Hùng Karô

Chương 25

Docsach24.com

a bến, nhìn thấy chiếc xe có dòng chữ Nha Trang - Thành phố Hồ Chí Minh đầy ấn tượng đang nổ máy, tôi bỗng ngần ngừ một thoáng. Cái thành phố phương Nam rực nắng và có nhiều thú chơi hấp dẫn này tôi, một gã trai đồng rừng chính hiệu mới chỉ được nghe nói nghe đồn chứ chưa một lần được đặt chân đến. Rồi người ta bảo từ đó có thể đi Vũng Tàu, Đà Lạt, cần Thơ và một vài địa danh khác đều hay ho hết. Nhưng đây đâu phải lúc tôi cần cái hay ho, cái đó để sau, còn nhiều dịp nếu ông trời ông ấy không hại, cái tôi cần bây giờ là một nội dung tồn tại.

Và còn cả điều này nữa, nếu tôi đi Sài Gòn và cứ đà đó lang thang khắp nơi, gặp đủ các cảnh đời thì rồi không biết những dòng chữ mà giới cầm bút thường gọi là tự truyện này của tôi sẽ còn lôi thôi, lếch thếch làm khổ mắt người đọc, nếu may mắn có người đọc, đến bao giờ. Đó là còn chưa nói, vẫn là lời của ông nhà văn già phố núi suy gẫm, đã là tự truyện thì bao giờ cũng lắm chuyện, mặc sức thêu dệt, tha hồ tôn vinh mình nói xấu người khác, nói phét nói độc tới trời người ta cũng phải chịu, tự truyện tự kể, bố ai biết ma ăn cỗ chỗ nào mà lần.

Tốt nhất là nhằm hướng cao nguvên, một vùng đất hứa, a lê hấp, thẳng tiến!

Cũng là đường lên núi nhưng đường lên núi ở đây dễ chịu hơn đường lên núi ở ngoài kia nhiều. Ít quanh co, ít cua tay áo, van vát, mịn màng, rộng rãi hơn. Thành ra đường lên mái nhà Tổ quốc, thì nghe người ta ví von thế, lại như đường đi ngắm cảnh. Không phải nhà trồng trọt và cũng rất ghét nghề trồng trọt nhưng tôi cũng phải thừa nhận rằng đất đai ở đây trời ban cho quá nhiều ưu đãi. Đặc quánh, tơi xốp, vàng rộm, đỏ gan, có cảm giác chả cần chăm sóc gì, chỉ cần chôn hạt xuống là cây cối cứ tha hồ nảy mầm, lớn lên, vươn cao, xoè tán, xanh mướt, vâm vam. Như những đồi cao su, cà phê, tiêu, điều... trải dài đến tận chân mây cuối trời kia. Rồi thông nữa, thông hai lá, thông ba lá, thông reo trên đầu, thông reo dưới thung lũng, vi vu vi vu... lao xao bất tận.Thị xã Buôn Mê Thuột, thủ phủ của Đắc Lắc, cũng có ngườị gọi là Buôn Ma Thuột, hoăc chỉ gọi tắt là Buôn Mê nhưng đều có cái gì gợi nhắc đến chất thần giáo, u tỳ, bảng lảng, mong lung phả vào.

Vừa ra khỏi đám mây bao cấp ảm đạm nên Buôn Mê còn ngổn ngang, bừa bộn và lèo tèo lắm. Nhưng để bù lại, Buôn Mê có những con phố thật êm đềm, mộng mơ với những quán cà phê xinh xắn, một đặc thù của thủ đô cà phê trong cả nước này. Bầu trời Buôn Mê xanh biếc như mặt hồ có rất ít mây. Gió thổi dào dạt. Nắng vừa đủ ấm, sóng sánh như mật ong rừng, không rát bỗng cũng không oi nồng. Đàn ông thì vạm vỡ, đen mun, bộ đồ Kinh đan xen với những bộ đồ dân tộc đủ màu. Đàn bà con gái nơi đây không thật đẹp, ít nhất là so với Hà Nội, Nha Trang hay với cả Thái Nguyên nhưng hiền hoà, chân chất hơn. Má cô nào cũng hồng tươi, thân hình cô nào cũng mập mẩy, không cao quá không thấp quá, rất vừa một vòng tay ôm. Thì là tôi cứ tưởng tượng ra thế.

Kiếm một quán vắng, tôi ghé vào gọi một cốc cà phê đá để được yên tĩnh nghĩ ngợi một chút. Cà phê ở đây pha ngon quá thể! Đặc quẹo, nâu sánh, có chao nghiêng vệt nâu ấy vẫn còn vướng vít lại trên thành cốc. Mới uống vào thì đắng, để lâu nó lại ngọt, lâu chút nữa nó lại vừa ngọt vừa đắng, đang mệt, chỉ cần chạm đầu lưỡi vào cái màu nâu huyền diệu đó là toàn thân đã thấy châng lâng nhẹ bẫng.

Ra khỏi quán, chỉ cần một thông tin rất chi là ân cần của ông x

e ôm đậu gần đó là tôi đã có thể thuê được một căn phòng hai chục thước vuông trong ngõ nhỏ nhưng lại nhìn được ra phía quảng trường, nơi có một chiếc xe tăng. Phòng giá rẻ, có bảy chục ngàn một ngày đêm, nhưng một tháng cũng mất tới cả triệu rưởi chứ đâu có ít ỏi gì. Không sao, đất lạ quê người, bước đầu thế là ổn.

Tắm táp, giặt rũ xong, chợp mắt một lúc, trưa mò ra đầu ngõ làm đĩa cơm sườn năm ngàn cũng tạm gọi là ấm bụng, ấm thôi chứ muốn no, sức tôi phải chơi ít nhất là bốn đĩa, chiều mò ra chợ làm động tác trinh sát thực địa bước đầu.

Chợ cao nguvên khác hẳn chợ đồng bằng. Ngoài những thứ đồng bằng thường có như cá thịt, rau quả, mắm muối... tất nhiên, nơi đây người ta còn bán mua đổi chác những con thú nhỏ như rùa, rắn, tê tê, ba ba, kỳ đà... Đây mới là mặt hàng cốt tử mà ở đó, các cuộc trả giá, cãi vã, cò kè, thậm chí cả nổi điên nổi đoá cũng nương theo mấv chú bò sát lành hiền nằm chen chúc, rộn rạo trong thùng, trong rọ, trong bao tải, lổm ngổm bò ra cả bên ngoài đó mà rộ lên.

Tôi xà xuốhg một chỗ như thế, cất cái giọng lành hiền nhất có thể hỏi một anh chàng mặc khố, áo ghi lê thổ cẩm màu đỏ:

 Anh bán hay mua?

 Bán chứ. Mày không có con mắt à?

