Trong khi ăn uống, Thiên tử hỏi Bạch Long rằng:
- Khi nãy túc hạ có nói em của túc hạ bị người hãm hại, song tôi chưa kịp hỏi kỹ, vậy xin túc hạ tỏ bày tên họ người ấy và thuật các việc lợi hại cho tôi nghe thữ.
Bạch Long nói:
- Em tôi tên là Quách Lễ Văn, nhờ nghề thương mãi làm giàu, nó có lập một tiệm gạo nơi đường Đại Bài gần lối nha môn Tri huyện, nó phú tiệm ấy cho người đầu gia là Vương Hoài hết các việc trong tiệm, giao mãn một năm thì trả cho người ấy hai muôn đồng điếu mà đền công lao. Em tôi là người tiết kiệm, ý tưởng trả bấy nhiêu cũng đã nhiều rồi. Còn Vương Hoài thì giận em tôi sao trả tiền công rất thấp, tuy giận thì giận nhưng không chịu nói ra, cứ để ăn gian lần lần làm cho trong tiệm phải lỗ. Ngày kia em tôi tra xét sổ sách thấy mất hết năm mươi hai muôn đồng điếu, khi ấy em tôi giận lắm, song cũng nghĩ tình bằng hữu lại nghi nó tính lầm cho nên không nỡ làm dữ, rầy rà một hồi rồi tính ghi sỗ để cho nó thường, sau nầy cứ trừ tiền công của nó, chẳng dè cách đôi ba tháng, nó lại ăn gian ba trăm đồng bạc, em tôi thấy vậy tính bề không buôn bán nữa. Song cũng còn chưa tính thôi. Kế thấy căn phố cách vách là tiệm chứa khách, bị hỏa hoạn trong lúc canh ba. Đêm ấy em tôi có ngụ tại tiệm, hay đặng lửa cháy, mãng lo hối người trong tiệm dọn đồ của mình, không rảnh lo chửa lửa, thằng Vương Hoài ấy xúi người chủ tiệm bị cháy tới quan khống cáo rằng: Khi lửa mới phát em tôi thấy trước không cho cứu cũng không la, cho nên nhà ấy mới cháy,nếu em tôi không có lòng hiểm thì nhà ấy không đến nỗi cháy như vậy. Chủ tiệm bị cháy nghe lời Vương Hoài cáo gian cho em tôi, lại mời Vương Hoài đối chứng. Vương Hoài tới quan cũng nói y như lời người ấy, cho nên em tôi bị giam. Tri huyện vốn biết em tôi là người có tiền, cho nên hành hạ hết sức, đặng có lòi tiền lo lót. Còn chủ tiệm bị cháy cũng mượn một người quen việc kiện cáo, nhận là thân tình hầu thế cho mình, đặng có bắt em tôi thường đủ gia tài đã cháy ấy. Em tôi có tánh nhát lắm, đến quan Huyện tra khảo, chịu đau không nỗi túng phải xưng rằng mình đốt tiệm ấy, té ra nước lả khuấy nên hồ, em tôi khi không bị tội, không biết quan trên xử đoán lẻ nào, tôi đến đây thấy chuyện như vậy không nỡ trở về nên phải làng nhàng ở đây đã hơn một tháng, nhị vị nghĩ đó mà coi, Vương Hoài gian ác như vậy, tội đáng phân thân hay không? Nếu ít ngày nữa em tôi bị xứ án nặng thì tôi phải giết Vương Hoài mà báo thù.
Thiên tử nói:
- Túc hạ chớ lo, để mai tôi dến Huyện nha, ra sức thân oan cho lịnh đệ, may khi khỏi chốn lao tù. Tôi thấy túc hạ có lòng trọng nghĩa như vậy chắc rằng không phải là vô năng. Vậy chớ võ nghiệp của túc hạ thể nào, xin cho tôi biết.
