Ðến nơi, Thiên tử xem thấy nhà cửa xịch xạc nhưng sách vở rất nhiều, thì biết quả là nho gia, bèn hỏi Từ Huờn Bích rằng:
- Nhơn huynh vốn dòng nho gia, lại thông kinh sử, sao không gắng sức công thơ mà lấy công danh với đời, lại trở theo nghề ruộng rẩy là ý gì vậy?
Từ Hườn Bích nghe nói thì thở ra và nói rằng:
- Nói như đại nhơn cũng phải, ngặt vì ra thi không đậu, gia đạo lại nghèo, cho nên tôi mới theo nghề ruộng rẩy mà độ nhựt. Hôm nọ có người bằng hữu mời đến ăn tiệc nơi Tụ Mỹ đường. Lý Vịnh Hồng thấy tôi thì đem lòng lưu luyến lại có các vị bằng hữu chung nhau tư trợ, cho nên mới có chuyện nầy, nay việc giở giang như thế cũng bởi đa tình mà hoá vô tình, làm cho nhọc sức đại nhơn, lòng tôi rất nên hỗ thẹn.
Thiên tử thấy Từ Huờn Bích ăn nói nho nhã, cũng có lòng khen mà nghĩ rằng:
- Ăn nói như vậy không biết sức học thấp cao, để ta thử sức cho biết thể nào, rồi sẽ tùy tài xử dụng.
Nghĩ như vậy bèn hõi Từ Huờn Bích rằng:
- Nhơn huynh bỏ học bấy lâu, vậy chớ bài vở trong lúc đương học, bây giờ còn đây hay không?
Từ Huờn Bích nói:
- Bài vở còn đũ.
Thiên tử khiến soạn các bài vỡ cho mình xem.
Từ Hườn Bích vâng lời soạn các bài vỡ ngày trước đem ra cho Thiên tữ xem.
Thiên tử xem thấy bài ấy tuồng chữ đã tốt, văn chương lại cao thì khen rằng:
- Văn chương của nhơn huynh rất nên cao kỳ, nếu không tấn thủ công danh thiệt là uỗng lắm. Vậy chớ nhơn huynh vào thi năm nào, khoa ấy ai làm chũ khảo?
Từ Huờn Bích thưa rằng:
- Tôi thi trong khoa Quách tôn sư làm chủ khảo, nữa chừng người lại qua đời.
Thiên tữ nói:
- Thi đã không đậu, sao không thẳng tới Kinh sư, cậy người tiến dẫn.
Từ Hườn Bích than rằng:
- Từ đây đến Kinh sư, đường sá xa xuôi, tỗn phí chẳng ít, gia đạo nghèo túng thế nầy, lấy chi mà đi cho đặng. Vã lại mẹ già không người bảo hộ, cho nên tôi phải ở đây mà chịu nghèo.
Thiên tử nghe nói như vậy, cũng có lòng thương mà rằng:
- Nhơn huynh chớ lo, Cung Ôn Như là bạn đồng niên của tôi, tôi đã khiến va sai người đi rước Lý Vịnh Hồng, chẳng bao lâu ắt có giai âm, để tôi viết cho nhơn huynh hai phong thơ, ngày mai nhơn huynh chờ tôi đi rồi sẽ lấy một phong đem đến cho Cung Ôn Như thì va sẽ giao Lý Vịnh Hồng cho nhơn huynh, chừng ấy có người thế việc tân hôn. Nhơn huynh lại đem một phong thơ đến tại Kinh sư, giao cho Trần Hoằng Mưu, thì nhơn huynh ắt đặng trọng dụng còn như lộ phí không có, nhơn huynh phãi hỏi Cung Ôn Như, va củng sẳn lòng tư trợ.
Từ Hườn Bích rất mầng, dọn một bữa cơm mà đải Thiên tử và Châu Nhựt Thanh.
Ăn uống rồi, Từ Hườn Bích dọn chổ cho Thiên tử nghỉ.
Rạng ngày Thiên tữ làm hai đạo chiếu chỉ rồi niêm phong lại trao cho Từ Huờn Bích mà dặn rằng:
- Khi tôi đi rồi nhơn huynh ắt đặng tin lành, còn như nhơn huynh lai Kinh thì cũng gặp nhau có lúc.
Bèn từ giã mà thẳng qua Gia Hưng huyện.
Trong khi Thiên tử đi rồi, Từ Huờn Bích lấy một phong thơ thẳng đến dinh quan Tuần phủ mà nói với nguoi giử cửa rằng:
- Có thơ của Cao lão gia khiến tôi đến dâng cho quan Tuần phủ.
Người giử cửa nghe nói có thơ của Cao lão gia, thì cũng không dám trễ nải, lật đật vào báo cho quan Tuần phủ hay.
Quan Tuần phũ nghe báo lật đật thay đổi y phục, chạy ra nghinh tiếp.
Từ Huờn Bích thấy quan Tuần phũ nghinh tiếp một cách cung kính như vậy thì lấy làm lạ mà nghĩ rằng:
- Vốn ta là người sanh viên, cớ gì quan Tuần phũ lại nghênh tiếp một cách cung kính như vậy kìa? Dầu cho vị tình Cao lão gia đi nữa thì cũng không lẽ cung kính thái quá như vậy? Chuyện này không rõ thế nào.
Tuần phũ dắt Từ Hườn Bích thẳng vào trung đường, mời ngồi xong rồi thì đuổi hết quan hầu lui ra rồi đóng cửa lại, mà dọn hương án một mình.
Từ Huờn Bích thấy vậy lại lấy làm lạ hơn nữa.
Đến chừng sắp đặt hương án xong rồi, Tuần phũ thi lễ và nói với Từ Hườn Bích rằng:
- Tôi đã đặt bày hương án xong rồi, xin Thiên sứ để đạo thánh chỉ lên đó, đặng tôi bái mạng mà đọc.
Từ Hườn Bích đứng dậy đáp lễ và thưa rằng:
- Vốn tôi là người sanh viên, không phải Thiên sứ. Hôm qua đây Cao lão gia thấy việc bất bình ra tay gánh vác việc ấy, lão gia khi đã biết rồi, hồi hôm nay Cao lão gia ở lại nhà tôi, người viết một phong thơ khiến tôi đem dâng cho lão gia, còn người đã đi chổ khác.
Nói rồi bèn trao phong thơ cho Tuần phủ.
Quan Tuần phũ tiếp đạo thánh chỉ, để lên hương án rồi nói với Từ Hướn Bích rằng:
- Cao lão gia đó thiệt là Thiên tử, người muốn dạo chơi cho khắp cả xứ Giang Nam nên phải giấu tiếng như vậy, đặng có đi đến chổ khác.
Nói rồi liền quì trước bàn hương án mà đọc thánh chỉ.
Ðọc thánh chỉ ấy rồi, Tuần phủ mở cửa mời Từ Hườn Bích trở ra khách đường, khiến quân dọn tiệc mà thết đãi.
Lúc ấy Từ Huờn Bích mới biết thánh chỉ dạy mình phãi chọn ngày tốt mà cưới Lý Vịnh Hồng, lại dạy quan Tuần phủ đứng làm chủ hôn biện việc gã cưới, thì cũng vâng theo thánh chỉ, trở về chọn ngày sắm lễ mà cưới Lý Vịnh hồng.
Viễc ấy xong rồi thì Từ Hườn Bích giao nhà cho Lý Vịnh Hồng mà thẳng tới Kinh sư.
Còn quan Tuần phủ là Cung Ôn Như vâng theo thánh chỉ tướt chức Tri huyện Tiền Đường, bắt cha con Hồ Dụng Oai mà xử quyết, còn gia tài cùa Hồ Dụng Oai thì tịch ký làm của công.
Nói về Thiên tử và Châu Nhựt Thanh đi đến Gia Hưng xem thấy phong cảnh tao nhả, phồn hoa đô hội, tuy không bì kịp Cang châu, song cũng xấp xỉ với Tòng giang phủ, Thiên tử cũng có lòng mừng, bèn kiếm khách điếm mà ở.
Khi vào tiệm, dọn phòng xong rồi Thiên tữ kêu tiểu nhị mà bảo rằng:
- Mi có đồ ngon vật lạ chi chi cứ ddo.8n cho ta một bửa cơm, mắc rẻ bao nhiêu bất luận.
Tiếu nhị nghe nói biết người xài rộng thì cỏ ý mầng liền thưa rằng:
- Xứ Gia Hưng nầy chẳng có vật chi lạ, có một món thịt, gọi là thịt Gia Hưng, những khách viễn phương, người người đều chuộng, như khách quan muốn dùng, tôi dọn một bửa rượu thịt cho khách quan ăn thử.
Thiên tữ nói:
- Ta có nghe đồn thứ thịt Gia Hưng ngon lắm, vậy thì hãy dọn cho ta ăn thử.
Tiểu nhị vâng lời bèn dọn một mâm rượu thịt cho Thiên tử ăn uống.
Lúc đang ăn uống, xãy nghe nơi phòng ở gần đó có người vỗ ghế quở trách tiểu nhị ấy rằng:
- Ta ở tiệm này chẳng phãi là không trã tiền, cớ sao ban đầu mi còn dọn ăn kha khá, bây giờ mi dọn không có một món vừa miệng, còn người mới tới, mi lại dọn thịt Gia Hưng cho người ta ăn, ta hỏi mi, ai ai cũng phải trã tiền, có gì mi ở hậu bạc khác nhau như vậy?
Tiểu nhị nói:
- Khách quan chớ nóng, để tôi nói rõ cho mà nghe. Vã chăng thịt Gia Hưng nầy không phải là rẻ, khi khách quan mới đến, tôi đã dành nốt bửa thịt cho khách quan dùng thử, nay có nhị vị khách quan nầy là người phương xa mới đến, cho nên tôi phãi dọn một bửa thịt cho người ăn thử, nào có hậu bạc khác nhau bao giờ, nếu khách quan muốn cho mỗi bửa có thịt thì phải thêm tiền riêng, lề luật tiệm nầy đã định như vậy, khách quan, bằng lòng thì ở, như không bằng lòng thì đi, tôi không ép.
Người ấy nghe nói nỗi giận, liền thộp ngực tiểu nhị mà đánh.
Tiểu nhị la khóc om sòm.
Thiên tử và Châu Nhựt Thanh biết là bởi cớ thịt Gia Hưng mà sanh chuyện nầy, bèn bước tại phòng ấy mà xem, thấy người khách ấy tác chừng bốn mươi trở xuống, mình cao vóc lớn, miệng rộng mũi to, tướng mạo khôi ngô, oai phong lẩm liệt, thì Thiên tử bước lại can rằng:
- Túc hạ bớt giận, hãy buông nó ra đặng tôi nói cho mà nghe.
Người ấy nghe nói liền buông tiễu nhị ấy ra.
Thiên tử nói:
- Vã chăng nó là tiểu nhon, túc hạ đường đường diện mạo như vậy mà đánh thằng tiểu nhị thì cũng nhẹ thể một ít, nếu đánh cho đã nư giận thì lại mang hoạ không vừa, vậy xin túc hạ bước lại phòng tôi đặng tôi tạ tội và tỏ điều hơn thiệt cho túc hạ nghe.
Người ấy nghe theo.
Thiên tử liền dắt người ấy lại phòng mình mà hỏi tên họ.
Người ấy đáp rằng:
- Tôi là Bạch Long, quê tại huyện An Huy. Vậy chớ nhị vị tên họ là chi, quê quán ở đâu xin cho tôi rõ.
Thiên tử nói:
- Tên tên là Cao Thiên Tứ, quê ở Bắc Kinh, còn thằng con nuôi toi đây tên là Châu Nhựt Thanh, nay tôi có muốn tới An Huy một phen mà xem cho biết phong cảnh, vậy khi túc hạ trở về xin cho cha con tôi theo với.
Bạch Long nói:
- Nguyên tôi có làm Thập trưởng (chức Cai) tại An Huy dinh, vì có một người em con nhà cô ở tại huyện nầy, trong nhà giàu có, tôi nghĩ phận tôi theo việc quẩn lính đã lâu mà không phát đạt chi hết, cho nên tôi tính bõ lính qua dây đặng có nương dựa em tôi mà buôn bán, chẳng dè lại gặp hồi đen, khi vừa đến đây thì em tôi đã bị người hãm hại đương giam tại ngục, trong nhà còn những đàn bà con nít khóc lóc cả ngày, tôi không lẻ ở, nên phải ra chổ này, lại bị tiểu nhơn khinh thị.
Thiên tử nói:
- Tiểu nhơn thường có lòng ấy, túc hạ chớ nên cố chấp làm gì.