ng Chính kiên quyết tuyệt tình giết con, tuy không minh chiếu bố cáo trong thiên hạ nhưng Hoằng Thời vì "làm việc tắc trách, bậy bạ, phóng túng buông thả" nên bị cắt bỏ vương tước mấy ngày sau liền có tin truyền ra: Anh ta "xấu hổ tự vẫn". Trong vòng mấy năm Doãn Tự, Doãn Đường bị bệnh mất, Doãn Chỉ bị cầm tù, cậu là Long Khoa Đa bị giam lỏng. Lại thêm Hoằng Thời là con trai đẻ của vua cùng các phe đảng đều bị giết hết thì không còn nói gì được nữa. Ngay cả người thân cũng đưa đến pháp trường thì thật là kinh thiên động địa, đến khắp chốn quan trường. Mặc dù quan lại địa chủ đều nghĩ những biện pháp sung tiền hoa hồng vào công quỹ, cải đổi tiền dưỡng liêm, đưa quỹ công nhập vào đền miếu, sĩ dân phải làm việc nộp lương thực trong chính sách của Ung Chính là sai, tất cả đều căm giận đến tận xương tủy những hành vi tiểu nhân bẻ cong thánh ý, báo cáo giả để tiến thân của Điền Văn Kính, Ngạc Nhĩ Thái nhưng quả thực không ai dám mở miệng công kích mấy vị tổng đốc gọi là "Mẫu mực" mà vua Ung Chính đã ban tặng danh hiệu. Không chỉ vua Ung Chính mà ngay cả các vị đại thần như Trương Đình Ngọc, Ngạc Nhĩ Thái cũng cảm thấy việc thực hiện nghiêm chỉnh những chính sách đó sẽ giữ yên được chính sự.
Việc triều chính thuận lợi nhưng việc quân lại rầy rà: Các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây cải cách đê điều, khơi thông sông ngòi nhưng các quan thổ ty không tuân theo. Các quan châu huyện được phái đến những nơi hẻo lánh thì bỏ mặc nhiệm sở, chấm mút của dân. Phần nhiều các nha môn châu huyện không có chủ quản, trên dưới thả tay đục khoét khiến dân nổi dậy khởi nghĩa. Từ năm Ung Chính thứ 5, thổấn Nguyên là Điêu Hàn lãnh đạo dân chúng nổi dậy đốt nha môn. Triều đình mấy lần xuất binh đều không thu phục được. Ngạc Nhĩ Thái vốn ăn ý với vua đương nhiên không yên tâm, xin được về Quý Dương nắm binh lính chống khởi nghĩa. Ung Chính đương nhiên phê chuẩn, lại lệnh cho ông ta chia quân cơ đại thần đi Vân Quý, lệnh cho đề đốc Quý Châu làm Uy Dương tướng quân, đề đốc Hồ Quảng là Đổng Phương làm phó tướng quân. Tất cả đều do Ngạc Nhĩ Thái chỉ huy chống lại khởi nghĩa nông dân. Năm Ung Chính thứ 7, Nhạc Chung Kỳ chính thức làm lễ xuất binh, đại quân chia làm hai mũi bắc và tây thành hai gọng kìm tiến về phía tây. Nhạc Chung Kỳ đi với cánh quân phía tây, tướng quân Kỷ Thành Bân đi với cánh quân phía bắc. Trước lúc xuất quân, Nhạc Chung Kỳ dâng sớ lên Ung Chính nói rất hùng hồn như đã nắm chắc phần thắng: Một là nhờ đức chúa thượng, hai là thiên thời, ba là địa lợi, bốn là nhân hòa, năm là lương thực dồi dào, sáu là tướng sĩ tinh nhuệ, bảy là doanh trại đồn trú, tám là vũ khí sắc bén, chín là đánh trận liên hoàn, mười là tấn công phòng thủ đều thích hợp.
Ung Chính còn ban thưởng, thăng con trưởng Nhạc Chung Kỳ là Nhạc Duệ làm tuần phủ Sơn Đông, lại tự chọn ngày giờ tốt đưa tiễn Nhạc Chung Kỳ, lệnh cho Nhạc Duệ đưa tiễn phụ thân đến Tây Minh để biểu thị ân lễ long trọng.
Đương lúc đoàn quân tiến như vũ bão về phía tây đột nhiên trước hàng quân có tin báo, sứ giả của Cát Nhĩ là Đặc Lỗi tiến Kinh triều kiến, trên đường qua Tây Ninh xin được gặp Nhạc Chung Kỳ.
Lúc đó đang là tháng Bảy năm Ung Chính thứ 8, thảo nguyên xanh mượt, thành Tây Ninh thật sạch sẽ tinh tươm, nước sông Hoàng Thủy trong xanh như chảy từ trên trời xuống. Nhạc Chung Kỳ vừa mới đi tuần trở về, nghe thấy tin này thì không khỏi kinh ngạc. Tổng binh Trương Nguyên Tá, Phàn Đình, Trị Đại Hùng cũng vừa đến, Nhạc Chung Kỳ trưng cầu ý kọi người:
- Nên gặp hay không gặp?
- Đó là kế viện binh của Sách Linh A-la-bô-thản đấy! - Trương Nguyên Tá nói, ông ta từng đi theo Doãn Đề, Niên Canh Nghiêu, đã hai lần đánh Cát Nhĩ Đan nên biết rõ tiểu A-la-bô-thản này cực kỳ xảo trá. Ông trầm ngâm một lúc rồi nói: - Hắn đã là sứ giả đặc biệt của Cát Nhĩ Đan thì không liên quan gì đến chúng ta. Để cho hắn đi Bắc Kinh, chúng ta làm sao còn thực hiện được kế "án binh bất động".