Bạch Long nói:
- Nếu nhị vị không chê là đứa thô lổ, thì tôi cũng nói thiệt tình. Trong việc võ nghệ, tôi cũng ít chịu thua ai, nhưng có tánh cứng cỏi không hay cầu mị bề trên, cho nên ở lính đã lâu mà không đặng lên chức gì cho đáng, phải chi kẻ bề trên ấy sự công bình thưởng phạt phân minh, thì không đến nỗi phải mai một anh hùng như thế.
Thiên tử nghe nói than rằng:
- Thuở nay tôi tưởng trong đám văn thần sửa trị bá tánh nhà giàu có đem lể mể nhiều, cho nên họ mới giữ lòng thanh liêm không đặng, bây giờ mới biết trong đám võ biền cũng có nhiều người thưởng phạt bất minh như vậy nữa.
Bạch Long nói:
- Đời nào cũng có người trung kẻ nịnh, người ngay kẻ gian, văn võ hai bên đều có như vậy.
Thiên tử nói:
- Ý tôi muốn biết võ nghệ của túc hạ, xin ra nơi sân phía sau đi vài thiệu võ cho tôi coi thử.
Bạch Long muốn trổ nghề hay, cho nên vui lòng nghe theo lời ấy, bèn ra nơi sân phía sau tiệm ấy mà đi đường côn và đường quờn.
Lúc ấy trời tối Thiên tữ không thấy cho rõ, duy nghe roi xuống vùn vụt thì cũng biết là võ nghệ cao cường.
Thiên tữ khen rằng:
- Võ nghệ cao cường như vậy, bấy lâu không người tiến dẫn thì cũng mai một anh hùng.
Bèn khiến Bạch Long dừng đường roi lại.
Bạch Long để roi xuống đất mà rằng:
- Như có chỗ nào con thiếu, xin chớ chê bai.
Thiên tử nói:
- Đường roi như vậy, còn ai chê bai gì nữa. Vậy chớ túc hạ muốn tới kinh sư đặng kiếm công danh hay không?
Bạch Long nói:
- Ý tôi muốn lắm, nhưng mà không người tiến dẫn, e khi đến đó vô ích cho nên không đi. Chứ chi có người tiến dẫn thì tôi đến ở Kinh sư đã lâu rồi.
Thiên tử nói:
- Để mai tôi đến Huyện nha, minh oan cho lịnh đệ xong rồi tôi sẽ làm một phong thơ giao cho túc hạ đem đến Kinh sư mà đưa cho Trần Hoằng Mưu, túc hạ ắt đặng quan chức.
Bach Long rất mầng mà rằng:
- Nếu nhơn huynh tiến cử cho tôi đặng chữ công danh, ơn ấy ví tày non biển.
Bèn đàm luận võ kinh cùng Thiên tử cho đến canh ba mới đi ngủ.
Rạng ngày Thiên tử thúc dậy qua phòng Bạch Long rủ đi với mình đặng có thẳng tới huyện nha minh oan việc ấy.
Té ra bước qua tới phòng, thấy cửa đã khóa thì Thiên tử lấy làm lạ mà nghĩ rằng:
- Lạ nầy, Bạch Long đã hẹn với ta sáng ngày đều tới huyện nha minh oan việc ấy, cớ sao bây giờ va lại bõ ta mà đi một mình, thế khi va còn chưa tin lời ta là thiệt hay chăng?
Nghĩ như vậy bèn trở về phòng mình nằm xuống mà nghỉ. Kế thấy Bạch Long trở về, vào phòng.
Thiên tử nói rằng:
- Tôi mới lại kiếm túc hạ, song thấy khóa cửa nên phải về đây.
Bạch Long nói:
- Hôm qua nhơn huynh đã hứa như vậy, thì tôi cũng có lòng màng, cho nên lật đật dậy sớm, đi nói cho cô tôi hay, đặng người bõ chuyện buồn rầu và không đem tiền lo lót với kẻ khác.
Thiên tử khiến Châu Nhựt Thanh khóa cửa, rồi đó ba người đều đi một đoàn mà thẳng tới Huyện nha.
