Lâu Đài Huyền Bí

PHẦN III - Chương I

Docsach24.com

 út thuốc, vẩy nước đường lên đầu cho tóc quăn, ôm hôn các nữ sinh bổ túc trên đường, kêu to “Cướp lấy cái mũ vải!” từ sau hàng rào để trêu cô nữ tu đi qua, đó là niềm vui của tất cả các ông mãnh mặt trơ trán bóng trong vùng. Vả chăng, ở tuổi hai mươi, các ông tướng như vậy rất có thể tu tỉnh lại và đôi khi khá nhạy bén với cái tốt. Sẽ nghiêm trọng nếu ông mãnh có bộ mặt già héo, nếu hắn ta kể những chuyện nửa kín nửa hở về phụ nữ trong xứ, nếu hắn thao thao bao nhiêu chuyện bậy bạ về Ginbectơ Pôkơlanh để mua vui cho đồng bọn. Tuy nhiên, cũng chưa hết hy vọng.

Ấy là trường hợp của Giacxmanh Đơlusơ. Không hiểu tại sao, dù chắc chắn không hề muốn thi cử, hắn vẫn theo học lớp cao đẳng mà mọi ngươi đều muốn bỏ hắn. Trong thời gian đó, hắn học với chú Đuyma của hắn lam nghề thạch cao. Chẳng bao lâu chỉ còn thằng Giacxmanh này, cùng Bugiacđông và một cậu khác rất hiền tên là Đơnix, còn viên trợ lý, là những học sinh lớn mà tôi lui tới luôn luôn, bởi lẽ họ thuộc “thời của Môn”.

Mới lại, Đơlusơ cũng thành thật muốn là bạn cua tôi. Nói cho cùng, từng là kẻ thù của Môn, hắn muốn trở thành chính Môn trước con mắt toan trường, ít ra hắn có lẽ cũng tiếc đã không là tùy tùng của anh. Không thô thiển như Bugiacđông, hắn đã cảm thấy tất cả những gì là phi thường mà Môn đem vào cuộc sống chúng tôi, tôi nghĩ thế. Tôi hay nghe hắn nhai đi nhai lại.

“Chuyện ấy thì MôN sếu thừa hiểu…”, hay là “A, Môn Sếu nói thế này…”

Ngoài việc ra dáng đàn ông hơn chúng tôi, Giacxmanh còn có một kho cửa quý dùng vui chơi, khiến hắn hơn hẳn chúng tôi: một con chó đực đa chủng, lông xù màu trắng, biết đáp lại khi bị gọi giễu là Bêcali, biết câu tha về những hòn đá người ta ném ra xa, dù không có khả năng biểu diễn trò thể thao nào khác, một xe đạp cũ mua rẻ mà thỉnh thoảng sau buổi học, Giacxmanh cho chúng tôi cưỡi, còn đối với các cô gái thì hắn rất thích cho tập; sau cùng và trên hết là một con lừa trắng bị mù có thể buộc vào mọi loại xe.

Đấy là lừa của chú Đuyma. Mùa hè, chú cho Giacxmanh mượn khi chúng tôi tắm ở sông Sê. Dịp ấy, mẹ hắn cho một chai nước chanh mà chúng tôi để dưới ghế ngồi giữa đám quần đùi khô cứng. Và chúng tôi đi ra, tám hay mười học sinh lớn của lớp, có ông Xơren đi cùng, kẻ đi bộ, người leo lên chiếc xe lừa kéo, mà chúng tôi để lại ở trong trại Giăng Phông, khi con đường đến sông Sê đã bị nước xói mòn quá nhiều.

Tôi nhớ lại một cách cặn kẽ một trong những chuyến đi thường lệ như vậy. Trong chuyến đi đó, con lừa của Giacxmanh chở đến Sê quần đùi, hành lý của chúng tôi, nước chanh và ông Xơren, còn chúng tôi đi bộ phía sau. Bây giờ đang tháng tám.

Chúng tôi vừa thi xong. Được giải thoát khỏi nổi lo ấy, chúng tôi cảm thấy hình như tất cả mùa hè, tất cả hạnh phúc trên đời này là của chúng tôi, và vào những giây phút đầu tiên củ buổi chiều thứ năm tươi đẹp, chúng tôi vừa đi vừa hát, chẳng hiểu vì sao cũng chẳng biết trời đất gì nữa.

