Đời tư Mao Trạch Đông

Chương 71

Docsach24.com
ầu năm 1971 ở Nhóm Một xuất hiện tin đồn, một trong số phụ nữ của Mao, thư ký riêng Văn phòng, đã yêu một thành viên trong đám nhân viên của Mao. Uông Đông Hưng quyết định giải quyết nhanh gọn vụ quan hệ này. Là một người mẫu mực trong gia đình, nhất mực thương yêu vợ con, Uông không bao giờ nghĩ đến sự phản bội vợ, vì thế không hiểu về sự “nẫng tay trên” của Mao. Nhưng Mao là người khác thường, Uông chấp nhận sự bất thường trong đời sống của Mao. Dù sao vẫn ngần ngại thái độ của các nhân viên của Mao. Trong thời gian ở Vũ Hán, Uông triệu tập cuộc họp phê bình cô thư ký và bạn trai, nhưng lại muốn tôi làm chủ toạ cuộc họp.

Tôi từ chối. Tôi quý cô gái trẻ này. Khác hẳn với nhiều người làm việc quanh Chủ tịch, cô ta ngây thơ, chất phác, phục vụ Mao chỉ vì quá kính trọng và quá sợ mỗi khi gặp Mao. Tôi không tin lời buộc tội hai người có tình ý với nhau. Cô gái và anh chàng kia chỉ mới nói đùa, cợt nhả, thế thôi chứ chưa có chuyện gì khác. Chuyện ngồi lê đôi mách làm họ phẫn nộ, cả Mao cũng không tán thành kiểu làm thế. Nhưng Uông Đông Hưng không buông tha, còn phê phán tôi quá e dè, nhút nhát. “Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra với anh, sẽ mất việc ở Nhóm Một” - Uông thuyết phục tôi - “Nhưng anh có thể tìm việc làm ở chỗ khác dễ dàng”. Đã từng bị Mao đầy 2 lần, Uông vẫn còn chưa quên nỗi hận, nhưng vẫn chưa biết sự ủng hộ của Mao đối với Uông đến mức nào. Để tránh tối đa khỏi bị đi đầy lần nữa, tuy vậy ông vẫn nơm nớp sẵn sàng đón nhận tai hoạ, Uông cũng lên dây cót tinh thần để tôi sẵn sàng chuẩn bị. Dù sao Uông vẫn là sếp, tôi buộc phải chấp hành mệnh lệnh. Tôi triệu tập cuộc họp theo lệnh của Uông.

Cô gái trẻ rất buồn khi bị phê bình, cô nhờ hai người bạn gái, trong đó có Trương Ngọc Phượng, đưa đến gặp Mao để giãi bày. Tôi cũng không biết cô ta đã nói những gì với Chủ tịch, nhưng chẳng bao lâu Mao đích thân nói, tôi đã mắc sai lầm lớn khi làm theo lời Uông.

- Anh chẳng lịch sự chút nào, có phải thế không anh chàng lịch sự?

Mấy ngày sau, Mao nói với tôi giọng chế nhạo trên chuyến tầu từ Vũ Hán đi Hàng Châu.

- Anh đã xông vào việc chẳng liên quan gì đến anh. Thế mới biết, anh còn phải học hỏi nhiều hơn nữa. Khi nào trở về Bắc Kinh, tôi muốn anh thành lập đội y tế đi xuống địa phương, nơi đó anh có thể thực tế phục vụ nhân dân, giao tiếp với họ và học được hỏi nhiều điều ở những người nông dân nghèo. Chuyến đi này sẽ mang lại cho anh nhiều lợi ích.

Tôi chọn Hắc Long Giang, một tỉnh xa nằm ở đông bắc Trung Quốc, giáp giới Liên Xô, gần đảo Trân Bảo. Chính ở đó vẫn chưa lắng yên cuộc đụng độ giữa hai quân đội ta và Xô viết. Chính ở đây tất cả dân lành phải đào hầm trú ẩn tránh bom. Tôi muốn xem, nhân dân chuẩn bị chiến tranh ra sao. Mao đồng ý kế hoạch của tôi.

Hầu như chẳng có gì giữ tôi ở Bắc Kinh, thậm chí dưới sự che chở của Chủ tịch cũng khó cứu được tôi. Cục diện trong Bộ y tế năm 1969 lại bị nóng lên, kể cả trong đường Quảng Xương, nơi tôi sống, cũng chẳng yên. Một trong phe phái đánh nhau đã cắt nước và hệ thống sưởi, còn phe kia kiểm soát việc thu chi phát lương, lại không chịu trả lương cho những ai không chịu công khai tuyên bố mình là người của nhóm họ. Tôi từ chối không muốn dính vào phe này hay phe kia.

