Phong kiếm xuân thu

Hồi 21

Nói về Ngân liên Tử đi đến dinh Tần, nói với quân sĩ rằng: "Bây mau vào báo

cùng quân sư bây nói: "Có nước Ảo Ly, động Vân Quan, học trò thánh nhơn tên là

Ngân liên Tử, muốn vào ra mắt". Quân sĩ lật đật chạy vào thông báo. Tử Lăng nghe

nói rất mừng, cùng Vương Tiễn ra dinh tiếp rước vào trướng. Tử Lăng nói: "Nay sư

đệ đến đây chắc có pháp chỉ của thánh nhơn chi chăng?". Ngân liên Tử nghe nói,

đứng dậy đáp rằng: "Tôi vâng mạng thánh nhơn đem bửu bối đến cho sư đệ Vương

Tiễn". Vương Tiễn tiếp bửu bổi quay qua phía đông, lạy bốn lạy. Liền Tử đem chân

ngôn truyền dạy Vương Tiễn và dặn rằng: "Qua ngày mai chừng canh ba, cách dinh

liệng bửu bối lên thì giết đặng Tôn Tẫn". Kim, Vương, hai người nghe nói rất mừng,

dắt Liên Tử vào thanh sa trướng, tâu cùng Thủy Hoàng, Thủy Hoàng mừng rỡ, xem

kỹ người ấy mặc áo mu, chân đi giày vô trần, lưng cột dây vàng, tay cầm phất trần,

trán rộng, mày xanh môi đỏ, răng trắng, mặt như trăng rằm tỏ rạng, mặt tợ sao chói

sáng ngời, Thủy Hoàng coi rồi truyền chỉ bày yến thiết đãi, Ngân liên Tử vội vàng

đứng dậy nói: "Thánh thượng chớ nhọc lòng, tôi xin trở về phục mạng". Rồi từ biệt

Thủy Hoàng, Thủy Hoàng nói: "Tiên trưởng có vẻ nói tơi xin lạy Hải Triều thánh

nhơn, thì cầu xi n thánh nhơn tuy mang ơn cho bửu bối, thoảng như công phu chẳng

thành, thì cầu xin thánh nhơn xuống giúp". Ngân liên Tử vâng lời. Thủy Hoàng dạy

Kim Tử Lăng, Vương Tiễn thế cho mình, mà đưa Ngân liên Tử ra khỏi dinh, Ngân

liên Tử tử biệt ra khỏi trướng, cỡi mây bay về động.

Đây nói về Tử Lăng, Vương Tiễn hai người phục mạng, Thủy Hoàng hỏi tử Lăng

rằng: "Nay thánh nhơn tuy cho bửu bối song không biết có hơn đặng Tôn Tẫn

chăng?". Tử Lăng, Vương Tiễn quỳ xuống tâu rằng: "Bệ hạ hãy an lòng, phép báu

của thầy tôi không phải tầm thường, chẳng cần ra trận làm chi, ở trong dinh liệng cái

bửu bối ấy lên thì cũng đủ thành công được". Thủy Hoàng nghe nói, cực chẳng đã

truyền cho Nguyên soái kéo trở lại Dịch Châu an dinh.

Nói về tôn Tẫn từ bị kim sa trận về đến dinh, Chiêu Vương bày tiệc ăn mừng, an

nghỉ một đêm qua ngày thứ, có quân thám thính báo ăn nói: "Tôn Tẫn nói: "Ta biết

binh Tần lui rồi song chẳng qua vài ngày thì trở lại. Chiêu Vương nghe nói dẫn bá

quan vào thành Dịch Châu. Qua ngày thứ bỗng nghe pháo nổ vang tai, có quân báo

rằng: "Binh Tần nó chẳng chịu về, để mai ta dùng kế hay, mà giết nó một trận, làm

cho thấy bóng phải kinh hồn, nghe danh thì thất sắc, mới rõ tài ta lợi hại". Rồi cúi

