ồi nhật ký tiếp tục. Anh ghi lại những kỷ niệm về một đợt hai người ở nông thôn, nơi nào thì tôi không rõ. Nhưng lạ là từ giờ phút này, có lẽ do hổ thẹn âm thầm, anh viết không ra hàng không ra lối, ngắt đoạn luôn luôn, chữ vừa tháu vừa nghuệch ngoạc, đến nỗi tôi phải đọc kỹ và viết lại cho dễ hiểu.
14 tháng sáu – Sáng sớm khi anh thức dậy trong buồng quán trọ, nắng đã soi tỏ những hình vẻ đỏ chói trên bức ri-đô đen. Ở phòng bên dưới, các công nhân nông nghiệp vừa uống cà phê sáng vừa nói oang oang; qua những câu từ tốn mà gay gắt, họ bộc lộ phẫn uất đối với một ông chủ của mình. Dĩ nhiên, trong giấc ngủ, từ lâu Môn đã nghe thấy tiếng ồn ào điềm tĩnh ấy. Bởi vì lúc đầu anh chẳng để tâm đến làm gì. Tấm ri-đô lốm đốm những chùm hoa quả đỏ bừng torng nắng, tiếng chuyện trò buổi sớm vọng lên tận căn buồng yên tĩnh, tất cả hòa lẩn trong ấn tượng duy nhất của một lần thức dậy ở nông thôn, vào đầu đợt nghỉ thú vị.
Anh trỗi dậy, nhẹ nhàng gõ cái cửa ra vào bên cạnh, nhưng không được trả lời; và anh thận trọng hé cánh cửa ra. Anh liền nhận thấy Valăngtin và hiểu từ đâu mình được hạnh phúc thanh thản thế này. Cô đang ngủ, hoàn toàn bất động và thanh bình, đến không nghe tiếng thở, đúng như một con chim ngủ. Anh ngắm hoài bộ mặt như trẻ thơ đang nhắm nghiền đôi mắt, bộ mặt xiết bao thanh thản, đến nỗi không ai nỡ đánh thức và khuấy động.
Để chứng tỏ mình không ngủ nữa, cô không có cử động nào khác ngoài việc mở mắt và ngắm nhìn.
Cô mặc quần áo vừa xong, Môn đã vào ngồi xuống bên.
- Chúng ta dậy muộn rồi – cô bảo.
Rồi tức thì, cô như một bà tề gia nội trợ thực thụ.
Cô sắp xếp lại hai phòng, chải những quần áo Môn mặc hôm qua; khi đến cái quần, cô bỗng đượm buồn: phần dưới hai ống quần đều bám đầy bùn. Cô phân vân, rồi tước khi chải, cẩn thận lấy mũi dao cạo bùn đi.
- Khi đuổi bắt nhau trong bùn đất – Môn nói – thanh thiếu niên ở Xanhtơ-Agat đề bê bết gấu quần như vậy.
- Con em, chính mẹ em dạy cho làm thế - Valăngtin phụ họa.
Đấy hẳn là người bạn đời mà Môn – chàng nông dân kiêm thợ săn – từng mơ ước cuộc phiêu lưu bí ẩn của anh.
15 tháng 6 – Trong bữa ăn chiều ở trang trại mà nhờ bạn bè giới thiệu hai người là vợ chồng, Môn và Valăngtin được mời dự - cả hai đều thấy rất phiền về chuyện nay – cô cứ e ấp như một nàng dâu mới.
Ở mỗi đầu bàn phủ vải trắng, đều có những cây đèn nến hai chân thắp sáng, đúng như ở một đám cưới nông thôn êm ả. Dưới ánh nến yếu ớt, các khuôn mặt hễ cúi xuống là chìm ngay vào bóng tối.
Bên phải Patơrix (con trai chủ trại), có Valăngtin, rồi đến Môn rất ít lời từ đầu chí cuối, dù gần như lúc nào khách khứa cũng bắt chuyện với anh. Ở làng quê heo hút này, từ khi quyết định để cho thiên hạ coi Valăngtin là vợ mình, để tránh những tiếng xì xầm, anh lại rầu rĩ bởi nỗi tiếc thương và niềm ân ận cũ. Và trong khi Patơric điều khiển bữa tiệc theo kiểu một quý tộc nông thôn, Môn nghĩ:
- Đêm nay lẽ ra phải chính mình chủ trì tiệc cưới của mình trong một phòng thấp như phòng này, một phòng đẹp mà mình biết rõ.
