ho chuyến xuất hành phương Nam được xuôn sẻ, tôi bỏ cả ngày 28 đi lần tìm mối quen cũ, cái gã thợ in đã bán đứng tôi ngày nào để đặt làm một cái giấy chứng minh thư giả. Thời nào cũng vậy, không có cái giấy hộ thân này là không có gì hết. Nhưng đâu có phải dễ đặt. Sắp tết, nhà nào cũng đóng cửa im ỉm không muốn dính gì đến đồ nghề nhất lại là thứ đồ nghề làm giấy tờ giả. Đói cả năm no ba ngàv tết. Giả cả năm thật đêm giao thừa. Cái triết lý tâm linh thuần Á Đông này đã quy định thái độ siêu thoát chốc nhát của họ chứ chả phải họ sợ luật pháp hay họ ghét sợ gì tôi. Thôi, em xin anh, anh tha cho để em còn nuôi vơ nuôi con, em sợ lắm rồi. Nó nằn nì. Tôi cũng nằn ni: Chỉ lần cuối cùng này thôi, mà chú làm cho tôi, chính cái mặt tôi chứ có làm cho ai khác đâu mà sợ. vẫn mếu máo lắc đầu. Bảo tôi đi kiếm địa chỉ khác đi, chỗ này nghỉ lâu rồi. Làm đi, tôi đã bắt đầu cáu, một tờ giấy mọn thôi, tao sẽ trả gấp mười lần. Ông anh trả một trăm lần, một ngàn lần thằng em cũng chịu. Tôi túm lây ngưc hắn, máu côn đổ trỗi dậy gầm gào: Một, nếu làm mày sẽ sống. Hai, nếu không, mày sẽ phải trả giá cho cái tội khốn nạn đã bán đứng tao bằng cách sẽ ra đi vĩnh viễn trước cái tết này. Mày biết rồi đó, tao không có thói quen nói chơi. Lời đe doạ ấy có lẽ nó đã nghe quen nên không tỏ ra quá hãi sợ nhưng khi nhìn lên mắt tôi, một con mắt sói đỏ nọc như đang vào cơn khát tình, nó bèn lập cập gật đầu. vẫn còn lắp bắp thêm: Một... một lần này nữa thôi đấy.
Hai tiếng sau quay lại tôi đã có một tờ thông hành thơm phức có dán ảnh, dấu chìm dấu nổi đàng hoàng. Tất nhiên cái tên cái họ đã khác đi một chút, chút thôi chứ khác quá coi chừng đến tôi cũng không nhớ nổi: Hùng thành Hưng, Trần Văn thành Trần Quang, tóm lại Trần Văn Hùng thành Trần Quang Hưng, có ria thành nhẵn nhụi, tóc dài thành đầu đinh, mắt cướp thành mắt nai, thêm chiếc kính trắng sinh viên nửa thì đến bố tôi cũng không nhận ra nỗi. Nói chung ổn!
°
Mùa đông ở đâu cũng buồn. Mùa đông Hà Nội càng buồn.
Vì nó vắng.
Hà Nội ngày 29 tết vắng lặng đến lạ thường. Đường xá như rộng ra, cây cối như cao hơn, nghe rõ được cả tiếng lá rơi xuống vỉa hè và bóng dáng những cư dân Hà Thành đi trên đường cũng khoan thai, dịu dàng hơn. Hà Nội bây
giờ dân gốc chỉ còn một nhúm cụm lại ở mấy dãy phố kiểu như Hàng Ngang, Hàng Đào còn ngoài ra là dân tứ chiếng hết mà đã tứ chiếng là có nghĩa hầu hết đều từ các vùng nông thôn ra. Hồi nhỏ nghe bố bảo: Ông nông thôn đẻ ra bố nông thôn, bố đẻ ra con, con đẻ ra cháu, cháu đẻ ra... đều nông thôn hết. Thế là Hà Nội thoắt trở thành làng,làng thủ đô, đi ra đường, vào nhiệm sở cứ ong tai vì phải nghe giọng nói của đủ cả 65 tỉnh thành nhưng vẫn còn cái may là ba ngày tết ai về chỗ đó mà thắp hương cho ông bà ông vải nên Hà Nội mới có dịp trở lại vẻ thanh lịch, u trầm vốn có để rồi sau ba ngày lại chao chát chao chát đủ các loại giọng của cả 65 tỉnh thành.
