Thiên tử mới vừa mở miệng mời ngồi.
Cao Thiết Chỉ quì lạy trước mặt Thiên tử mà lạy ba lạy.
Lúc ấy Cao Thiết Chỉ quì lạy Thiên tử mà rằng:
- Tôi biết thánh giá mà không dám nghinh tiếp thì cũng có tội trễ nải, cúi xin Bệ hạ rộng lòng dung thứ, vậy chớ Bệ hạ đến đây vì việc chi, có ai bảo giá hay không? Xin hãy nói lại cho tôi rõ.
Thiên tử nói:
- Tôi là Cao Thiên Tứ, quê ở Bắc Kinh không phải là Thiên tử, tiên sanh chớ nói như vậy mà gây họa lớn cho tôi.
Cao Thiết Chỉ nói:
- Tướng pháp của tôi không sai một mảy, trong thiên hạ duy có một mình Bệ hạ mới đặng diện mạo như vậy, cúi xin Bệ hạ chớ giấu.
Thiên tử thấy Cao Thiết chỉ đoán chắc như vậy, liệu bề giấu nữa không đặng, bên tỏ thiệt việc mình dạo xem phong cảnh Giang Nam cho Cao Thiết Chỉ nghe, lại dặn đừng có nói với người khác.
Lúc ấy Phương Khôi biết Thiên tử thì lật đật quì lạy mà rằng:
- Kẻ tiểu nhơn hữu nhãn vô châu, không biết thánh giá, cúi xin Bệ hạ rộng dung.
Thiên tử nói:
- Bất tri đã bất tội, khanh hãy đứng dậy tỏ hết các việc bên Quảng Đông cho trẫm nghe.
Phương khôi đem các việc Hồ Huệ Càng đánh thác Ngưu Hóa Giao, đến lúc Bạch An Phước thưa với quan Tuần phủ, quan Tuần phủ sai mình qua Tứ Xuyên tìm người cáo thú, mà thuật cho Thiên tử nghe.
Thiên tử hỏi:
- Vậy chớ ngươi có quen biết với Trần Kiễn Thăng và Lý Lưu Phương hay không?
Phưong Khôi nói:
- Có quen, Trần Kiễn Thăng và Lý Lưu Phương cũng đồng lòng với Bạch An Phước muốn dẹp Hồ Huệ Càng mà trừ hại cho dân. Thiên tử nói:
- Nếu trong xứ có người hung thủ như vậy thì nhơn dân chịu hại cũng đã nhiều rồi, nay ngươi muốn tới Tứ Xuyên, để trẩm hạ chỉ đặng ngươi đem tới chổ ấy giao cho quan sở tại mà khiến tìm kiếm. Trẩm lại hạ chỉ sai người đem về Quảng Đông giao cho Tăng Tất Trung khiến phải lập thế mà bắt cho đặng Hồ Huệ Càng. Như việc xong rồi, trẫm sẽ luận công mà thăng thưởng.
Nói rồi liền làm một đạo thánh chỉ giao cho Phương Khôi và dặn rằng:
- Khanh phải giữ cho cẩn thận chẳng nên dĩ lộ cơ quan.
Phương Khôi tạ ơn mà lãnh thánh chỉ.
Cao Thiết Chỉ nghe nói Phương Khôi muốn qua Tứ Xuyên, thì bước lại nói với Phương Khôi rằng:
- Thầy tôi là Bạch Mi đạo nhơn bây giờ đương ở nơi Thành Đô nếu Phương huynh thẳng tới Nga Mi sơn thì chắc là không ích gì hết.
Phương Khôi còn chưa kịp nói, Thiên tử nói với Cao Thiết Chỉ rằng:
- Nếu vậy khanh là anh em bạn học với Mã Hùng cũng là học trò của Bạch Mi đạo nhơn, chắc là võ nghệ không phải tầm thường, vậy thì khanh cũng nên qua Quảng Đông mà tính việc ấy, nếu may mà đặng thành công thì trẩm sẽ trọng thưởng.
