Ngày kia đi đến một chỗ, thấy có một toà cổ miếu trên có tấm biễn đề sáu chữ vàng: Thổ cố thành hoàng chí xã.
Hai người đi thẳng vào trong, thấy phòng ốc rộng rải, song tiếc vì miếu ấy bỏ hoang, không ai xem sóc, cho nên tường hư vách ngã, thấy cảnh thêm buồn. Còn đang xem, bỗng nghe phía ngoài có người đi vào.
Thiên tử xem kỹ lại thì thấy có ba người dắt nhau xân xúi đi thẳng vào miếu, cả ba người đều là hình dung cổ quái, tướng mạo xấu xa, hai con mắt lộ ra giống tạng Kim Cang, La Hán.
Trong ba người ấy, có một người mặt trắng, nói với hai người kia rằng:
- Ba anh em ta hãy giỏ thử hai con thạch sư nầy, coi ai giở nỗi.
Người mặt đen nói:
- Ngươi ốm yếu như vậy mà giở sao cho nỗi, họa là hai anh em ta đây giở nỗi cùng chăng ; thôi, để hai anh em ta, mỗi người giở một con cho ngươi coi ; như giở chẳng nổi, thì từ nầy về sau ta chẳng thèm tập võ nữa, tình nguyện vào núi tu chơn dưỡng tánh cho rồi.
Người mặt trắng nói:
- Vậy thì hai ngươi hãy giở trước đi cho ta coi, rồi sau ta sẽ giở cho mà coi.
Nguyên người mặt trắng ấy họ Tần nên Bữu, người mặt đen họ Từ tên Cang ; còn người tướng mạo khôi ngô ấy thì họ Vương tên Hoá, ba người đều có mưu lược mà lại dõng lực hơn người.
Khi ấy Từ Cang bước lên nhắm nhía con thạch sư đủ bốn phía, rồi mơi dùng thế toạ mã ráng sức lúc lắc con thạch sư, song lúc lắc cũng không nhúc nhích, bèn ráng hết sức bình sanh rồi dùng thế bái sơn tắc hải ôm ngang con thạch sư mà giở nỗi lên, ráng rê tới ba bước đà hết sức liền quăng xuống.
Tần Bửu nói:
- Vậy cũng chưa gọi là mạnh.
Tới phiên Vương Hóa, bèn bước tới lấy tay tả ôm quách con thạch sư lên rồi chuyẻn qua tay hữu, chuyển qua chuyển lại như vậy hơn bốn năm bận, rồi để xuống nhẹ nhàng không nghe động địa, mặt cũng không đổi sắc.
Tần Bửu nói:
- Như vậỵ thì có khó chi, hai ngươi hãy coi ta đem con bên hữu để qua bên tả rồi đem con bên tả để qua bên hữu cho mà coi.
Hai người kia nói:
- Vậy thì dễ lắm, như có giỏi thì ôm nỗi một tay, đi lên cho tới hí đài, rồi trở xuống để y lại chỗ cũ, song chẳng cho đỗi tay, làm như vậy đặng chăng?
Tần Bửu nói:
- Như vậy cũng chẳng khó chi, để tôi làm cho mà coi.
Nói rồi liền xăn quần vén áo dùng thế tọa mã lấy tay hữu ôm xoạt con thạch sư, kê đầu gối nưng lên, giở hỗng một tay đi thẳng lên hí đài, rồi trở xuống lấy tay tả ôm luôn một con nữa cũng đi lên tới hí đài, mặt không đỗi sắc, rồi huởn huởn đem xuống để y lại chỗ cũ, mà không biết mệt, thần sắc bất biến.
Lúc ấy Thiên tử và Nhựt Thanh xem thấy, thì khen rằng:
- Thiêt rỏ ràng Hạng Võ tái sanh.
Miệng thì khen còn trong lòng thì lấy làm kính phục ; bèn bước lại hỏi:
- Tôi xin hỏi ba vị, chẳng hay tên họ là chi, quê quán ở xứ nào?