Bên anh, Valăngtin e lệ từ chối tất cả các thứ mà người ta mời cô. Cứ như là một cô gái thôn quê vậy. Mỗi khi đươc mời ăn hay uống, cô lại nhìn Môn và như muốn trốn vào sau lưng anh. Từ lâu Patơrix nài nỉ cô uống, nhưng không được; cuối cùng, Môn nghiêng người về phía cô bảo khẽ:
- Uống đi, Valăngtin thân yêu!...
Cô ngoan ngoãn uống liền, Patơrix mỉm cười khen Môn có cô vợ biết vâng lời.
Nhưng Môn và Valăngtin, cả hai đều lặng im, nghĩ ngợi. Dần dần, họ thấy mệt. Những bàn chân họ vừa dầm bùn trong cuộc dạo chơi lạnh giá đi trên nền gạch vuông được lau chùi cẩn thận trong bếp. sau đó, thỉnh thoảng, chàng trai buộc phải nói:
- Vợ tôi, Valăngtin, vợ tôi đây…
Mỗi lần khàn khàn thốt ra tên đó trước những người nông dân xa lạ rong căn phòng ảm đạm này, anh lại có cảm giác phạm lồi.
17 tháng 6 – Chiều hôm ấy bắt đầu khá dở.
Patơrix cùng vợ đi dạo với hai người. Dần dần, trên sường quả đồi trọc, hai cặp tách nhau ra. Môn và Valăngtin đến ngồi trong một khoảng rừng thưa giữa những cây đỗ tùng.
Gió cuốn đến những giọt mưa và trời đầy mây thấp tịt. Buổi tối có vị cay đắng, hình như thế, vị u sầu mà ngay tình yêu cũng không xua tan nổi.
Họ ngồi đấy bao lâu trong chỗ ẩn dưới các cành cây, và rất ít trò chuyện. Rồi mây tan, trời quang đãng. Họ tin rằng bây giờ mọi chuyện sẽ tốt đẹp.
Họ bắt đầu nói đến tình yêu, Valăngtin nói hoài, nói mãi…
- Đây là cái nhà chồng chưa cưới của em hứa với em, như trò trẻ: chúng ta có ngay một ngôi nhà, như một túp lều tranh nơi đồng quê heo hút. Nó đã hoàn toàn sẵn sàng. Anh ấy bảo. Chúng mình sẽ đến đó như vừa đi dụ lịch xa trở về, đúng vào đêm cưới, vào giờ gần tối như lúc này. Và dọc các nẻo đường, từ các sân nhà, ẩn trong các lùm cây, lũ trẻ không quen hò reo chúc mừng chúng ta: “Cô âu muôn năm!”… Thật là điên, phải không anh?
Sửng sốt, lo âu, Môn lắng nghe. Anh có cảm tưởng đây là tiếng vọng của một tâm tình anh đã nghe thấy. Trong giọng điệu của cô gái khi cô kể lại câu chuyện, cung có một nỗi luyến tiếc mơ hồ.
Nhưng cô sợ làm phật lòng anh. Cô quay về phía anh, vừa sôi nổi vừa dịu dàng:
- Em muốn cho anh tất cả những gì em có, đối với em, đó là cái quý hơn mọi thứ… Anh hãy nhận và thiêu hủy nó đi.
Đến đây, vừa chăm chú nhìn anh với vẻ khắc khoải, cô vừa lôi từ túi ra một hộp thư, thư của chồng chưa cưới, và giơ choa nh.
Ôi, tức thì nah nhận ra nét chữ thanh nhã. Ao anh không nghĩ ra sớm hơn! Đó là chữ của Phrăng, chàng Bô-hê-miêng mà anh đã được đọc thưở ấy trên tấm thiếp tuyệt vọng bỏ lại trên phòng của lâu đài…
Giờ đây hai người bước trên môt lối đi hẹp hai bên mọc đấy bạch cúc hay những đồng cỏ khô mà ánh nắng năm giờ chiều xen vào. Dù vô cùng sững sờ, Môn vẫn chưa hiểu tất cả những chuyện khiến anh ngạc nhiên có nghĩa là gì. Anh đọc thư bởi vì cô yêu cầu. Những câu trẻ con, đa cảm, xúc động… Đây là câu trong bức thư cuối cùng:
… Ôi, cô đã đánh mất trái tim nhỏ của mình, hởi Valăngtin thân yêu không thể tha thứ được. cái gì sẽ đến với chúng ta? Vả chăng, tôi không mê tín mà…
Môn vẫn đọc, mắt như lóa đi vì luyến tiếc và giận dữ, mặt bất động nhưng tái nhợt, da mặt dưới ánh mắt giật giật liên hồi. Thấy anh như vậy, Valăngtin soi mói nhìn xem vì sao lại giận dữ và lạnh lùng như thế.
