Nguyên của người thiện sĩ tên là An Thạnh Ban cất ra. Chùa ấy có một ông thầy cả tên là Trí Quảng thiền sư đã hơn tám mươi tuổi, mặt đỏ tóc bạc, tướng mạo mạnh mẽ, tu hành có công trong chùa có hơn năm mươi tăng chúng, Trí Quảng thiền sư ép phải giử việc trai gái chính chắn, nhưng trong chùa nhiều người, thì cũng chẳng khỏi một người làm quấy trái điều pháp giới trong chùa.
Lúc ấy có một tiểu tăng tên là Thường Vị Pháp mới mười chín tuổi, có tánh hung dữ, ưa uống rượu, tham tiền bạc, làm nhiều điều quấy, Trí Quảng thiền sư không hay một điều, chớ chi Thiền sư ấy hay đặng, thì cũng chẳng dung. Bởi vậy cho nên hể đôi ba tháng thì Thường Vị Pháp xuống làng một lần. Mỗi lần xuống làng thì ỷ có võ nghệ của mình, cướp bóc của dân đem về chùa đặng có để dành ăn uống, làm như vậy cũng đà nhiều phen mà các tiểu tăng trong chùa không hay chi hết.
Ngày kia có một thương khách đi ngang qua chùa, lở gặp trời tối, vào chùa xin ngũ nhờ một đêm. Trong khi người ấy vào chùa, lạy Phật xong rồi, thẳng vào phương trượng ra mắt Trí Quảng thiền sư Trí Quảng thiền sư hỏi rằng:
- Khách quan tên họ là chi, ở đâu đến đây?
Người khách bạch rằng:
- Tên tôi là Ngưu Dõng, cũng ở xứ nầy, nay tôi đi với mấy người anh em bạn buôn bán lụa hàng, về tới đây, kẻ thì ghé thăm bà con, người tách đường về nhà, còn có một mình tôi đi ước chừng năm dặm nữa thì cũng tới nhà anh em bạn, nhưng trời đã tối rồi, lại trong mình tôi có vài trăm lượng bạc, e khi đi đường đêm hôm, gặp bọn cường đồ đoạt thu bạc ấy, cho nên ghé chùa này xin ngủ nhờ một đêm rồi mai sẽ đi.
Nói rồi mở túi lấy ra một đính bạc hai lượng cúng tiền dầu đèn.
Trí Quảng thiền sư nói:
- Khách quan ngủ nhờ một đêm mà làm như vậy ra lẻ đền ơn, tôi không dám lảnh. Thôi, khách quan hãy để làm lộ phí.
Ngưu Dõng nài nỉ đôi ba phen, Trí Quảng thiền sư thấy nói cạn lời như vậy mới chịu, khiến tiểu tăng thâu lấy của ấy.
Rồi đó thiền sư lại khiến dọn bữa cơm chạy đải Ngưu Dõng.
Ăn uống rồi Thiền sư khiến tiểu tăng dọn khách phòng nơi Đông viên cho Ngưu Dõng an nghỉ.
Đêm Ngưu Dõng vì đi mệt mõi, cho nên nằm xuống chiếu chưa được bao lâu thì đã ngủ ngon một giấc.
Lúc ấy Thường Vị Pháp nghe biết trong mình Ngưu Dõng có vài trăm lượng bạc thì đã dong dạ bất lương.
Đêm ấy chờ đến canh ba trong chùa ngủ hết, Thường Vị Pháp thẳng đến Đông viên, đi nhè nhẹ tới phòng Ngưu Dõng mà rình.
Khi dòm vô phòng thấy đèn leo lét lại nghe tiếng ngấy phò phò, thì biết Ngưu Dõng đa ngủ mê rồi, bèn rút đao vắn trong mình, cạy cửa vào, thấy có mặt túi bạc nặng chừng bốn trăm lượng, bèn lấy bạc ấy lui ra và khép cửa lại như củ, rồi mới lại phòng mình.