cầu nghĩ thầm rằng: "Nay binh Tần trở lại mau như vậy có khi nó thỉnh được người

tài đến cùng ta giao chiến chăng?". Bèn lần tay đoán coi hãi kinh, mặt mày thất sắc,

hồi lâu không nói được, hai hàng nước mắt tuôn rơi, chúng tướng ngó thấy thất kinh,

vội vàng hỏi: "Chẳng hay sư phụ có đều chi mà sa nước mắt như vậy?". Tôn Tẫn thở

dài một tiếng, nói: "Chúng ngươi chẳng biết, hôm nay Hải Triều thánh nhơn, sai

Ngân liên Tử xuống núi, cho Vương Tiễn một cái tản thiên tiễn, đến canh ba đêm

nay thì đại số của thầy hết rồi". Nói dứt lời nước mắt tuôn chẳng ngớt. Chúng tướng

nói: "Sư phụ phép lực tiễn là vật báu trấn động Vân Quan, chớ nói ta không phá

được, dẫu Chưởng giáo tổ sư cũng phải nhọc lòng". Bèn kêu Tôn Yên dặn rằng:

"Đêm nay giờ tý, chắc mạng ta hết rồi, cháu phải vào Phủ Yên sơnbáo tin, song bà

nội cháu niên cao kỷ trưởng, nếu nghe được hung tin, ắt là thương khóc bỏ khóc rống

lên, Tôn Tẫn dạy đem viết mực, viết một phong thư trao cho Văn Thông mà dặn

rằng: "Đêm nay tachết rồi, thì cháu phải đem thơ này, về thầy cháu cho mau, họa

may có cứu được cùng chăng, không nên chậm trễ". và dạy cho chúng học trò phải

gìn giữ đại dinh, chẳng nên vọng động, nếu có binh Tần đến cướp dinh, thì dùng

cung tên bắn xuống, giữ gìn cho nghiêm nhặt rồi dạy Triển Ngai: "Ngươi cùng Tôn

Yên bảo hộ thây ta đem vào thành". Dặn dò xong rồi, lấy cờ hạnh huỳnh, gươm nga

my, và ta cuốn thiên thơ để một chỗ, kêu Tôn Yên dắt con Thanh ngưu vào. Tôn Tẫn

quay lại nói với con trâu rằng: "Ngươi theo ta đã vài mươi năm nay, đem nay phải

cùng ngươi ly biệt, ngươi hãy đứng bên mình ta, chờ khi ta ắt hơi rồi, thì hãy chở thi

hài ta mà đem vào thành, rồi trở về núi Thiên Thai tu luyện". Vốn con trâu này, lâu

quen tiếng người, nghe chủ nói dứt lời, rống lên một tiếng, đứng dựa bên Tôn Tẫn,

chẳng hề cựa quậy. Chúng tướng nói: "Vì cớ sao sư phụ để vậy chịu chết, sao chẳng

đánh động qua dinh Tần, bắt thằng Vương Tiễn chặt làm muôn khúc, thì nó còn đâu

mà liệng pháp bửu". Tôn Tẫn nói: "Việc ấy lại càng bất tiện lắm, nếu giết Vương

Tiễn thì ắt phải chết dưới ngũ lôi, nay ở đây chờ chết, họa may có người cứu khỏi

cũng chưa biết chừng, song chừng ta chết rồi, quyết chẳng nên làm bậy, hãy chờ đến

ba ngày sẽ hay". Bèn khoát tay bảo chúng tướng luira, ngồi một mình một trướng,

cầm hạnh huỳnh kỳ, cùng các vật để nơi đầu gối, nhắm mắt cúi đầu, ủ mày châu,

than thờ chờ chết. Chúng tướng xem thấy cớ sự như vậy, buồn bực lui ra.