Ga Hàng Cỏ cũng vắng. Cái vắng trên một sân ga càng tôn rõ vẻ chia ly. Tôi chia ly ai? Ai chia ly tôi? Một người đi tiễn một người đi... Thơ của ai mà một lần nghe ông nhà văn già đọc nghe tội tình đến thế? Mua một tấm vé hạng bét đi Nha Trang, vì nghe bảo từ đây lên Buôn Mê Thuột là tiện nhất, tôi bước vào toa. Toa rộng thênh thênh, thoảng mùi nước đái, từ đầu đến cuối toa chỉ có hai người, thêm tôi là ba. Người thứ nhất là một ông trung niên, mặt đỏ gay, đang gục đầu xuống ngực ngáy nhọc nhằn, bọt sùi ra cả hai bên mép. Người thứ hai là một ả nhếch nhác mà từ vẻ mặt đến đầu tóc, chân tay đều đầy vẻ giang hồ. Một lão già bị con cái đuổi đi hay bị xã hội ruồng bỏ và một ả điếm không còn khách đành phải lang bạt về quê chờ ngày? Có vẻ là thế và cứ cho là thế, còn tôi? Một nỗi nhớ nhà, nhớ mẹ dội lên khiến cái cổ bò tót của tôi cũng từ từ gục xuống. Và ngủ, ngủ ngon lành, ngủ không mộng mị, ngủ bù cho những đêm đi tìm vàng không được ngủ trong tiếng tàu chạy đều đều về hướng Nam.
Tiếng còi vào ga khiến tôi tỉnh dậy. Ông già ngồi cuối toa vẫn ngủ, riêng ả nhếch nhác thì không còn ở đó nữa.
Thoáng giật thột, tôi lùa tay vào trong lần áo... May quá, gói tiền vàng vẫn còn. Phải chăng vào giờ phút linh diệu thiêng liêng của đất trời, đầu óc, tâm hồn như được tắm rửa từ cao xanh huyền bí, kẻ xấu nhất cũng trở thành thánh thiện.
Tìm một cái khách sạn bình dân kiểu như nhà trọ ở gần ga, tôi thuê một phòng đơn để ở hết ba ngày tết với giá chịu được: một trăm ngàn một ngày. Ngồi tàu thế đủ rồi, ngồi nữa có khi lại trở thành lập dị, thành dở hơi và như thế sẽ là miếng mồi ngon cho cánh an ninh đường sắt.
Ngày tết, đến cả khách sạn cũng vắng. Trước con mắt tò mò và lộ rõ vẻ nghi kỵ của cô chủ khá đẹp chỉ phái cái hơi mập, tôi chỉ còn cách cười mà giãi bày như một thằng giả dối chuyên nghiệp: vợ chồng xích mích, chán, bỏ nhà đi cho nó biết mặt và xin cô cứ yên tâm, tôi sẽ là một người khách trọ dễ thương vào loại nhất quốc gia. Tưởng cười mà lại chau mày. Rõ ràng trước mắt cổ, một gã đàn ông đang không ngày tết bỏ nhà đi hoang thế này chỉ có là phường du thủ du thực.
Vâng, du thủ du thực, nếu đúng là du thủ du thực thì ngay đêm nay cả cái thân hình mập mạp chắc là nóng him kia sẽ bị tôi làm cho be bét. Liếc nhanh vào vòng ngưc có ló ra một vệt trắng như mây non của cô, cười nhạt một tiếng, tôi cầm chìa khoá bước lên phòng.
Phòng khá đẹp, có máy lạnh có bình tắm nóng đàng hoàng nhưng tôi không ngủ được. Lại không có thói quen đọc sách báo, nếu muốn đọc thì trên nóc tủ ai đó đã
vất lại một đống báo cũ, thiếu gì, càng không thích trò nghĩ ngợi vẩn vơ, càng nghĩ càng rối tinh rối mù, nhức đầu lắm, tôi quyết định đi bách bộ ra bờ biển. Biển không đẹp, sâu hút, rác rưởi nổi dềnh nhưng con đường chạy ven bờ lại khá bắt mắt với những toà nhà cao tầng trát đầy nắng sớm, với những hàng cây râm mát được cắt tỉa đủ các hình thù tròn, méo. Nắng mỗi lúc mỗi gắt. Thật trái ngược với cái lạnh tê tái ngoài kia. Khổ! Có mỗi dải đất bằng cái lưỡi mèo so với thiên hạ mà lại chia ra hai, ba vùng khí hậu khác biệt thì thảo nào lòng người, tính cách con người cũng cứ tách ra, khó bề hoà hợp, như cái kiểu yêu đương vừa nóng vừa lạnh đến ghê rợn của người đàn bà xứ Huế kia.
Tôi cứ tha thẩn bước dọc mép sóng như một kẻ rỗi hơi, lại như một đứa sắp đâm đầu tự tử. Giữa bát ngát trùng khơi, tôi bỗng thành kẻ độc quyền đất trời, độc quyền cảnh vật, độc quyền nhưng không độc thoại, một mình thui thủi, vật vờ, phiêu lãng mà tịnh không có bóng một sinh vật nào khác ngoài con chó già nua xâu xí thỉnh thoảng lại phóng qua phóng lại, mũi hỉnh, lưỡi thò, hôi rình như để canh giữ mốc chủ quyền bất khả xâm phạm về biên giới biển.
Lang thang mãi cũng mệt, tôi tìm một quán cà phê hiếm hoi dưới một gốc cây ngồi xuống. Chắc đây là một quán nghèo, có nghèo mới bán rốn cả ngày 30 tết thế này. Ly cà phê đá pha đặc quẹo uống trong cô đơn thấy đắng nghét. Chợt nhận ra bên kia đường có một nhà hàng trương biển Massage, tôi trả tiền bước sang với suy nghĩ xông cho ra hết mồ hôi độc cũng là để dọn mình đón tết rồi thây kệ những ngón tay con cái mặc sức mơn trớn, xoa
bóp, cứ duỗi người làm một giấc thật sâu. Đó cũng là cái tật của tôi mỗi khi vào chỗ này là chỉ tranh thủ ngủ, còn cái khoản kia mà dân chơi thường hay gọi là zet zet gì đó là không bao giờ tôi dính tới. Cái gì ra cái đó, tắm là tắm, chơi là chơi, lồng hai thứ vào nhau có khác gì nhai món thịt giả cầy, nhờ nhợ, dắt răng. Cũng như tôi rất ghét cái đám Karaoke, vừa nhai xong, mồm miệng còn nhẫy mỡ, kẽ răng giắt thịt, dính rau mà lại ngoác mồm ra gào bắn cả nước dãi nước bọt thì có khác gì hiếp dâm âm nhạc của người ta, đến khổ!
Nhưng sang tới nơi, một gã có vẻ là bảo kê, mặt mũi lì lợm, cánh tay săm một con trăn đang bạnh cổ há mồm nuốt một thân hình đàn bà loã lổ từ chỗ nào không biết xồ ra, mồm sặc sua mùi rượu:
Đi đâu?
Tắm hơi. Xoa bóp. Đủ chưa?
Tôi cũng tưng tửng đáp lại. Gã phảy tay:
Đi đi! 30 tết ai còn bóp biếc gì. Dớ dẩn!
Cái này thì gã nói đúng. Tôi cười vẻ biết sai, định quay lưng đi thì có một tiếng đàn bà the thé gọi lại:
Cậu gì ơi! Cậu muốn xoa à?
Tôi chú mục nhìn: Cao chừng thước rưỡi nhưng nặng phải đến tám chục ki lô, mặc váy, bắp tay bắp chân thôi là cứ nần nẫn.
Vâng, chả lẽ vào đâv để khai hội?
Được, muốn xoa có xoa nhưng ngày tết, giá hơi mắc đó.
Mắc là bao nhiêu?
Ngày thường bốn chục, ngày tết một trăm, mà cũng là nể lắm đó.
Tám chục được không? - Tôi mặc cả đại.
Thôi thì chiều cậu, ưu tiên người ở xa đến.
Nhưng ai xoa?
Tôi.
Chị?
Thì nhân viên về quê ăn tết hết rồi, còn ai nữa.
Vậy thì, xin lỗi nhé, nhà chị phải trả ngược tiền lại cho tôi, chào!
Tôi bỏ đi như chạy. Cha trời, để cho con mụ ấy mà xoa mà bóp có khi cả đời không dám đụng đến thịt mỡ. Hú vía!
Trước khi về khách sạn, mà thôi, nói toác ra là về phòng trọ cho nó gọn, tôi ghé qua phiên chợ chiều ở đầu ngõ mua một thẻ hương, mấy đòn bánh tét, bó hoa, lạng giò, đĩa xôi, nửa con gà luộc sẵn, gói lạc rang, chai rượu nhỏ... mang tất lên phòng, bày cả ra bàn, đâu đó bật nước nóng tắm gội thật kỹ một cái, lên giường nằm coi kênh ca nhạc trên Ti vi chờ giờ giao thừa. Trời đất quỷ thần ơi! Hát gì mà nỉ non, mà nhão nhoét thế này? Như khóc như than như phèo như phọt, xì hơi, căng dướn, ngoác mồm ngoác miệng, vết hầu giơ ra, răng hàm giơ ra, cổ họng thụt ló, thỉnh thoảng lại nấc cụt giống hóc xương, thân hình thì gái cũng như trai, ẽo ợt, đồng tính, chật căng bó sát, nách hở, rốn hở, khe mông khe vú để ra cả đống, giậm chân giậm tay phong giật, kinh giật... kinh quá! Nhưng lại có tác dụng ru ngủ hoặc trốn vào giấc ngủ. Tôi ngủ một mạch bốn tiếng đến đúng 12 giờ, khi pháo hoa pháo bông nổ rầm rĩ trong truyền hình thì tỉnh dậy. Thoáng hụt hẫng. Giá như giờ khắc linh điệu này mà có tiếng pháo nổ râm ran tiễn đưa cái cũ, đón chào cái mới thì có phải xôm hơn
không. Ngàn năm nay pháo đã nổ, quen rồi, nhập vào hồn rồi, ma quỷ thánh thần chia tay nhau ở đó, niềm vui nỗi buồn, hy vọng tuyệt vọng cũng giã từ nhau ở đó, một năm mới bắt đầu, nồng nàn, linh thiêng, bỗng một ngày không còn cái âm thanh thân thiết ấy nữa, tết cứ như cái tết giả, mùa xuân cứ như mùa xuân dối.
Tiếng xe máy đồng loạt rú lên như phải bong ngập tràn ngoài kia. Cơ khổ, không có pháo, chắc bọn choai con đành dùng tiếng nổ bô xe để thay vào cho đỡ nhớ. Giao thừa, số người chết vì đua xe liệu có ít hơn số kẻ tử vong vì pháo? Không hiểu đã có nhà thông kế học nào lẩn mẩn tính thử một lần để đệ trình lên chót vót cao xanh chưa?
° °
Nhưng dù sao cũng đến giờ giao thừa rồi. Bước sang năm mới rồi. Tôi thêm một tuổi rồi. Mẹ tôi cũng thêm một...
Tôi vội trở dậy, rửa qua mặt mày, đốt mấy nén hương cắm vào đòn bánh, mang bàn ra ban công, mặt hướng về phương Bắc, chắp tay lên ngực, rồi thực hiện cái động tác mà từ bỏ tôi đã rất ghét, thậm chí thấy người khác làm tôi còn phì cười, đó là lời khấn, khấn thầm:
“Mẹ ơi! Con đây! Con Hùng đây! Đứa con hư hỏng của mẹ đây! Con biết giờ này mẹ đanq tựa cửa ngóng con trở về nhưng đứa con bất hiếu của mẹ lại chưa thể trở về. Người ta đang săn đuổi con và con đang tìm cách săn đuổi cuộc đời để mai này nếu được trở về với mẹ con sẽ trở về với tư thế hoàn toàn khác. Cầu mong cho bố mẹ năm mới có được sức khỏe, bố hết ho, mẹ không còn đau đâu gối. Sáng mai mồng một, nếu ra thăm mộ em Nết, mẹ nhớ thay con thắp cho em một nén hương... Nết ơi! ở
dưới ấy em hãy tha thứ cho anh và phù hộ sức khỏe và những điều may mắn cho bố mẹ. Anh hứa mai mốt sẽ trở về với em, sẽ xây cho em một khu mộ thật đẹp, mặt hướng ra sông, nơi em thường ao ước được tung tăng bơi lội..!
Trong đêm khuya xứ lạ, dường như con Nết đã nghe thấu hiểu được lòng tôi, mấy nén hương bỗng nhiên bùng cháy sáng rực. Và nó sẽ còn hoá đến gốc nếu như đúng lúc ấy tiếng cô chủ ở tầng dưới không hót vóng lên:
Cái anh kia làm gì ở trên ấy? Muốn đốt cháy nhà tôi à? Dụi đi!
Thì dụi. Lửa tắt. Cả bóng đêm dày đặc và mênh mang phủ chụp xuống toàn thân tôi, đầu óc tôi, cuộc đời tôi. Mù mịt.
Luôn hai ngàv sau đó tôi khoá trái cửa nằm tịt trong phòng, lơ mơ thức lơ mơ ngủ, đầu óc lúc trì nặng lúc lại châng lâng. Thức ăn đã có mấy đòn bánh tét, nước uống có sẵn trong vòi, chả cần phải vác mặt ra đường. Và vác làm gì khi phải chứng kiến những giây phút đoàn tụ của thiên hạ, của những đôi trai gái dắt tay nhau đi dọc bờ bãi, miệng cười thắm tươi như thiên đồng ngọc nử. Thế là tôi không có tuổi trẻ. Tuổi trẻ tôi đã bị đánh cắp, hoặc là tôi đã tự đánh cắp đi của chính mình? Nhóc con đã đi thuỷ lợi, biết thế nào là giá trị đồng tiền thì đi buôn, lớn lên đi lính, hết lính về vào tù, ra tù làm bưởng trưởng, tối mắt tối mũi, chả lúc nào có chút thảnh thơi để được nhâm nháp cái tuổi trẻ hồn nhiên, mơ mộng. Tôi là một thằng bé già trước tuổi. Chưa đến tuổi ba mươi mà đã sống cuộc đời dày dạn của người sáu mươi.
Thời gian trôi qua quá sức nặng nề. Tôi đang cầm tù chính tôi trong một khoảng tự đo có thể. Cái tôi sợ nhất lúc này là tiếng gõ cửa kiểm tra giấy tờ khách trú của mấy ông mấy bà công an hộ khẩu thích hiểu diễn vẻ mẫn cán trước cấp trên song thật may lại chẳng có tiếng gõ nào. Năm cùng tháng tận, đất nước sang xuân, phải chăng điều đó cũng đã làm cho những con mắt nhìn đâu cũng thấy tội phạm chợt dịu mềm đi.
