Biết Hài Lòng

Kết

Biết hài lòng là một siêu năng lực. Nếu ta có thể học các kỹ năng hài lòng, cuộc sống của ta sẽ tốt hơn trong nhiều phương diện:

Ta sẽ tận hưởng cuộc sống nhiều hơn.

Mối quan hệ của ta sẽ bền vững hơn.

Ta sẽ tự tin gặp gỡ mọi người.

Ta sẽ khỏe khoắn và hình thành được nhiều thói quen tốt và lành mạnh. 

Ta sẽ yêu quý và tin tưởng bản thân mình nhiều hơn. 

Ta sẽ ít ghen tuông hơn.

Ta sẽ bớt giận dữ và tâm sẽ an bình hơn.

Ta sẽ hạnh phúc hơn với cơ thể mình.

Ta sẽ hạnh phúc dù ta làm gì hay đi chung với bất kỳ ai.

Đó chính là những lợi ích lớn đến từ một phần rất nhỏ của việc biết hài lòng.

Bỏ ra một ít thời gian để luyện tập những kỹ năng hài lòng, kết quả mang lại sẽ rất xứng đáng. Ta sẽ thấy được những lợi ích của việc luyện tập trong phần còn lại của cuộc đời mình.

Nhưng nếu việc học hỏi cách hài lòng có vẻ quá khó khăn và ngoài tầm với của ta... thì hãy nhìn lại và nhận ra rằng chúng ta đang hạnh phúc, tại thời điểm này, trong lúc ta đang học hỏi. Hạnh phúc là quá trình, chứ không chỉ kết quả.

Làm thế nào để có thể cảm thấy hạnh phúc ngay bây giờ, và ngay trên mỗi bước đường mưu cầu hạnh phúc? Bằng cách tận hưởng quá trình học tập này. Bằng cách ngừng tìm kiếm điểm kết thúc mà thay vào đó, trân trọng niềm vui của những việc ta đang làm. Đó chính là những gì tốt nhất trong ta tại chính khoảnh khắc này. Đó là những gì ta có thể làm ngay lúc này và bất cứ khi nào trong cuộc sống mình.  

KỸ NĂNG HÀI LÒNG  

Kỹ năng hài lòng là gì? Chúng ta đã nhắc về nó suốt quyển sách này, nhưng để tóm tắt lại, đó là: 

1. Sự nhận thức: Chú ý khi bản thân đang ngầm so sánh mình với người khác, khi có những lý tưởng, ảo mộng hay kỳ vọng thiếu thực tế, khi những thứ đó ngày đêm giày xéo ta, khiến ta không còn hạnh phúc và chìm ngập trong nỗi đau dâng trào.  

2. Sự chấp nhận: Đừng bắt buộc mình phải quá cố sức vì một điều gì đó và chấp nhận rằng đó là những gì đang diễn ra. Đó là một phần của cuộc sống. Chấp nhận nó. Đối diện với nó, tìm thấy những điều phù hợp và hãy lạc quan. 

3.  Đừng so sánh: Khi ta thấy bản thân đang ngầm so sánh, hãy chấp nhận rằng mình đang so sánh, nhưng phải biết rằng sự so sánh sẽ khiến ta đau khổ. Ta không cần phải thế. Ta có thể bỏ nó đi, và sống tốt như thường.

Tuki: Đừng gượng ép là điều quan trọng nhất. Bất kể thứ gì ta quá cố gắng đạt được điều mất đi vẻ đẹp vốn có của nó mà hóa thân thành thứ thao túng tâm hồn chúng ta. Cứ bình tâm thôi. Cố quá là quá cố ngay! 

4. Lòng vị tha: Hãy cảm thông với chính mình – đây là cách ta buông bỏ những ảo tưởng và sự so sánh. Những thứ đó gây tổn thương cho ta, làm ta mất vui, và hãy cảm thông với chính mình mà để ảo vọng ra đi. Hãy để mọi thứ tự nhiên.

5. Sự trân trọng: Thay vì so sánh và ôm khư khư các ảo vọng, hãy tập trung và trân trọng những gì ta đang có, những việc ta đang làm, những người xung quanh ta và trân trọng cả chính bản thân ta nữa. Tìm lấy cái tốt trong mọi thứ, bao gồm cả chính bản thân ta nữa.  

6. Yêu bản thân và mọi thứ khác: Mỗi khi ta trân trọng những điều tốt của chính mình hay ở những thứ xung quanh, hãy yêu lấy nó. Đó là vẻ đẹp diệu kì của cuộc sống. Thật tuyệt vời.

Đây là những kỹ năng quan trọng, và chúng sẽ giúp ta rất nhiều trong các vấn đề được nhắc đến trong quyển sách này như: những thói quen không tốt cho sức khỏe, sự ganh tị, sự tự ti, quan hệ xã hội kém, nợ nần, sự chần chừ và nhiều vấn đề khác nữa.

Phải mất nhiều thời gian để có được những kĩ năng này. Hãy luyện tập, mỗi lần một bước nhỏ thôi. Và hãy tận hưởng mỗi bước đi trên hành trình dài này nhé.

Thật là một niềm vinh dự lớn lao khi được nói chuyện với các bạn về những kỹ năng này, về những thách thức mà ta gặp phải hằng ngày, và về nguyên lý chủ yếu để có một cuộc sống tốt đẹp. Tôi hoàn toàn tin rằng ta có thể học được tất cả kỹ năng cần thiết để thay đổi cuộc đời mình. Cảm ơn bạn vì đã đọc cuốn sách đến tận đây với sự tập trung cao độ.

Cảm ơn tất cả mọi người.