 Bán cho ai mà nhiều thế?

 Bán cho người mua.

 Thế mua rồi họ mang đi đâu? Xuống Sài Gòn à?

 Mang ra Bắc, mang lên biên giới, bán sang Tàu.

 Sang Tàu?

Cậu chàng xếch đôi mắt như thú hoang nhìn ngược lên tôi:

 Mày có mua không mà hỏi nhiều thế, điếc cái lỗ tai tao.

 Mua chứ - Tôi cười, rút một điều thuốc lá cắm vào đôi môi thâm xì của anh ta - Nhưng trước khi mua phải hỏi cái đã.

 Thuốc mày nhạt thấy mẹ nhưng thơm. Hỏi gì thì hỏi đi, tao đang bận.

 Thế bên Tàu họ không có thứ này à?

 Có thì còn mua làm gì? Cái sọ mày sao ngu qúa!

Đã quen với cách nói lốp chốp nhưng lòng dạ lại lành hiền của người dân tộc dù là ở phương Bắc, tôi hạ giọng rủ rỉ:

 Này! Giá ở đây so với giá bên Tàu có chênh dữ không?

 Dữ chớ. Đây bán một, mang sang bên kia họ mua mười.

 Thế... sao không làm riêng (Tôi cũng bắt đầu dùng những từ trong này cho đỡ phải hả hở mất thời gian) mang lên biên giới hoặc sang hẳn bên đó mà bán?

 Cái đầu mày ngu nên cái lưỡi mày cũng đần luôn. Mỗi người mỗi việc chớ, mình biết đường nào mà mang, mang không khéo có khi giá không bằng ở đây, có khi mất sạch bách à. Bọn buôn đường dài nó ghê lắm, nó bảo là luật đấy.

Rõ rồi. Vậy là cái đám người suốt đời thật thà này đã bị con buôn nó bóc đến tận xương tận tủy mà không biết, mà vẫn vui, vẫn bảo người khác là ngu, đầu ngu lưỡi ngu. Tôi cắm cho cậu chàng một mồi thuốc nữa:

 Hỏi câu nữa rồi đi heng: vùng này chỗ nào có nhiều những cái con này nhất?

 Mày ở đâu tới mà hỏi kỳ vậy? Công an à? Phòng thuế à? Vậy tao không trả lời đâu.

 Tao cũng như mày, muốn kiếm chút để cưới vợ.

 Khác chớ. Tao có vợ rồi. Mày kiếm chút để đi chơi gái thì có, tao biết cái bụng người Kinh mà.

Tốt nhất là không tranh luận, tranh luận với họ giằng co có khi mất cả ngày. Tôi làm bộ gãi đầu:

 Ừ, chơi gái. Gái trên này đẹp lắm!

 Không đẹp đâu, cái mồm mày nói ngược cái bụng mày, gái trên này chỉ làm đàn ông sướng nhiều nhiều thôi.

Lại cãi rồi. Tôi gật đầu phát nữa như một dấu chấm hết:

 Nào, ở đâu có nhiều cái con này nhất?

 Mày cứ tới Iasun, Acsup, Ajunha mà hỏi, có nhiều nhưng xa đấy mà chưa chắc họ đã bán cho bọn Kinh chúng mày đâu. Tao, tao cũng không bán đâu.

Cái thằng này, sao cứ mở miệng là Kinh với kọt thế nhỉ? Hồi chiến tranh, khi mấy cái vùng Súp, Sun xa xôi trở thành căn cứ địa cách mạng ấy chắc làm gì có kiểu nói đầy kỳ thị ác cảm thế này.

Rời khu chợ thú quý, tôi ghé quán làm một ly cà phê nửa để định thần trước khi ra quvết định hành động. Chao, thì ra đâu cứ phải chúi đầu vào vàng bạc, đá xanh đá đỏ mới hái ra tiền, ba cái con vật buôn một bán mười này mới thực sư là lãi mà lại lãi một cách nhàn thân, không chết chóc, không máu me, không lo thanh toán sát phạt, cũng chang phải trốn nhui trốn nhủi. Ô kê! (Lại một từ thời thượng đang được dùng khắp nơi, dùng trong mọi trường hợp đính vào mồm từ lúc nào?) Tính nết tôi từ nhỏ đã quyết liệt, định làm cái gì là tìm hiểu đến nơi đến chốn, hiểu rồi là làm đến cặn nguồn căn nguyên,

không nửa chừng không nước lợ. Chính thế mà thấy bàn bên có một người đàn ông đứng tuổi vẻ trí thức hay đại loại như thế đang ngồi đọc báo bên ly cà phê chảy nhỏ giọt, tôi sán lại:

 Thưa chú...

 Có việc gì không? - Cặp kính trắng nhướng lên.

 Cháu ở xa đến thăm bà con, thấy ở đây người ta buôn bán các con thú sang Trung Quốc nhiều quá, chắc bên ấy họ mua để nuôi như ta nuôi chó cảnh của họ?

Ông có vẻ trí thức hạ hắn kính xuống nhìn tôi như nhìn một vật thể lạ:

 Nuôi gì, họ mua để ăn.

 Ăn? Ăn gì mà như ăn vàng thế ạ?

 Còn quý hơn vàng. Người Tàu họ ăn uống cầu kỳ lắm, tất nhiên là cánh có máu mặt, cánh quan chức, cứ cái gì mà bổ khí tráng dương, tăng cường tuổi thọ, kinh lạc điều hoà, cải lão hoàn đồng... là giá nào họ cũng chơi, kể cả gái còn trinh, lịch sử xa xưa của họ là vậy và bây giờ cũng vậy.

Thảo nào. Tôi cũng đã từng được nghe mấy thằng bạn làm nghề ma cô dẫn gái ở ngoài kia kháo, cánh đại gia Trung Hoa sang đấy, việc đầu tiên là họ bắt mối với người bản xứ quen biết để lùng sục gái trinh với giá cao gấp ba mươi đến năm mươi lần gái thường, không phải chỉ để tăng khoái lạc, được nhìn thấy con gái quằn quại đau đớn trong cảm hứng khổ dâm mà hơn thế, họ muốn công việc làm ăn sẽ được may mắn, hanh thông hơn khi tiếp xúc với dòng tinh khí non trẻ, tinh khiết, đầu đời của con gái vị thành niên.

 Ngon ăn thế, chắc dân buôn cả nước đổ đến đây đánh quả?

Tôi hỏi tiếp. Ông kính trắng lắc đầu, cười, rõ ràng là cái cười của một người hiểu biết với một thằng trẻ ranh ngu ngơ:

 Đất lề quê thói cậu ơi! Muốn có được hàng này phải qua hàng chục các thủ tục, các cửa ải, cạm bẫy mà non gan nhụt chí một chút là bỏ cuộc ngay.