Trị Đại Hùng vốn xuất thân từ hàng ngũ binh sĩ dày dạn kinh nghiệm thì nói:
- Lúc này chí khí quân sĩ đang lên, kỵ nhất việc cho gặp này. Theo ý kiến của nhiều người thì hãy chặn bắt tên này, lấy đầu của hắn, ba quân mang đầu của hắn dâng cho mẹ hắn!
Phàn Đình lại nói:
- Vạn nhất hắn đã đến đầu hàng? Giết sứ giả hoàng thượng sẽ nghĩ thế nào? Tổn thất trước mắt sẽ ra sao?
Trị Đại Hùng nói:
- Việc này còn ngờ vực gì nữa! Đánh trận thắng thì tất cả sẽ có lý, bại trận thì trăm sự chúng ta phải chịu. Làm tướng sao lại nhận quân mệnh ở bên ngoài?
Ý kiến của mấy vị tướng lĩnh có vẻ bất đồng. Trong một lúc, Nhạc Chung Kỳ thấy gay go, tướng lĩnh Mãn, Hán trong quân sĩ tâm tư không giống nhau, người Mãn ngạo nghễ ngang tàng, người Hán trong lòng bất mãn, không thích trêu đùa. Đặc Lỗi vâng mệnh đến Bắc Kinh triều kiến Ung Chính, giữa đường nếu bị giết, tất có người sẽ viết mật tấu đổ tội lên đầu mình. Ung Chính chuyên quyền, con cái còn không nuông chiều, nếu việc quân có bất lợi thì đại họa sẽ đổ lên đầu mình trong khoảnh khắc. Nhưng nếu tiếp kiến Đặc Lỗi thì quả thật cũng đáng lo ngại. Suy nghĩ rất lung rồi Nhạc Chung Kỳ mới nói:
- Cho ông ta gặp ở phòng họp!
Nói rồi cùng tên hầu đi vào phòng họp, ngồi ở phòng phía tây điện chờ sẵn. Một lát sau có người dẫn một người đàn ông Mông Cổ khoảng năm mươi tuổi tiến vào. Nhạc Chung Kỳ không đợi ông ta yên vị đã hỏi ngay:
- Ngươi là Đặc Lỗi? Giờ hai bên đã gặp nhau, không nên chờ chết ở Ca Nhĩ Ca. Ngươi gặp ta có việc gì?
Nói rồi nhìn quan thông ngôn.
- Không cần quan thông ngôn. - Đặc Lỗi chưa nghe hết lời địch của quan thông ngôn đã cười nói:
- Ta có thể nói được tiếng Hán. Ta từ nhỏ đã theo cha đến Trương Gia Khẩu bán trà, ngựa. Mẹ của ta là người Hán cho nên ta rất gần gũi với người Hán.
Ông ta nói bằng thứ tiếng Hán Mông Cổ rất điêu luyện. Khuôn mặt đỏ, hai hàng lông mày rậm, cặp mắt sáng đã toát lên vẻ dễ chịu trong con người ông ta. Ông ta nói tiếng Hán lưu loát pha khẩu ngữ Sơn Tây, nghe không biết đó là người Mông Cổ.
Đặc Lỗi dừng lại một chút rồi nói tiế
- Ta không phải là người dâng biểu đầu hàng cho tướng quân. Ta là sứ giả của hòa bình!
Nhạc Chung Kỳ nhìn Đặc Lỗi bằng ánh mắt nghi ngờ, vẫn giữ nguyên vẻ mặt như cũ nói:
- Ai có thể tin được ngươi? Người của Cát Nhĩ Đan đã mấy lần đi sứ sang triều đình ta nhưng chỉ là những kẻ lừa dối, một lời nói thật cũng không có. Vừa cung kính đến Bắc Kinh triều kiến, sau lưng lại đưa quân tiến đánh Thanh Tạng. Ta gặp ngươi không có ý gì khác ngoài sự hiếu kỳ, xem ngươi là thứ gì?
- Ta không phải là "thứ gì" mà là người. - Đặc Lỗi cứng cỏi nói: - Nhạc tướng quân nói tiếng Hán không chuẩn rồi!
Đến lúc này, Đặc Lỗi mới lộ mình là người Mông Cổ. Mấy viên tướng không khỏi xì xào. Nhạc Chung Kỳ hỏi:
- Ai phái ngươi đến đây? Là Sách Linh A-la-bô- thản phải không?
- Đúng vậy, thưa tướng quân.
Đặc Lỗi cảm thấy trong phòng rất nóng bèn bỏ bớt một chiếc áo ra, nói tiếp:
- Tôn Tử từng nói: Tự biết mình sẽ không bao giờ chiến bại. Tướng quân không nắm được tình hình Cát Nhĩ chúng tôi thì còn có thể nói được cái gì? Tháng Mười một năm ngoái Sách Linh A-la-bô- thản đã bị bệnh mất rồi. Hiện nắm quyền thống lĩnh các bộ lạc Cát Nhĩ là Cát Nhĩ Đan Sách Linh Đại Hãn Đài Cát. Ông vẫn tôn trọng truyền thống trung vương, ngưỡng mộ nền văn minh Trung Hoa, muốn lấy Tây Cương để che chở trung ương, mấy lần đánh lui bọn xâm lược Ca Tát Khắc. Ông ta trấn giữ Ca Nhĩ Ca Mông Cổ, có chiếu thư của vua Khang Hy cho phép. Ta đến đây cũng là để xoá bỏ hiểu lầm lẫn nhau, tranh thủ hòa bình mà thôi!
- Hiểu lầm? - Nhạc Chung Kỳ cười khanh khách: - Mùa xuân năm Ung Chính thứ 2, La-bố-tạng-đan- tăng bị quân ta đánh bại ở Thanh Hải, không phải là lôi các ngươi ra khỏi ổ sao?
Đặc Lỗi ngồi trên ghế nói:
- Tướng quân nên biết, tình hình lúc đó và hiện nay khác nhau, lúc đó chấp chính là Sách Linh A- la-bô-thản, với nguồn gốc sâu xa của thế gia A-la- bô-thản, Cát Nhĩ Đan và La Bố Tạng thì không thể không giữ mối quan hệ. Người Hán gọi đó là "giữ nghĩa khí". Nhưng La-bố-tạng-đan-tăng là con rắn độc, là con sói trên thảo nguyên, đã chiếm giữ bộ lạc La Cựu ở địa bàn chúng tôi, liên kết với bộ lạc sắp tan vỡ Cát Nhĩ Đan, mượn danh nghĩa chúc thọ dẫn binh vào trướng để giết hại Cát Nhĩ Đan Sách Linh. Trong lúc Đài Cát Hãn đang muốn hòa hoãn với triều đình bèn bắt hết bọn chúng lại, áp giải La-bố-tạng-đan-tăng về Bắc Kinh để tỏ lòng trung thành của triều đình Bát Cách Đạt Hãn chúng tôi. Nhưng...
Ông ta chau mày nhìn trừng trừng Nhạc Chung Kỳ nói:
- Ta đi đến sông Tam Diệp phía tây Khoa Xá Đồ, thì gặp quân lính của tướng quân đang đi về phía tây. Những người Mông Cổ ở đó đều bảo ta rằng: Nhạc Chung Kỳ dẫn quân đi quét sạch Ca Nhĩ Ca Mông Cổ. Ta không thể đem lòng trung thành của chủ nhân vào nơi bất trắc. Vì vậy tạm thời sai người áp giải La-bố-tạng-đan-tăng về Y Lê. Tướng quân, mỗi mạng sống đều quý giá, xin ngài hãy chuyển lời của ta bẩm với Ung Chính, ta sẽ lưu lại làm con tin. Như thế được chưa?ướng quân!
- Được rồi!
Nhạc Chung Kỳ nghe thấy lý do thoái thác thật hoàn hảo, không có chỗ nào sai sót thì đứng dậy nói:
- Ta sẽ tâu lên nhà vua việc này. Ngươi hãy ở lại đại bản doanh của ta chừng nửa tháng. Ngươi và những người đi cùng sẽ có người mang cơm ăn nước uống. đến cho, không được manh động kẻo lại trách ta vô tình!
Ngày hôm đó Nhạc Chung Kỳ có sớ tâu lại tỉ mỉ với nhà vua tình hình Đặc Lỗi định đến triều đình, lại nói:
- Sách Linh A-la-bô-thản mang lòng gian trá, không có tín nghĩa. Đặc Lỗi nhiều lời thật khó tin. Xin thánh chỉ mang Đặc Lỗi đi tử hình để cổ vũ quân sĩ!
Sau mười hai ngày, Nhạc Chung Kỳ tiếp được chỉ dụ của Ung Chính:
Phàm quân không phải đánh mà thắng thì là thắng vẻ vang. Đông Mỹ chưa từng nghe thấy chăng? Cát Nhĩ Đan Sách Linh nếu quả thực giữ được đạo bề tôi, trẫm cũng không phải đưa quân vào sào huyệt của họ làm gì. Lập tức đưa Đặc Lỗi về Kinh, để trẫm đích thân hỏi, quân ta tạm dừng cuộc viễn chinh về phía tây. Chỉ e Đặc Lỗi gian trá lừa bịp, nên không thể không cảnh giác. Các tướng quân hãy bàn bạc, canh phòng cho ổn thỏa, cũng có thể cùng về Kinh với Đặc Lỗi. Khâm thử!
Nhạc Chung Kỳ biết mọi việc không ổn, nhưng chỉ ý không chút hàm hồ nên không thể cưỡng lại. Chỉ cần một đêm thu xếp, Nhạc Chung Kỳ dẫn theo mấy chục tân binh giải Đặc Lỗi về Kinh. Những cống vật của Đặc Lỗi đều chuyển qua trạm dịch đưa về Kinh.
Mấy chục người ngựa đi ngày đêm không nghỉ, đến Bắc Kinh đã gần tết Trung thu. Năm đó Hà Nam, Sơn Đông, Sơn Tây đều được mùa, người trong thành Bắc Kinh hối hả làm bánh trung thu. Không khí náo nhiệt khác thường. Ngoại thành gió thu hây hây, mây trắng bay lơ lửng trên những đỉnh núi xanh mướt. Sông Vĩnh Định, sông Tử Nha trong mát, hai bờ in bóng những cây liễu xanh rủ xuống. Đoàn người đến đúng lúc phong cảnh Bắc Kinh đẹp nhất nhưng ai nấy đều vội vã, làm sao còn có tâm trí mà thưởng thức phong cảnh? Tối đó đoàn người ngủ lại ở trạm Lộ Hà, Trương Đình Ngọc đã mang chỉ ý nói sáng mai mọi người sẽ vào vườn, triệu kiến sứ giả Đặc Lỗi của Cát Nhĩ Đan. Cùng đi với Trương Đình Ngọc còn có thượng thư bộ Công là Du Hồng Đồ cùng Lý Hán Tam vừa được bổ nhiệm và Trần Học Hải là người của bộ Lễ. Mọi người uống rượu nói chuyện huyên náo. Trần Học Hải vẫn dẻo mỏ như cũ, tán chuyện trên trời dưới bể. Nào là việc trị thủy sông Hoàng Hà thuận lợi, các nơi đều được mùa, lại nói về các nước Hà Lan, Nhật Bản, Pháp. Chuyện vạn tuế vui đến mức bệnh tình đã thuyên giảm một nửa... Có lúc ông ta nói lung tung, mọi người đều không để ý. Ồn ào một lúc rồi cả bọn tự giải tán.