Nhưng rồi vẫn có tiếng gõ, một tiếng gõ rụt rè nghe như tiếng gió đập. Cửa mở, một đôi mắt trẻ thơ đen lay láy hiện ra cùng tiếng nói xứ biển nhõng nhịu:
Chú ơi!... Má cháu nói mời chú xuống ăn cơm.
Xúc động nhẹ nhàng, tôi xoa đầu bé gái có khuôn mặt giống mẹ như đúc:
Cháu ngoan lắm, nói với má chú cám ơn nhưng chú lại vừa ăn rồi.
Cô bé nhìn chăm chăm vào mặt tôi một chút rồi chạy xuống. Tiếng chân con trẻ trong gian nhà hoang lạnh nghe rộn ràng như một nét nhạc vui. Tưởng thế là xong, là lại được chìm trong lơ mơ ngủ lơ mơ thức mặc kệ sự đời thì lát sau lại tiếp một tiếng gõ cửa nữa, đỡ rụt rè hơn. Cửa mở, thay vì khuôn mặt đứa con lại là khuôn mặt người mẹ. Đôi mắt thiếu phụ đảo một vòng quanh phòng như thể xem có con đĩ nào ở cùng không rồi dừng lại ở cái đòn bánh tét đã được gặm nham nhở, giọng mắng mỏ vừa chát vừa ngọt:
Anh tự hành hạ mình thế này đấy à?
Xin lỗi, tôi không hiểu ý cô nói.
Cần gì hiểu. Nằm chết gí trong phòng, ăn uống lung tung, kêu xuống ăn cơm cũng không xuống, rồi nhỡ anh nằm chết thối ra đấy thì ai là người chịu trách nhiệm. Vợ chồng lục đục nhau là chuyện thường, việc gì mà anh phải đày đoạ mình như vậy?
Nghe mắng mà mát cả ruột. Thì ra tôi đâu có cô độc toàn phần, vẫn có người lo lắng cho mình đấy chứ. Cả bốn tám tiếng đồng hồ không được nghe giọng phụ nữ, giờ được nghe như có cả dòng thác sơn lâm xôi chảy vào người.
Cười gì mà cười, tôi nói thiệt đó. Giờ anh có chịu xuống không?
Một chút lọc lõi nhén lên, tôi thả một câu thăm dò:
Xuống đâu?
Xuống ăn cơm ngày mồng hai với má con tôi.
Thế anh nhà đâu?
Lần này không còn là thăm dò mà hỏi thẳng. Một bóng tối bay qua đôi mắt vốn dĩ sắc sảo.
Nhà tôi mất rồi. Mất vì chất độc khi đi vô rừng kiếm trầm.
Xin thành thật chia buồn với chị - Tôi tự lấy làm lạ với chính câu nói mang đầy chất lễ nghi bài bản xưa nay không hề có ở mình - Xin chị và cháu cứ tự nhiên, tôi ăn rồi thật mà. Lát nữa ăn xong, tôi sẽ xin phép được xuống ngồi chơi uống nước, tiện hơn. Xin lỗi, tôi cũng hiểu thế nào là cái tế nhị khi người phụ nữ ở một mình, nhất lại là một phu nữ đẹp như chị.
Hình như có sắc hồng đậu vào má, đôi mắt dao cau nhìn tôi giây lát rồi nhìn xuống:
Vậy cũng được. Tôi chỉ lo anh... Dù sao tôi cũng là chủ nhà và anh là khách của tôi. Lát nữa mời anh xuống dùng trà, có trà Thái con bạn nó mới gửi vô đây.
Thái ư? Đó chính là mảnh đất đã nảy nòi ra tôi mà tôi đang cố không nhớ đến, cô nàng biết không? Nghĩ vậy song tôi lại cười, gật đầu. Chừng 9 giờ, tôi định xuống để ít nhất là được đốt cháy một buổi tối lê thê hoăc giả... biết đâu, nhưng lại nghe dưới đó có tiếng nói cười rôm rả vọng lên nên lại thôi. Cô ta đang có khách, xuống làm gì. Ngủ!
Nửa đêm trời chuyển lạnh, tỉnh dậy, thoáng giật mình khi từ khung cửa một vệt sáng nhỏ hắt vào. Ơ hay, rõ ràng mình khoá lại rồi kia mà, sao nó lại hé ra thế này. Hay là... bỏ mẹ! Tôi vội lùa tay xuống dưới gối... may quá, của nả vẫn còn nguyên, nóng hổi. Lùa tay cái nữa thì bất ngờ đụng vào một vật thể gì mềm mềm, mát như thạch. Tôi choàng dậy và... nhủn cả người: Cô chủ đang ngồi cạnh, phía đầu giường, tóc buông xòa, như hồn ma bóng quế, bộ váy ngủ khoác trễ nải, thân thể đang toả ra mùi hoa hoàng lan thơm thoảng. Thật hay mơ đây? Tôi cấu mạnh vào đùi. Hình ảnh ấy không biến đi. Tôi định ngồi lên thì một lát thạch khác mát hơn đã ấn nhẹ tôi xuống và liền đó là một hơi thở thơm phức mùi bạc hà phả ngay vào mặt:
Tôi... tôi đây. Chờ hoài... mà không thấy xuống? Khiếp, ngủ gì mà say vậy...
Thì ra cô nàng đã ngồi đây từ lâu nhưng chờ tôi tỉnh giấc mới lên tiếng. Thế là rõ rồi. Giờ tôi chỉ cần quờ tay ra là ôm trọn được cái thân thể nóng hổi đang khát thèm cháy bỏng kia nhưng lạ quá, rất lạ, đây có lẽ là một ca hy hữu mà một kẻ đa dâm đa tình vô độ như tôi chưa hề nếm trải: Tôi vẫn nằm im, bất động, ngửa mặt nhìn lên trần nhà, tay chân duỗi thẳng, mặc kệ cho những lát thạch trơn như rắn kia bắt đầu trườn bò, mon men vào khắp các ngóc ngách thân thể. Trườn cả lên môi tôi bằng một nụ hôn gượng nhẹ, vấp váp. Tôi không hôn lại. Hình ảnh nhớt nhầy của người đàn bà xứ Huế cách đây mấy ngàv đã chặn chát vào giữa hai bờ môi. Xê ra! Tôi quay mặt đi. Tôi không thể cứ đi làm cái thằng đĩ đực, làm cái trò giải trí cho mấy con đàn bà no nê rửng mỡ các người mãi được.
Giọng đàn bà Nha Trang dạt dào như sóng:
Tôi... tôi biết làm thế này là không phải nhưng... (Một tiếng nấc nhẹ) nhưng... ba năm nay rồi tôi không...
Ba năm hay ba mươi năm thì cùng kệ xác cô. Tôi còn cả cuộc đời khốn nạn chưa biết thế nào trước mắt kia kìa. Ba năm... Để rồi cô lại giở trò dền dứ như đười ươi nhử mồi và sau đó là một giọng dậy dỗ thối không ngửi được hoặc sau khi thoả mãn, cô lại ráo hoảnh quay mặt đi coi tôi như một thiết bị giải quyết sinh lý không hơn không kém chứ gì? Còn lâu nhé! Nếu vậy thằng này chỉ cần bỏ ra trăm bạc là có liền tắp lự, mà có khi còn hứng cảm hơn. Thì vẫn là độc thoại, vẫn là nghĩ trong đầu chứ nói ra lục cục lịch kịch lắm, không quen, nhiều khi cái lưỡi vụng về, thô kệch nó lại phản ngược lại mình. Mà đã không thoát ra được thì ắt nó sẽ thành táo bón, vón cục. Một ý nghĩ độc địa muốn trả thù bật lên. Ít nhất là trả thù cho suốt mấy ngày tết cứ phải tự giam lỏng mình một cách thống khổ thế này. Không trả thù được vào cuộc đời thi tôi sẽ trả thù vào chính thân xác của con đàn bà đang oằn oại đòi... trả thù kia!