 Ví dụ?

Lần này thì đôi mắt kính trễ xuống:

 Cậu tính làm thử? Một lời khuyên của người đã từng trải qua và đã từng thất bại nhé: Bỏ đi! Nhìn tướng tác cậu bên ngoài tưởng hiền lành nhưng lại có sư quyết liệt, kiêu ngạo ngầm bên trong, cậu không chịu nổi sư ê chề mà cái công việc này nó đem lại đâu.

 Cám ơn chú!

Tôi trả tiền cho cả ông và đứng dậy. Không làm nổi đâu! Chính câu nói của ông ta đã đánh động vào thói hiếu thắng và trí tò mò của tôi. Gì mà không nổi? Khó đến như làm phu đãi vàng, làm bưởng trưởng còn chịu nổi huống chi là ba cái bán mua cò con, vặt vãnh này.

Sáng hôm sau, kiểm lại vàng và tiền lần nữa cho chắc ăn, tôi thuê một chiếc xe gỉ sét có tiếng kêu ăng ắng như chó bị thiến tại cửa hàng sửa chữa xe máv ở trước cửa nhà trọ rồi hỏi đường phóng đến Iasun. Đường xấu nhưng vắng, gió thổi như bão, cây xanh mướt mát trải dài hai bên đường nên chả mấy lúc cái xe đã nuốt trôi gần tám chục cây số.

Cảnh sắc Iasun nếu không có cái trạm kiểm lâm nằm chình ình như cái mụn bọc ở đầu con đường dẫn vào bản và bóng những người cưỡi xe máy các loại đi thu mua thú qua lại gầm ghì trên những con đường uốn lượn, ghập ghềnh, nhỏ hẹp thì có cảm giác như nơi đây đang bị cuộc đời bỏ quên, như hàng ngàn năm nay không có bước chân người đặt tới. Đi sâu vào, nhác thấy chỗ này chỗ kia, dưới gốc cây, trên thềm nhà, dưới mái lá có những nhóm người cả đàn ông lẫn đàn bà đang lui cui làm động tác kiểm hàng, dồn hàng, trả tiền cho chủ nhà. Có vẻ như việc này đã quá quen nên mọi sự đều được tiến hành hết sức chóng vánh. Không cân kẹo, không xét nét ngó nghiêng, người mua chỉ nhìn qua, nhấc lên đặt xuống gọi là rồi vất tọt vào bọc buộc kùm theo xe. Các chú rùa, rắn, ba ba... trước khi chui vào bóng tối còn giương đôi mắt đen láy lên ngơ ngác nhìn mà không hề biết rằng, ngày sau đây các chú sẽ phải vượt qua một cuộc hành trình dài hàng ngàn, hàng chục ngàn cây số đến một nơi hoàn toàn xa lạ để bị băm chặt, sào nấu chui tụt vào bụng con người.

Thế thôi, người mua lác đác, người bán cũng lèo tèo, xe đi vào thẳng hoặc, xe đi ra cũng không hăm hở gì. Tóm lại đây là một điểm thu mua lờ đờ, không sôi nổi, một điểm thu mua phụ, có lẽ do nguồn hàng.

Nán lại một chút xem giá cả, tôi quyết định chuyễn sang điểm Aesup với hy vọng nơi đó sẽ sôi động hơn. Đi qua trạm kiểm lâm, gặp một cái hất đầu ra ý hỏi không mua được gì à? Tôi cũng hất đầu trở lại ra ý nói hàng họ lọt quẹt nửa sống nửa chết thế này mua không bõ, chào nhé, bỏ cái kiểu hỏi khinh người như hỏi bọn lâm tặc ấy đi nhé, không điên tiết, bố mày lại cho cái đám kiểm ưa thì ít đồng loã thì nhiều như các chú mày lỗ mũi ăn trầu thấy mẹ bây giờ, hê!

Song rất may đến Aesup thỉ tình hình có khả dĩ hơn. Mật độ mua bán đã có chiều rộn ràng. Gần như mỗi nhà là một điểm giao dịch, cả bản là một trung tâm giao dịch, cân đo đong đếm nhịp nhàng, không đôi co, không gay gắt, kẻ mua tươi cười mà kẻ bán cũng sởi lỏi. Ghé vào một chỗ như thế, tôi đưa mắt nhìn: Ôi chao là ba ba, kỳ đà, rùa rắn, tê tê ở đâu ra mà nhiều quá thể, như thú quý cả nước đổ về đây, con nào con nấy bụng tròn căng, lưng óng ả như vừa được tẩm từ bể dầu thơm ra.

Tôi quyết định hạ trại.

Nhưng trước hết là phải có vốn. Ba cái triệu bạc mang theo, cùng lắm là chỉ làm được một chuyến cò con.

Quay trở về thị xã, tôi tìm đến ngay ông đeo kiếng tại quán cà phê quen.

 Sao, vẫn quyết tâm chứ? - Ông hỏi độp luôn.

 Vẫn. Nhưng nhờ chú giới thiệu cho một mối quen để cháu bắt đầu tập việc, tức là hùn vốn.

 Vốn được bao nhiêu?

 Dạ, cũng tạm, vừa làm vừa tạo thêm.

 Chờ đó!

Nói rồi ông dứng dậy ra chỗ bàn để điện thoại (Hồi ấy đã làm gì có di động) bấm máy, nói năng trễ nải cái gì đó ngắn gọn rồi đi trở lại:

 Thằng này thuộc loại tay tổ, trước là lính bị kỷ luật tước quân tịch đuổi về nhưng vẫn chưa mất hết chất, làm ăn cũng được, có chữ tín, không ăn chặn ăn bẩn nhưng nóng tính, làm phật y nó là ra ngoài đường ăn mày ngay. Mà cậu hình như trước cũng lính?

 Dạ, nhưng sao chú biết ạ?

 Đã là lính, đi qua chỉ cần ngửi mùi là thấy ngay.

 Mùi gì cơ? - Tôi hỏi đùa.

 Mùi gian khổ, mùi máu, mùi thua thiệt, mùi xa đàn bà, tanh tanh.

Đang nói, từ ngoài cửa bước vào một người nửa đàn ông nửa đàn bà trên tôi chừng năm, sáu tuổi, quần chảy, áo chim cò, da trắng nhẫy, tiếng nói như đưa như ru, chỉ riêng đôi mắt là láo liêng hệt mắt rắn ráo, kiểu mắt của người không tin ai.

 Thằng em này đây hả?

 Giả đó - Kính trắng trả lời - Mới nhập cư, còn lạ nước lạ cái, cùng dân lính, ông kèm cặp giúp đỡ giả chút nha!

