bang lại hỏi: "Ông có thể tự chỉ huy bao nhiêu binh mã?" Hàn Tín tự tin trả lời: "Càng nhiều càng tốt". Lưu Bang cười hỏi rằng. "Ông có thể càng nhiều càng tốt, vậy tại sao ta lại không thể". Hàn Tín thật thà trả lời: "Bệ hạ không giỏi điều binh nhưng giỏi khiển tướng". Sự nghi kỵ của Lưu Bang đối với Hàn Tín ai cũng đều nhận thấy, vậy mà bản thân Hàn Tín lại không hề biết gì.
Bạn thân của Hàn Tín là Khoái Triệt là một biện sĩ trí tuệ hơn người. Ông ta từ lâu đã phát giác ra sự nghi kỵ của Lưu Bang đối với bạn mình, từng khuyên Hàn Tín nên sớm bỏ Lưu Bang để tự lập, nếu không hậu quả sẽ khó mà tưởng tượng nổi. Hàn Tín nghe xong không chút động lòng.
Sau khi Lưu Bang chính thức đăng cơ làm hoàng đế, Hàn Tín từ địa vị Tề Vương được phong trước đây chuyển làm Hoài âm hầu, trong lòng không vui nên từ chối cùng Lưu Bang đi chinh phạt tên mưu phản Trần Hi. Lữ Hậu nhân cơ hội này, liền ra tay hạ thủ Hàn Tín. Bà ta lấy cớ là Huyền Thuyết, tùy tùng dưới quyền Hàn Tín báo rằng Hàn Tín từng thông đồng với Trần Hy, để Túc Hà đi khuyên Hàn Tín vào cung. Túc Hà đến phủ của Hàn Tín nói rằng: "Nay tất cả văn võ trong triều đều vào cung chúc mừng chúa thượng thảo phạt Trần Hy thắng lợi. Ngài cáo bệnh không đi thì không thỏa đáng cho lắm”. Hàn Tín nghe thấy thế đành phải theo ông ta vào cung.
Không ngờ vừa vào cửa cung, quân mai phục bố trí sẵn ở dưới nhảy bật lên lập tức trói Hàn Tín lại. Trong cung Trường Nhạc, Lữ Hậu nổi giận lôi đình, quát lớn: "Tại sao ngươi thông đồng với Trần Hy?" Hàn Tín không hiểu chuyện gì: "Những lời này do ai nói?". Lữ Hậu không cho phân bua lập tức tuyên bố: "Nay theo chiếu thư của chúa thượng, nói Trần Hy mưu phản đều do ngươi xúi giục, tùy tùng của ngươi cũng vạch trần, ngươi còn gì để nói?" Không đợi Hàn Tín biện bạch, Lữ Hậu ra lệnh xử ông ta tội chết, lập tức chấp hành.
Năm đó, là Túc Hà giới thiệu, tiến cử Hàn Tín làm đại tướng. Ngày hôm nay lại chính Túc Hà dụ Hàn Tín vào cung để sát hại. Thành cũng do Túc Hà, bại cũng do Túc Hà. Thói đời biến đổi thật nhanh. Sau khi Lưu Bang trở về Tràng An, không hề chỉ trích Lữ Hậu tự ý sát hại công thần, có thể thấy ít nhiều sự đồng ý ngầm của Lưu Bang trong chuyện này. Nếu Hàn Tín nghe lời Khoái Triệt, sớm rời bỏ Lưu Bang thì có lẽ sẽ không phải gánh chịu tai họa này. Nếu Hàn Tín sáng suốt hơn, sớm dũng cảm rút lui hoặc cẩn thận trong cách xử thế như Trương Lương, Túc Hà thì cũng không đến nỗi rơi vào kết cục đáng thương như vậy. Thấy tốt thì nhận, thấy tiện thì làm, không vì tham vinh hoa phú quý nhất thời mà đầu óc mệt mỏi. Đây là bài học mọi người cần ghi nhớ.
Trong thương trường hiện nay vẫn còn ít những bài học như vậy ư?
