Với quyết định của một trong các tổng thống trước đây, người đã bị đạn bắn từ một khu nhà phía ngoài trong khi ông ta đang đi từ tư dinh đến văn phòng, toàn bộ hai khối nhà bao quanh lâu đài đã bị san phẳng. Vậy là không còn một cửa sổ nào có thể nhìn vào khuôn viên của lâu đài nữa. Tuy nhiên, nó vẫn không tránh cho ông tổng thống ấy khỏi bị giết. Sau nhiều tháng nuốt hận vì tổng thống đã bám theo một cô ả, chính vợ ông đã bắn ông.
Cánh lính ở cửa Nam đứng nghiêm khi chiếc limousine đen to tướng từ từ đi vào. Từ ghế sau, tôi lơ đãng nhìn họ. Chiếc xe rẽ phải, đi về phía tư dinh, một toà nhà bằng đá trắng ở góc đông nam. Khi chiếc xe dừng trước sảnh, cánh lính nhìn tôi một cách bình thường vì việc thăm viếng Amparo hàng tuần của tôi đã thành thường lệ.
"Căn" của Amparo ở bên phải. Bên trái thuộc về cha nó, còn khu trung tâm là những phòng khách. Tôi được dẫn vào một phòng lớn ở đầu toà nhà dùng làm phòng khách của nó. Như thường lệ, tôi phải đợi. "Công chúa", như người ta gọi Amparo, không bao giờ đúng giờ cả.
Tôi đang đứng bên cửa sổ nhìn ra vườn thì Amparo đi vào, theo sau là bà bảo mẫu. Nó đi đến phía tôi trong bộ đồ trắng lộng lẫy, mớ tóc vàng óng buông trùm đôi vai trần, đưa tay ra một cách độc đoán. Theo lệ, tôi hôn tay nó, "Amparo", tôi nói.
"Dax", nó mỉm cười. "Hay quá, anh đã đến".
Chúng tôi nói những điều mà tuần nào cũng nói và giờ thì chúng tôi lại chờ những lời thông lệ của bà bảo mẫu. Những lời đó được phát ra đúng tiến độ. "Giờ thì ta để các con chơi với nhau".
Amparo gật đầu. Chúng tôi đợi bà khép cánh cửa rồi nhìn nhau cười, rồi đến cửa sổ, nhìn xuống.
Đúng là bà bảo mẫu đi ra từ cửa bên. Mèo Bự đang đợi bà ở đấy, mũ kêpi cầm tay. Cả hai vội vã đến căn phòng nhỏ của bà ta trong khu dành cho người hầu trong toà nhà.
Amparo bật cười. "Bà ấy chờ chuyến viếng thăm của anh cả tuần đấy".
"Không phải anh", tôi trả lời cộc lốc.
Nó cười và quay nhìn tôi. "Chúng mình xem họ chứ?"
Tôi lắc đầu. Hôm nay, tôi chẳng thấy thích thú gì.
Thỉnh thoảng chúng tôi vẫn vào phòng ngủ của Amparo, và ở đấy, từ một ô cửa, có thể nhìn qua một cửa mái kính xuống thẳng giường ngủ của bà bảo mẫu. Chán chết. Lần nào họ cũng cùng một điệu. Tôi không hiểu làm sao mà Mèo Bự không phát ngán, như chúng tôi đã ngán xem họ.
"Anh không biết", tôi đứng bên cửa sổ, nhìn ra ngoài.
"Thì anh có gì vui đâu".
Tôi nhìn nó. Mỗi lần gặp Amparo, ở tuổi lên chín, tôi thấy nó càng ngày càng đẹp, và nó cũng ý thức được điều đó. Nhưng nó như chỉ sống một mình, không được phép ra ngoài bốn bức tường lâu đài. Thậm chí không đến trường. Thầy giáo được đưa vào.
Mỗi buổi chiều, những đứa bạn chơi được phê chuẩn vào thăm nó. Hai con gái ông Moncada, giờ đang học ở trường nội trú ở Curatu, cũng đến một lần trong tuần. Những đứa con của các nhà quý phái và các chính trị gia địa phương cũng lần lượt được đưa vào.