Nói về Vương Tiễn đêm ấy tắm rửa, thay áo đổi quần, chờ đến canh ba lấy tàn

thiên tiễn miệng niệm chơn ngôn, tức thì nổ lên một tiếng dường như sấm dậy, một

vầng hào quang dỡ cây tản thiên tiễn bay bổng trên không, Vương Tiễn rất mừng,

ngồi trong trướng chờ nghe tin tức.

Nói về chúng tướng bên Yên, đêm ấy kéo ra ngoài dinh, xem coi cái tản thiên

tiễn ở đâu mà bay đến cho biết, vừa lúc canh ba xảy thấy một lằn hào quang sáng

ánh, giăng như sợi chỉ, bay vào trong trướng, chúng tướng khua một tiếng, hào quang

xẹt ra khỏi trướng, bay bổng trênmây, vội vàng vào trướng xem coi, thấy Tôn Tẫn té

nghiêng nơi ghế, trên đầu thì lủng, miệng đá tắt hơi, hai mắt nhắm lại, chúng tướng

thấy vậy, đều khóc rống lên. Khoái Văn Thông lật đật khuyên dứt nói: "Chúng vị

tướng quân ôi, xin chớ ưu bị, e người Tần nó hay được tin tức, suốt đêm kéo binh tới

cướp dinh mình, giật thây sư phụ, thì biết làm sao đặng, chi bằng chúng ta bảo hộ thi

hài, suốt đêm vào thành, rồi sẽ tính". Chúng tướng nghe nói, lau nước mắt mà rằng:

"Lời sư huynh rất phải". Rồi để thây Tôn Yên cùng Triển Ngai lãnh một ngàn binh

bảo hộ vào thành, còn Khoái Văn Thông lật đật cỡi ngựa mây bay về Thanh Thạch

Sơn.

Nói về Tôn Yên suốt đêm kêu mở cửa thành, đem thây Tôn Tẫn vào, Triển Ngai

vào triều báo tin, còn Tôn Yên thì đem thi hài vào phụ Yên Đơn, để giữa đại đường.

Lúc ấy trời vừa sáng, Tôn Yên tuốt vào phòng mẹ thông tin, Cao phu nhân nghe

nói, khóc lăn ra đất, Tôn Yên lật đật bước lại đỡ dậy, khuyên dứt rằng: "Xin mẫu

thân chớ lòng sầu não, hãy toan lo việc lớn làm trọgn tôi tưởng lại bà nội già cả, sợ e

thương con mà bỏ mình, phải dạy Liễu hoàn sắm thuốc thang cho sẵn mới xong".

Cao phu nhân nghe nói có lý, bèn lau nước mắt, dạy thể nữ sắm thuốc thang để sẵn,

lén thông tin cho Lý phu nhân hay, rồi hai người vào nơi phòng công chúa, thăm

viếng xong rồi nói: "Hôm nay Tôn Yên về đây, chẳng biết vì cớ chi vậy?. Công

chúa nghe nói dạy kêu vào cho mau, xảy thấy Tôn Yên ngoài cửa chạy vào, tới

trước mặt công chúa quỳ xuống khóc ròng, làm cho Công chúa thất kinh, nhảy nhót

hỏi rằng: "Cháu ôi! Nhơn việc chi mà làm ra tuồng như vậy?". Tôn Yên nói: "Tô

mẫu ôi! Không xong tam thức tôi bị cái tản thiên tiễn của Vương Tiễn đâm chết rồi,

thì hài đem về để trước đại đường". Công chúa nghe nói hét lên một tiếng ngã ngửa

ra thì có liễu hoàn chực sẵn đỡ dậy đem thuốc đổ vào, giây phút tỉnh lại, khóc ngất

nói rằng: "Tôn Tẫn con ôi! Mẹ sanh con đến nay là mấy chục tuổi mới thấy mặt một

lần, kêu con về đây mà chết nơi tay Vương Tiễn, như vậy không chết mẹ sao cho

đặng". Bèn bước ra trung đường, tỳ nữ vịn đỡ, ra đến nơi ngó thấy thi hài lại càng

khóc ngất nói: "Con ôi! Con chịu muôn việc nhọc nhằn, tu thành một vị đại tiên,

hôm nay không vì cha anh ma trả thù đặng, trở lại chết nơi tay Vương Tiễn thì mẹ

biết nương cậy nơi nào, mạng già này sống thiệt vô ích lắm". Nói dứt lời, toan đập

đầu dưới thềm mà chết, hai vị phu nhân lật đật ôm lại, khuyên giải hết lời, cả nhà

đều khóc than.