Lượt đi, có một cái bóng ngã xuống bức tranh ngây thơ ấy. Chúng tôi nhìn thấy Ginbêctơ Pôkơlanh đi đằng trước. Thân hình nở nang, váy lửng ngang bắp chân, giày cao gót, cô có cái vẻ dịu hiền và sợ sệt của một cô bé con vừa thành thiếu nữ. Cô rời đường cái, vào một đường vòng, chắc chắn là đi mua sữa. Cậu bé Côphanh liền bảo Giacxmanh cho xe đuổi theo:

- Chẳng phải lần đầu tao ôm hôn nó đâu – Giacxmanh trả lời.

Rồi hắn bắt đầu tuôn ra vô khối chuyện tục tĩu về cô và các bạn cô. Trong khi đó, nổi máu anh hùng rơm, chúng tôi rẽ vào con đường cô gái đang đi, để mặc ông Xơren tiếp tục cuộc hành trình trên chiếc xe lừa. Nhưng chả mấy nỗi, các anh hùng rơi dần khỏi bọn. Ngay Đôlusơ cũng tỏ ra ít quan tâm đến việc tấn công cô gái đi phía trước. Hắn giữ cự ly cách cô khoảng 50 mét. Có vài tiếng lục tục như gà mái, vài tiếng huýt sáo nịnh đầm. Rồi chúng tôi bỏ cuộc quay lại, có phần ngượng ngập trên đường trời nắng chang chang, nhưng vẫn phải chạy. Chẳng còn ai hát nữa.

Trong các rừng liễu héo ven bờ sông Sê, chúng tôi cởi áo ra, rồi lại mặc vào. Liễu có thể ngăn được mắt người, chứ không ngăn được nắng. Chân giẫm trên cát và bùn khô, chúng tôi chỉ nghĩ đến chai nước chanh của bà góa Đơlusơ đang ngâm mát trong mạch nước Grăng Phông đào ngay bên bờ sông. Dưới đáy mạch nước, bao giờ cũng có những đám cỏ màu xanh lam, và hai hoặc ba con vật tựa như con mọt ẩm. Nhưng nước trong lắm, đến nỗi người đi câu không ngần ngại quỳ xuống, hai tay chống hai bên bờ và uống.

Ôi, ngày hôm ấy cũng như mọi lần… Khi đã ăn mặc chỉnh tể, ngồi chắp bằng thành vòng tròn, cùng thưởng thức nước chanh tươi mát rót vào hai cốc vại, sau lúc đã mời ông Xơren dùng phần dành cho ông, hầu như mỗi chúng tôi chỉ được nhấp một chút bọt, đâm ngứa cổ và càng khát. Bấy giờ, chúng tôi lần lượt ra mạch nước mà thoạt đầu coi thường, rồi cúi mặ xuống gần mặt nước. Nhưng đã bạn náo quen với cách uống này của dân quê đâu. Cũng như tôi, nhiều bạn đã không khát. Bạn thì vì không thích nước đầy. Bạn thì không nuốt nổi vì sợ nuốt phải con mọt ẩm. Bạn vì thấy nước trong tưởng nó cạn nên vục cả mặt vào, đến nỗi sặc nước, mũi cay xè. Bạn thì vì tất cả những lý do đó cộng lại… Chả sao! Trên bãi bờ cằn cỗi của sông Sê, chúng tôi cảm thấy hình như nơi này cất giữ tất cả cái mát mẻ của đất. Thậm chí ngay bây giờ, chỉ cần nghe đến tiếng “mạch nước” vang lên ở bất cứ đâu, tôi vẫn nhớ mãi đến mạch nước ngày xưa ấy.

Cũng như lượt đi, trời nhập nhoạng, chún tôi mới ra về, lòng hoàn toàn vô tư lự. Dẫn lên đường cái, con đường Grăng-phông là một dòng suối về mùa đông, một lạch khô về mùa hè, nhan nhản những bó và rễ cây to, cứ thoai thoải đi lên giữa hai rặng cổ thụ như hai hàng rào.