Ngoài ra, Amparo sống trong một thế giới chỉ toàn là người lớn. Nó như hiểu biết rất nhiều điều ở đời và bao giờ cũng đầy ắp những mẩu đàm tiếu ác hiểm về mọi người.
Nó ngồi xuống sofa. "Ông hiệu trưởng bảo anh sao?"
Tôi thực sự ngạc nhiên. "Sao em biết là ông ấy cho gọi anh?"
Nó cả cười. "Bà bảo mẫu. Em nghe bà ấy bảo là nếu không vì bố anh thì anh đã bị xuống hạng đấy".
"Bà ấy nghe ở đâu?"
"Từ một trong những cận vệ của cha em. Cha em vẫn đòi xem sổ liên lạc của anh mà".
Ông tổng thống có bao nhiêu chuyện quan trọng trong đầu hơn là điểm của tôi ở trường. Làm sao lại có mối quan tâm đến tôi như thế?
"Cha luôn nghĩ về anh. Người bảo rằng nếu các anh của em còn sống thì họ đều sẽ giống anh". Nó buông một lời láu lỉnh. "Có lúc, em mong mình là con trai, để ba em khỏi sầu muộn".
"Ông nên có em hơn bất cứ ai trong họ". Tôi nói.
Mắt nó sáng lên. "Anh nghĩ thật thế à?"
"Tất nhiên".
"Em có thể làm như bất cứ đứa co ntrai nào".
"Anh chắc là em có thể", tôi đáp. Tốt nhất là tránh cãi cọ với Amparo để khỏi kéo theo một cuộc tranh biện mới.
"Bao giờ anh đi Paris?"
Lần này thì tôi thật sự kinh ngạc "Paris?"
"Anh sẽ đi Paris", nó nói như đinh đóng cột. "Em nghe ba bảo thế. Cha anh sẽ đến đây trong một chuyến thường vụ. Mỹ và Anh khước từ đưa thường thuyền tới đây. Chúng ta phải tìm thị trường mới cho sản phẩm của mình, bằng không thì chẳng thể sống sót. Có lẽ Pháp là logic hơn cả".
"Có thể anh sẽ không đi cùng với bố".
Nó lắc đầu. "Không. Cha anh có thể đi nhiều năm. Hơn nữa, em nghe ba nói rằng ông sẽ thu xếp để anh học bên ấy".
"Thật là lạ vì ông chẳng hề nói gì với anh cả".
"Mới chỉ quyết định sáng nay. Em nghe hai người nói trong bữa ăn sáng".
Tôi nghĩ về chiếc tàu Pháp mới thấy ngoài cảng. Rất có thể hai cha con sẽ đi chiếc tàu đó. Tôi bước tới cửa sổ, nhìn ra. Không nhìn thấy con tàu ở cầu cảng. Chắc nó nhổ neo rồi.
Amparo đến cạnh tôi. "Chúng mình ra ngoài đi dạo nhé?"
"Nếu em muốn".
Chúng tôi đi bằng cửa riêng mở ra một khu vườn nhỏ. Vừa ra khỏi toà nhà thì hai người lính đã xuất hiện ở phía sau chúng tôi như từ trên trời rơi xuống. Chúng tôi đi qua cổng sắt rồi tản bộ tới toà nhà hành chính. Những hàng lính đứng nghiêm đưa tay lên vành mũ chào khi chúng tôi đi qua.
Một chiếc xe lăn bánh tới trước "tiểu lâu đài", tên mới được đặt cho nhà khách. Một người đàn ông chạy tọt vào toà nhà. Tôi không thấy mặt ông ta. "Ai đấy?"
Amparo nhún vai. "Em có lần nào thấy mặt ông ta đâu. Em nghĩ đấy là người quản lý của La Cora".
Tôi biết La Cora là ai. Cô ấy là người mới nhất trong cả loạt người ở trong tiểu lâu đài. Tổng thống thích đồ cung tiến.
"Em cho là ba sẽ chẳng đến đấy nữa đâu", bỗng Amparo nói.
"Vì sao?"