Nói về Triển Ngai vào triều kêu Chiêu Vương thức dậy, bèn đem việc ấy mà

tâu hết đầu đuôi, làm cho Chiêu Vương tuổi già chết đi sống lại mấy lần, lật đật hối

gát xe chạy tới phụ Yên Đơn, vua tôi gặp nhau khóc vùi một hồi.

Nói về Khoái Văn Thông cỡi mây bay mù về tới núi, kêu mở cửa động chạy vào

tam thanh điện, ngó thấy Mao Toại bèn thở hào hển nói: "Sư phụ không xong, Tôn

tam bá bị cái tãn thiên Tiễn của Vương Tiễn đâm chết rồi". Mao Toại lật đật đứng

dậy hỏi: "Quả có thiệt như vậy chăng?". Văn Thông nói: "Tôi đâu dám dối". Mao

Toại khóc nói: "Tam ca ôi, cùng vì em thôi bức anh xuống núi, nên phải chết như

vậy". Khóc vùi một hồi, bèn nghĩ lại rằng: "Quản văn tử có tài bốc tiên tri lẽ nảo

gặp nạn lớn mà không hay biết, để tự nhiên chịu chết ắt có nguyên cớ chi". Bèn hỏi

Văn Thông: "Bác mi chết, vậy lẽ nào không dặn dò lời chi?". Khoái Văn Thông đem

việc Tôn Tẫn bị khốn trong trận kim sa, nhờ có Bạch Viên đi thỉnh chưởng giáo đánh

phá mới ra khỏi trận, qua ngày thứ sư bá biết chết nên dặn dò chúng tướng mà thuật

hết lại, rồi rút thơ đưa cho Mao Toại, nói: "Cái thơ này, lúc sư bá tôi gần thác, dạy

tôi đem về cho sư phụ". Mao Toại lật đật giở coi:

Thơ rằng:

"Xưa lúc anh xuống núi, thì hiền đệ có phán rằng như gặp nạn ách cứu nhau, nay anh

bị chết nơi cái tản thiên tiễn của Vương Tiễn, em ngồi mà ngó hay sao, xin em

thương tưởng đến tình bằng hữu mà cứu nhau, ít lời em rõ".

Mao Toại coi rồi sa nước mắt nói: "Tam ca hôm nay có nạn lẽ nào tôi ngồi ngó sao

yên, hiền đồ ngươi hãy theo ta đến thành Dịch Châu". Bèn dặng: "Đồng nhi gìn giữ

cửa động, ta cùng anh mi đi vài ngày sẽ về". Dặn rồi hai thầy trò thót lên mây bay

xuống Dịch Châu, giây phút đến thành nước Yên mây tuốt vào Yên Đơn phủ, quân

giữ cửa vào báo. Tôn Yên cùng Chiêu Vương nghe nói mừng thầm, nói với công

chúa rằng: "Kim nhãn mao Toại xuống đây, ắt là cứu mạng". Tôn Yên lật đật ra cửa

tiếp rước, Mao Toại vào đến đại đường ngó thấy Tôn Tẫn để nằm trên giường, hai

hàng nước mắt chảy tuôn, nói: "Tam ca bấy lâu anh hùng, ngày nay đâu mất".

Ấy là:

Hơi còn, kế lạ càng thêm nữa,

Mạng hết, việc đời ắt phải thôi.