Một bộ phận nhóm chúng tôi do nghịch ngợm đi vào con đường ấy. Còn chúng tôi cùng ông Xơren, Gaicxmanh, và nhiều bạn khác đi theo con đường cát êm chạy dọc cánh đồng bên cạnh, sonh song với con đường kia. Chúng tôi nghe các bạn ấy cười nói rất gần, bên dưới chúng tôi, nhưng không thấy người. Trong khi đó, Đơlusơ ba hoa những chuyện “nam nhi” của hắn… Trên đỉnh những ngọn cây của hàng rào cao sừng sững, rả rích tiếng những con côn trùng mà chúng tôi nhìn thấy rung động quanh những tấm đăng-ten-la còn in ro trên nền trời mờ ảo. Thỉnh thoảng, một con bất ngờ bứt ra, bổ nhào xuống, kêu vù vù và nghe rõ mồn một. Đẹp sao buổi chiều hè thanh bình!... Trở về sau một cuộc chơi đồng thảm hại, không hy vọng, nhưng cũng không lo lắng. Lại chính Giacxmanh, dù không cố ý, khuấy động cái vô tư ấy của chúng tôi.

Vào lúc chúng tôi lên đến đỉnh đồi, ở chỗ có hai tảng đá cổ khổng lồ có lẽ là dấu tích của một tòa lâu đài đồ sộ, hắn bỗng huyên thuyên về những lâu đài mà hắn đã thăm, đặc biệt là một lâu đài khá hoang tàn ở ngoại vi Viơ Năngxay: lâu đài Xabloanic. Với giọng khoa trương hợm hĩnh chỗ này và nhún nhường kiểu cách chỗ kia, hắn đã nhìn thấy một cái miếu đổ nát của tòa lâu đài cổ ấy một tấm bia mộ khắc dòng chữ:

Đây yên nghỉ chàng hiệp sĩ Gôloa

Một lòng với em, Chúa trời và Hoàng đế

- Dà! Dà! – Ông Xơren khẽ nhún vai thốt lên, vẻ hơi ngượng với kiểu cách nói chuyện, nhưng vẫn muốn để chúng tôi bô bô như những người đàn ông thực thụ.

Giaxcmanh tiếp tục mô tả lâu đài, như thể hắn từng sống ở đấy.

Nhiều lần trên đường từ Viơ Năngxay trở về, chú Đuyma và hắn cứ băn khoăn đầy hiếu kỳ trước một ngọn tháp xám nhỏ thấp thoáng bên trên các ngọn thông. Ở đấy, nơi rừng sâu, hẳn có nhiều tòa ngang dãy dọc mà chú cháu hắn có thể đến thăm khi chủ vắng nhà. Một hôm, một người gác lâu đài mà chú cháu hắn mời lên xe đã đưa hai người về tòa lâu đài chưa quen biết. Nhưng từ đó, người ta đã cho triệt hạ hết. Chỉ còn trang trại và một nhà nhỏ ngồi chơi hóng mát. Luôn luôn chỉ có hai nhân khẩu ở đó thôi: một sĩ quan về hưu già gần như phá sản hoàn toàn và con gái ông.

Hắn kể… hắn kể hoài… Tôi chăm chú lắng nghe, và linh cảm thấy rằng đó chính là chuyện mà tôi đã biết rõ. Bỗng như có phép mầu, những chuyện phi thường chẳng xảy ra thế này là gì. Giacxmanh quay sang, chạm vào tay tôi, vẻ xúc động bởi một ý nghĩ chưa từng có.

- Này, tao bảo nhé, thằng Môn Sếu ấy mà, mày cón nhớ nó không, nhất định thằng Môn Sếu đã đến đó…

- Đúng vậy - hắn tiếp lời, vì tôi vẫn lặng thinh – tao nhớ rằng ông gác có nói đến con trai của ông chủ lâu đài, một gã lập dị, đầu toàn những ý nghĩ khác đời…

Tôi không nghe hắn nữa, ngay từ đầu đã đinh ninh rằng hắn đoán đúng, rằng trước mặt tôi, xa Môn, xa mọi hy vọng, vừa mở ra rành rành và thật dễ đi, như một lối mòn quen thuộc, còn đương đến lâu đài không tên.