Sáng sớm hôm sau, Nhạc Chung Kỳ mũ áo chỉnh tề dẫn Đặc Lỗi qua cửa Song Áp vào Sướng Xuân viên. Cao Vô Dung đã đợi sẵn, thấy hai người xuống ngựa thì tuyên chỉ:
- Đặc Lỗi hãy ở đây hầu chỉ, Nhạc Chung Kỳ vào trong.
Thấy Đặc Lỗi cung kính quỳ gối, Nhạc Chung Kỳ không nói gì, mắm môi cùng Cao Vô Dung đi vào Chiêm Ninh cư.
đi đường vất vả quá! - Ung Chính đang ngồi cạnh lò sưởi, Lý Vệ và Chu Thức đứng hầu hai bên, Hoằng Lịch ngồi bên án kê cạnh lò sưởi phía nam. Nhạc Chung Kỳ hành lễ xong, nhà vua nói:
- Hoằng Lịch thay ta mang ghế cho Đông Mỹ. Ở đây đều là những cận thần, hãy ngồi xuống nói chuyện đi.
Nhạc Chung Kỳ để ý thấy nhà vua mặc áo bào, bên ngoài khoác áo gấm thêu màu xanh có thắt đai vàng, mặc triều phục nghiêm chỉnh, tinh thần so với hai năm trước có vẻ tốt hơn nhiều, chỉ gầy đi chút ít. Nhạc Chung Kỳ lén nhìn Ung Chính, vừa ngồi xuống vừa nói:
- Hoàng thượng có gầy đi chút ít nhưng tóc hình như xanh hơn. Hoàng thượng vẫn ăn chay chứ ạ? Nô tài là kẻ hữu dũng vô mưu, không hiểu đạo Phật nhưng hoàng thượng nên ăn thêm thịt cá. Lúc chia tay, nô tài thấy hoàng thượng đeo bài trai giới, nay vẫn còn đeo như cũ, lẽ nào hoàng thượng vẫn thường ăn chay?
- Trẫm vẫn thích ăn chay nhưng cũng không kiêng thịt cá. Nhưng hôm nay là ngày mất thứ bảy của Điền Văn Kính, trẫm ăn chay để tưởng nhớ ông ấy!
Ung Chính ho nhẹ một tiếng, một tiểu thái giám vội bưng nước đến. Vua rót một ít thấy loãng quá thì ngồi lại như cũ, than thở:
- Có lẽ ngươi chưa biết, Điền Văn Kính đã mất rồi. Xã tắc mất đi một người. Thôi! Không nói chuyện đó nữa. Hãy nói về Đặc Lỗi ở chỗ ngươi đi!
Nhạc Chung Kỳ qua Hồ Nam vừa lúc Điền Văn Kính chết, đã chứng kiến người dân ở đó đốt pháo ăn mừng. Nhưng dù thế nào ông ta cũng không thể kể lại chuyện đó choết. Vì thế mà chắp tay kể lại tình hình quân đội chinh chiến miền tây, lại trình bày tỉ mỉ việc gặp gỡ Đặc Lỗi rồi nói:
- Tả truyện viết: Hồi trống đầu hăng hái tiến lên, hồi thứ hai biết đã giảm đi, hồi thứ ba khí lực quân sĩ đã yếu dần. Chuẩn Cát Nhĩ xưa nay giả dối khó lường mong hoàng thượng hãy trả lại cống phẩm thư biểu cho hắn, cũng không gặp mặt sứ giả để tỏ lòng quyết tâm của ta. Nô tài sẽ giương cờ thẳng tiến về phía tây, tiêu diệt hết bọn chúng!
- Quan văn chết ở lời can gián, quan võ chết nơi chiến trường. Ý nghĩ này của ngươi không tồi. Trẫm muốn gặp hắn cũng là để xem tình hình hư thực thế nào sau còn định đoạt. Ngươi có lẽ đã xem Dinh báo. Vụ án Duệ thân vương Đa Nhĩ Cổn đã được minh oan, con cháu của Ngao Bái đã được phục chức. Trẫm không phải là người nổi tiếng nhưng lấy đức thu phục người, không giết người mà vẫn giành thắng lợi. Đặc Lỗi đi xa vạn dặm, muốn gặp gỡ bàn bạc. Di sử triều cống trong mấy chục năm nay ở các nước Nhật, Hà Lan, Pháp... đều giữ lễ nghĩa chu toàn. Đó cũng là điều may mắn và phúc lành của nhà Đại Thanh ta vậy! Nếu như Cát Nhĩ Đan Sách Linh an phận giữ Tây Cương, trẫm hà tất phải tuyệt tình? Trên trời còn có đức hiến sinh! Cao Vô Dung!
- Có nô tài!
- Truyền cho Đặc Lỗi vào!
- Xin vâng lệnh!
Chờ Cao Vô Dung ra, Ung Chính cười nói:
- Nước Pháp vừa cống hai mươi khẩu súng hai nòng nạm vàng, thưởng cho ngươi sáu khẩu. Lúc về, ngươi qua chỗ Bảo thân vương lĩnh.
Hoằng Lịch cúi người vâng lệnh, lại cười nói:
- Đông Mỹ đại tướng quân quả là được ưu ái. Ta mới chỉ được thưởng hai khẩu, Lý Vệ được một khẩu. Một mình ngươi mà được những sáu khẩu ư? Nhi thần thấy dao Nhật Bản được luyện bằng thép, xin a-ma hãy thưởng cho Nhạc Chung Kỳ mấy con!
- Được! Thưởng cho ngươi mười hai con dao. - Ung Chính cười nói: - Đại tướng quân uy phong lừng lẫy làm sao! Đội thân vệ của Đông Mỹ có thể hăng hái lên!
Nhạc Chung Kỳ vội gập người tạ ân, cười nói:
- Đó cũng là thánh thượng cổ vũ toàn quân vậy! Nhạc Chung Kỳ không dám giữ làm của riêng đâu! Người nào bắt sống một tên tướng địch sẽ được thưởng một khẩu súng, bắt sống một đầu sỏ sẽ được thưởng một con dao.
Lý Vệ cười nói:
- Cách đó của Nhạc đại tướng quân được đấy. Nói thế này quả là mặt dày, thần xin chúa thượng hai con dao giống như Ngô Hạt Tử, không cần bổng lộc của triều đình, vì triều đình mà nắm sơn dã đạo tặc, thưởng cho ông ta một con dao sẽ tốt hơn là phong quan cho ông ta.
Đang nói thì Cao Vô Dung vào, Ung Chính hỏi:
- Sao lâu thế?
- Đặc Lỗi từ cửa Song Áp vào đây cứ ba bước lại vái một cái cho nên đi rất chậm. Nô tài vào bẩm báo trước một tiếng. - Cao Vô Dung cười nói.
- Hắn nói: Chuẩn Cát Nhĩ bộ lạc xưa nay không ra sao. Ông ta là người có tội không thể gặp mặt vua theo lễ nghi thông thường. Ông ta còn cho nô tài cái này để nô tài ca ngợi ông ấy trước mặt chúa thượng.
Cao Vô Dung rút từ trong ống tay áo ra một miếng vàng hình chiếc bánh, chí ít cũng khoảng hơn hai trăm lạng vàng trình Ung Chính. Mọi người thấy vậy đều kinh ngạc.
- Đã thưởng cho ngươi thì ngươi cứ giữ lấy. - Ung Chính nghe thấy Đặc Lỗi cẩn thận như vậy thì vui vẻ nói:
- Đặc Lỗi biết lễ như thế thì sự việc cũng có chút hy vọng. Chung Kỳ, ngươi và Lý Vệ có thể lui. Đã về Bắc Kinh thì nên yên tâm nghỉ ngơi, có tờ sớ của quân lính, quân cơ sẽ chuyển cho ngươi, chỉ cần ngươi lưu tâm một chút là được rồi! Bộ Đại nghĩa giác mê lục này vừa khắc xong đã ban bố cho các hạ quan trong thiên hạ, ta tặng ngươi một bộ, cầm về đọc cho kỹ càng. Giống như Tăng Tĩnh, Trương Hy, ta chỉ cần cảm hóa chứ không cần giết, lại còn ban chức quan cho họ. Họ sẽ nói rõ cho thiên hạ biết để ngăn ngừa những lời đồn đại không hay!
Nhà vua lấy một bộ sách xếp ngay ngắn đưa cho Nhạc Chung Kỳ rồi nhìn Chu Thức và Hoằng Lịch. Chu Thức và Hoằng Lịch đều có quan điểm giết Tăng Tĩnh nên cúi đầu không nói gì.
Nhạc chung Kỳ và Lý Vệ ra đến ngoài điện, thấy Đặc Lỗi tay đang cầm đơn cống thì chừ biệt rảo bước theo con đường nhỏ ra cửa Song Áp. Nhạc Chung Kỳ muốn quay về trạm Lộ Hà nhưng Lý Vệ ngăn lại nói:
- Trạm dịch buồn muốn chết. Việc quân còn rắc rối, chúng ta hãy nói chuyện một lúc. Tôi đang sắp làm một việc, cần mượn uy khí của ngài đấy!
Lý Vệ đã lộ mình ra, Nhạc Chung Kỳ đành cười nói:
- Người ta đều nói ngài bảy lần chết tám lần sống. Ta thấy ngài có thể sớm từ giã dương gian, nếu không có cách gì hãy đi đâu đó chơi, uy khí của ta sao lại mượn được?
Lý Vệ vừa lên ngựa vừa cười nói:
- Thân thể này của tôi cần phải cảm tạ Giả thần tiên, cũng nhờ ông ta niệm chú cho, quả nhiên được vô sự vậy.
Hai người cưỡi ngựa đi ra phía đông thành. Đi được chừng một dặm thì thấy một chiếc kiệu nhỏ lấp lánh phía trước, hai bên có bốn nha dịch phủ Thuận Thiên hộ tống đi như bay. Nhạc Chung Kỳ còn đang lấy làm lạ thì Lý Vệ đã xuống ngựa, cười hì hì ngăn lại nói:
- Lão Giả đi ra ngoài ạ?
Lý Vệ đang tự cảm thấy chào như thế không phải thì chiếc kiệu đó đã dừng lại, Giả Sĩ Phương cười, gập người cúi chào. Nhạc Chung Kỳ biết ông ta được Ung Chính coi trọng nên cũng xuống ngựa. Lý Vệ kéo Nhạc Chung Kỳ, chỉ Giả Sĩ Phương nói:
- Nhân vật này có một không hai ở cung, lại không cần vàng bạc vì vẫn là người xuất gia nên mới dùng loại kiệu nhỏ này.
Giả Sĩ Phương vụt thay đổi nét mặt, hướng về Nhạc Chung Kỳ nói:
- Nhạc đại tướng quân may mắn! Ngài cho chiếc kiệu này là nhỏ ư? Còn nhanh hơn ngựa nhiều. Ta vốn thích cưỡi lừa, Trang thân vương gia nói cưỡi lừa ra ngoài khó coi lắm, ta mới dùng kiệu này mà đi!
Lý Vệ vẫn cười hì hì như cũ nói:
- Chiếc kiệu của người không phải là dễ thấy sao? Lúc này người không nên vào vườn, hoàng thượng đang bận tiếp kiến đại thần. Nếu không có việc gì ở cạnh ông thì vào vườn cũng ngồi không mà thôi. Đi đi, hãy cùng chúng tôi đi đến một nơi rất hay, tôi sẽ cho hai vị mở mắt ra. Một người là đại tướng quân giết người không cần nhắm mắt, một người là con trâu đen đạo sĩ, bổ vào đầu cũng không rơi.