"Em chắc ba đã ớn La Cora rồi. Ba ăn cơm tối với em suốt cả tuần qua". Một thoáng móc máy trong giọng đắc thắng của nó.
Tất nhiên tôi biết về những người đàn bà đã đến tiểu lâu đài. Họ đến và đi trong một chu trình ổn định. Họ ở lại khoảng sáu tuần lễ rồi biến mất. Vài ngày sau, một người khác lại xuất hiện.
Tổng thống của chúng tôi là người có khẩu vị phong phú. La Cora đã tồn tại lâu hơn hết mọi người. "Không biết trông cô ấy thế nào?"
"Nó không xinh lắm đâu", Amparo trả lời, vẻ miệt thị.
"Vậy mà tôi lại nghe nói cô ấy đẹp lắm".
"Em không cho là như thế. Nó chỉ có cặp vú bự thôi. Ra đến đây này". Nó đưa hai bàn tay ra phía trước, cách ngực một bộ.
"Tôi thích ngực bự".
Nó nhìn xuống ngực. Cặp vú của nó mới như hai chùm cau. "Em sẽ có cặp vú thật bự", nó nói. "Bự hơn của con đó".
"Anh chắc là em sẽ có". Tôi nói như để an ủi.
"Anh có thích gặp nó không?"
"Có".
Amparo quay ngoắt, bước lên tiền sảnh tiểu lâu đài. Lính gác đứng nghiêm, chào rồi mở cửa. Chúng tôi vào trong nhà. Người quản gia chào chúng tôi.
Amparo nhìn xuống ông ta. "Tôi đến kêu La Cora".
Người quản gia đứng đấy, chần chừ. Tôi thấy là ông ta không biết làm thế nào. Tuy nhiên, Amparo vốn vẫn làm theo lối của nó. "Tôi không quen đợil".
Người quản gia cúi gập. "Xin mời công chúa đi lối này ạ".
Ông ta dẫn chúng tôi đến một căn ở cánh trái của toà nhà rồi dừng ngoài cửa. Chúng tôi nghe tiếng thì thào từ trong vọng ra. Ông ta gõ cửa. Các giọng thì thầm im bặt. Một lát sau, tiếng một người đàn bà gọi vọng ra. "Ai đấy?"
"Công chúa đã đến".
"Công chúa à?"
"Vâng, thưa cô. Công chúa muốn gặp cô".
Lại tiếng thì thào vội vã, rồi cánh cửa mở ra. Một người đàn bà cao với cặp mắt đen tròn và mớ tóc đen búi tó đứng giữa cửa. Cô ta nhìn Amparo rồi lùi lại. "Tôi rất hân hạnh, thưa công chúa."
Amparo tiến thẳng vào, cứ như thể phòng của chính nó. "Tôi nghĩ chúng ta cùng uống trà chung cho vui".
Cô gái liếc vội người đàn ông đang đứng bên cửa sổ. Tôi thấy ông ta gật đầu như một cái máy. Mặt ông ta mỏng quẹt với bộ râu kiểu Vandich. Cặp mắt rất đen và long lanh.
"Tôi rất sung sướng, thưa công chúa". La Cor vỗ tay, người quản gia xuất hiện. "Cho chúng tôi dùng trà đi, ông Juan".
Amparo nói "Tôi xin giới thiệu bạn tôi, Don Diogenes Alejandro Xenos".
La Cora khẽ nhún đầu gối và tôi cúi chào. "Rật hân hạnh, thưa cô".
"Tôi có thể giới thiệu người quản lý của tôi được không, ông Guardas?"
Người quản lý cúi chào, hai gót giầy của ông ta dập vào nhau kiểu quân sự đến đinh cả tai. "Xin sẵn sàng phục vụ", ông ta đứng thẳng người lên, nhìn La Cora. "Tôi tin là cô sẽ mời được ngài tới dự. Tôi đã thu xếp một chương trình đặc biệt cho đêm nay".
"Ông ấy sẽ dự".
Guardas đi ra phía cửa. "Xin phép quý vị. Tôi còn nhiều việc khẩn cấp quá".