Phương Khôi nghe nói mới biết Cao Thiết Chỉ là đồ đệ của Bạch Mi đạo nhơn thì rất mầng mà rằng:
- Té ra Cao huynh cũng là đồ đệ của Bạch Mi đạo nhơn mà tôi không biết cho nên eó điều thất lễ, cúi xin miễn chấp. Bây giờ tôi không biết Bạch Mi đạo nhơn và Mã Hùng ở đâu mà kiếm, nếu Cao huynh ra sức trừ đặng bọn ấy, một là lập công với triều đình, hai nữa trừ hại cho bá tánh thì cũng là một việc nên làm, cúi xin Cao huynh nhứt định.
Cao Thiết Chĩ nói:
- Tuy tôi với Mã Hùng học một thầy nhưng tôi luyện bề ngoài, va luyện bề trong, hai đàng khác nhau xa lắm, nếu có hai người hiệp lại thì việc ấy ắt đặng thành công. Bây giờ đây Mã Hùng đang ở nơi Thành Đô. Từ đây đến đó vừa đi vừa về ước chừng hai tháng thì tới. Ấy vậy Phương huynh đến đó rước và thẳng tới Quảng Đông thì trừ Hồ Huệ Càng ắt đặng, còn phần tôi đã có thánh chỉ sai khiến, thì cũng phải đi bây giờ, nhờ có oai phước của Bệ hạ may khi tôi cũng gỡ họa cho Phương huynh đặng, song tôi còn e một nỗi Chí Thiện thiền sư báo cừu, thì dẩu có ông Phùng Đạo Đức và bà Ngũ Mai đi nữa, cự cũng không lại người ấy ; phải chi rước đặng Bạch Mi đạo nhơn thì trừ Chí Thiện thiền sư mới đặng. Vậy thì để tôi làm một phong thơ, Phương huynh đem thơ ấy đến rước cho đặng Bạch Mi đạo nhơn và Mã Hùng thì việc ắt vẹn toàn vô hại.
Thiên tử nói:
- Khanh biết việc trừ Hồ Huệ Càng là khó, thì trong thơ của khanh phải nói với Bạch Mi và Mã Hùng cho rành, khiến hai người vâng lịnh trẩm, thẳng đến Quảng Đông trừ khử cho đặng Hồ Huệ Càng thì trẩm sẽ định công mà ban thưởng.
Cao Thiết Chỉ vâng lịnh làm một phong thơ trao cho Phương Khôi. Phương Khôi lãnh thơ trở về chỗ ngụ, thu xếp hành lý mà thẳng tới Thành Đô.
Lúc ấy thiên tử nói với Cao Thiết Chỉ rằng:
- Khanh đã có tài như vậy sao lại không ra lập chữ công danh. Vậy chớ tên họ là chi, quê quán ở đâu nói cho trẩm rõ?
Cao Thiết Chỉ tâu rằng:
- Tên tôi là Cao Tấn Trung, lưu lạc giang hồ bấy lâu, ý cũng muốn vào trong đám quân dinh, đặng lập chữ công danh với đời, ngặt vì không người tiến dẫn, không biết làm sao, cho nên mới phải noi theo nghề nầy mà độ nhật. Nay may đặng thấy Thiên nhan, lòng tôi mầng rỡ hết sức.
Thiên tử nghe nói hai chữ Tấn Trung thì có ý mầng mà rằng:
- Tên khanh đã đặt hai chữ Tấn Trung như vậy thì phải giữ lòng trung cho bền thủy chung như nhứt.
Cao Tấn Trung nghe nói quì lạy mà rằg:
- Ngữa vâng lịnh thánh.
Nói vừa dứt lời kế thấy tiểu nhị dọn cơm. Ba người ngồi lại ăn uống với nhau.