Nghĩ thế tôi vùng người chuyển cô ta xuống phía dưới, không cởi không tháo gi hết mà xé, xé rèn rẹt từng
cái một, bắt đầu là váy, tiếp liền là nịt ngực và cuối cùng là chiếc sịp màu đen. Một bức tượng khoả thân bằng thạch cao trắng sáp lồ lộ trước mặt tôi. Bức tượng phập phồng, run rẩy, đùi cuộn, ngực cuộn, hai mắt nhắm nghiền, đôi chân hơi dạng ra, đón đợi... Bức tượng ngày xuân, bức tượng đêm mồng hai tết, ánh sáng ma trơi, gió thổi lay rèm, dra giường ghì gọi. Chỉ chờ có thế, tất nhiên cũng phải nén chặt tiếng hộc thèm thuồng của con thú trong mình, tôi ngồi dậy, ném lại một câu nói mà người đời thường gọi bằng đểu giả:
Hết hứng rồi. Tồi cần ngủ mai còn đi.
Rồi đi ra cửa sổ đốt thuốc rít từng hơi như nuốt thèm. Phía sau, nhìn qua gương, tôi nhác thấy đôi mắt kia đang nhướng lên ngơ ngác, hẫng hụt và cả đau đớn, tủi nhục. Lặng phắc... Có tiếng sóng vỗ vô cảm vào bờ. Lát sau bật lên một tiếng nói như khóc:
Đồ độc ác... Đồ khốn nạn...
Rồi bước chân đi như chạy xuống bậc cầu thang. Khôn nạn à? Thế vẫn còn là nhẹ! Đáng lẽ cô còn phải đập váy vào mặt tôi kia, xin lỗi. Nhưng cái này mới thật là khốn nạn này, khốn nạn ngoài sức tưởng tượng của cô chủ nhà nghỉ, đó là con người cô ta biến rồi nhưng tấm thân loã lồ của cô vẫn còn hiện nguyên si trên giường, chính chỗ cô vừa nằm, hai cặp đùi vẫn hơi hé dạng hiện rõ một khoảng âm u, hun hút. Nhắm mắt lại, cái loã lồ vãn không mất đi, thậm chí còn căng nhức hơn. Cuối cùng, để thoát khỏi sự ám ảnh rất không đúng lúc đó, cũng là để nhẹ người và cả nhẹ lòng, tôi đã tháo quần lẩn mẩn làm một động tác mà nếu lúc này cô ta nhìn qua lỗ cửa phát hiện ra thì chắc chắn là sẽ phát điên, động tác của những thằng đàn ông xa nhà quá lâu mà không có đối tượng để giải toả...
Bởi không một con đàn bà nào có thể chịu nổi sự ê chề khi thằng đàn ông đã tàn nhẫn khước từ mình để rồi lại vay mượn chính thể xác ảo của mình mà chìm sâu vào sự hứng khoái tự sướng. Ôi chao, muốn giữ được cái giá của một con đưc, dẫu cái giá đó là dưới âm, nhiều khi thằng đàn ông cũng phải khốn khổ, nhọc nhằn như thế đấy.
Sáng sau tôi khăn gói đi sớm. Cô chủ không xuất hiện, đứng ra thu tiền và kiểm tra phòng là một người đàn bà có cái nhìn càu cạu như thế: Vậy là thoát nợ!
Mồng ba tết, ngoài đường vẫn còn im vắng. Thành phố biển dường như vẫn còn say nồng trong giấc ngủ. Đi được một đoạn, bát giác nhìn lại, thoáng thấy sau một tấm rèm màu hồng trên tầng hai hình như có đôi mắt thật buồn đang nhìn theo... Bước chân tôi thoáng vấp.