Amparo gật đầu. Tôi nhìn cánh cửa đóng lại, và chắc chắn ông ta từng là một người lính. Điều đó lộ rõ trong cách đi đứng, cả nhịp bước nhà binh của ông ta.
La Cora khép lại kín hơn chiếc áo choàng tắm, sửa lại búi tóc. "Nếu như được biết trước quý vị tới, thưa công chúa, tôi phải sửa soạn kỹ càng hơn. Quý vị cho phép?"
"Tất nhiên".
Amparo quay nhìn tôi ngay khi La Cora rời phòng. "Cô ta vú bự đấy chứ?" nó thì thào.
Bỗng tôi nghe một giọng nói qua cánh cửa sổ để mở, bèn đến bên và nhìn ra. Không thấy ai nói, vì người đó đang đứng ngay dưới bậu cửa sổ. Nhưng giọng nói quen thuộc một cách lạ lùng.
"Bom phải đặt trên bàn, đúng nửa đêm!"
Giọng đáp thật khó phân biệt. "Sẽ được thực thi, thưa ngài".
"Cẩn thận. Đừng có ngớ ngẩn đấy!".
Một thoáng ắng lặng, rồi hai người đàn ông xuất hiện. Một là quản gia và người kia là quản lý Guardas. Gã quản gia mới đưa tay lên ngang chừng để chào thì ông Guardas đã vội vã rút đi. Hèn nào, giọng nói như quen thuộc, thì ra tôi mới nghe có mấy phút trước đó.
Tôi quay nhìn Amparo. Nó đang ngắm mình trong gương. "Anh có nghĩ là vú em cũng sẽ to như của La Cora không?"
"Anh nghĩ thế", tôi lạnh nhạt.
Nó thấy mặt tôi trong gương. "Anh có gì phiền muộn vậy?"
"Tối nay chắc họ sẽ có một cuộc vui lớn", tôi nói. "Thậm chí họ chuẩn bị cả pháo ở trên bàn".
"Anh nghe ở đâu thế?"
"Mới đây thôi. Tôi nghe ông quản lý của La Cora chỉ thị cho gã quản gia. Hắn muốn đặt một quả bom ở trên bàn vào đúng nửa đêm. Anh không hiểu họ giải trí kiểu gì nữa".
Giọng La Cora từ cửa vào. "Thực ra chỉ là một bữa tiệc nhỏ cho tổng thống và một vài nghị sĩ. Chúng tôi mừng bước sang năm thứ ba ngài là người lãnh đạo và là ân nhân của chúng tôi".
"Ồ, thế thì đúng là lý do cho quả bom vào lúc nửa đêm rồi".
La Cora cả cười. "Công chúa nói đúng như một điềm báo. Thực ra nó chỉ là kem đúc thôi".
"Đấy là một ý tưởng rất thông minh", tôi nói. "Bom kem".
La Cora nhìn qua Amparo. "Công chúa biết cha mình thích kem như thế nào mà".
Đúng lúc đó gã quản gia bưng khay trà vào phòng.
"Tôi nghĩ lại rồi". Bỗng Amparo nói. "Tôi chợt nhớ là phải về. Anh có đi không, Dax?"
Tôi ái ngại nhìn La Cora rồi vội theo Amparo. Nó đã mất hút dưới sảnh. Tôi đuổi kịp thì nó vừa đến cửa vào tiền sảnh. "Em cáu kỉnh gì vậy?" tôi hỏi, mở cánh cửa cho nó.
"Em ghét mụ ấy!"
Hai người lính xuất hiện đàng sau khi chúng tôi đi về phía tư dinh. "Vì sao?" tôi hỏi. "Cô ấy đã làm gì em nào?"
Amparo lạnh lùng nhìn tôi. "Anh cũng giống như tất cả bọn đàn ông, chẳng thấy gì ngoài cặp vú bự".
"Không đúng!"
"Đúng thế! Em thấy anh cứ dán mắt vào thị, nhỏ cả dãi ra".
"Thế em bảo anh phải để mắt vào đâu?" tôi hỏi. "Chẳng còn cái gì mà nhìn nữa".
Amparo dừng lại khi chúng tôi bước vào lối đi riêng của nó. "Anh chưa bao giờ nhìn em như thế".
"Anh sẽ", tôi hứa. "Khi nào em lớn lên".
"Nếu là người lịch sự thì phải ngay từ bây giờ!" tôi bật cười. "Anh cười cái gì?"
"Chắng có cái gì để nhìn cả".
Tôi thấy tay nó vung lên, vừa kịp tóm trước khi nó choang vào mặt tôi. "Tại sao em lại làm thế?"
Mắt nó long lên tức giận. "Tôi ghét anh!". Nó giằng tay khỏi tay tôi, vẻ ngạo mạn. "Tôi không bao giờ muốn gặp anh nữa!"
Tôi nhún vai, bước xuống các bậc thang.
"Dax!"
"Gì cơ?"
Nó đưa tay ra. "Anh không hôn tạm biệt em".
Chương 22
Khó chịu bởi một bàn tay thô nhám lắc vai, tôi lăn đi, quấn kín trong chăn. Tấm chăn mềm, ấm áp. Tôi không muốn đến trường. Tôi có thể vờ bị ốm.
"Dậy đi, Dax!" giọng Mèo Bự hối hả.
Tiềm thức tôi nhận biết được cái giọng ấy. Tôi đã từng nhiều lần nghe giọng như thế, trong rừng, trong triền núi. Nó có nghĩa là nguy hiểm. Tôi ngồi lên, tỉnh như sáo. Đêm vẫn buông ngoài cửa sổ. "Gì thế?"
Mặt Mèo Bự đầy căng thẳng. "Bố cậu cần gặp cậu ngay!"
"Bây giờ?" tôi liếc đồng hồ, hai giờ sáng.
"Ngay tức khắc!"
Tôi thấy ớn lạnh nơi xương sống, vừa cài khuy áo vừa run. Bố tôi bị thương rồi! ông sắp chết rồi!
Mèo Bự vẫn ắng lặng đầy căng thẳng.
Tôi nhìn, khi hắn đưa cho tôi chiếc áo khoác. "Bom!"
Tôi thấy nỗi kinh hoàng trên mặt hắn. "Bom kem! Giết người!"
Hắn vội làm dấu. "Cậu biết à?"
Tôi nắm tay hắn. "Bố tôi còn sống không? Nói ngay đi!"
"Ông còn sống. Nhưng chúng ta phải nhanh lên".
Tài xế đã ngồi sau tay lái, và xe lao về lâu đài tổng thống.
Lính gác bỏ qua thông lệ, vẫy tay để chúng tôi vào.
Phòng nghỉ đông nghịt người. Tôi thấy tổng thống ngồi trên chiếc ghế ở góc phòng. Ông ở trần, một bác sĩ dang băng bó phía trên ngực. Mặt ông trắng bệch và nhăn nhúm khi ông nhìn tôi.
"Bố cháu đâu ạ?"
Ông hất hàm về phía phòng của La Cora. "Ở trong phòng ngủ".
Không một lời, tôi chạy về căn của La Cora, nơi mà Amparo và tôi đã đến vào buổi sáng. Thạch cao và bụi đất tung toé khắp nơi. Nửa bức tường phía xa đổ sập vào trong. Phòng ăn bị phá huỷ hoàn toàn. Những cửa sổ và cửa ra vào lớn kiểu Pháp toang hoác. Bàn ghế gẫy vụn, rải rác khắp nơi. Thi thể hai người đàn ông nằm trên sàn, nhưng tôi không kịp nhìn họ.
Tôi qua một cửa ra vào nữa để vào một phòng nghỉ nhỏ. Một cánh cửa đóng im ỉm với hai lính gác hai bên. Họ mở cửa cho tôi.
Tôi khựng lại ngay cửa. Hai linh mục đã ở đấy, một bàn thờ đã dựng tạm ngay chân giường và ánh sáng chập chờn của cây nến đổ bóng cây thập tự rung rinh trên tường.
Một người quỳ trước bàn thờ, người khác cúi xuống giường, giơ cây thập tự trên mặt bố tôi. Phía bên kia giường là ông bác sĩ, tay còn cầm mũi kim tiêm dưới da.