 Chuyện nhỏ, ông bác đã giới thiệu là thằng em đâu dám chối từ. Chỉ có điều - Đôi mắt rắn trườn sang tôi - Không lười nhác, không được trí trá, nếu cậu có điều gì khuất tất, tôi sẽ không tha.

Rõ!

Gớm chưa kìa, người ngợm bằng cái tảy, cái đấm thì thiếu cái đá thì thừa mà cũng dám không tha! Không sao, qua sông lụy đò, cứ để cho con rắn ngóc cổ lên.

 Ngay ngày mai vào việc. Tiền có đến đâu, lãi hưởng đến đó, sòng phẳng.

Nói xong con rắn đi ra luôn. Người nhỏ, xe phân khối to, cả hai tạo thành một cặp hài hước phóng trên mặt lộ cao nguyên bụi mù đất đỏ.

Con rắn đúng là tay tổ. Gã thu mua bằng xe hòm chứ không phải bằng xe máy như người khác và đi theo hắn ít nhất là luôn có ba thằng thường trực, thằng nào thằng ấy bặm trợn, chân tay như chão, to con, đen đúa như được tuyển từ châu Phi sang. Phải nói quan hệ của hắn với các điểm bán như người nhà, bao giờ cũng có quà cho con nít, áo quần cho phu nữ, thuốc men cho người già và họ, vô tâm không cần biết mình đang bị bóc lột đến tận xương tuỷ, trong nhà có con thú quý nào là mang ra bán bằng hết.

Mặc dù được coi là cổ động góp vốn nhưng tôi cũng lăn xả vào cân kẹo, bốc vác y xì một thằng cu ly thất nghiệp. Làm gạch, đào bãi đã quen, ba cái bao rắn bao rùa này đối với tôi chỉ là muỗi. Tối đến, chưa xong việc, mấy thằng Phi kia rủ nhau ra quán uống rượu, còn tôi, tôi tìm một góc vắng trên nhà sàn ngồi hút thuốc. Lúc sau mắt rắn bước tới, ngồi xuống cạnh, tiếng nói trỏ nên thân mật khác hẳn:

 Câu được đó.

 Có gì đâu anh.

 Cố lên, đi theo tôi ít chuyến là sẽ có đồng ra đồng vào.

 Cám ơn anh.

 Trước đóng quân ở đâu?

 Cao Bằng.

 Uýnh nhau với Tàu à? Còn tôi đánh Mẻo, đoạn cuối trào. Nói chung đã làm lính thì trào nào cũng cực, cũng thường bị cuộc đời chó chết nó bỏ quên cho nên thằng nào khôn thì tự tìm cách mà cứu, cậu vào cuộc vậy là vừa, không sớm cũng không muộn.

Hắn ngồi hơi xích lại, bất giác tôi hơi nghiêng người sang bên, chết mẹ, đang mệt, hắn mà giở trò Pede ra lúc này thì có khi nôn ra mật xanh mật vàng mất nhưng rất may, hắn lại nháy mắt, giọng rất dâm:

 Chơi gái không? Gái S'Tiêng thứ thiệt đàng hoàng, mười sáu, nước nôi nghiêm chỉnh, ngay bản bên thôi, tôi đãi.

Tôi lắc đầu. Không phải tôi không bị cái nước nôi nghiêm chỉnh ấy quyến dụ nhưng có một cái gì như lời dặn dò của ông đại đội trưởng tốt bụng ngày nào còn đọng trong đầu tôi: “Đi đánh nhau cũng như buôn bán, phải cố mà tránh xa cái mùi đàn bà ra gở lắm!”

 Máy móc hỏng rồi à? Chiến tranh hay cuộc đời khốn nạn làm cho hỏng? Kiếm ra tiền mà cái kia hỏng thì kiếm làm cái chó gì. Tuỳ! Đi đây. Mỗi tuần cứ phải có vài ba cú thế này mới gọi là thông khí, ngon cơm.

Nhìn theo cái bóng gầy mảnh biến vào bóng tối cao nguyên sâu thẳm, tôi lắc đầu. Thì ra cái chuyện đực cái kia đâu có phụ thuộc gì vào tầm vóc thân hình. Mỗi tuần cứ phải vài ba cái... Chịu, ngay cả như tôi tôi cũng chịu.

Ngày hôm sau về thị xả đổ hàng xong, hắn đưa cho tôi một tệp tiền không biết bao nhiêu. Đêm về kiểm lại bỗng giật mình: Một triệu rưỡi! Gì mà nhiều thế? Có hai ngày mà được những từng này kia à? Mà đấy chưa nói là đồng vốn còn hẻo đấy. Được, nói chung là được, tốt! Đêm ấy tôi ngủ một giấc đẫy.

°

Cứ thế, ba ngày một chuyến, một tháng chục chuyến, chuyến sau do dồn vốn nên lãi nhiều hơn chuyến trước và chắc tôi sẽ hoàn toàn an vị với nó nếu như trong một quán ăn tối tôi không gặp một gã lái xe tải để ria mép chở hàng vừa từ biên giới về. Biết tôi là dân buôn thú quý từ trong bản ra, gã chẹp lưỡi:

 Người khác tôi không dám nhưng riêng ông, nhìn dáng ông phong trần, lãng tử, mạnh mẽ, tôi thấy ông buôn bán cò con thế này nó phí đi.

 Vậy thì tôi phải làm sao? Thành lập băng nhóm phá rừng chặt rừng à?

 Ông cứ đùa. Thế này nha: Ông đã có khi nào tính đến chuyện mang hẳn hàng lên biên giới chưa? Cũng một công mà tiền vào lại gấp năm gấp mười. Tất nhiên phải có gan, mà cái đó chắc ông có dư.

Buổi gặp qua nhanh nhưng cái nhớ lại nằm lại ngọ nguậy, đục khoét. Để đến khi được chừng ba chục chuyến, thấy lưng vốn đã hòm hòm, tôi tìm đến thẳng ngôi nhà hai tầng rất đẹp ngự ngay trên mặt tiền một đường phố lớn của mắt rắn.

 Sao? Muốn tách ra làm ăn riêng phải không?

Không cần tôi mở lời, gã hất cằm hỏi luôn.

 Đúng là chả cái gì giấu được ông anh cả.

 Giấu thế chó nào được. Thằng nào đủ lông đủ cánh chả thế chứ riêng gì cậu. Nhất là cậu. Ngay từ đầu nhìn trong mắt cậu tôi đã thấy một sự nén nhịn đến khổ sở là biết. Đồng ý! Tuy hơi sớm.

 Cũng là ơn anh đã chỉ bảo, đỡ đần lâu nay.

 Cái giọng nhớt đó không hợp với cậu.

 Vâng, anh à... em muốn... Em định...

 Lấy vợ à? Con đĩ nào thế? Bốc lửa bốc khói không?

