Hồ Tấu cưới vợ là Trần thị, tiểu tự là Bích Liên rất nên hiền hiếu, bà mẹ chồng thì độc dữ bất nhân, nhưng Bích Liên chẳng hề oán hận.
Mỗi buổi sớm mai Bích Liên đều thiền tâm chải gở vẹn vẽ, thay y phục sạch sẽ vào hầu mẹ hồng. Chẳng dè bà mẹ chồng lại gọi rằng làm tốt, đặng có ghẹo nguyệt trêu hoa, chưỡi mắng rầy rà. Bích Liên bèn bỏ hết đồ nử trang, chẳng dám ăn mặc như trước, bà mẹ chồng lại giận hơn nữa, dảy dụa om sòm.
Hồ Tấu là con chí hiếu muốn cho vừa lòng mẹ, bèn lấy roi đánh vợ, chừng ấy bà mẹ mới êm.
Từ đó lại cáu ghét nàng dâu hơn nữa. Nàng dâu tuy là phụng sự siêng năng, song chẳng hề nói đến một tiếng.
Hồ Tấu biết ý mẹ giận, bèn ngủ riêng nơi khác, có ý tỏ dấu tuyệt vợ mình, tuy vậy bà mẹ cũng chẳng vừa lòng, cứ chưởi mắng la rầy tối ngày.
Hồ Tẩu bên nghĩ rằng:
- Cưới vợ là để cung phụng mẹ mình, nếu nay việc như vầy thì có vợ làm gì.
Bèn đuổi Bích Liên đi, khiến một bà già đưa về giao lại cho cha mẹ nàng.
Vừa ra khỏi cửa, Bích Liên bèn khóc lóc nói rằng:
- Phàm làm con gái mà làm dâu không xong, để cho đến bị đuổi thì còn mặt mũi nào dám về ngó cha mẹ, thà là chết đi cho rồi.
Nói rồi liền thò vào tay áo, lấy ra một con dao đâm họng.
Ai nấy xúm lại can, thì thấy máu ra lai láng khiêng về nhà người thiếm họ của Hồ Tấu, bà ấy tên là Vương thị, ở góa có một mình. bèn lảnh Bích Liên nuôi, khi bà già ấy về nói lại với Hồ Tấu, Tấu dặn dò biểu giử việc ấy đi đừng cho mẹ mình hay.
Cánh ít ngày dọ nghe Bích Liên đã mạnh, Hồ Tấu bèn đến nhà Vương thị biểu đừng cho Bích Liên ở trong nhà, Vương thị kêu vào trong, Hồ Tấu chẳng vào, duy quyết ý đuổi Bích Liên mà thôi.
Bích Liên bèn bước ra hỏi Hồ Tấu rằng:
- Thiếp có tội chi, sao chàng tuyệt tình dường ấy?
Hồ Tấu trách sao chẳng biết làm dâu, làm cho mẹ cáu giận.
Bích Liên làm thinh nghẹn ngào không nói chi đặng hết, duy cứ cúi đầu khlóc đến đổi ra máu.
Hồ Tấu thấy vậy cũng xốn xang, nói chẳng hết lời, bỏ ra về riu ríu.
Cách ít bửa sau, bà mẹ hay đến thì giận lắm, bèn tuốt qua nhà Vương thị mắng nhiếc om sòm.
Vương thị nỗi giận chẳng kể chị em, hài những sự dữ ra trách, lại nói rằng:
- Dâu đã dễ ra rồi, thì nó còn thuộc về người gì trong nhà chị hay sao, tôi nuôi con gái của họ Trần, chớ tôi không chứa dâu họ Hồ, sao chị lại ỷ cái gì mà bỉ xữ việc nhà của tôi.
Bà ấy giận lắm không lời nói lại, phần thì thấy Vương thị ăn nói hẳn hòi, không biết làm sao nên phải khóc trở về.
Bích Liên trong lòng chẳng an, mới tính qua nhà bà Vu thị mà ở, bà ấy là chị của bà mẹ Hồ Tấu tuổi đã hơn sáu chục, con chết sớm, duy còn một đứa cháu thơ và một nàng dâu góa mà thôi, lại hay thương Bích Liên.
Bích Liên bèn từ giả Vương thị, qua ở với bà Vu thị.
Vu thị hỏi rõ tình do, thì giận em mình sao có ở với dâu độc ác, muốn đứa Bích Liên về, Bích Liên nói không đặng, lại dặn dò đừng cho mẹ chồng mình biết, từ đó Bích Liên ở với Vu thị như nàng dâu ở với mẹ chồng.
Nguyên Bích Liên vốn có hai người anh, hay đặng việc ấy thì thương em, muốn rước về gã cho chỗ khác.
Bích Liên không chịu, cứ ở đó với Vu thị thêu dệt chi độ cho qua ngày.
Còn bà mẹ Hồ Tấu, từ ngày đuổi dâu ra rồi, thường lo đi cưới vợ khác cho con, song cái tiếng độc ác với dâu đã đồn khắp xa gần thiên hạ đều biết hết, nên chẳng ai dám gả con.
Cách ba bốn năm Hồ Nhị đà trọng tuổi, bèn lo cưới vợ trước người anh.
Nàng ấy tên là Lệ Cơ, tánh hung dữ lại lấn hơn mẹ chồng thập bội, hễ bà mẹ giận nói điều chi, thì Lệ Cô liền mắng tay đôi lại, còn Hồ Nhị thì nhu nhược, chẳng dám nói tới vợ, làm cho bà mẹ oai khí giãm lần, đến nỗi chẵng dám nói động đến Lệ Cơ, lại còn phải vui cười ngọt dịu làm cho nàng vui lòng.
Tuy vậy mà Lệ Cô cũng chẳng ưa, lại bắt mẹ chồng ra làm công việc cũng như tôi tớ.
Hồ Tấu cũng không dám nói, duy cứ đi lo làm thế cho mẹ mình, hoặc quét nhà, hoặc gánh nước nấu cơm đều phải làm lấy, có nhiều khi hai mẹ con nhìn nhau mà khóc.
Chẳng bao lâu bà mẹ buồn rầu nên phải đau, nằm liệt nơi giường, hoặc ngồi dậy nằm xuống, hoặc đi chỗ đi nơi, đều cũng một mình Hồ Tấu dìu dắt nưng đở, ngày đêm đều phải thức, hai mẹ con mắt đỏ lòm, liền kêu em thay phiên cho mình nghỉ ngơi giây lát.
Hồ Nhị vừa mới bước vào, Lệ Cô liền kêu ra.
Hồ Tấu không biết làm sao, bèn qua nhà người dì là Vu thị cho hay sự mẹ mình đau vào đến nơi than khóc cùng dì, nói chưa dứt lời, Bích Liên ở trong phòng bước ra, Hồ Tấu hỗ thẹn nín đi không nói nữa. Còn đương xớ rớ, Bích Liên vội khép cửa lại, Hồ Tấu nột ý bỏ ra về.
Về nhà chẳng bao lâu Vu thị đến thăm, Hồ mẫu rất mừng, bèn cầm ở lại với mình, từ ấy bên nhà Vu thị sai người qua lại thường thường, mỗi lần qua thì đem đồ ngon vật lạ dâng cho Vu thị.
Vu thị bèn nhắn về với dâu mình rằng:
- Ta ở bên nầy chẳng đói khát chi, chớ có bưng đồ qua lại làm chi cho mất công.
Tuy là dặn vậy, chứ bên nhà cũng đem đồ ăn qua mà dâng hoài, mỗi lần đem qua thì Vu thị lại nhường cho Hồ mẫu dùng.
Hồ mẫu bịnh giảm lần lần, cháu của Vu thị lại đem đồ ngon qua và nói rằng:
- Mẹ mình sai qua thăm bịnh.
Hồ mẫu thấy vậy thì khen rằng:
- Chị tu nhơn tích đức thế nào mà có đặng dâu hiền như vậy?
Vu thị hỏi:
- Vậy chớ con dâu của em đã để ra đó thễ nào?
Hồ mẫu nói:
- Nó cũng là hiền, song chẳng đặng như dâu của chị.
Vu thị nói:
- Nói còn đây thì em khỏi mệt, em có giận mà la rầy nó cũng chẳng biết hờn, còn sao nữa mà gọi là không đặng như dâu của chị.
Hồ Tấu bèn khóc mà tỏ việc khổ của vợ mình cho mẹ nghe.
Hồ mẫu bèn ăn năn và hỏi Vu thị rằng:
- Chẳng hay Bích Liên nó đà lấy chồng khác hay chưa?
Vu thị nói dối rằng:
- Chị không biết, để chị hỏi dọ lại coi.
Cánh ít ngày Hồ mẫu đã mạnh, Vu thị muốn từ biệt ra về.
Hồ mẫu khóc rằng:
- Nếu chị về rồi, thì em phải chết.
Vu thị thấy vậy mới tính với Hồ Tấu muốn cho Hồ thị ra ở riêng. Hồ Nhị nói lại với Lệ Cô.
Lệ Cô không chịu, lại nói hỗn với anh chồng và Vu thị.
Hồ Tấu tình nguyện giao hết ruộng tốt cho vợ chồng Hồ Nhị, Lệ Cô liền chịu, lập tờ chiết sản, và chia chác xong rồi Vu thị mới kiếu mà về.
Hồ mẫu bèn khiến mướn kiệu theo đưa Vu thị về nhà.
Qua đến nơi Hồ mẫu cứ trầm trồ khen dâu Vu thị rằng hiền hoài.
Vu thị nói:
- Phàm làm con gái, trăm việc tuy nén, song cũng phải có tì chút đĩnh, mình là mẹ chồng thì phải dung phải chế, như em có dâu như chị vậy thì chị e em cũng chẳng biết thương.
Hồ mẫu nói:
- Chị nói oan tôi quá, chị tưởng tôi đây là hình đất tuọng gỗ hay sao, đã có mũi mà hưởi mùi thơm sao lại không biết thương.
Vu thị nói:
- Như Bích Liên thì làm sao mà để đi?
Hồ mẫu nói:
- Tại tôi ghét mà hay mắng nhiếc nó, nên chồng nó sợ mà để nó đi.
Vu thị nói:
- Việc không đáng rầy mà rầy thì không phải là lỗi nơi nó, để đi là để làm sao?
Hồ mẫu nói:
- Vì chồng nó thấy tôi hay rầy, nên nói rằng nó chẳng biết phụng sự tôi mà để.
Vu thị nói:
- Việc đáng hờn mà chẳng hờn ấy là đàn bà đức, việc đáng đi mà chẳng đi ấy là đàn bà hiền, hổm rày đồ ngon vật lạ dâng cho em đó chẳng phải là của dâu chị đâu.
Hồ mẫu nghe nói thì lấy làm lạ bèn hỏi rằng:
- Chớ của ai vậy?
Vu thị nói:
- Bích Liên qua đây ở với chị từ ấy đến nay, nhưng đồ hổm rày đó là vốn của nó thức đêm thức hôm thêu dệt kiếm tiền mua chác gỡi cho em, chớ dâu chị có chi mà gởi.
Hồ mẫu nghe nói thì khóc ròng rồi nói rằng:
- Nếu vậy thì tôi còn mặt mũi nào ngó dâu tôi.
Vu thị liền kêu Bích Liên ra.
Bích Liên vừa khóc vừa bướe ra quì mọp dưới đất.
Hồ mẫu hỗ thẹn chẳng dám nhìn.
Vu thị khuyên giãi một hồi mới nguôi, từ đó mẹ chồng và nàng dâu mới hòa thuận với nhau.
Rồi ỡ đó chơi non mười ngày mới dắt nhau về nhà. Trong nhà còn có mấy mẫu ruộng chẳng đủ ăn, nhờ có Hồ Tấu dùng bút mực kiếm. Còn Bích Liên thì thêu dệt mà chi độ cho qua ngày tháng.
Lúc ấy Hồ nhị thẳng nhà giàu có dư giả, Hồ Tấu chẳng thèm vay mượn.
Hồ Nhị cũng chẳng ngó ngàng tới anh, Lệ Cô thấy chị dâu đã bị để rồi nên bĩ bạc khinh khi, còn Bích Liên thấy em dâu hỗn ẩu thì không ưa, nên cũng chẳng thèm chuyện vãn chi tới.
Hai anh em nhà ở cách vách, mỗi khi Lệ Cơ hổn ẩu rầy rà thì bên này cã nhà đều bịt tai giã điếc, Lệ Cơ không biết hổn ẩu với ai, thét đi rồi lại làm dữ với chồng và tỳ nữ.
Ngày kia con tỳ nữ bị rầy quá, tức mình bèn tự ải mà chết.
Người cha của con tỳ nữ ấy hay đặng bèn đi cáo Lệ Cô.
Hồ Nhị ra gánh vác đối nại cho vợ, bị đòn bọng nặng nề, quan lại bắt Lệ Cô giam cầm.
Hồ Nhị lo lót hết sức mà quan cũng chẳng tha.
Lệ Cô bị tra khảo mười ngón tay bị rớt thịt, quan Phủ ấy lại ưa ăn hối lộ, đòi của hối lộ nặng nề.
Hồ Nhị phải cầm cố vườn ruộng cho đủ số mà lo, Lệ Cô mới đặng về, chẳng dè bị tiền lời nặng quá lo không kịp, nên phãi đem hết vườn ruộng bán đứt cho Nhiệm ông, cũng là người ở một làng, nhưng mà Nhiệm ông đã biết ruộng ấy hơn phân nữa là của Hồ Tấu nhượng lại, nên nài cho có Ilồ Tấu đứng giấy thì mới chịu mua.
Hồ Nhị về năn nỉ với anh xin đứng giấy giùm.
Hồ Tấu qua vừa đến nơi, Nhiệm ông vùng nói lớn lên rằng:
- Ta là Hồ Hiếu Liêm đây, lão Nhiệm nầy là người gì mà dám mua đứt sản nghiệp của ta.
Nói rồi bèn day lại nói với Hồ Tấu rằng:
- Vua Diêm vương cảm vì cái lòng hiếu của hai vợ chồng con, nên người cho cha về đây thăm con một phen.
Hồ Tấu khóc mà vái rằng:
- Như cha có linh thì xin cứu giùm em tôi với.
Đáp rằng:
- Con nghịch dâu hung như vậy thì còn thương tiếc làm gì, con hãy về nhà lo mà chuộc huyết sản lại cho cha.
Hồ Tấu hỏi:
- Mẹ con tôi lo đắp đổi từ ngày, khỏi chết đói là may, tiền bạc có đâu cho nhiều mà chuộc cho nổi.
Đáp rằng:
- Dưới gốc cây tử vi có chôn vàng, con hãy đào lên mà dùng.
Hồ Tấu muốn hỏi lại cho kỷ thì ông ấy làm thinh, chẳng nói năng chi nữa.
Trong giây phút mới tỉnh lại, thì mơ màng không biết chi hết, Hồ Tấu bèn trở về thưa lại cho mẹ hay, mẹ con cũng chưa lấy làm tin. Chẳng dè bên kia Lệ Cô đã sai người ra đó đào xốc lên sâu hơn bốn năm thước, mà chẳng thấy bạc vàng chi hết, duy thấy tinh những là ngói bể gạch vụn mà thôi, bèn bỏ mà trở vào.
Bên này Hồ Tấu nghe Lệ Cô đi đào trước thì dặn mẹ và vợ chớ nên đi coi làm chi, chừng nghe Lệ Cô đào không đặng chi hết, thì bà mẹ mới lén ra xem chơi, thấy tinh những đá vụn lộn lạo với đất, bèn bỏ mà trở vào.
Khi Bích Liên ra xem thì thấy dưới đất đều là vàng bạc, bèn kêu chồng ra xem cũng quả nhiên, rồi đó vợ chồng mới lượm đem về nhà.
Hồ Tấu lại nghĩ vì của ấy là của ông bà để lại, chẳng nỡ hưởng một mình, bèn kêu Hồ Nhị qua mà chia hai.
Hồ Nhị bọc vàng đem về nhà khoe với Lệ Cô, té ra chừng coi lại thì là gạch bể mà thôi, vợ chồng sững sốt, Lệ Cô lại rầy chồng, sau có dại mà để cho anh gạt gẩm như vậy, biểu phải qua đòi lại.
Lúc ấy Hồ Tấu đang sắp vàng ra nơi ghế mà mầng với mẹ.
Hồ Nhị bước vào tỏ thiệt với anh.
Hồ Tấu giựt mình trong lòng sanh nghi, song cũng chẳng nói chi, bao nhiêu vàng bạc đều giao hết cho Hồ nhị.
Hồ Nhị rất mừng, lấy hết đem về đi trả nợ đâu đó xong xuôi, lấy làm cảm đức anh mình, trầm trồ với vợ.
Lệ Cô lại nói:
- Đã bị gạt mà không biết hổ, còn khen ngợi nổi gì, lần trước lấy gạch bể mà chia, sau mình nói rồi mới làm bộ cho hết, chớ lẻ nào anh không giấu bớt nhiều hơn, lại chia đều như vậy hay sao?
Hô Nhị nghe nói nữa tin nữa nghi.
Qua bửa sau mấy chủ nợ đều sai thầy tớ đến nói rằng vàng trã hôm qua là vàng giã, tính đi thưa với quan, vợ chồng đều thất sắc, Lệ Cô nói:
- Quả như lời tôi nói hay chăng? Phải anh mình tử tế thì không có việc như vầy, ấy là ảnh giết mình đó.
Hồ Nhị sợ sệt phải đi năn nỉ với mấy chủ nợ.
Chũ nợ giận lắm định đi thưa quan.
Hồ Nhị phải đem bằng khoán ruộng thế lại, rồi lấy vàng lại đem về nhà coi kỷ lại, lấy hai đính chặt ra, ở ngoài vàng bọc mỏng như lá lúa còn ở trong tinh những là thau.
Lệ Cô bày mưu cho Hồ Nhị để mấy đính vàng lại, còn bao nhiêu thì đem hết trả lại cho anh, đặng coi ý làm sao cho biết.
Hồ Nhị nghe lời đem qua trả lại cho anh, lại giã ý nói rằng:
- Nhờ anh có lòng tốt nhường hết cho em, thiệt em không nở nay em lấy đở vài đính, tỏ ý chẳng phụ tình anh mà thôi, còn bao nhiêu thì em giao lại cho anh, còn những ruộng đất em cầm cố cho người, thì em đã bỏ rồi, chuộc hay không thì tự ý anh, chớ em không biết tới nữa.
Hồ Tấu không dè cứ nhường lại hoài.
Hồ Nhị quyết lòng từ chối bỏ đó đi về.
Hồ Tấu cân lại mà coi thấy thiếu hết năm lượng, bèn lấy bạc mà châm cho đủ số, rồi đem trả cho chủ nợ chuộc đất lại.
Chũ nợ nghi là vàng giã hôm nọ, bèn lấy dao chặt thử coi thấy thiệt vàng tốt, liền đếm đủ số mà thâu, rồi giao bằng khoán lại cho Hồ Tấu.
Còn Hồ Nhị, từ ngày giao vàng lại cho anh mình rồi thì có ý dọ coi anh mình làm thể nào cho biết, chừng nghe anh mình chuộc hết ruộng đật lại rồi thì lấy làm lạ, còn Lệ Cô thì nghỉ rằng lúc đào đặng, anh mình giấu hết vàng thiệt đi, còn vàng giả thì chia cho mình, bèn qua nhà măng nhiếc om sòm, chừng ấy Hồ Nhị mới rỏ cái cớ trả vàng.
Bích Liên bèn cười và nói với Lệ Cô rằng:
- Sản nghiệp còn đó, giận dữ làm chi.
Nói rồi lại hối chồng lấy bằng khoán ra giao cho Lệ Cô.
Đêm ấy Hồ Nhị nằm chiêm bao thấy cha mình về trách rằng:
- Mi chẳng thảo thuận, ngày chết đã gần, một tấc đất cũng chẳng phải của mi, còn chiếm đoạt làm gì.
Hồ Nhị giựt mình thức dậy nói với Lệ Cô, muốn giao bằng khoán lại cho anh.
Lệ Cô mắng nhiếc gọi rằng ngu.
Lúc ấy Hồ Nhị có hai đứa con trai, đứa lớn bảy tuổi, đứa nhỏ ba tuổi. Chẳng bao lâu đứa lớn lên trái mà chết Lệ Cô sợ bèn khiến chồng đem bằng khoán trả lại cho anh.
Hồ Tấu nắng nằng quyết một không chịu lảnh, cách ít ngày thằng con nhỏ Lệ Cô lại chết nữa.
Lệ Cô thất kinh, bèn đem bằng khoán qua năn nỉ giao lại cho chị dâu.
Bịch Liên cũng không chịu lành, Lệ Cô không biết làm sao nên bỏ liều mùa màng không biết tới, ruộng đất bỏ hoang, cực chẳng đã Hồ Tấu phải coi, cày bừa và sửa sang đất cát ấy.
Tù đó Lệ Cô sửa tánh cung phụng mẹ chồng, sớm thăm tối viếng, chẳng dám sai ngoa, lại cung kính anh chị như cha mẹ, trong ngoài đều thuận thảo.
Chưa đầy nữa năm bà mẹ thọ bịnh mà qua đời.
Lệ Cô khóc rống lên và nói rằng:
- Mẹ chồng tôi mất sớm làm cho tôi chẳng đặng phụng sự, ấy là trời chẳng cho tôi chuộc cái tội tôi đó.
Sau Lệ Cô nằm bếp hơn mười lần mà chẳng nuôi đặng đứa nào hết bèn xin con của anh mà nuôi làm con mình, còn vợ chồng Hồ Tấu thì sống lâu, sanh đặng ba đứa con trai, đều thi đậu Tấn sĩ.
Người người đều gọi là vì lòng hiếu thuận mà trời đất thưỡng cho.