Lý Phúc Triệu là một cái tên rất nổi tiếng ở Hồng Kông. Ai cũng biết, ông ta xuất thân từ danh môn vọng tộc, tài sản cá nhân lên đến con số hơn 14,9 tỉ đô la Hồng Kông. Trong ngành chứng khoán Hồng Kông, ông ta đã có những cống hiến to lớn nhằm thúc đẩy sự đoàn kết. Vì thế Lý Phúc Triệu từng đảm nhận chức Chủ tịch Sở Giao dịch chứng khoán Viễn Đông hơn 10 năm và là Chủ tịch đầu tiên của Sở giao dịch chứng khoán liên hiệp Hồng Kông. Đây là trung tâm chứng khoán có quyền thế rất lớn.
Nhưng 7 giờ sáng ngày 2 tháng 1 năm 1988, Lý Phúc Triệu bị bắt giam. Cùng bị bắt với ông ta còn có thống đốc tiền nhiệm Sở giao dịch chứng khoán liên hiệp Hồng Kông Tân Hán Quyền và giám đốc bộ phận thị trường chứng khoán của sở đó, ông Tằng Đức Hùng. Lý do bị bắt là họ đã vi phạm khoản 2 điều 30 của "Điều lệ chống hối lộ". Vì thế sở liêm chính Hồng Kông ra lệnh bắt giam.
Tin tức truyền đi, dư luận Hồng Kông xôn xao, giới chứng khoán ở các nước khác trên thế giới cũng bị chấn động. Có người cho rằng, việc bắt giam Lý Phúc Triệu cùng đồng bọn có liên quan đến sự kiện tháng 10 năm 1978, chỉ số hằng sinh trong vòng một ngày tụt 1126 điểm làm cho thị trường cổ phiếu phải đóng cửa. Song, sự thực chứng minh không phải như vậy.
Mười ngày sau khi Lý Phúc Triệu bị bắt giam, Tằng Đức Hồng đã tố cáo tội trạng của ông ta: Ngày 15 tháng 5 năm 1987, Lý Phúc Triệu lợi dụng chức quyền, tự ý quyết định để công ty trách nhiệm hữu hạn (Hồng Kông) 100% vốn của Nhật Hùng Cốc Tổ tham gia giao dịch cổ phiếu ở Sở giao dịch liên hiệp Hồng Kông. Trên thực tế công ty này không có đủ điều kiện và thủ tục tham gia thị trường cổ phiếu. Lý Phúc Triệu lợi dụng quyền chủ tịch Sở giao dịch liên hiệp, đồng ý để 67 triệu cổ phiếu với giá một đồng một cổ phiếu của công ty Hồng Cốc Tổ tham gia thị trường. Đồng thời ông ta còn dùng danh nghĩa của mình để mua 1,1 triệu cổ phiếu mới với giá một đồng một cổ phiếu trong khi đó công ty này dự định bán ra với giá 2,5 đô la Hồng Kông một cổ phiếu. Trên thị trường giao dịch hôm đó, giá của những cổ phiếu này tăng gấp bốn lần. Lý Phúc Triệu sau khi bán ra toàn bộ số cổ phiếu đã kiếm được mấy triệu đô la Hồng Kông.
Lý Phúc Triệu vốn là một người có thế lực xuất thân trong gia đình vọng tộc, tài sản cá nhân của ông ta đã rất nhiều. Lợi nhuận kiếm được lần này chẳng qua chỉ như một sợi lông của chín con bò. Bản thân là một tỉ phú nhưng vẫn tham lam vô độ, không biết thỏa mãn. Kết quả vì cái nhỏ bỏ cái lớn dẫn đến vi phạm pháp luật, thân bại danh liệt.
Từ đó có thể thấy, cho dù bước vào vũ đài chính trị hay ra thương trường làm kinh tế, trước lợi lộc đều phải biết dừng đúng lúc, có hạn độ, nhất thiết không được quá tham lam, chức vị danh vọng cao rồi lại muốn cao hơn, tiền bạc lợi lộc nhiều rồi lại muốn nhiều hơn. Hàn Tín đã được phong Vương bái Hầu, hãy còn cảm thấy không đủ, Lý Phúc Triệu đã là nhà tỉ phú vẫn không thỏa mãn để cuối cùng chôn vùi tiền đồ, gấm vóc rơi vào kết cục đáng buồn. Có thể thấy bất kể làm chính trị hay làm ăn trên thương trường đầu óc của mọi người cần duy trì sự tỉnh táo, không nên quá tham lam.