Lý Vệ cười chỉ Giả Sĩ Phương nói:
- Vị này đấy! Ông ta có thể hô mây gọi gió, Trương Ngũ Ca không tin, hãy bổ cho ông ta ba nhát dao, cổ ông ta cũng không đỏ lên chút nào.
Nhạc Chung Kỳ cho là chuyện cười, Giả Sĩ Phương cũng chỉ cười không nói. Thế là ba người lên ngựa, lên kiệu vào thành. Đến miếu Đại Lang ở phía tây cửa Tuyên Vũ thì rẽ vào một lát. Ở đây rất náo nhiệt, hai bên phố có tất cả các loại hàng như tranh, đồ gốm, trướng, thuốc lá, hoa cỏ, sách bút, cựu thư... Bên cạnh còn có chợ chó, chợ dê tiếng kêu vang động một vùng. Một tiếng nói to ở trong một hiệu thuốc chu
- Một túi bảo quản trong sáu tháng. Nếu chuột không chết lại đến tìm tôi.
Ở một cửa hàng trang sức, có tiếng người nói:
- Mua rồi sẽ biết, đeo vào rồi sẽ nhận ra, nếu bị bạc hãy cầm trả lại!
Lại có tiếng rao:
- Hãy mua viên thuốc tăng lực trăm nhà đây! Không làm hại âm cũng không làm hại dương, một đêm có thể ngủ cùng trăm cô nương!
Nhạc Chung Kỳ nghe thấy những tiếng cười nói huyên náo thì cười nói với Lý Vệ:
- Ngài thật là một hành khất, sao lại thích nơi này? Ta đã nhiều lần về Bắc Kinh, sao lại không biết nơi này nhỉ?
Lý Vệ như cá gặp nước, mua bao nhiêu là hồ lô đựng dế nói:
- Để cho các cậu chủ nhỏ chơi.
Lại mua ba hồ lô kem, đưa cho Nhạc Chung Kỳ và Giả Sĩ Phương mỗi người một que. Lý Vệ còn mua rất nhiều bánh, đường hoa quế... Mỗi người ôm một ôm đầy, Lý Vệ cười hỉ hả:
- Ngày ngày đến đây thì thật tuyệt! Ngài xuất binh về phía tây thì hãy nghĩ đến tên Hóa Tử của tôi. Ngài đừng coi thường hội miếu này. Hai bên miếu đầy ắp hàng hóa, một ngày có thể tiêu một triệu đồng, saoười giàu có nhàn hạ đến thế. Đừng cho rằng chúng ta thân phận cao. Ngài nhìn xem, kia không phải là Ngũ da sao?
Hai người đang hoa mắt chóng mặt, miệng bị che đầy hàng hóa, tay cũng ôm một ôm đầy, tai vẫn nghe thấy nhưng đã bị vị tổng đốc "ma quỷ" này làm cho như mê đi. Thuận tay, Lý Vệ chỉ về hướng trước, quả nhiên thấy Hòa thân vương Hoằng Trú mũ áo chỉnh tề đi từ phía đông lại. Nhạc Chung Kỳ vội kéo Giả Sĩ Phương nói:
- Chúng ta ẩn trốn đi.
Lý Vệ cười nói:
- Không xong đâu, Ngũ da đã nhìn thấy chúng ta rồi!
Hoằng Trú đã nghe tiếng, nháy mắt bước vội đến cười nói:
- Hóa ra là các ngươi. Con chó bướng bỉnh Lý Vệ này, các ngươi muốn trốn ta à?
Lý Vệ cười nói:
- Đó là Đông Mỹ muốn trốn, sợ không phải phép. Ngài hãy xem những quả hồ lô này, có phần cho tiểu thế tử Gia Vĩnh Bích đấy!
Hoằng Trú cười nói:
- Nơi này sao có thể hành lễ được! Ta vừa nhìn thấy Tiểu Thúc vương dẫn mấy chục thái giám chơi ở bên kia, gặp mặt chỉ cười với nhau thôi!
Lý Vệ thấy Hoằng Trú sắp đi,
- Ngũ da, còn có nơi nào hay không, hãy dẫn bọn tôi cùng đi với. Gặp gỡ ở đây cũng là duyên phận. Chúng tôi vừa mới ở vườn đến, đói bụng lắm rồi! Hãy ăn một chút cho đỡ đói.
Hoằng Trú cười:
- Đừng có giả nghèo giả khổ! Không phải là ta không dẫn các ngươi đi, kỳ thực ta đi Khánh Vân đường, có ăn có chơi, sợ các ngươi không giữ mồm giữ miệng để ta phải viết sớ tạ tội. Thôi, Giả Sĩ Phương là người xuất gia, đến nơi đó sẽ bị phá giới, sau hành pháp sẽ khó khăn.
Giả Sĩ Phương đã biết nơi Hoằng Trú đến bèn nói:
- Bần đạo là người xuất gia nhưng sao lại đến bước ấy? Ta vô dục, dục sao dụ được ta? Trong đạo của chúng ta có cả nam nữ, ta không đi theo con đường xấu là được rồi. Trời đất do ta nắm, quỷ thần do ta sai khiến, lần trước ta phát khí chữa bệnh cho chúa thượng, chúa thượng không vui nói: "Ngươi nắm giữ sai khiến trẫm sao?" Ta nói: "Ngài là chủ nhân, cai quản mọi người". Thôi đã như thế, các ngài đi chơi đi, ta trở về đọc kinh vậy!
Nói rồi định bỏ đi. Lý Vệ sao có thể bỏ ông ta cho được, ra sức ngăn lại nói:
- Con trâu hôi này! Trời còn phải nể ngươi! Có gì là ý nghĩa cơ chứ. Đi! Để chứng kiến Ngũ da. Ông ta là người có tiền, chúng ta là kẻ ăn theo. Nếu có việc gì ngươi không động tâm thì mới là thần tiên thực sự.
Nói rồi kéo cả đi, Nhạc, Gi đều không cưỡng lại được cùng Hoằng Trú đi về phía tây, đi qua một ngõ nhỏ, đến phố Bàn Cờ, lại vượt qua một bức tường thì thấy một lầu rượu hai tầng ở phía bắc phố có tên là "Khánh Vân đường".
Bốn người xuyên qua trước cửa quầy rượu đang náo nhiệt, đến một nhà nhỏ ở phía bắc lầu, đèn sáng trưng, qua một bức bình phong bằng kính chạm ngọc, lại hướng về phía bắc, ra cửa thì đến một trà lầu, các cửa sổ được làm bằng kính xanh như mây. Dưới chân là hồ nước, trên mặt hồ lá sen chen chúc nhau, ngoài xa là Thủy Tạ, có đình ở giữa đầm với cây cầu đá khúc khuỷu quanh co, hình ảnh mơ hổ dưới ánh đèn lung linh. Đến đây, chỗ nào cũng như chốn bồng lai tiên cảnh. Thấy Hoằng Trú không cần người chỉ dẫn, vào trong nhà rất vội vã, Lý Vệ không nhịn được cười nói:
- Ông chủ của ta! Không ngờ sau Khánh Vân đường lại có cảnh sắc đẹp nhường này. Thật so với nội uyển cũng chẳng khác là bao!
- Đừng có ăn nói lung tung.
Hoằng Trú từ phía trước đi tới cười nói:
- Ở đây chỉ tiếp đãi các vương gia thôi!
Ba người đang đứng như trời trồng, bỗng thấy một phụ nữ chưa đầy ba mươi tuổi ra đón. Đến trước mặt bốn người, người phụ nữ đưa mắt nhìn Nhạc Chung Kỳ rồi quỳ xuống nói:
- Ngũ da đã tới! Chúc ngài may mắn!
- Ta là Ngũ da, nàng là Ngũ nương. Chúng ta vừa kết đôi loan phượng. Đây là mấy người bạn của ta, đều chưa từng đến nơi này cho nên ta dẫn bọn họ đến chơi!
Ngũ nương đỏ mặt nói:
- Mọi người đều đi xem hát sau nhà Thủy Tạ, ở đây chỉ còn tiểu Ngũ tử, tiểu Lục tử. Các ngài vào trong đi, để Ngũ nương này gọi họ ra hát. Không biết các ngài thích hí khúc Đông Dương hay là Tây Dương?
Hoằng Trú thấy mấy người không biết nói gì thì cười nói:
- Nàng đừng hỏi họ, họ đều là những người chất phác. Hãy diễn hí khúc Đông Dương, lần sau mới thưởng thức hí khúc Tây Dương.
Nói rồi đi vào. Ba người ngốc nghếch cũng vào theo, mới biết đó là một tòa lầu tròn, bốn mặt là Thiên Tỉnh viện, bốn góc treo đèn kính kết hoa, trong sân hoa nở đủ màu sắc, mặt kính in cả lầu trên lầu dưới trong thứ ánh sáng màu lam êm dịu, nếu không để ý sẽ không thấy rõ. Men theo lan can là các tầng mây mù mịt khiến cho tòa lầu như mơ hồ nhảy nhót trong làn sương. Bốn bức tường Thiên Tỉnh viện đều treo đèn kết hoa, sáng hơn lầu trên rất nhiều. Như thế, người lầu dưới không nhìn thấy người lầu trên. Bốn người ngồi xuống trước lan can, Hoằng Trú và Giả Sĩ Phương ngồi đối diện cách nhau một chiếc án, Lý Vệ ngồi xuống cạnh Hoằng Trú, Nhạc Chung Kỳ ngồi cạnh Giả Sĩ Phương. Cả bọn còn chưa biết làm gì thì Ngũ nương đã dẫn hai hàng a hoàn, tay bưng các loại hoa quả như dưa chuột, nho, chuối tiêu... Kỳ lạ hơn là còn có cả một đĩa lớn đào tiên. Lý Vệ nếm th
- Đừng nói tới cái khác, chỉ đào này cũng đã rất hiếm rồi. Ngũ da! Đến đây chơi một chuyến sợ sẽ tốn hết mấy chục lạng vàng đấy!
Hoằng Trú bật cười, quay qua nói với Ngũ nương:
- Mấy chục lạng? Nàng đã thấy ông ta chất phác chưa? Muốn xem Đông Dương kịch, phải mất một nghìn năm trăm lạng vàng, muốn xem Tây Dương kịch, phải mất hai nghìn lạng vàng đấy!
Nói đến đó thì Ngũ nương, Tiểu Ngũ tử, tiểu Lục tử đều cười. Ngũ nương nói:
- Sao lại một nghìn, hai nghìn lạng làm gì? Ý người còn quý hơn tiền bạc. Tiểu Ngũ tử, tiểu Lục tử hãy diễn vở "Xuân tiêu trướng" cho các ngài đây xem!
Hoằng Trú rút ra một tờ ngân phiếu đưa cho Ngũ nương, nói:
- Sao nàng phải nịnh hót. Tờ ngân phiếu này là hai nghìn lạng vàng đấy. Hôm nay có nhiều người, nàng tự phân chia tiền thưởng cho mọi người nhé!
Ngũ nương cả cười lắc đầu, tiểu Ngũ tử chơi vĩ cầm, tiểu Lục tử chơi đàn tranh, hai hàng a hoàn thổi sáo. Khúc điệu nhẹ nhàng thánh thót tấu lên. Ngũ nương đưa mắt nhìn xung quanh rồi cất tiếng hát:
Dáng người mềm mại tựa dương liễu, hoa cười tựa mùa xuân, hoa hải đường e ấp nở
ềm mại quá!