 Không! - Tý nữa thì tôi phì cười - Em định mua tận gốc bán tận ngọn. Tức là em sẽ mang hàng lên tận biên giới.

Một tràng cười ré lên:

 Ái chà! Định làm ăn lớn, định làm đại gia kia đấy. Chà, buôn đường dài, liệu có nổi không?

 Em nghĩ là nổi.

-Nghĩ! Nghĩ và làm khác nhau nhiều lắm đó, cậu bé. Tôi nói điều đó bởi vì tôi đã từng làm và đã từng bể đầu sứt trán để rồi cuối cùng lại quay về đường ngắn, lãi ngắn, nhàn thân mà chắc ăn.

 Em tính cứ thử một chuyến.

 Có cái thử chỉ được một lần mà không có lần thứ hai đâu.

 Em hiểu.

 Tức là cậu đã nghĩ, đã lường hết mọi chuyện rồi?

 Em học ở anh.

 Vậy thì còn hỏi tôi làm cái mẹ gì nữa?

 Em muốn xin anh...

 Vay vốn phải không?

Một lần nữa mắt rắn lại đoán trước được. Càng tốt, đỡ phải dài dòng, im lặng. Gã đi đến phía cửa sổ nhìn ra vườn, bước chân nhẹ mềm như chân mèo. Lát sau gã quay lại, nét mặt thay đổi hẳn, lạnh tanh, cái lạnh của người khi bắt đầu va chạm đến đồng tiền:

 Bao nhiêu?

 Tùy anh. Nhưng nếu được chừng dăm chục thì tốt.

 Cho cậu vay năm chục.

 Dạ, em cám ơn. Em hứa sẽ trả anh vào thời gian sớm nhất, trả cả vốn lẫn lãi.

 Hỗn! Tôi lại thèm lấy lãi của cậu à? Tôi thực sự quý cậu, tín cậu, tôi cũng muốn cậu đi xa hơn tôi, cậu có thể làm thay những gì tôi đã không làm được. Phải hết sức cẩn trọng. Tiền tôi cũng cần nhưng mạng sống của cậu tôi còn cần hơn.

Giọng gã hơi nhột nhạt. Chợt nhớ có lần gã kể gã có một thằng em ruột khôi ngô lắm, nhưng rồi chỉ vì làm ăn sát phạt với cánh buôn gỗ ở Gia Lai mà thiệt mạng. Nỗi buồn dễ lây, lòng tốt dễ xúc động, tôi ôm lấy gã, lần đầu tiên tôi ôm cái thân hình như xăng pha nhớt của gã vào người giây lâu mà không thấy ghê ngại.

Chọn một ngày đẹp trời và đẹp cả số, tôi đóng tất cả hai trăm con rùa, cứ bắt đầu bằng rùa cái đã, vào ba cái thùng có lỗ thông hơi rồi quăng lên nóc xe khách trực chỉ Hà Nội thẳng tiến! Đường ọp ẹp, xe ọp ẹp, đoạn đường gần hai ngàn cây số bây giờ cùng lắm chỉ đi mất ba ngày thì dạo ấy phải cả tuần mới đến nơi. Cái lo nhất của tôi không phải là lo đụng công an, lo thuế má, lo trấn cướp xin đểu mà là lo các em rùa không chịu nổi nắng mưa bỗng dưng lăn củ tỏi ra. Cái sống cái chết của các em là cái sống cái chết của tôi một khi tôi hầu như đã dốc toàn bộ hầu bao vốn liếng vào canh bạc... rùa này. Cho nên suốt chặng đường tôi luôn luôn chăm sóc, ngó ngàng đến chúng đúng như những đứa con bé bỏng vàng bạc của mình. Nắng một tý, tôi se ruột. Mưa một tý, tôi buốt đầu. Đi thì thôi, hễ có phút nghỉ nào là tôi lại tót lên với chúng. Để đáp lại, qua các lỗ thở, những đôi mắt đen láy, nhỏ xíu nhìn lên tôi như ra ý bảo cậu bạn cứ yên tâm đi, loài rùa chúng tôi sinh ra đời là sống dai lắm, thế này chứ thế nữa cũng nhằm nhò gì ba cái vụ... lẻ tẻ.

Đến Hà Nội là kịch đường. Chưa kịp ngó nhìn cái thành phố đối với tôi không mấy thiện cảm nhưng cũng có chút kỷ niệm tiền án tiền sự này, cha con đã phải cõng bổng nhau lên xích lô vượt qua cầu Long Biên ngược lên phía cầu chui Gia Lâm để đón xe đi Hải Phòng. Người nhiều xe ít, vẫy được một chiếc xe dừng lại, dẫu có trả tiền gấp rưỡi gấp đôi, là cả một trần ai. Cuối cùng một chiếc xe khách mang nhãn hiệu Liva già nua cổ kính đã cho tôi thực hiện được cú đi ra thành phố cảng có trên trăm cây số nhưng phải mất cả ngày này.

Vì vậy mà khi đến nơi, ra bến Bính, chiếc tàu thuỷ cuối cùng đã rời bến. Đêm xuống. Gió lạnh hun hút. Bụng đói sôi sùng sục như nổi cám lợn nhưng chẳng thể bỏ rùa ở đó mà ra phố kiếm cái ăn. Cha con đành kiếm một cái mái che rách nát chui vào nằm qua đêm vậy. Bỗng có mùi gì thum thủm xộc thắng vào mũi. Chết cha rồi, chả lẽ có em rùa nào bị tử vong ư? Vội mở nắp thùng ngửi hít như chó đánh hơi... Không, không thấy gì, da thịt, mui mai của các em vẫn thơm lắm, chỉ khét đắng mùi nắng chút thôi. Một làn gió từ sông thổi vào dọc theo bến. Thở phào. Khốn khổ, mùi cá mà lại tưởng là rùa.

Rồi ngủ thiếp đi, cả người cả rùa đều ngủ li bì sau một chặng đường dài gió bụi. Li bì đến mức nửa đêm, nếu không có một cú đá đến ực một cái vào giữa ngực thì chưa chắc tôi đã choàng dậy. Trong ánh đèn bảo vệ vàng quạch, có ba cái bóng đen đang sừng sững đứng chạng háng trước mặt. Một bóng thấp, một bóng gầy và một bóng béo. Bóng thấp có lẽ là cái thằng vừa đá tôi, lên tiếng rất oách:

 Buôn hả?

 Buôn - Tôi trả lời theo đúng nhịp điệu của nó.

 Sao còn nằm đây?

 Vì chẳng còn biết nằm đâu - Vẫn đúng.

Cái bóng gầy từ phía sau bước lên, giọng như vỡ ối:

 Có tiền không?