Nói rồi khóc rống lên. Tôn Yên bước tới khuyên dứt, bèn mời công chúa ra mắt.

Công chúa khóc nói: "Hiền sanh, tôi có nghe con tôi là Tôn Tẫn cùng với hiền sanh

kết nghĩa sanh tử chi giao, vả lại hiền sanh đã đôi phen ba lượt cứu giúp, rất thảm

thương cho thân già này, hai đứa con đều chết, cả nhà đều tận trung báo nước, duy

còn một mình nó đó mà thôi, nay lại chết nơi tay Vương Tiễn nữa, làm cho thân già

này không người nương tựa, hiền sanh xin muôn tưởng ngàn thương đoái chút thân

già này, mà cứu giùm nó tôi xin cúi lạy tạ". Nói dứt lời nước mắt tuôn như mưa, cúi

mình quỳ xuống. Tôn Yên cùng chúng tướng cũng đều quỳ theo. Mao Toại vội vàng

quỳ xuống đỡ dậy, nói: "Xin bác an lòng, nguyên cháu nhơn việc tam ca đến đây, có

lẽ nào điềm nhiên tọa thị mà chẳng cứu sao, dẫu đi khắp trong thiên hạ, tôi cũng tìm

cho đặng linh đơn, mà cứu sống tam ca, xin bác bớt lòng lo lắng để cháu đi". Công

chúa nghe nói nghĩ thầm rằng: "Nếu va về tuốt, thì há chẳng khốn cho mình sao".

Bèn nói: "Cháu đi cầu linh đơn, như có cùng chẳng có, cùng trở lại cho già hay tin

tức, làm sao cũng phải trở lại". Mao Toại nói: "Bác chớ lo sợ, nếu cháu đi tìm linh

đơn, hoặc có hoặc không, cũng phải trở về, nói cho bác rõ, nếu tôi không trở lại, thì

tôi mao Toại đây, ngày sau phải chết dưới ngũ lôi". Công chúa nghe rồi nói: "Cháu

chớ phân chi điều ấy, già thấy việc nhọc nhằn e cháu thối chí đi chăng, nếu quả thiệt

lòng tốt như vậy, chẳng những Tôn Tẫn đội ơn cháu mà thôi, đến cả âm tinh tổ tông

cũng mang ơn chẳng xiết". Mao Toại nói: "Cháu đâu dám chịu điều ấy, thôi việc

không nên chậm trễ, cháu xin đi". Nói dứt lời bước ra ít bước, bay mất chẳng thấy,

Chiêu Vương cũng trở về cung, công chúa dạy gia nhân gìn giũ thi hài, trông tin Mao

Toại.

Nói về Mao Toại cỡi kim quang bay giữa thính không, trong bụng tính rằng: "Ta

biết đi chỗ nào bây giờ, phải đoán coi ai có kim đơn rồi sẽ tới". Bèn co tay tính các

động đều chẳng có, duy núi Thiết Ngại sơn, động bát Bửu, Lý Trường Mỵ, nơi ấy có

linh đơn, trong lòng rất mừng, liền quày quả bay qua Đông Hải, giây phút tới núi

Thiết Ngại bay xuống gỏ cửa, trong ấy chạy ra một đồng tử xem thấy thì hỏi: "Phải

Mao sư huynh đến đó không, khi trước anh đến ăn trộm cái hộp đựng linh đơn của

thầy tôi, làm cho thầy tôi kiếm không được màđánh em tôi, nay tới đây muốn làm gì

đó nữa". Mao Toại nói: "Mi chớ nói xàm, ai mà ăn cắp hộp linh đơn của ngươi".

Đồng Tử nói: "Thầy tôi đoán rõ ràng anh đến ăn trộm, còn cãi lẫy làm gì?". Mao

Toại nói: "Nay ta đem tới trả lại cho ngươi. Đồng tử hỏi: "Anh đem theo mà giấu chỗ

nào?. Mao Toại nói: "Ra mắt thầy ngươi rồi ta sẽ trả, vào báo cho mau". Đồng Tử

lật đật chạy vào tam thanh điện, la lớn rằng: "Tổ sư a! Có thằng Mao Toại lùn nó đã

đến đây, còn đứng ngoài cửa xin vào ra mắt". Trường Mỵ nói: "Nếu có nó tới, vây

ngươi hãy sắm dây roi cho sẵn, đặng ta đánh thằng lùn này một chặp cho bỏ ghét".

Nói dứt lời Mao Toại đã vào tới tam thanh điện, xá nói: "Dữ ác, hèn lâu mới gặp,

sắc mặt anh còn tươi tốt dữ a, thật em nhớ lắm, nay đến mà thăm anh, còn như anh

muốn hỏi đến việc chi trước, chẳng qua là sứ khuấy chơi đó mà thôi, chớ em lấy hộp

ấy có dùng làm chi đặng đâu, chẳng qua làm như vậy là có ý muốn cho anh giữ gìn

cẩn thận, e lầm tay kẻ khác chăng, thôi mà, anh trách cứ làm chi điều ấy". Nói dứt

lồi xá lia xá lịa, Trường Mỵ ngó thấy bộ tướng va như vậy, thì tức cười mà nói:

"Thằng ăn trộm, ta muốn đánh ngươi một hồi, đặng răn tội ngươi thì thế nào?". Mao

Toại nói: "Lão ca, anh muốn đánh thì em cũng vâng chịu song hễ người quân tử thì

chớ kể cái lỗi đứa tiểu nhân". Trường Mỵ cười nói: "Ta vốn muốn đánh ngươi một

chặp, song thấy bộ ngươi như vậy, ta cũng dung thứ cho một phen". Kế đồng tử bưng

trà lên.

Mao Toại ngồi ngang mặt Trường Mỵ mà uống trà, đồng tử xem thấy tức cười,

nói: "Cái mỏ thằng ăn trộm này, khỏi đánh mà lại được uống trà". Trường Mỵ nạt

đồng tử lui xuống, rồi cười hỏi Mao Toại: "Vậy chớ hiền đệ đến đây có việc chi

chăng?". Mao Toại nói: "Không việc chi hết, vì có một điều đến xin hỏi anh, vậy

chớ học trò của thầy tôi, có phải là Vương Thuyền, Vương Ngao, Huỳnh Bá Đương,

Liểu Triển Hùng, Tiêu Cổ Đạt, và tôi có phải chăng?". Trường Mỵ nói: "Phải, song

huỳnh Bá Đương đã chết rồi, còn có mấy người đó mà thôi". Mao Toại nói: "Tôi có

người nghe người ta thuật rằng: "Thầy tôi trước khi bị ngũ lôi đánh chết, sau kiếm

mẹ đầu thai, ông mà biến làm cháu, chẳng biết việc ấy có giả bao giờ". Mao Toại

hỏi: "Người khéo làm bộ, việc ấy có giả bao giờ. Mao Toại hỏi: "Thầy tôi là Tôn võ

tử cùng anh em có ưa không?". Trường mỵ nghe hỏi, rơi lệ đáp rằng: "Võ chơn nhơn

ở với anh em rất tốt".

Mao Toại nói: "Người ta đồn rằng: "Anh là người có tình có nghĩaa, hôm nay

em thấy anh quả thiệt như vậy chẳng sai, song e lâu ngày chẳng khỏi đãi người khi

bạc". Trường Mỵ giận nói: "Mi chớ nói xàm mà ta có ở bạc cùng ai mà ngươi phân

như vậy?". Mao Toại nói: "Anh phân rằng: đãi người không bạc, vậy chớ Tôn Tẫn có

nạn làm sao mà anh không cứu". Trường Mỵ nói: "Nếu vậy thì người còn đang ngủ

mê. Tôn Quản Văn bị hãm trận kim sa thì ta thỉnh chưởng giáo xuống cứu ngươi mà

ngươi không còn hay biết sao?". Mao Toại nói: "Tôi dễ chẳng biết, lời tôi mới phân