Nhạc Chung Kỳ nghe giọng hát của Ngũ nương nhẹ như gió xuân, lúc trầm lúc bổng thì đột ngột nhớ đến băng tuyết ở Thanh Hải, không ngăn được bèn than thở:
- Người như ta, không nên nghe bài này.
Lý Vệ cười nói:
- Người ta sống có được mấy lúc vui? Hãy cố mà nghe, đừng nghĩ đến quãng đường binh nghiệp của ngài làm gì.
Lúc đó nhạc lại tấu lên, Nhạc Chung Kỳ thấy Giả Sĩ Phương có gì bất ổn thì ghé tai hỏi nhỏ:
- Giả đạo trưởng, ta muốn hỏi một việc!
- Ồ?
- Tuyến quân sự phía tây, tình hình sẽ như thế nào? Ngài đoán thử?
Giả Sĩ Phương có vẻ hoảng hốt rồi lại rất tự nhiên cười nói:
- Vừa dữ vừa may, qua mấy ngày sẽ có tin tức.
Nhạc Chung Kỳ còn muốn hỏi nữa thì Lý Vệ nói:
- Lão da đừng để ý đến ông ta, lúc này đang nghe hát.
Giả Sĩ Phương không tiện nói, liếc nhìn Hoằng Trú thấy ông ta nhắm nghiền mắt, tay gõ nhịp.
Ngũ nương hát:
Hoa hải đường đỏ đỏ, cành dương liễu uốn lượn như múa. Mắt người kiều nữ lấp lánh, một cành cứng, một cành mềm.
Giọng Ngũ nương uyển chuyển mượt mà, lại đầu mày cuối mắt. Người tựa như nàng tiên trong mây, giọng hát mềm nhẹ như ngọc, trừ Giả Sĩ Phương còn tất cả đều nghe rất say sưa, người nào cũng đong đưa theo lời hát. Bỗng nhiên Hoằng Trú đứng lên dựa vào lan can, tay vén tấm rèm che nói:
- Các ngài xem! Ca vũ Đông Dương Hải!
Bốn người cùng nhìn xuống, thấy sáu đôi nam nữ từ sau bức màn bước ra. Trên lầu, Ngũ nương đã dừng nhạc, lầu dưới tiếng đàn trúc cất lên, Ngũ nương đã đổi khúc điệu:
Hãy vén rèm xem hoa hồng rụng.
Câu hát vừa dứt, các đôi nam nữ cùng cất tiếng hát, giọng ca vang xa khiến người ta rất cảm thán. Hai bên hát đối nhau, Nhạc Chung Kỳ định thần lại thì thấy sáu thiếu nữ, tuổi nhỏ nhất khoảng mười lăm mười sáu tuổi, lớn nhất khoảng mười tám mười chín đều mặc áo sặc sỡ, eo lưng thắt dải lụa. Nhìn từ trên xuống dưới, trông họ giống như vườn đào lý. Cả bọn đều thẫn thờ cả người. Lời hát lại cất lên:
Lẩm bẩm dặn dò đôi chim én, thay người đi mắng gió đông. Ánh mắt như dịu đi, sao biết giữa đêm mùa thu lại lạnh lẽo. Hãy vén rèm, gối cao lên để tránhải nhìn xa.
- Các người nhìn xem! - Lý Vệ bỗng nảy ra một ý bèn chỉ xuống lầu dưới nói: - Các đôi bắt đầu thoát y...
Nói xong uống một hớp nước lớn. Kỳ thực không cần anh ta chỉ, mọi người đã há hốc mồm ra nhìn rồi. Các vũ nữ thoát y trước, nam thoát y sau. Họ vừa hát vừa nhảy múa:
Người trốn nơi bãi tắm, in hình trên vách đá. Đêm qua có tin vui, giữa lúc hoa cười, e rằng...
Vừa hát, mười hai người vừa thoát y hết, mỗi người chỉ còn một dải lụa mỏmg dính trên người. Từng đôi nam nữ như ngã ra trên nền đất. Lời ca tiếng nhạc vừa dứt, cả bọn nhìn xuống lầu thấy sáu đôi nam nữ dính vào nhau. Hoằng Trú chịu không nổi bèn kéo Ngũ nương lại bên mình, Lý Vệ cũng kéo một a hoàn lại hôn lấy hôn để. Nhạc Chung Kỳ cúi đầu, không nín được cười. Giả Sĩ Phương cố chế ngự mình, ăn liền một lúc hai quả nho, cắt một miếng dưa rồi lại tựa vào lan can nhìn rồi cười mỉm. Nghe thấy mấy lời dâm tục ở phía dưới, Giả Sĩ Phương không kiên trì được nhắm nghiền mắt lại. Lúc Lý Vệ lén nhìn ông ta, thấy ông ta như khó thở, hai tay run run quờ quạng. Lý Vệ nhẹ nhàng buông người a hoàn ra tiến đến bên nói:
- Thật là bậc phong lưu!
Đột nhiên Lý Vệ rút "soạt" một cái, cầm lưỡi kiếm của Nhạc Chung Kỳ vung lên, Giả Sĩ Phương đã đầu rời khỏi thân. Chiếc đầu văng ra vẫn kịp hét lên một tiếng:
- Lý Vệ giỏi th
Máu của Giả Sĩ Phương bắt đầu nhỏ giọt từ tầng trên xuống tầng dưới. Nhạc Chung Kỳ đến lúc này mới bừng tỉnh lại, mọi người ở đó đều kinh hoàng nhìn vị tổng đốc Lưỡng Giang:
- Ta đã làm hỏng cuộc vui của các ngươi, làm bẩn sàn ngọc của các ngươi. - Lý Vệ dùng vải lau sạch lưỡi kiếm, trả lại cho Nhạc Chung Kỳ:
- Xin Ngũ da thưởng cho bọn họ ít vàng bạc. Nô tài làm việc này là do hoàng đế ra lệnh!