 Tiền gì? - Đến đây thì không thể đúng nhịp điệu được nữa.

 Tiền nộp cho các bố mày chứ còn tiền gì - Vẫn bóng gầy.

 Sao phải nộp? - Tôi tưng tửng.

Đến lượt cái bóng béo bước lên. Người béo nhưng giọng lại rất mỏng rất gầy:

 Không mất thì giờ với nó nữa. Nghe đây thằng kia! - Hắn rút trong lưng ra một cái rìu bắt đèn sáng loáng nhứ nhứ vào giữa mặt tôi - Trong người có gì thì nôn ra, nôn hết, đừng để bọn tao phải rờ rẫm, bẩn tay.

Biết bọn này không đùa, đã từng nghe danh dân đất cảng không thích đùa, tôi đành dọn một cái giọng ai oán như phường bát âm ở quê:

 Ôi giời ơi các anh ơi là các anh ơi... Có bao nhiêu con dồn vào rùa vào rắn hết rồi con còn cái gì trong người nữa đâu... Trăm lạy nghìn lạy các anh tha cho để con còn trở về nuôi vợ nuôi con, hờ...

 Câm mõm! - Thằng thấp quát khẽ - Mày định đưa ma các bố mày đấy à?

 Ối giời ơi là giời... Con có dám đưa ai đâu - vẫn rền rĩ - Thôi thì có mấy thùng rùa này các anh lấy cả đi, chúng nó sắp ngoẻo củ tỏi cả rồi, em cũng chả muốn giữ làm gì nửa... hờ...

 Củ tỏi để tế thằng cha mầy à? Láo! Lục soát, có gì lấy hết!

Thằng béo có vẻ là trưởng nhóm nói và huơ rìu lên cho hai thằng kia xông lại. Đùa thế là vừa, chỉ bằng một động tác rất bình thường học lỏm hồi còn đi buôn trâu, thoắt cái tôi đã chuểên được cây rìu sang tay tôi và trở cán nện một cú ra nện vào giữa sọ hắn. Thằng này quay lơ, ôm đầu gục xuống giẫy đành đạch. Thằng cao xông lại, lần này tôi dùng chân, cũng là học được hồi còn ở quân ngũ phải thường xuyên đi trinh sát và thi thoảng sử dụng với đám lính biển người hay thổi kèn sừng dê phía bên kia, hức một tiếng, đến lượt nó ôm chặt lấy háng nhảy lò cò ra phía sau. Còn thằng thứ ba, thằng nhỏ con, chả cần động chạm gì cũng tự dưng lăn đùng ngã ngửa, mồm miệng lắp bắp không ra tiếng người cũng không ra tiếng thú. Đến lượt tôi lục soát ngược lại từng thằng. Chán mớ, chả có gì ngoài cái mùi hôi khẳm và những gói bột trắng đã hít được một nửa.

Tôi dựng cả ba dậy cho chúng ngồi tựa vào nhau, nhổ một bãi nước bọt xuống đất:

 Đã là nghiện thì hãy chọn con nghiện mà trấn cướp nhé! May cho chúng mày tao đang mệt chứ khi khác thì cả ba đứa đã xuống đáy sông nằm với Hà bá rồi.

Cả ba đều im thít như thế cho đến lúc này chúng vẫn chưa hiểu chuyện gì vừa xảy ra với mình. Vừa lúc có tiếng còi tàu vào bến. Sáng rồi, đã hiện ra lờ mờ ba cái mặt còn trẻ măng, chắc cũng chỉ mười bảy mười tám là cùng, tôi chỉ vào ba thùng rùa:

 Lần này tha. Bây giờ chúng mày chuyển mấy cái thùng này xuống tàu, nhanh!

Ba đứa líu ríu làm theo. Những em rùa của tôi sau một đêm ngủ yên giấc, bị động đến, vác lên cứ bò ầm ầm trong thùng, đến nổi thằng béo không thể không ngoái lại nhìn tôi như muốn nói: Đâu, có thấy con nào sắp ngoẻo củ tỏi đâu. Tôi bật cười. Nó cũng méo xẹo cười theo như thần chết vớ được sọ người.

°

Tàu ọp ẹp, hàng ọp ẹp, người cũng không khá gì hơn. Cũng đường biển đáng lẽ chỉ chạy vài giờ đằng này phải mất hai lèo, gần cả ngày mới đến nơi. Được cái thoả sức phóng tầm mắt ngắm ra ngàn ngàn hòn đảo rêu phong, im lìm như những con quái vật vô tri bị giời đày xuống hạ giới trên mặt vịnh. Trời xanh, biển xanh, chỉ có thân phận con người là tối.

Chiều muộn. Huyện đường biên Hải Ninh hiện ra trong mờ mờ sương khói. Gió biên ải cũng khác, nắng biên ải càng khác, man man, bảng lảng, ảo hư thế nào. Trên nữa là Móng Cái, nhà cửa vẫn còn nguyên dấu vết một trận giặc hoang tàn tuy khu cửa khẩu chiều nay sao người ở đâu mà chui bò ra nhiều thế! Người trên bờ, người dưới nước, người thảnh thơi du lịch, người tất bật bán mua. Người và hàng chen chúc nhau chuyển động qua lại hối hả, lo âu, căng thẳng như nơi đây sắp có cơn động chấn khổng lồ sắp xảy ra. Người ta bán tất cả những gì có thể bán và mua tất cả những gì có thể mua. Hàng đoàn xe siêu trọng chở dưa hấu nằm chờ bên này, có xe dưa đã bắt đầu nhão nhoét. Hàng đoàn xe siêu tấn chở lê, táo, áo quần vải vóc nối đuôi từ bên kia sang. Giống sự chuyển quân ầm ì, không dứt chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh huỷ diệt. Lợn Móng, Cái gái Tiên Yên... Lợn gái đâu chả thấy chỉ thấy những bãi chó thịt chuyển đi, bãi chó cảnh chuyển về, ăng ắng, rin rít, cứt đái văng vãi khắp nơi. Và dưới kia là dòng Ca Long đang trở thành đường biên, thành cửa khẩu, thành mốc chủ quyền tự nhiên giữa hai nước. Mấy ông khách trên tàu bảo, hồi đó vùng này buồn như bãi tha ma, không người không nhà, chỉ có tiếng mìn nổ rờn rợn và cây cầu đá vắt ngang sông như một vành khăn tang còn hiện nguyên dòng chữ khắc đậm: “Tính hữu nghị Việt Trung đời đời bền vững”. Có tiếng suỵt nhẹ của ai. Tất cả im. Con tàu chở cả chính trị lẫn cơm áo gạo tiền lên biên giới chiều nay sao nặng nề, ngột ngạt, cứ muốn tách rời nhưng lại không thể tách rời.

Tàu vừa cập bến, chưa kịp vần hết các em rùa lên bờ, lập tức toàn thân tôi đã bị một màng lưới xe ôm bủa vây, xiết chặt. Lên xe chú ơi, đi đâu tôi chở cho, lấy rẻ thôi. Rùa hả thằng em, hàng này đang thịnh đấy, lên xe tôi đưa đến tận điểm bán được giá cho! Xê ra, khách này là của tao, nào, ông bạn đi đâu, ra sông hay cửa khẩu?... Thôi thì cứ là nhặng cả lên, dịu ngọt pha lẫn thô bạo. Riêng có một tay xe ôm trông mặt mày có vẻ tử tế lại kéo xếch tôi ra một chỗ, nói nhỏ vào tai:

 Anh đừng bán bên này, chịu khó chuyển sang bên kia sông, giá gấp đôi gấp ba, tôi mách mối cho.

 Thế à? Cám ơn! Nhưng chủ tôi bảo tôi chỉ đổ bên này, mối quen.

 Vậy thì - Trở mặt như chó - về bảo với thằng chủ của mày là ngu lắm, rất ngu! Cơm không ăn, muốn ăn cứt!

Tý nữa thì tôi đã cho hắn một đấm văng xuống sông nếu không chợt nghĩ đến thân phận đang bị săn đuổi của mình. Với triết lý sặc mùi phồn thực, quán ăn hay buôn bán cũng vậy, cứ đông là được, là ngon, cười nhạt một tiếng, tôi nhằm một chỗ đông người xách rùa đi đến.

Để ý thấy một người phụ nữ trung tuổi, nước da đỏ đắn, miệng nhai trầu, nét mặt phúc hậu đang mau mắn cân mớ kỳ đà cho khách, tôi xán lại:

 Thím ơi...

 Hàng gì, em? - Hỏi mà không nhìn lên.

 Dạ, rùa.

 Ở đâu?

 Đak Lak ạ!

 Đúng Đak Lak chứ?

 Với thím, ai dám nói sai.

Lúc này bả ta mới nhìn lên. Khuôn mặt, cái miệng, đôi mắt này hồi trẻ chắc là đẹp lắm.

 Cậu em đi lần đầu?

 Dạ.

 Bao nhiêu?

 Hai trăm con.

 Là tôi hỏi cậu định lấy giá bao nhiêu một cân?

 Thì thím lấy người ta thế nào thím lấy cháu như thế.

 Cái cậu này buôn bán hay nhỉ? Thế tôi trả một nghìn một cân cậu cũng gật à?

 Kể cả trường hợp ấy vì từ nãy đứng nhìn, cháu biết thím là người tử tế.

 Cậu này mới đi lần đầu đã khéo. Thôi được, cứ để đó tôi lấy hết cho.

 Vâng, cám ơn thím!

 Lần sau lên, cứ gặp tôi. Tôi tên Mai, cứ hỏi Mai đơn giản, chả là ti vi đang chiếu bộ phim Đơn giản tôi là Maria ấy mà, là ai cũng biết.

Tôi gật đầu nhưng lại nghĩ khác. Không có lần sau đâu thưa bà, có lần sau để bà ăn hết phần tôi à, bởi vì... đơn giản tôi là Hùng Ka rô, thế thôi.

Nửa tiếng sau ra khỏi được vòng người, cầm cục tiền vừa nóng vừa lạnh lỉnh tới một chỗ vắng nhấm nước bọt ngồi đếm, tôi bỗng ngã ngửa người: Sao nhiều thế, đếm đi đếm lại, trừ vốn ra, vẫn còn thừa ra bốn chục triệu. Cha mẹ ơi! Một chuyến buôn có nửa tháng cả đi lẫn về mà lãi được chừng này kia ư? Nếu số lượng nhiều hơn, đa chủng loại hơn và nếu mang sang hẳn bên kia thì đồng lãi sẽ còn dâng đến thế nào? Nói chung là được đấy, ổn đấy, có thể đời mở sang trang mới đấy, cám ơn biên cương, cám ơn... các em rùa! Tự dưng thấy ngực mình nghẹn lại. Một chút ân hận, một chút áy náy nhen lên. Hồi nãy khi cân xong, cầm tiền đi ra, vẫn còn thoáng thấv những đôi mắt nhỏ xíu, đen láy của các em nhìn theo như vĩnh biệt như oán thán. Dù sao cũng gần chục ngày sướng khổ vui buồn lận đận có nhau để bây giờ đường ai nấy đi, kẻ cầm tiền một cục, kẻ sắp bị phanh thây, xé nát, băm chặt, moi tim, móc gan đổ vào nồi để làm món bổ dương toáng khí cho bọn rửng mỡ bên kia sông. Thôi thì lẽ đời là thế, mạnh được yếu thua, con to ăn con nhỏ, khôn sổng mổng chết, xin linh hồn các em rùa bỏ quá cho tôi, tôi là một kẻ nhẫn tâm bất đắc dĩ, suy đến cùng cũng chỉ là vì kế sinh tồn.

Sông Ca Long về đêm thật thơ mộng hiền lành. Ngọn gió hoang vu thổi dọc đường biên nước ra phía biển. Ngàn năm nay gió vẫn thổi như thế, hồn nhiên, vô cảm như giễu cợt cái nhọc nhằn của con người sao bày đặt ra lắm chủ thuyết, chủ nghĩa để làm khổ nhau, sao không như gió, hợp lại tan, rong chơi giữa trời...

Tôi chợt nghĩ đến thằng Thư. Không hiểu giờ này nó đang ở đâu, làm gì? Với tính khí cực đoan, cố chấp đến ương gàn của nó, rồi nó sẽ sống ra sao trong dòng đời vui ít buồn nhiều này? Tôi đã định nếu thắng vài chuyến nữa, tất nhiên là vẫn chưa bị bắt trở lại, tôi sẽ bỏ ra ít ngày đi tìm nó, tìm được sẽ rủ nó cùng làm ăn, nếu không, sẽ cho nó ít vốn để nó tự lập. Thì cú đột nhập thằng tỷ phú ở Đức về không thành năm rồi một phần cũng là vì nó đấy thôi. Còn bây giờ, Thư ơi, mọi sự trước mắt còn chưa biết thế  nào, có thể thuận lợi và có thể sẽ rất xấu, anh chưa muốn kéo em vào cuộc, chờ anh...