Ăn xong rồi, Thiên tử nói với Cao Tấn Trung rằng:
- Ta muốn thử xem võ nghệ của ngươi, nhưng tại nơi đây hẹp hòi, không chổ dụng võ, cho nên không tính việc ấy. Bây giờ tại Quảng Đông có một người ác bá, nhiễu hại nhơn dân, ngươi phải đến đó một phen đặng kiến công lập nghiệp, để ta làm một đạo thánh chỉ đặng ngươi đem đến Quảng Đông giao cho Tuần phủ là Tăng Tất Trung thì va thuật rõ đầu đuôi cho nghe, rồi sẽ ra tay mà trừ bọn dữ.
Bèn làm một đạo thánh chĩ giao cho Cao Tấn Trung.
Cao Tấn Trung lảnh lấy thánh chỉ từ giả Thiên tử trở về chỗ ngụ, thâu xếp hành lý đặng có thẳng qua Quảng Đông.
Còn Thiên tử ở đó dạo xem phong cảnh vài ngày rồi cũng noi theo đường Dương Châu trở lại Kinh sư.
Nói về bạch An Phước từ ngày phương Khôi đi rồi cũng đem lòng lo sợ vì Hồ Huệ Càng gây dữ, cho nên không dám bày cuộc làm chay, chờ cho Phương Khôi trở về, như có rước đặng Mã Hùng thì mới dám bày việc ấy.
Còn Hồ Huệ Càng sau khi đánh Bạch An Phước rồi thì trở về Tây Thiền tự mắng chưởi mấy tên đồ đệ rằng:
- Ta với bọn ấy vì có phụ thù cho nên ta mới gây dữ với chúng nó. Từ ngày ta giết Ngưu Hóa Giao, có Ngũ Mai khuyên giải, đến nay thì ta cũng thường tới phá tán bọn thợ ấy, nhưng mỗi lần phá tán đều có cớ mà nói. Còn hôm qua nầy Bạch An Phước đã hết lòng chìu luỵ, mà chúng bây hãy còn bày việc thị phi, xúi giục ta đến đánh nó, làm cho bọn thợ của nó xin la kêu người đối nại, thì ta biết ai mà kêu, ta nghĩ lại mới biết là bọn bây nói láo cho nên ta cũng kiếm chuyện tháo lui. Từ rày về sau nếu bây còn kiếm điều vô cớ, làm cho ta phải cùng lời như vậy thì ta đánh thác chẳng dung.
Bọn đồ đệ bị mắng như vậy lòng giận căm căm, song cũng không thế đối chứng. Bèn dụm năm dụm bảy nói thầm với nhau rằng:
- Việc ấy chúng ta nghe thấy dọc đường, cho nên mới về thưa lại, té ra đã chẳng đặng công lại thêm bị quỡ như vậy thì ức cho chúng ta biết là bao nhiêu. Thôi, từ rày chúng ta ráng sức dọ thám cho biết bọn thợ ấy động tịnh thế nào, lại phải dọ cho chắc cớ rồi sẽ về thưa với thầy.
Mấy người kia đều khen phải. Bèn phân nhau đi dọ thám.
Ngày mai bọn đồ đệ của Hồ Huệ Càng đến trước nhà chay của Bạch An Phước ngó vô, xem thấy đồ đạc dọn hết thì lòng sanh nghi bèn thương nghị với nhau rằng:
- Thế khi bọn này bị thầy ta phá, cho nên không dám bày cuộc làm chay rồi đây.
Bèn bõ đi tứ tán.
Cách nữa tháng, trong đám đồ đệ của Hồ Huệ Càng có một người tên là Hà Nhơn Hậu, vốn cũng con nhà thế gia. Bây giờ hoang đàng nhập theo phe đảng Hồ Huệ Càng nhiễu hại nhơn dân.
Hà Nhơn Hậu có một người anh rể đương làm thơ lại tại dinh Tuần phủ, hay đặng việc bắt Hồ Huệ Càng, lòng e Hà Nhơn Hậu chẳng khỏi liên luỵ theo đám ấy. Bèn tỏ thiệt với vợ mình là Hà thị.
IIà thị nghe nói thất kinh, lật đật sai người đi kiếm Hà Nhơn Hậu.
Té ra kiếm đến năm bảy ngày, không thấy tông tích chi cả.
Hà thị than thở hằng ngày.