Rạng ngày Ngưu Dõng thức dậy thấy mất túi bạc thì kinh hãi, liền la lớn lên rằng:
- Huyết bổn của tôi duy có bao nhiêu, đêm nay ngủ tại chùa nầy, bị người đoạt thủ hết rồi còn gì đâu!
Bọn tiểu tăng nghe la lật đật chạy tới phòng ấy hỏi thăm.
Nguyên lúc ấy Thường Vị Pháp nghe tiếng Ngưu Dõng la lớn, lòng e Thiền sư lục soát phòng mình, bèn lật đật cạy gạch trong phòng, đào một giấu bạc ấy, rồi đậy gạch lại như cũ.
Đến chừng Trí Quảng thiền sư hay đặng chuyện ấy liền đến đó hỏi sự tích.
Ngưu Dõng lời thiệt bày ngay, Thiền sư nghe rồi thì hỏi các tiểu tăng rằng:
- Từ khi trời mới sáng cho đến bây giờ đã có ai ra khỏi chùa hay chưa?
Các tăng chúng nói:
- Chưa có ai ra hết.
Thiền sư dẫn Ngưu Dỏng lục soát các chổ kín đáo trong chùa, cũng chẳng thấy tông tích chi hết, rồi lại xét trong mình các tăng chúng ấy thì cũng chẳng có vật chi.
Trí Quảng thiền sư xét đã không ra, bèn nói vói Ngưu Dõng rằng:
- Thế khi khách quan đi dọc đường, không được cẩn thận, để bọn gian nhơn dòm thấy tiền bạc của mình cho nên nó mới nom theo đến chùa mà trộm của ấy rồi đây.
Ngưu Dõng thấy nói như vậy, không biết trả lời thế nào, cứ ngồi than thân trách mình thời vận gian truân, nên mới gặp chuyện ấy. Ngày ấy Ngưu Dõng tính bề đến trước bàn Phật xin một cây xâm. Liền đốt hương đến quì lạy vái rằng:
- Tôi là ngưu Dõng quê ớ xứ nầy, vì đi buôn bán mới về trong mình có bạc không dám đi đêm, cho nên phải ghé chùa nầy đặng nghỉ nhờ, chẳng dè hồi hôm này bị gian nhơn đoạt hết tiền bạc, mà không biết nghi cho ai, cúi xin Phật tổ cho tôi một cây xâm chỉ bão cho rành, đặng tôi biết mà lấy lại.
Vái rồi liền cầm ống xâm mà lắc, giây lâu rớt ra một cây xâm, bèn lấy số xâm ấy tìm ra lời đoán rằng:
Thường thường an phận dinh sanh
Vị tất thương thiên khuy phụ
Pháp luật như thử sum nghiêm
Du thuyết hà năng thoát lộ
Ngưu Dỏng xin đặng quẻ xâm ấy, coi đi coi lại đôi ba phen, cũng không rõ ý gì, túng phải từ giả Trí Quảng thiền sư và các tiểu tăng mà trở về nhà.
Thường Vị Pháp thấy Ngưu Dõng đi rồi thì có lòng mừng.
Qua ngày thứ Thường Vị Pháp lấy bạc lên, thay đổi y phục đi tuốt ra chợ thẳng đến tữu lầu ăn uống no say, rồi lại vào chốn thanh lâu kia tên là Lưu Tỳ viện, đặng có giao hoan vói một con kỹ nử lên là Nghinh Nhi.
Nguyên con Nghinh Nhi nầy nhan sắc xinh đẹp, có tánh khi bần trọng phú, hể thấy người nào đến chơi mà trong lưng nhiều tiền
thì nó hết lòng trọng đải, đến chừng dòm biết trong người ấy có hơi nhẹ, thì nó làm bộ giận hờn mà đuổi đi cho mau.
Thường Vị Pháp tới lui với nó cũng đã nhiều lần thì cũng đã bị sự nhục ấy rồi, song bởi lòng ưa nhan sắc thái quá nên chẳng giận nó đặng.