Đi vừa đến cửa nha môn, thấy treo một tấm bảng nhỏ có để hai chữ "Công xuất".
Thiên tử nói với Bạc Long rằng:
- Chúng ta đi đây rất rủi, hôm nay Tri huyện đi khỏi, cho nên có để hai chữ Công xuất trên bảng kia kìa.
Bạch Long nói:
- Nếu vậy chúng ta vào đó cũng không ích gì. Vậy xin nhị vị đứng đây chờ tôi, đặng tôi hỏi thăm cho biết chừng nào quan Huyện trở về.
Thiên tử khen phải, bèn đứng bên đường mà chờ, đặng cho Bạch Long kiếm người hỏi thăm.
Bạc Long đến hỏi một người thơ lại rằng:
- Chẳng hay quan Huyện đi có việc chi, chừng nào người mới trở về.
Người thơ lại đáp rằng:
- Hôm trước có tờ quan Tuần phủ dạy người đổi qua Tiền đường huyện, thế khi hôm nay người đi đến tỉnh, muốn nói chổ nầy là chổ trọng dịa, một lần giao lảnh rất khó, đặng xin cho người ở lại đây chăng?
Bạc Long nói:
- Ôi thôi, Tri huyện Tiền đường là người tham lam, nếu đổi lại đây, càng thêm khuấy rối dân tình.
Thơ lại nói:
- Không phải vậy đâu, ngươi còn chưa rỏ, để ta nói lại cho mà nghe. Nguyên Tri huyện Tiền Đường vì tham của hối lộ, binh vực nhà giàu. Ngày nọ Thiên tử dạo chơi đến đó, thấy việc như vậy, người tước chức Tri huyện ấy rồi, cho nên mới dòi quan Huyện nầy bổ khuyết, song còn chưa biết huyện nay về ai trấn nhậm.
Bạch Long hỏi nữa rằng:
- Không biết người đi chừng nào mới về?
Thơ lại nói:
- Người đi nội trong ba ngày, nếu đặng hay không, người cũng trở lại.
Bạch Long nghe nói như vậy, trở lại nói cùng Thiên tử.
Thiên tử nói:
- Vậy thì phải đợi vài ngày người về sẽ tính. Khi tôi ở kinh, nghe đồn huyện nay có mộ nàng Tô tiểu tiểu rất nên xinh đẹp, vậy chớ túc hạ có biết mộ ấy ở tại chổ nào chăng?
Bạch Long nói:
- Tôi biết, ngày nọ tôi có đi ngang qua đó cho nên mới biết, nếu nhị vị muốn đến mả ấy xem chơi, thì tôi dẫn dường cho đi.
Thiên tử nghe nói rất mầng, bèn khiến Bạch Long đi với mình đến mả Tô tiểu tiểu.
Đi đặng ba bốn dặm, xem thấy trước mặt có một lùm cây bao phũ một cái mả đá, Bạch Long dắt Thiên tử và Châu Nhựt Thanh vào đó mà xem thì thấy mã ấy có một tấm bia chạm bốn chữ lớn: Tô tiểu tiểu mộ.
Thiên tử thấy tấm bia ấy, ngó lại mà nói với Châu Nhựt Thanh rằng:
- Con người ở đời bất luận trai, gái, giàu nghèo, sang, hèn, hễ biết lập chí thì đặng bia danh đời sau, Tô tiểu tiểu đây vốn là một con kỹ nữ có danh đời trước, vì biết lập chí cho nên để tiếng đời sau, thấy vậy mà thẹn giùm cho kẻ tham tài ái mạng, ham điều bình an trước mắt, không kể danh tiếng ngày sau, làm trai mà không bì với con kỹ nữ đặng, thiệt là hỗ thẹn vô cùng.
Bạch Long cười rằng:
- Lời ấy rất nhằm, đời này nhiều kẻ râu mày lập chí không bằng con kỹ nữ ấy.
Thiên tử khen phải.