uộc tấn công cuối cùng vào Phủ Tổng thống được bắt đầu vào lúc 3 giờ 30. D. Marnin vẫn còn mặc nguyên cả quần dài và nằm ngủ ngay trên cái đi văng trong phòng làm việc của ngài Đại sứ. Tiếng đạn pháo ầm ầm đã làm anh phải giật mình tỉnh giấc rồi vội đưa mắt nhìn xuống hai cái kim có dạ quang trên chiếc đồng hồ đeo tay. Anh vớ vội chiếc áo sơ-mi khoác lên mình rồi lao thẳng theo cầu thang lên trên mái nhà. Chỉ có một mình anh ở trên đó. Sự kháng cự tỏ ra quá yếu ớt trước khi lực lượng Thủy quân Lục chiến của Việt Nam Cộng hòa tiến lên phía trước. Đại tá Thiệu đã tung hết lực lượng pháo binh, xe tăng, xe thiết giáp, súng cối, súng máy 50 mm vào trận đánh này. Lửa đạn loé lên sáng rực cả một góc trời. Tiếng đạn nổ đinh tai nhức óc. D. Marnin đứng đó đánh giá tình hình trong vòng năm phút rồi quay trở lại phòng mật mã và nhận những bức điện mới nhất. Những bức điện đó đều làm hài lòng cả những người ở Washington lẫn ngài Đại sứ Sedgewick ở Sài Gòn.
Điều mà không một người Mỹ nào được biết ngoại trừ D. Marnin đó là hai anh em ông Diệm đã rời khỏi Phủ Tổng thống theo một đường hầm bí mật và đến gặp người bạn vẫn cùng chơi tennis với D. Marnin là Dennis Chang. Người này đã đưa họ về nhà và mời họ ăn mấy cái bánh quy và uống mấy chén trà rồi đưa họ đến “ngôi nhà câu lạc bộ”, nơi anh ta vẫn thường xuyên gặp Claudio và những thành viên khác trong hội, nơi này vẫn được kết nối liên lạc trực tiếp với Phủ Tổng thống. Đây là con đường tẩu thoát đã được ông Nhu chuẩn bị từ rất lâu. Từ nơi ẩn náu an toàn trong Chợ Lớn, hai anh em họ có thể sử dụng tổng đài ở trong Phủ Tổng thống để gọi điện thoại đến cho bất cứ ai có thể giúp được họ nhưng vẫn khiến cho những người này nghĩ rằng họ vẫn còn đang ở trong Phủ Tổng thống.
Sau khoảng ba mươi đến bốn mươi cuộc điện thoại, cuối cùng ông Diệm kết luận là họ đã ở trong tình trạng hoàn toàn vô vọng. Đến 6 giờ 20 phút, ông ta đã gọi điện đến Bộ Tổng tham mưu. Ông ta nói với tướng Bích rằng ông ta đã sẵn sàng đầu hàng. Đáng tiếc là, tướng Bích trả lời rằng cuộc đụng độ đã đi quá xa và thiệt hại về người của quân đảo chính là quá lớn. Ông ta nói, việc đầu hàng của ông Diệm là vô điều kiện. Khi đó, ông Diệm gọi điện tới Đại tá Hùng, Chỉ huy trưởng lực lượng bảo vệ Phủ Tống thống và ra lệnh cho ông này đầu hàng. Ngô Đình Diệm đã xin lỗi ông Hùng vì đã để cho người của ông ấy phải mất mạng, nhưng vẫn khẳng định rằng những người đó đã hi sinh vì bổn phận. Sau đó ba ngày, Đại tá Hùng cũng bị đưa ra xử bắn.
Lúc 6 giờ 50 phút, Đại tá Gascon gọi điện đến. Ông ta nói rằng ông ta đã cố dựng ngài Đại sứ dậy nhưng ngài Sedgewick còn đang ở phòng tắm nên không muốn bị quấy rầy. Các tướng Minh và Bích đã hỏi rằng liệu chúng ta có nên để cho anh em nhà Ngô Đình Diệm một chuyến máy bay ra khỏi đất nước này không. Và ông ta phải nói với họ thế nào đây?
D. Marnin vội gọi điện cho ngài Charlie Smith. Ông này nói rằng ông ta đã thảo luận với ngài Đại sứ về vấn đề này rồi (Điều này nghe có vẻ rất mập mờ - bởi vì không hiểu là ông này đã nói chuyện đó với ngài Đại sứ vào đêm hôm trước hay là vừa mới lúc sáng sớm) và chỉ thị của ông ấy rất rõ ràng là sẽ không có một chuyến bay nào để cho ông Diệm đi lưu vong trừ khi có các yêu cầu thật đặc biệt từ phía các tướng lĩnh. Trong trường hợp này, bọn họ sẽ được thông báo rằng không có một chuyến bay nào có thể bay liên tục trong 24 giờ liền - quãng thời gian này cũng đủ để một chiếc máy bay có thể cất cánh từ Guam và bay thẳng đến Châu u. Ông Sedge wick không muốn Diệm và Nhu ở lại ở Đông Nam Á, nơi họ có thể tổ chức lại lực lượng để cướp lại chính quyền.
