- Tôi nghe nói ở Hành Dương này có ca nữ tên là Vương Ấu Ngọc, dung nhan xinh đẹp, hát múa đều hay là ai thế?
Quan thần là Lang trung Trương Công Khởi bèn bảo Ấu Ngọc ra chào. Họ Hạ nhìn người, than rằng:
- Nếu nàng mà ở kinh đô, thì cũng không thua kém ai. Còn ở đây thì thiên hạ khó biết tới được.
Nói xong sai người mang bút mực tới, viết tặng Ấu Ngọc bài thơ:
Tạm dịch:
Trời đất không thiên vị
Muôn vật đều khoe xinh
Hoa lan hoa huệ kia
Lại ở hang sâu xanh
Gió nhẹ ngầm giúp đẹp
Mưa móc them vẻ thanh
Một sớm ra Thượng Uyển
Đào mận cũng nhường danh.
Nói chung hàng ngày Vương Ấu Ngọc thường không vui. Có người hỏi tại sao. Nàng nói:
- Đây không phải nghề của em. Người ta hoặc đi buôn, hoặc làm ruộng, hoặc đi tu...đều tự nuôi mình. Còn em suốt ngày son phấn, nói khéo, khoe tài kiếm tiền, nên không thích thú gì. Nhưng nếu được thoát khỏi nơi này, được lấy một người chồng tử tế, làm ăn chăm chỉ, xây dựng cơ nghiệp, thì lúc chết còn có đất mà chôn.
Gặp khi có một hào sĩ chốn Đông Đô là Liễu Phú tự là Nhuận Khanh đến chơi. Ấu Ngọc gặp lần đầu đã nói với mấy người xung quanh:
- Người đó đáng là chồng ta đó.
Phú nghe chuyện cũng có ý muốn lấy nàng.
Hai người đối với nhau đậm đà thân thiết, quyến luyến khó rời, thường hẹn hò nhau. Ít lâu sau em họ Ấu Ngọc ghen tức, bèn dọa Phú:
- Anh mà còn bén mảng ở đó, em sẽ kiện quan phủ.
Từ đó Phú không dám bén mảng tới. Một lần, gặp Ấu Ngọc ở trên sông, Ấu Ngọc khóc bảo:
- Lỗi không phải tại thiếp, chàng nên suy xét, nếu như được chàng giao ước hẳn hoi, thì không xảy ra nông nỗi này.
Rồi cùng nhau uống rượu, Ấu Ngọc cắt một món tóc giao cho Phú bảo: "Đây là vật thiếp quý hơn vàng ngọc, chưa bao giờ cho ai sờ mó tới. Nhưng với chàng thì không tiếc".
Phú yêu nàng say đắm, nhưng nghĩ tới chuyện phải ly biệt thì buồn bực và sinh ốm. aun lo lắng nhờ người chăm sóc. Bệnh khỏi, Phú cảm tạ, viết thơ dài tặng Ấu Ngọc.
Nhân Phú xa nhà đã lâu, gia đình cho gọi về, Ấu Ngọc ngầm tiễn biệt. họ uống rượu với nhau ở quán dọc đường và thề nguyền.
- Chàng có tài, thiếp có sắc, gặp nhau quyến luyến nhau cũng là lẽ tự nhiên. Lòng chàng, ý thiếp, xin nguyện thề mãi mãi có nhau.
Nói rồi hai người cùng thề, lấy tàn hương bỏ vào ly uống chung. Đêm ấy cùng nhau ngủ trên sông. Sáng ra khi từ biệt, Phú viết bài "Say rượu lầu cao" tặng Ấu Ngọc.
Phú viết xong, ngâm lên, nhưng xúc động quá không sao ngâm hết bài. Bèn uống rượu, cùng thương xót dàn dụa châu lệ. Về tới nhà, vì cha mẹ già, lại có nhiều chuyện xảy ra, Liễu Phú không giữ lời hẹn ước. Chợt có khách từ Hành Dương đến tìm, đưa thư của aun, và kể chuyện nàng gần đây bị ốm, Phú vội bóc thư xem, thấy cuối bài có hai câu thơ:
Xuân tàm đào tử ti phương tận
Lạp chúc thanh hôi lệ vị can
Tạm dịch:
Tằm xuân tới thác tơ vừa hết
Nến sắp thành tro lệ chửa khan
(những câu thơ này sau này được nhiều người nhắc tới).
Chàng Liễu rất đau lòng, cũng biên thư trả lời. Cuối bài có chép đoạn "thư của nàng" có hai câu:
Xuân tàm đào tử ti phương tận
Lạp chúc thanh hôi lệ vị can
Chúng tôi xin mạn phép làm thành cả bài tám câu như sau:
Sầu thương sông nước ngắm trăng ngà
Dáng mảnh làn đông giá lạnh tràn
Người đẹp Tiêu tương giờ ốm bệnh
Gã tài kinh khuyết cũng lang thang
Tằm xuân tới thác tơ vừa hết
Nến sắp thành tro lệ chửa khan
Muôn dặm núi mây không nói tới
Suông nhờ hồn mộng đến Tương giang.
Một bữa kia, chiều chạng vạng tối, Liễu Phú đang thơ thẩn bên rèm. Chợt thấy bóng người thấp thoáng bên cạnh bình phong. Nhìn ra thì là Ấu Ngọc. Ấu Ngọc nói:
- Thiếp vì nhớ chàng mà sinh ốm, và đã hóa thân rôi, vì muốn gặp nhau, nên cố tới đây. Thiếp vốn bình sinh không có tội ác, nên sau này sẽ đầu thai làm con Trương Toại bán bánh ở cửa thành Duyện Châu. Nếu chàng không quên tình xưa nghĩa cũ, có thể gặp nhau. Thiếp có một vật gửi lại người hầu, chàng có thể đến hỏi người đó mà xin, để có chứng cớ.
Nói xong không thấy đâu nữa. Phú vô cùng thương xót. Một lần khách Hành Dương tới kể chuyện: