Biết rằng đã gặp “bợm” chú Phòng quăng cái giá múc, vội chạy theo, nhưng mỗi chàng chạy một ngã biết theo “bợm” nào? Chú đuổi theo anh gần kế chú nhất, nhưng chạy một đỗi chú bèn xoay hướng, lại đuổi theo anh khác, có lẽ vì thấy anh chàng này nhỏ vóc và yêu chân hơn.
Nhưng tội nghiệp chú Phòn. Anh kia tuy ngắn chân nhưng cũng không kém lanh lẹ, vả lại trong lúc chú Phòng lo đuổi theo người bạn của anh thì anh đã chạy đặng một quãng xa. Chú Phòn chạy gần mất thở mà cũng không bắt kịp “bợm” nào.
Đọc đến đây có lẽ bạn phì cười vì cái “nghếch” của chú Phòn. Đuổi theo anh nào thì đuổi cho đến nơi đến chốn chứ làm gì mà chạy đông rồi chạy tây để rồi chẳng bắt được anh nào cả. Tôi cũng đã cười và nghĩ như bạn mỗi khi nhớ đến gương mặt thảm não của chú Phòn.
Nhưng hãy xét kỹ, đôi khi chúng ta có hành động một cách ngếch ngác như chú Phòn chăng? Trong chúng ta há đã chẳng phung phí bao nhiêu cố gắng, bao nhiêu sức lực để đuổi theo nhiều mục đích khác nhau, trái ngược nhau. Và nhiều người khác cũng mắc phải tật này.
Đây là một câu học sinh, anh chỉ học ở trường giờ học. Về đến nhà thay vì học thêm bài mới hoặc ôn lại bài cũ, anh lại ôm đàn ghi-ta theo các nhạc sĩ để học ca hát. Vì anh có cái mộng trở thành danh ca.
Đây là một thương gia. Vừa muốn kiếm nhiều tiền vừa muốn trở nên nhà vô địch quần vợt. Y chỉ buôn bán cầm chừng vì nửa ngày y phải múa vợt trên sân.
Anh có thể tin rằng: Không tài nào cậu học sinh và vị thương gia ấy có thể cùng một lượt thành công trong những địa hạt khác nhau. Hoặc câu học sinh ấy để hết tâm trí đeo đuổi theo nghệ thuật ca hát, và trở thành một danh ca nhưng sẽ “trượt vỏ chuối” khi thi bằng tú tài, hoặc anh sẽ tất cả thì giờ cho việc học, sẽ ghi tên trên bảng vàng nhưng cái mông trở thành danh ca sẽ tan theo mây khói. Cũng như vị thương gia kia, nếu có tên tuổi trong giới thể thao, chắc chắn là một thương gia tầm thường.
Khoa học “đắc lực” dạy rằng: Sự tập trung là điều kiện tối cần để thành công. Ông vua thép A. Carnegie nói về doanh nghiệp: “…Điều kiện trước tiên để thành công là tập trung tất cả nghị lực, tất cả tư tưởng, tất cả vốn liếng vào công cuộc làm ăn nào mà mình đang khai thác”.
Mỗi người đều có quyền đeo đuổi nhiều mục đích, làm nhiều công việc, học nhiều môn. Nhưng phải biết phân biệt đâu là “CHÁNH”, đâu là “PHỤ”. Đối với công việc CHÁNH phải biết tập trung tất cả sức lực, tâm trí và sức cố gắng để làm. Đối với công việc PHỤ thì chỉ nên dành cho nó ít thời giờ rỗi rãi hoặc sức lực còn thừa.
Nếu cùng một lượt chúng ta quyết đoạt cho được nhiều múc đich khác nhau, năng lực và sức cố gắng của chúng ta sẽ bị phân tán ra nhiều nơi, lực lượng chúng ta bị phân phối, chúng ta sẽ như chú Phòn nói trên: chạy mất hơi mà không bắt được một “bợm” nào cả.