Hai chân tôi như đổ chì. Tôi loạng choạng bước vào phòng, vừa kịp được chiếc ghế bên giường. "Bố ơi!"
Mặt ông xám xịt, và khi cúi xuống hôn ông, tôi cảm nhận những giọt mồ hôi lạnh ngắt trên má ông. Ông không cử động.
Tôi nhìn bác sĩ. "Bố tôi chết rồi à?" Bác sĩ lắc đầu. "Đừng có dối tôi! Ông chết rồi!"
Tôi nâng bố tôi dậy. Ông rên lên, và tôi đặt vội xuống, tay như phải bỏng. Bên trái ông rỗng không. Tôi chằm chằm nhìn ông bác sĩ. "Cánh tay của bố tôi đâu?"
"Đã mất trong vụ nổ".
Cảm nhận có một thứ ánh sáng nhảy nhót trong đầu, tôi nhìn lên, thấy vòm cuốn trên trần bằng gương, thấy những bóng kỳ quái của những người đứng quanh giường. Tôi chậm rãi nhìn quanh phòng. Toàn là nhung đỏ và nạm vàng. Treo trên tường toàn là tranh những người đàn ông và đàn bà khoả thân. Góc phòng nào cũng đặt tượng các cặp ôm nhau một cách dâm đãng.
Bố tôi lại rên lên. Tôi nhìn ông. Những giọt mồ hôi như trồi ra khỏi trán. Ông bác sĩ nhẹ nhàng lau đi. Tôi từ từ đứng lên. "Đưa bố tôi ra khỏi đây ngay!"
"Không," ông bác sĩ nói. "Di chuyển ông ấy rất nguy hiểm".
"Tôi không cần biết!" tôi la lên. "Đưa ông ấy ra khỏi đây ngay! Tôi không muốn ông chết trong phòng một con điếm!"
Tôi cảm nhận hai bàn tay ông linh mục trên vai tôi. "Con…"
Tôi lắc mạnh tay ông ra. "Tôi muốn đưa bố tôi ra khỏi đây! một người đàn ông không chết trên giường của một con điếm!"
Ông bác sĩ kịp dừng lời khi có giọng nói từ phía sau tôi. Tổng thống. Ông đứng giữa cửa, băng quấn quanh ngực trần. "Đứa trẻ là con trai ông ấy", ông nói. "Các người hãy làm theo lệnh của nó.."
"Nhưng.." ông bác sĩ phản đối.
"Chuỷên cả giường lẫn ông ấy đến phòng tôi trong tư dinh".
Tiếng nói của tổng thống là lệnh cuối cùng. Ông ra hiệu cho những người lính đứng sau. Họ đắp thêm chăn cho bố tôi. Mười người lính mới khiêng nổi chiếc giường nặng trịch đi về phía tư dinh. Mèo Bự và tôi lặng lẽ theo sau và chỉ đến khi bố tôi được chuyển vào phòng của chính tổng thống, tôi mới quay sang ông linh mục, người đã đi theo chúng tôi từ phòng ngủ của La Cora đến. "Thưa Cha, giờ thì con xin cầu nguyện".
Ánh sáng ban mai yếu ớt toả vào phòng khi một giờ sau, tổng thống mở cánh cửa ra vào. Ông nhìn tôi một thoáng rồi bước đến bên giường bố tôi. Tôi nhìn ông đứng lặng. Mặt ông vô cảm.
Ông quay về phía tôi. "Nào, người lính, đã đến giờ ăn sáng". Tôi lắc đầu. "Để ông ấy yên. Ông ấy sẽ sống". Tôi nhìn vào mắt ông. "Bác không nói dối cháu", ông lặng lẽ nói. "Ông ấy sẽ sống".
Tôi tin ông. Ông quàng tay trên vai tôi khi ra khỏi phòng. Đến cửa, tôi ngoái lại. Bố tôi như đang ngủ. Tôi thấy tấm vải trắng phập phồng trên ngực ông.