- Đây là một vật quý anh ấy cho em và yêu cầu em thề giữ mãi trọn đời – cô hấp tấp nói – Trong đó toàn là những ý nghĩ điên rồ của anh ấy.
Nhưng cô chỉ khiến cho Môn điên tiết hơn.
- Điên rồ! – anh vừa bỏ thư vào túi áo mình vừa thốt lên – Sao cứ nhắc lại từ ấy? Sao không bào giờ tin cậu ta? Tôi biết cậu ấy. Đó là chàng trai tuyệt vời nhất trên đời.
- Anh biết anh ấy ư? – cô hỏi vô cùng xúc động – Anh biết Phrăng de Gale?
- Cậu ấy là người bạn tốt nhất của tôi, bạn cùng phiêu lưu, vậy mà tôi lại chiếm vợ chưa cưới của cậu ấy!
“Chao ôi, cô, cô đã chơi xỏ cả hai chúng tôi, bởi cô không tin ai hết – anh lồng lên nói tiếp – Cô là nguyên nhân của tất cả. Chính cô đã mất hết, mất hết!
Cô muốn trao đổi lại, muốn nắm lấy tay anh, nhưng anh đẩy cô ra một cách thô bạo.
- Cô đi đi! Để tôi một mình thôi!
- vâng, đã thế này… - cô vừa thều thào, vừa lắp bắp, mặt đỏ bừng – em sẽ đi. Em sẽ về nhà ở Buôcgiơ với chị em. Và nếu anh không đến tìm, anh biết đấy, đúng không, bố em rất nghèo, chẳng nuôi nổi ea đâu. Cho nên, em sẽ lại lên paris, lại lang thang bát phố như trước đây, chắc chắn em sẽ trở nên một cô gái hư hỏng, bởi lẽ em có còn việc làm đâu…
Cô bỏ đi tìm hành lý để đáp tàu hỏa về quê, trong khi không thèm nhìn cô, Môn tiếp tục đi vơ đi vẩn.
Nhật ký lại dừng.
Tiếp theo lại là những bức thư viết nháp, thư của một người không dứt khoát lầm lạc. Về đến Phectê d’Angilông, Môn gửi thư cho Valăngtin, bề ngoài là để khẳng định quyết tâm của anh không bao giờ gặp lại cô và để biện bạch với cô bằng những lý do xác đáng, nhưng thực tình có lẽ là để co trả lời. Trong một bức thư như thế, anh hỏi cô điều mà trong cơn bối rối, anh đã quên hỏi cô: Cô có biết lâu đài mà anh tìm kiếm bấy lâu nay ở đâu không? Trong một bức thư khác, anh vui vì cô làm lành với Phrăng de Gale. Chính anh sẽ đi tìm Phrăng về cho cô… Tất cả các bức thư mà tôi thấy bản nháp đều không được gửi đi. Nhưng nah đã phải viết hai hay ba lần, mà chẳng bao giờ được trả lời. Đối với anh, đó là một giai đoạn tự vật lộn đau đớn và khủng khiếp, trong sự cô đơn hoàn toàn. Hy vọng gặp lại Yvon de Gale đã tắt hẳn; theo thời gian, quyết tâm sắt đá của anh yếu dần đi. Căn cứ những trang tiếp theo – những trang nhật ký cuối cùng của anh – tôi mường tượng một sáng đẹp trời đầu kỳ nghỉ hè, anh đã phải thuê một cái xe đạp để đến Buôcgiơ thăm nhà thờ.
Mờ sáng, anh đã lên đường, đạp theo lối đi đẹp đẽ thẳng tắp giữa các rừng cây, vừa đạp vừa nghĩ ra vô số cớ để xuất hiện đường hoàng chứ không phải đau hờn hay cầu khẩn trước cô gái mà anh đã đuổi đi.
Bốn trang chót, mà tôi có thể viết lại, sẽ kể về chuyến đi và lỗi lầm cuối cùng này.