°

Cất cục tiền nóng rãy như cục than vào người, chỗ bụng dưới, tôi chưa về ngay mà quyết định trụ lại ba ngày để làm cú trinh sát tổng hợp tạo tiền đề cho những chuyến đi sau quy mô và chắc chắn là quyết liệt hơn. Kính râm, mũ cối chụp đầu, áo quần quân phục, lấy màng lưới thông tin tình báo là cánh xe ôm và các cô nàng bán nước, tôi tha thẩn vào mọi ngóc ngách sáng tối của khu cửa khẩu để dò la, thám thính về hàng rào thuế quan, các trạm liên ngành, năng lực phẩm chất của lực lượng công an, biên phòng, hải quan, giá cả, mặt hàng nào lợi thế, mặt hàng nào nên bỏ qua, lang thang sang cả phía bên kia, thị trấn Đông Hưng để móc ráp, tìm hiểu mối bán, điểm bán, thực hiện những giao kèo nước bọt ban đầu. Cuối cùng tôi trà trộn cả vào những thế lực đen đang tác yêu tác quái vùng này để nhận biết thực chất toàn bộ nơi đây chỉ có ba nhóm chính, một nhóm dân Hà Nội, một nhóm dân miền Trung và một nhóm dân tại chỗ. Hà Nội với tại chỗ thì tôi không ngại, hai địa danh làm giả ăn thật này không mấy khi tạo ra được những tính cách tàn bạo và đi đến cùng mọi toan tính. Còn cánh miền Trung, bằng vào sự va đập đã trải nghiệm thì không đùa được, lì lợm, bất cần, coi cái chết như không, làm gì cũng có tính mục đích, thì đó, trong lịch sử chiến tranh, ai đó đã đúc kết rằng dù theo bên này hay bên kia, dù ở môi trường chính trị, kinh tế hay khoa học họ đều trở thành những thủ lĩnh, những tướng lĩnh đầu bảng và ngay cả trong những băng đảng xã hội đen, họ cũng là những nhân vật đáng gờm nhất trước luật pháp.

Nhà Tây cơm Tàu vợ Nhật. Đêm cuối cùng trước khi rời cửa khẩu biên cương, tôi tự thưởng cho mình một bữa ăn thuần Tàu: Cơm Tàu, lẩu Tàu, bia Tàu, thuốc lá Tàu và để đồng bộ, ăn xong tôi bám theo mấy thằng trai thích cảm giác lạ lẻn qua sông tìm niềm vui xác thịt với một em cũng Tàu cho phê, cho có phần vĩ thanh nồng nàn.

Đã va dụng không ít với cánh đàn bà con gái các loại, đương nhiên, nhưng có lẽ lần này với con gái Trung Hoa là để lại ấn tượng mạnh nhất như dân chơi thứ thiệt đã kháo: “Đó là một công nghệ làm tình điêu luyện có một không hai trên thế giới”.

Gái Tứ Xuyên, nước da phương Bắc, ngọc ngà, mắt xếch, chân thẳng, đùi tròn, khít khao như chẳng có làn gió mảnh nào có thể luồn qua, cao ít nhất một thước bảy, miệng nhỏ, răng trắng, khuôn mặt sáng như trăng, hơi thở tinh khiết, da thịt thơm tho, cần cuồng nhiệt thì vô cùng cuồng nhiệt, cần êm đềm lại rất chi êm đềm, như nham thạch lại như biển lặng, không vội vàng, không giục giã, chẳng cần đồng ngữ, đã có những cử chỉ tận tình, âu yếm, chiều nịnh, lúc ở trên lúc ở dưới, đắm chìm, chân thật như người vợ như tình nhân thay cho rồi, khách xong vẫn nhẫn nại muốn khách thử căng dướn lên lần nửa, cố lên, a lúi, còn giờ mà. Dải lụa xanh lại bay lên vắt qua xà, em ngoắc chân vào đó, thả người, ngậm nhẹ... xoay tròn, miệng em như mũi khoan khoan vào cõi mê rung giật, rồi cũng với dải lụa thần kỳ như xiêm y của Từ Hy Thái Hậu ấy, em bay là là, bay sát sạt, hai thân hình đực cái cọ nghiến vào nhau, chết chóc... Ôi Tứ Xuyên xa ngái, nằm cạnh em, nằm trên em sao cứ có cảm giác đang được kề cận, tan chảy, nuốt chửng với một ảo hình Lâm Đại Ngọc trong Hồng Lâu Mộng, một Kim Liên trong Kim Bình Mai, một Hỷ Nhi trong Bạch Mao Nữ... những nhân vật những cốt truyện, những bộ phim được xem thời tuồi trẻ làm sao. Như có cả một lịch sử Trung Hoa thăm thẳm đau thương và diễm lệ quằn quại trong cơn cưỡng dâm xác thịt vây bủa toàn thân.

Và mọi việc sẽ kết thúc nhớ đời nếu như vào lúc hứng khoái nhất, khi cái cằm đầy râu của tôi chà xát dữ dội lên đùi non của nàng, cô gái phương Bắc không oằn người kêu rú lên: “Ái, đau em!” Thế là tụt hết mọi cảm hứng, tứ chi đông lạnh, nhưng lồng ngực lại nóng ran như cái kẻ bị lăng loàn bị phản trắc. Tôi đứng dậy, vơ chiếc quần mặc vào, quăng ra năm trăm ngàn, một cái giá tới trời hổi đó, vào giữa cái rốn hun hút của cô ả rồi, đáng lẽ sẽ đi ra một cách chán ngán thì tôi lại cất tiếng lảm nhảm:

 Thối thây! Cô tưởng con đĩ Trung Hoa sẽ có giá hơn một con đĩ Việt Nam sao?

Thay vì, là tôi cứ nghĩ thế, cô ả sẽ gằm mặt xuống hoặc sẽ quay mặt đi trong một sự bẽ bàng có thể nhưng không, ả lại nhoẻn cười là lạ rồi thả một câu chẳng đâu vào đâu:

 Ai bảo cái của anh... ấy quá!

Tôi đi như chạy ra khỏi căn phòng hồi hám mà vừa lúc nãy lại tưởng là bồng bềnh tiên cảnh.

Về đến phòng trọ, chợt nhớ đến cái cười khả nghi là lạ ấy, tôi vội giở tiền ra kiểm lại. Thôi rồi, mất tiêu đi đâu mười triệu rồi. Kiểm lại lần nữa, vẫn mười triệu. Chợt hiểu. Không ai khác, chính con bé giả Hoa đó lừa lúc tôi vào Toalet rửa ráy, ở ngoài đã nhanh tay thó rồi, không  thó hết, chỉ thó vừa đủ để khách không kịp thời phát hiện ra. Còn bây giờ, có muốn quay lại trừng trị thì cũng đã quá muộn. Nó đâu còn ở đó và dầu có thì, gái đĩ già mồm, chỉ thêm lố bịch làm nhục thể quốc gia nếu định làm toáng lên. Đó là chưa nói có thể còn bị công an bên ấy bắt giữ rồi trao lại cho công an bên này vì tội danh làm mất trật tư an ninh.