Ngày ấy Thường Vị Pháp đi vừa đến cửa, Nghinh Nhi lật đật chạy ra tiếp rước dắt thẳng lên lầụ
Thường Vị Pháp hối dọn một tiệc đầy những trân tu mỹ vị mà ăn uống với Nghinh Nhi.
Nghinh Nhi rỏ biết rằng mình Thường Vị Pháp có nhiều tiền bạc, nên bày điều hiếu mị, trổ hết nghề hay riêng mà kiếm tiền.
Hôm sau, Thường Vị Pháp ý muốn về nhà, nhưng vì bịn rịn đi không dứt, lại bị Nghinh Nhi ràng buộc không cho về. Vì vậy cho nên ở đó thêm hai ngày nữa.
Ngày kia Nghinh Nhi hỏi rằng:
- Lúc nầy thầy làm nghề gì mà nhiều tiền lắm vậy?
Thường Vị Pháp tỏ thiệt việc lấy trộm bạc của Ngưu Dõng cho Nghinh Nhi nghe.
Nghinh Nhi khen rằng:
- Như vậy mới thiệt là người có thủ đoạn cao cường. Lúc nầy tôi túng thiếu lắm, lại đến ngày mai đây thì đúng kỳ phải góp hai mươi lượng bạc, xin thầy vui lòng cho tôi mượn đủ số bạc ấy, ngày sau tôi sẽ trả lại cho.
Thường Vị Pháp mở túi lấy bạc ra trao cho Nghinh Nhi.
Nghinh Nhi rất mừng liền cầm lấy bạc mà khoe với Vương bà là chủ lầu xanh và tỏ thiệt sự tích Thường Vị Pháp được bạc cho Vương bà nghe.
Vương bà nghe nói rất mừng, lật đật vào phòng chào hỏi Thường Vị Pháp, đàm đạo ít lời, rồi trao cho Thường Vị Pháp một cục ngọc mà rằng:
- Tôi có cục ngọc nầy, sư phụ coi thữ có phải là vật quí hay chăng?
Thường Vị Pháp cầm xem, rồi hỏi rằng:
- Ngọc nầy mua ở đâu vậy?
Vương bà nói:
- Tôi mới mua của người chị em bạn, như ý Thầy muốn thì tôi nhường lại cho.
Thường Vị Pháp hỏi:
- Ngọc nầy giá định bao nhiêu?
Vương bà đáp:
- Thầy với tôi chẳng phải là người xa lạ, thầy hãy liệu mà trã bao nhiêu cũng được.
Thường Vị Pháp nói:
- Chừng ba chục lượng thì vừa hay chưa?
Vương bà nói:
- Như vậy cũng vừa.
Thường Vị Pháp cả mừng, lấy bạc ra trả cho Vương bà, rồi cũng ngồi lại ăn uống với Nghinh Nhi.
Ngày kia,Thường Vị Pháp về chùa, gây lộn với một người tiểu tăng, bị tiểu tăng ấy dòm biết cơ quan, đến bạch với Trí Quảng thiền sư, Thiền sư nghe nói lòng cũng sanh nghi mà rằng:
- Hèn chi mấy bữa rày vắng mặt Thường Vị Pháp, không thấy vào ra chốn nấy.
Bèn sai tiểu tăng khác kêu Thường Vị Pháp đến cật vấn về việc bạc của Ngưu Dõng.
Ban đầu Thuờng Vị Pháp chưa chịu xưng thiệt, rốt lại mắc lấy tàng đầu lộ vĩ, Thiền sư bắt mẹo mà hỏi lần lần.
Thường vị pháp chối nữa không đặng, túng phải khai ngay.
Thiền sư nghe rồi trong lòng giận lắm, song cũng lấy lời ngon ngọt mà an ủi rằng:
- Tù rày về sau ngươi đừng làm quấy như vậy nữa, e khi người ngoài hay đặng thì ta đây cũng chẳng khỏi mang tiếng, lần nầy ta dung cho, song phải răn chừa thói xấu.
Thường Vị pháp dạ dạ lui ra.