Ngày kia Hà Nhơn Hậu đi theo một bọn anh em bạn ra đường gây dử với người, xảy gặp người anh rễ đi ngang qua đó.
Người anh rể thấy Hà Nhơn Hậu thì khiến lại nhà mình đặng có tỏ bày việc ấy.
Hà Nhơn Hậu vâng lời, bèn nói với mấy người anh em bạn rằng:
- Các anh đi trước, tôi ghé lại đây một chút, rồi sẽ chạy theo.
Nói rồi thì đi cùng anh rễ đến viếng chị.
Đến nơi, Hà thị thấy mặt Hà Nhơn Hậu thì lật đật chào hỏi rồi lại trách rằng:
- Mi đi đâu mấy bữa rày ta đã sai người tìm kiếm hết sức mà cũng không gặp, làm cho lòng ta rầu rĩ cả ngày.
Hà Nhơn Hậu hỏi:
- Chị muốn kiếm tôi làm chi?
Hà thị nói:
- Ta muốn kiếm mi nói cho mi biết, kẻo mi cứ việc theo quân hung thủ, ra đường nhiểu hại nhơn dân. Này, chẳng nay thì mai đại họa lâm thân, ắt là tánh mạng nan bảo.
Hà Nhơn Hậu nghe nói thì lấy làm lạ mới hỏi rằng?:
- Cách một tháng nay tôi chẳng hề sát nhơn phóng hỏa, cũng chẳng hề cấm họa chiêu phi ; nói cho cùng mà nghe, dẫu tôi có làm điều ấy đi nữa thì có thầy tôi bảo hộ, lẻ nào lại đến nổi mang tai?
Hà thị nghe nói liền khóc rằng:
- Mi chẳng biết tới công ơn cha mẹ, cứ theo bọn dử ăn uống hàng ngày, sao mi không nghĩ, mi đã hai mươi tuổi rồi, lẻ phải cưới vợ đặng lo việc nối dòng, mi lại không lo việc ấy, cứ theo thầy mi ỷ mạnh hại người. Mi tưởng thầy mi là người cao cường trong thiên hạ không ai dám làm chi nỗi, chớ mi không biết chẳng nay thì mai có người đến bắt thầy mi, ta hỏi mi chừng ấy thế đâu mà dựa, mạng gì mà ỷ?
Hà Nhơn Hậu nghe nói liền hỏi rằng:
- Chị nghe điều chi xin hãy nói lại cho em rõ.
Hà thị nói:
- Nếu mi muốn biết cho rành, phải hỏi anh rễ mi mới rõ.
Thơ lại thấy vợ nói như vậy thì đem hết các việc Bạch An Phước thưa với Tuần phủ, Tuần phủ sai Phương Khôi qua Tứ Xuyên rước Mã Hùng thuật rỏ cho Hà Nhơn Hậu nghe.
Hà nhơn Hậu nghe nói lòng giận căm căm, có ý muốn thẳng tới Cẩm Luân đường bắt Bạch An Phước đánh chết, song sợ chị mình cản trở, cho nên dằn lòng mà giã chước hỏi rằng:
- Lời ấy anh nghe có chắc hay không?
Thơ lại nói:
- Sao lại không chắc, nếu mi muốn biết để mai ta dắt mi đến nha môn cho mi nghe, song việc ấy là việc cơ mật, mi có biết thì để bụng, chẳng nên thuật lại với ai.
Hà Nhơn Hậu nói dối rằng:
- Nếu quả như vậy chắc là tánh mạng thầy tôi không còn. Thôi thôi, từ rày tôi không dám theo thầy tôi nữa, để tôi trở về thưa lại với mẹ, rồi sẻ đến đây nương dựa cùng anh tị hoạ.
Hà thị nghe nói như vậy tưởng là lời thiệt, có ý vui mầng, bèn dặn Hà Nhơn Hậu rằng:
- Em ôi! Việc đó là việc rất kín, em đừng dĩ lậu với ai.
Hà Nhơn Hậu dạ dạ vâng lời từ giả bước ra.