Khi tình hình trở lên khó kiểm soát, Mao và Uông chuyển hồ sơ của tôi từ Bộ Y tế sang Ban bảo vệ an ninh để cho an toàn, đồng thời tôi chuyển gia đình vào khu chung cư trong dãy nhà nhiều tầng, thuộc Trung Nam Hải, khu nhà dành cho cán bộ nhân viên Tổng văn phòng.

Rồi chẳng bao lâu, người ta tuyên bố đưa cán bộ, trí thức chuyển về Trường Cán bộ 7-5, văn phòng Lý Liên được chuyển về khu vùng sâu vùng xa của Hắc Long Giang, sát biên giới Trung-Xô, để lại cho tôi 2 thằng con phải chăm sóc.

Lý Liên sống không những trong điều kiện ăn ở tồi tệ, mà còn sợ hãi triền miên. Lý lịch tư sản tiếp tục gây cho cô ấy nhiều. Nhóm cô ta đêm đêm họp để đào bới quá khứ chính trị đồng nghiệp của mình và Lý Liên luôn phải chịu sự phê bình. Hai chúng tôi hiểu rõ, địa vị của tôi làm bác sĩ riêng cho Mao mới che chở vợ khỏi sự ngược đãi lớn lao. Nếu tôi mất việc, cô ta sẽ khốn khổ.

Ở Hắc Long Giang tôi có thể gặp và giúp đỡ động viên Lý Liên. Kể cả đội y tế của tôi chuyển sang vùng khác, dù sao chăng nữa cũng sẽ còn gần nhau hơn tôi ở lại Bắc Kinh. Đi xa hẳn bầu chính trị căng thẳng ở thủ đô, tôi tin có nhiều cơ hội chúng tôi được gặp nhau.

Hắc Long Giang thích hợp với cuộc đi đày của tôi còn có lý do khác. Nơi đây, vùng Nhị Thành thường là nơi lưu đày các quan thượng thư phạm tội triều đình nhà Thanh. Tôi cũng cảm thấy mình là kẻ thất sủng, bị đi đày. Vì thế tôi chọn vùng Nhị Thành làm nơi đội y tế làm việc.

Uông Đông Hưng không muốn tôi đi. Ông có kế hoạch riêng, muốn đưa tôi sang chỗ khác. Ở bệnh viện Bắc Kinh vẫn chưa ổn định, Uông băn khoăn làm sao có một tổ chức phục vụ y tế riêng phục vụ Chủ tịch và cán bộ cao cấp của đảng. Uông quyết định chuyển đổi Câu lạc bộ Dương Phong Gia Đạo gần Hồ Bắc, phía ngoài Trung Nam Hải thành bệnh viện đặc biệt dành cho Mao và các lãnh tụ cao cấp. Đó là Quân y viện Giải phóng quân 305, các khoa phòng trực tiếp dưới sự chỉ đạo của quân đội. Uông muốn cử tôi làm giám đốc bệnh viện.

Nhưng Uông Đông Hưng có lỗi trong vụ đi đày của tôi, khi ông bắt tôi phải tổ chức phê bình người tình của Mao. Lòng tin của Chủ tịch đã từng bị mất mát, vì tôi không tham gia tích cực cuộc Cách mạng văn hoá, kèm theo lời buộc tội của Giang Thanh, Khang Sinh, được lấy lại nay mất đi chỉ vì nghe lời ông. Thật vô lý, khi tôi trở thành vật tế thần. Uông Đông Hưng vẫn mù quáng chống Giang Thanh bằng cách thân cận với Lâm Bưu, quên rằng giờ đây Mao đã hết tin Lâm Bưu và cả chính Uông.

Để chăm lo con cái mình, tôi mướn người giúp việc, còn tôi thành lập một đội y tế gồm 7 thành viên, hai bác sĩ của Bệnh viện Bắc Kinh, phẫu thuật viên bác sĩ Ngưu và một y tá trong Quân y viện 305 mới thành lập, dưới quyền giám đốc Trương, cán bộ chính trị Ban bảo vệ Trung ương, và lương y Lý, người đã giúp đỡ và bảo vệ tôi ở Đại Học Thanh Hoa khi bị ném đá. Chúng tôi lên tầu ngày 29-6-1970 hướng về Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang.