rong ngôi nhà tràn đầy kỷ niệm u buồn, nơi suốt ngày những người phụ nữ ru nựng cháu nhỏ còn bé teo teo đang ốm, chả bao lâu cụ Gale cũng ốm liệt giường. Ngay từ những đợt rét đậm đầu tiên của mùa đông, cụ lặng lẽ tắt dần và tôi không sao nén được những giọt lệ nhỏ xuống đầu giườn của ông già thú vị dễ thương mà tư tưởng khoáng đạt với óc lãng mạn rất khắng khít với ý thích bay bổng của người con đã là nguyên nhân toàn bộ cuộc phiêu lưu của chúng tôi. Cụ qua đời, rất đúng lúc rồi, trong sự im lặng gần như tuyệt đối, trong khi cụ hoàn toàn không hiểu những gì đã xảy ra. Như thế đã từ rất lâu, không còn bạn bè và người thân ở vùng này của nước Pháp, cụ di chúc lập tôi là người thưa tự toàn phần cho đến khi Môn trở về, nếu một mai anh về thật, và lúc đó, tôi phải giao tất thảy cho anh… Kể từ đấy, tôi đến sinh sốn gở Xablonnie. Tôi chỉ đến Xanh Bơnoa để giảng dạy, mờ sáng đã ra đi, trưa đến thì dùng bữa ăn làm sẵn ở lâu đài va đem hấp nóng trên lò sưởi, buổi tối lên lớp là về ngay. Do đó tôi có thể giữ bên mình đứa bé mà phụ nữ trong trại chăm sóc. Nhất là nhờ thế, tôi có thể tăng dịp may được gặp Môn, vi như nah trở về Xablonnie.
Vả lại, tôi không thất vọng, mà tin rồi sẽ phát hiện ra trong các đồ gỗ, các ngăn kéo trong nhà một mẩu giấy nào đó, một dấu hiệu nào đó cho tôi biết cách dùng thời gian của anh trong suốt mấy năm anh im hơi lặng tiềng vừa rồi – và có thể từ đấy nắm được lý do khiến anh bỏ trốn, hay ít ra cũng tìm thấy dấu vết của anh… Tôi đã phí công lục tìm không biết bao nhiêu tủ đứng và tủ hốc tường, các phòng chất đồ cũ mở ra vô số hộp các-tông đủ kiểu đủ cỡ, cái thì đầy những bó thư cũ hay ảnh đã ố vàng của gia đình Gale, cái thì đầy hoa giả, ngòi bút lông, tua ngủ hay chim chóc đã lỗi thời. Từ những hộp ấy bay lên một mùi nhạt thếch, một hương thơm đã tàn, chúng đột nhiên gợi lại cho tôi trong suốt một ngày biết bao kỷ niệm và tiếc thương, khiến tôi tạm ngừng tìm kiếm.
Một ngày ngỉ, toi trông thấy trên phòng áp nóc một cái hòm cũ, thấp và dài, phủ đầy lông lợn bị gặm nham nhở, và tôi nhận ra đó là cái hòm học sinh của Môn. Tôi trách mình đã không bắt đầu tìm kiếm từ đây. Tổ mở cái khóa đã gỉ chẳng khó khăn gì. Đầy đến miệng hòm là sách, vở thời Xanhtơ-Agat. Số học, văn học, cở toán… bao nhiêu thứ. Vì xúc động hơn là vì tò mò, tôi bắt đầu lần giở tất cả, đọc lại những bài chính tả mà đến nay tôi vẫn thuộc lòng, đã bao lần chúng tôi chép lại. “Đường thủy” của Ruxxô, “Một cuộc phiêu lưu ở Calabrơp “của P.L. Cueriê, “Thư Joocjơ Xăng gửi con trai”…
Cũng có một quyên “Vở bài tập hàng tháng”. Tôi lấy làm lạ, vì những vở loại này đều để lại lớp, không bao giờ học sinh mang ra khỏi trường. Đấy là một quyển vở màu xanh mà mép đã úa vàng. Tên học sinh, Ôguyxtanh Môn, viết ngoài bìa thàng một vòng tròn khá đẹp.Tôi mở vở ra. Nhìn thời gian chép bài tập: tháng tư, 189…, tôi nhận thấy rằng Môn bắt đầu ghi chỉ ít ngày trước khi rời Xanhtơ-Agat. Những trang đầu được giữ gìn hết sức trang nghiêm và cẩn thận như quy tăc khi dùng vở tập làm văn. Nhưng chỉ có không quá ba trang đã viết, phần còn lại trắng nguyên, vậy là tôi hiểu vì sao Môn đem vở về.
Quỳ trên đất, vừa suy nghĩ đến những nội quy và thói quen trẻ thơ từng chiếm chỗ lớn biết chừng nào trong tuổi thanh niên của chúng tôi, tôi vừa lần giở những trang của quyển vở ghi dở. Chính do vậy mà tôi phát hiện ra chữ viết trên các trang khác. Sau bốn trang để trắng, người ta lại bắt đầu ghi.
Đó vẫn là chữ của Môn, nhưng viết tháu, gần như khôn đoc được. Từng đoạn dày mỏng khác nhau, phân cách bởi những dòng để trắng. thỉnh thoảng lại thấy một câu chưa viết xong. Có khi chỉ một con số thời gian. Ngay từ dòng đầu, tôi đã đoán có thể tìm thấy trong quyển vở này những chỉ dẫn về cuộc sống đã qua của Môn ở Paris, những chỉ dẫn về con đường mới mà tôi từng tìm kiếm, tôi bèn xuống phòng ăn để đọc thật đã giữa aban ngày ban mặt tài liệu kỳ lạ này. Đây là một ngày mùa đông sáng sủa và náo động. Lúc thì ánh nắng chói chang vẽ những hình thập tự vuông vừa lên những tấm màn cửa sổ trắng xóa, lúc một cơn gió bất chợt nổi lên, ném vào mặt kính cửa một thoáng mưa rào lạnh ngắt. Chính bên lửa, trước ô cửa sổ ấy, tôi đã đọc những dòng giúp tôi hiểu rõ bao chuyện và sau đây tôi xin chép lại nguyên xi…