Đêm ấy Trí Quảng thiền sư chờ lúc Thường Vị Pháp ngũ mê, khiến bọn tiểu tăng trói lại mà nạp cho Tri huyện.
Tri huyện tra ra bạc ấy còn lại hơn một trăm lượng thì đòi Ngưu Dõng mà trả, rồi dâng sớ tâu với trào đình xin xữ trảm Thường Vị Pháp.
Nói về phủ Tòng Giang nơi phía Tây Nam có một cái am tên là Quảng Pháp, trong am ấy có một bà vải già hơn bảy mươi tuổi mà gương mặt như người năm mươi. Bà vải nầy tên là Huệ Pháp có công tu hành đã lâu, lại hay phò nguy tế hiểm, chẳng phải như các vải khác. Có lòng trọng phú khinh bần. Ấy đâu chùa ấy có một vải nhỏ tên là Diệu Năng mới mười bảy tuổi, nhan sắc rất xin, thiệt là cá đắm nhạn sa, hoa nhường nguyệt thẹn. Tuy không dùng màu son phấn, nhưng nhan sắc tự nhiên ít kẻ dám bì.
Gần lối chùa ấy có một người nhà giàu tên là Vương Bá Vạn, vợ là Trương thị, sanh đặng một đứa con trai đặt tên là Vương Bửu Châu, đã mười bảy tuổi, vợ chồng Vương Bá Vạn cũng muốn kiếm dâu cho sớm, ngặt vì chọn kén nhan sắc, cho nên chưa kiếm đặng. Vương Bửu Châu này, diện mạo xấu xa mà lại hay làm biếng họv, chuyên ưa trau chuốt đến quần áo, thường ngày tới chốn thanh lâu, giao du cũng kỹ nữ. Vã lại có tánh máu dê, hễ thấy con gái thì ngó đeo tho, rồi lại làm bộ như ruồi thấy máu. Vì vậy cho nên tới lui trong chùa thấy mặt Diệu Năng thì thường hay mi lai nhãn khứ, nhưng Diệu Năng là người tu hành, không lòng tà niệm, mà cũng không thèm nói đến làm gì.
Vương Bửu Châu tưởng là Diệu Năng đã bằng lòng rồi, bèn nói vói mẹ là Trương thị mà xin cưới Diệu Năng cho mình.
Trương thị có tánh cưng con, nên tính đi với con đến am coi một phen hể thấy mặt. Liền sắm sánh lễ vậy đem theo ít người gia đinh, giã chước đến am dâng hương đặng có coi mắt Diệu Năng.
Lên tới am, Huệ Pháp tiếp rước vào sảnh, thết trà xong rồi thì hỏi rằng:
- Chẳng hay Phu nhơn đến đây có việc chi chăng?
Trương thị nói:
- Con tôi muốn cho trong nhà bình an, cho nên khiến tôi đến đây cầu nguyện ba đêm ba ngày, xin thầy chớ nại công lao, lo bề kinh kệ giúp lo việc ấy.
Nói rồi thì lấy ra vài chục lượng bạc mà cúng tiền dầu.
Huệ Pháp thâu bạc ấy, hối người dọn một bữa cơm chạy thết đãi mẹ con Vương Bửu Châu.
Đêm ấy Huệ pháp lo việc kinh kệ, Trương thị lo việc quì hương. Còn Bữu Châu cứ việc quản theo mà chọc ghẹo Diệu Năng.
Diệu Năng làm thinh, không thèm nói đi nói lại, mà Bửu Châu cũng chưa dám làm hổn.
Đến chừng Diệu Năng đi ngũ, Bữu Châu đứng rình cho tới canh ba, thấy Diệu Năng đã ngũ mê rồi thì lén lén vào phòng giở mùng mà xem. Xem thấy Diệu Năng nằm day mặt ra thì đứng mà ngắm một hồi, rồi lại nằm ghé bên giường ôm cứng Diệu Năng mà nựng nịụ
Diệu Năng tỉnh giấc thấy mặt Vương Bửu Châu thì la lớn lên rằng:
- Vương tướng công sao dám cả gan vào phòng tôi làm chi vậy kìa?
Nói rồi liền bước xuống giường mà chạy.
Vương Bữu Châu thất kinh, lòng e mang họa, muốn tính cho êm, bèn nắm áo Diệu Năng lại mà dộng một đạp, rủi nhắm chỗ nghiệt Diệu Năng hồn xuống huỳnh tuyền!
Vương Bửu Châu thấy Diệu Năng thác rồi thì bồng để lên giường, bõ mùng xuống y như củ, rồi bước ra khép cửa lại.
Rạng ngày Huệ Pháp thức dậy ngồi chờ Diệu Năng lâu không thấy ra, ngỡ là Diệu Năng thức đêm mệt mỏi cho nên không dậy, ý muốn làm lơ để Diệu năng ngũ cho thẳng giấc. Chẳng dè chờ cho đến trưa cũng không thấy nên phải sai một vải nhõ vào kêu Diệu Năng thức dậy.
Vãi nhỏ vâng lời đến đứng tại trước cửa phòng kêu ba tiếng, không thấy trả lời, thì bước lại bên giường giở mùng xô đẩy Diệu Năng mới biết Diệu Năng đã thác.
Bèn lật đật chạy tới thưa với Huệ Pháp.
Huệ Pháp thất kinh, té xỉu xuống đất, giây lâu mới tỉnh khóc lớn rằng:
- Trời đất ôi, Diệu Năng đương lành mạnh, không biết cớ gì lại chết vội như vầy!
Vừa đi vừa nói đến phòng Diệu Năng giở mùng lên xem, thấy quả đã thác, không biết đau về chứng gì, bèn lo sửa quan quách chôn cất.
Nói về mẹ con Vương Bửu Châu cầu nguyện xong rồi tính trở về nhà thì Vương Bửu Châu cũng không tỏ thiệt với mẹ mình là Trương thị, cho nên Trương thị thường ngày than thở thương tiếc Diệu Năng hết sức.
Nói về vong hồn của Diệu Năng vì chuyện thác oan, cho nên hồn phách dật dờ, ý muốn tới nhà Vương Bữu Châu đòi mạng.
Lúc ấy Vương Bữu Châu vượng khí trượng thanh cho nên Diệu Năng làm gì không nỗi phải ở ngoài đồng chờ cho gặp dịp rồi sẽ ra tay.
Ngày kia Vương Bửu Châu đang học nơi thơ phòng vùng phát bịnh nặng. Trương thị hối người rước thầy điều trị, song uống thuốc đã năm bảy thầy cũng không thấy ra gì.
Một hôm Vương Bữu Châu đương nằm mơ màng, chiêm bao thấy Diệu Năng đến đứng bên giường, nghiến răng trợn mắt, điểm mặt mắng nhiếc, rồi lại cầm cây roi sắt đánh ngay lầu Bửu Châu.
Bữu Châu la lên một tiếng bất tỉnh nhân sự.
Vợ chồng Vương Bá Vạn nghe la lật đật kiếm thuốc đổ cho con, giây lâu tỉnh lại, Vương Bửu Châu tỏ thuật việc mình làm quấy ngày trước và chuyện chiêm bao thấy Diệu Năng đánh mình một cây roi sắt cho cha mẹ nghe, rồi lại trối rằng:
- Số con đã đến, thì không khỏi đặng, cha mẹ sanh có một mình con thôi, người nối dòng họ Vương, té ra con lại chết sớm như vậy thiệt cũng khổ tâm cho cha mẹ lắm. Ấy cũng bởi nơi cha mẹ thương con, không nỡ ngăn cấm nghiêm nhặt, chừng nên mới háo sắc tham dâm mà mang hoạ lớn.
Trối rồi liền tắt hơi.
Vợ chồng Vương Bá Vạn khóc lóc đến nỗi hôn mê, gia đinh và người lối xóm khuyên lơn hết sức, vợ chồng mới phải gắng gượng lo việc quan quách chôn con.