đây để tôi nói cặn kẽ cho anh nghe: Tôn Tẫn từ ra khỏi trận về dinh thì Hải Triều

thánh nhân sai học trò đem xuống cho Vương Tiễn một cây tản thiên tiễn, hôm nay

Tôn Tẫn bị cái tản thiên tiễn đâm bể óc mạng đã chết rồi nay em tới đây cầu xin

kim đơn cứu người".

Trường Mỵ nói: "Người khéo đến mà gạt ta, lúc ta về núi, thì Tôn Tẫn còn

mạnh giỏi chớ có hề chi". Mao Toại nói: "Lúc anh về núi thì người tự nhiên vô sự,

nay lại không xong". Trường Mỵ nói: "Thôi chẳng nói đến việc người làm chi, ta hỏi

ngươi: Vậy chớ làm sao mà biết ta có kim đơn?". Mao Toại nói: "Tôi vì việc ấy đi

chu du trong ba năm núi, nghe đồn anh luyện kim đơn, nên đến đây xin anh nghĩ cái

tình chơn nhơn ngày trước, cho xin một hườn, đặng em đi cứu người". Trường Mỵ

nói: "Kim Mao, ngươi biết một chẳng rõ hai, ta tuy có luyện đơn, song đã dâng lên

Triều Tiên động hết rồi, ngươi hãy tới đó mà xin, chớ ở đây trễ nãi ngày giờ. Nói rồi

bước tới kéo Mao Toại dắt ra khỏi động, nói: "Ngươi đi đi, chớ ta không có đâu". Nói

dứt lời quày quả trở vào, đóng chặt cửa động, Mao Toại xốc tới xô đẩy chẳng được,

đứng ngoài cửa, năn nỉ khóc lóc như say như ngốc, Trường Mỵ chẳng kể đến, Mao

Toại nghĩ rằng: "Nó làm như vậy ắt khó xin được, khi nãy người có nói dâng lên

động triều Tiên, chi bằng mình lên núi Bạch Hạc, động Triều Tiên, cầu xin chẳng

hay hơn là ở đây". Tính rồi bay tuốt trên mây, bỗng nhớ trực lại, nói thầm rằng:

"Chỗ đó cũng chẳng tiện nữa, lão già này ắt giận ta, vì lúc đời Xuân Thu, trận Âm

Hồ vây Tôn Tẫn thì ta giả hình người gạt Vương Tiễn mà lấy kim đơn, và đang lúc

giận mình, nếu tới đó ắt bị y đánh chớ thắng chơi".

Còn đang suy tưởng trong lòng tưởng rằng: "Khi nãy lão Trường Mỵ nhan sắc

khác thường, và coi bộ hơi kinh sợ, hay là y chưa dâng cho ông Chưởng giáo, nên nói

gạt mà đuổi ta ra". Bèn lần tay đoán coi, giận lắm, mắng rằng: "Lý Trường Mỵ,

ngươi có kim đơn mà nói dối ta dâng cho động Triều Tiên, đuổi ta ra cữa, lòng mi

độc hiểm như vậy, ta đâu khứng bỏ qua, để ta trở lại hỏi coi nó lấy lời chi mà nói

được cho biết". Bèn nghĩ rằng: "Nếu nó chối hoài, thì mình làm sao xin được, nó

thấy mình đi rồi, chắc làm sao cũng giữ gìn, khó nổi ăn trộm, nếu bị kế chi, xảy tính

được một chước, cười lớn rằng: "Ta thiệt vô trí lắm, người đã không tốt thì mình vô

nghĩa, cũng chẳng hại gì, để ta gạt nó thì làm sao mà không được". Tính rồi, bay trở

lại núi Thiết Ngại.