Tần Bửu nói:
- Tôi họ Tần tên Bửu vị nầy họ Từ tên Cang, còn vị này họ Vương tên Hóa đều là người ỡ xứ nấy, từ nhỏ học hành võ nghệ, luyện tập công phu. Hôm nay thong thả dạo chơi tới đây, sẳn thấy hai con thạch sư nên thử sức nhau chơi cho tiêu khiển, chẳng dè hai vị ngó thấy, thiệt là bọn tôi rất nên thất lễ, xin hai vị miển chấp, chẳng hãy hai vị tên họ là chi, ỡ đâu đến đây xin nói cho tôi rỏ với Thiên tử đáp:
- Tôi là người ở Bắc kinh, họ Cao tên Thiên Tứ dắt xá thân là Châu Nhựt Thanh đến xứ này tìm bằng hữu, vui chơn luôn bước tới đây, thấy ba vị anh hùng dường ấy, tôi lấy làm kính ái, và rất lấy làm tiếc cho ba vị, sao chẳng ra giúp sức với trào đình?
Tần Bửu nói:
- Tôi có lòng ấy đã lâu rồi, ngặt vì không người tiến dẫn nên phải ẩn nhẩn cho qua ngày, còn muốn tới chốn khoa trường đặng tranh thủ công danh, thì bị nhà nghèo, khó mà cất bước.
Thiên tữ nói:
- Ấy là anh hùng thất chí khó nỗi than van ; tôi với quan Tuần phủ tỉnh này vốn là thế giao, như có dịp tiện tôi sẽ tiến dẫn giùm cho.
Nói rồi năm nguòi dắt nhau vào quán rượu, kêu chủ tiệm dọn ra một tiệc ăn uống với nhau.
Trong khi ăn uống thì đàm luận những việc binh cơ chiến sách với nhau, ba người ấy đối đáp như lưu đem những bình sanh trí lược, tận tình nói hết ; năm người đàm luận với nhau nhiều điều thú vị, ý khí tương đắc.
Khi mản tiệc rồi ba người liền tạ ơn Thiên tử có lòng tiến dẫn, rồi từ biệt dắt nhau ra về.
Qua bửa sau Thiên tử lại dắt Nhựt thanh dạo chơi. Đến một chổ kia gọi là Tức Lao đình, thiên hạ qua lại rất đông, xe xe ngựa ngựa đầy đàng chật nẻo, kẻ buôn người bán lăng xăng ; lại có chổ dẫn kinh nói truyện.
Thiên tử dẫn Nhựt thanh đến đó nghe nói truyện Thủy Hử bèn dừng chơn lại nghe, thấy nói tới Cao Cầu với Liễu Thế Hùng, báo cừu bắt tội Vương Khánh ; Thiên tử và Nhựt Thanh bèn ngồi lại nghe hơn một buổi, thình lình trời mưa ào xuống một đám rất lớn đất bằng mà nước nổi lên hơn một thước ; thiên hạ đều tan hết. Thiên tử cũng dắt Nhựt Thanh trở về tiệm ngũ, thấy trời mưa dầm thì trong lòng rất nên buồn bực, mất chỗ ở gần biển đều bị nước lụt, nhà cửa ngập hết, có kẻ lại bị sóng cuốn chết trôi rất nhiều.
Thuở ấy tại đó có một người tên là Trương Hiếu Tử, cha mẹ tuổi quá lục tuần, vợ là Lý thị, sanh đặng hai đứa con chừng bốn năm tuổi, nhà nghèo duy cứ làm thuê làm mướn mà ăn ; nhằm chỗ đất thấp, lại thêm gần biển, ngày ấy thình lình thấy nước tràn đến, không biết làm sao, dọn dồ không kịp vội vã chồng thì cỏng cha, vợ thì cỏng mẹ còn hai đứa con nhỏ thì không biết làm sao mà bồng cho hết, nước tràn tới gấp quá túng thét đi rồi, cứ lo cứu cha mẹ cỏng chạy cho khỏi mà thôi, con hai đứa con thì không kể tới. Khi nước hạ rồi, đâu đó nhà cữa tiêu điều, duy có một cái nhà của Trương Hiếu Tử vẫn còn y nguyên như cũ.
Cách vài ngày vợ chồng Trương Hiếu Tử dắt cha mẹ trở về, thấy hai đứa con đang giỡn chơi trên ván, an nhiên vô sự.
Ấy có phải là hiếu cảm lòng trời chăng?
Thảm thay trong cơn tai nạn, thiên hạ điêu tàn, bá tánh ngập chết vô số, duy có hai đứa con người thấy và nhà cữa vẫn còn ; thấy vậy thì có ai dám gọi rằng trời đất chẳng công bao giờ.