Chúng tôi xuống dưới nhà. Mùi thức ăn nóng xộc vào mũi bỗng làm tôi thấy đói. Tôi ngồi xuống bàn, một người hầu đặt một đĩa giăm bông và trứng trước mặt tôi. Tôi ăn ngấu nghiến.
Tổng thống ngồi ở đầu bàn, một người hầu khác mang cho ông tách cà phê đang bốc khói. Ông mặc chiếc áo rộng nên tôi không biết ông còn phải băng bó không, nhưng tôi thấy ông cầm tách cà phê lên một cách ngượng ngập.
"Giờ thì cháu thấy khá hơn chưa?" ông hỏi khi tôi ăn xong.
Tôi gật đầu. Một người hầu đặt một tách cà phê sữa trước mặt tôi. Cà phê nóng và ngon. Tôi nhấm nháp rồi đặt tách xuống. "Chuyện gì xảy ra cho La Cora?"
Mắt tổng thống nảy lửa. "Con điếm chuồn rồi".
"Như thế nào?"
"Khi món kem được đặt lên bàn thì nó rời phòng. Nó bảo nó muốn trang điểm thêm, nhưng thực ra nó chuồn ngay trên chiếc xe đen. Nó và một đứa nữa, gã đàn ông mang râu. Cả hai ngồi trên ghế sau. Thằng quản gia của nó lái xe". Ông cầm tách cà phê lên. "Chúng ta sẽ tìm thấy nó và khi đó…"
"Tại sao lính không giữ xe lại?"
"Không, và chúng đã trả giá cho sự chểnh mảng đó".
"Bom đặt trong kem?"
Mặt ông đầy kinh ngạc. "Sao cháu biết?"
Tôi kể cho ông nghe cuộc đối thoại bên dưới cửa sổ mà hôm qua tôi nghe được. Ông lặng thinh khi nghe tôi kể. Có tiếng gõ cửa. Ông gật đầu để người hầu ra mở.
Một viên đại uý, bước vào và đứng nghiêm chào. Tổng thống lơ đãng chào lại. "Thưa ngài, đã tìm được La Cora và tên quản gia".
"Tốt", tổng thống đứng lên. "Chính ta sẽ gặp hai đứa này".
"Thưa ngài, chúng chết cả rồi ạ".
"Ta đã nói là ta muốn chúng sống!" tổng thống hét lên.
"Khi chúng tôi tìm thấy chúng thì chúng đã chết, thưa ngài. Chúng trốn trên chiếc xe đen. Chúng bị bắn. Cổ họng vỡ toang".
"Tìm thấy chiếc xe ở đâu?"
"Trên đường Paredos, thưa tổng thống".
Tôi biết con đường này, từ triền núi xuống cảng.
"Đoạn nào trên đường?"
"Gần vịnh ạ".
"Còn tên có râu đâu?"
"Không thấy tăm hơi của hắn ạ. Chúng tôi đã lục tung cả khu vực, cả các bến cảng. Hắn biến mất tăm".
Tổng thống im lặng một thoáng rồi gật đầu. "Cảm ơn, đại uý".
Ông quay sang tôi. "Bây giờ cháu phải nghỉ ngơi. Bác đã bảo chuẩn bị một phòng cho cháu. Cháu sẽ sống ở đây cho đến khi ba cháu hoàn toàn bình phục".
Những giấc mơ xáo động giấc ngủ chập chờn của tôi. Trong một giấc mơ tôi trở lại sân nhà bố tôi. Mặt trời chói chang và nóng bỏng đến mức tôi thấy đầu tôi bốc cháy khi tôi nghe một giọng nói quen thuộc đến kỳ lạ. "Còn một viên đạn cuối cùng trong súng. Giết nó đi!".
Tôi bật ngồi dậy, mắt mở trừng trừng. Chiều muộn đang bu^Người xuống, bỗng tôi biết tôi đã nghe giọng nói ấy ở đâu. Gã quản lý của La Cora, ông Guardas, người đàn ông mang râu, chính là đại tá Guiterrez.
Tôi nhảy khỏi giường, mặc vội quần áo. Tôi không hiểu vì sao, nhưng lần này tôi phải tìm được hắn. Vì tôi có thể giết hắn