“Cát bụi chân ai” của Tô Hoài được xuất bản vào năm đầu những năm 90 của thế kỷ XX. Tác phẩm là điểm nhấn trong sự nghiệp của Tô Hoài khi kể về hồi ức của giới nghệ sĩ từ trước năm 45 cho đến thời kháng chiến. “ ...Những chuyện trời đất huy hoàng đâu đâu của người ta, còn chúng tôi vẫn kỳ thu, cặm cụi với cái bút máy, bút bi, bút chì…”
Tô Hoài là một trong những ngòi bút xuất sắc nhất của thế hệ vàng trong nền văn chương hiện đại Việt Nam. Hình ảnh Tô Hoài đi cùng với những tác phẩm như “Dế mèn phiêu lưu ký”, “Truyện Tây Bắc”,... Số lượng tác phẩm Tô Hoài để lại cho kho tàng văn học Việt Nam là vô cùng lớn với nhiều nội dung đa dạng, thu hút nhiều đọc giả.
Cuốn sách “Cát bụi chân ai” của Tô Hoài khắc họa thành công hình tượng của Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Nguyễn Bính, Xuân Diệu,... giữa thời kỳ ngòi bút đi cùng kháng chiến. Những áng hào văn đầy chất thi luôn bừng cháy giữa cuộc kháng chiến khốc liệt, lại còn được tô điểm thêm bằng tình bạn đẹp đẽ của các nhà văn, nhà thơ. Đặc biệt trong số đó là hình ảnh Nguyễn Tuân, không màu mè, không phô trương. Thế nhưng hình ảnh Nguyễn Tuân vẫn hiện rõ vẻ đẹp đầy ấn tượng. Chắc hẳn bởi ấn tượng đó mà Tô Hoài mở đầu câu chuyện của mình bằng mối giao tình với Nguyễn Tuân và cũng để cái chết của Nguyễn Tuân kết thúc áng văn của mình.