- Thế còn chiếc máy bay riêng của ngài Đại sứ thì sao ạ? - D. Marnin hỏi.
- Tôi không biết gì về chuyện đó - ông Smith trả lời - Có thể là nó không thể bay xa được đến vậy. Dù sao thì đám tướng lĩnh ấy cũng đang cố gắng buộc chúng ta vào vói họ mà ông Đại sứ lại muốn tránh càng ít sự dính líu của Mỹ vào công việc này thì càng tốt. Tướng Minh nhất định đang nghĩ là chúng ta chỉ là những đứa trẻ thôi hay sao. Ông ta có thể tự giải quyết lấy việc đó chứ. Nếu như chỉ là vấn đề đưa họ ra khỏi đây thì lực lượng Không quân Việt Nam Cộng hòa có vô số máy bay có thể bay thẳng đến Băng Cốc ấy chứ.
D. Marnin gọi lại cho Gascon và chuyển cho ông bức thông điệp này. Gascon nói ráo hoảnh:
- Chuyến bay 24 giờ có thể coi là 24 năm sau cũng được.
- Anh nói vậy là ý gì?
- Ở đây, mấy tay này sẽ đưa ra các quyết định cần thiết trong vòng mười lăm phút nữa.
Một chiếc điện thoại khác của ông Đại sứ lại đổ chuông liên hồi. Đó là Ngô Đình Diệm. Nghe tiếng ông ta có vẻ rất mệt mỏi.
- Ông D. Marnin đó phải không ạ - ông ta nói - tôi phải nói chuyện với ngài Đại sứ Sedgewick. Tôi muốn mình tự đầu hàng Đại sứ quán Mỹ.
- Ông đang ở đâu đấy?
- Các ông có thể tìm thấy tôi ở nhà thờ Đôn Thành trong Chợ Lớn. Tôi sẽ tới đấy trong vài phút nữa.
D. Marnin bảo ông Diệm chờ trong giây lát và gọi điện cho Đại sứ Sedgewick. Đường dây liên lạc chính của ông ấy đang bận nhưng anh vẫn gọi được cho ông ta bằng đường dây thứ hai.
- Cậu đã nói là ông ấy đang ở đâu cơ?
D. Marnin vội nhắc lại những gì mà anh vừa nói.
- Hãy đánh vần nó cho tôi nào. Chờ một chút. Tôi không có cái bút nào ở đây cả... được rồi. Bây giờ hãy đánh vần cẩn thận và chầm chậm thôi nhé.
Ông Đại sứ bảo D. Marnin cứ giữ liên lạc với ông Diệm và dập máy luôn. Ngay sau đó, Đại sứ Sedgewick quay trở lại trả lời cuộc gọi đang bị bỏ lỡ trên đường dây chính. Khoảng một phút sau, ông ta mới cầm máy nói chuyện với ông Diệm. Ông ta bảo D. Marnin bỏ ống nghe xuống, rằng ông ta sẽ gọi lại cho anh sau. Cũng chưa đầy một phút sau điện thoại của D. Marnin lại réo lên.
- D. Marnin đấy hả?
- Vâng, thưa ngài.
- Vừa nãy có ai biết về cuộc gọi của ông Diệm không?
- Không thưa ngài. Chỉ có mình tôi thôi.
- Cứ coi như chúng ta chưa bao giờ nhận được cuộc gọi đó nghe chưa. Cậu có hiểu tôi không? Đây là một đặc ân, hãy quên ngay cái thông tin ấy đi nhé. Chúng ta chưa bao giờ nhận được cuộc gọi đó hết.
- Vâng, thưa ngài. Ngài có muốn tôi đến đấy đón họ không? Tôi biết cái nhà thờ đó ở đâu rồi. Tôi có thể lái xe đến Chợ Lớn và đưa họ về đây trong vòng ba mươi phút nữa thôi.
- Không cần phải làm vậy đâu - ông ta trả lời với những từ cuối cùng lạnh ngắt như băng.
Một đoàn xe gồm hai chiếc xe mui kín và một xe thiết giáp nối đuôi nhau rời khỏi trụ sở của Bộ Tổng tham mưu vào lúc 7 giờ 30 phút. Tướng Mai Hữu Xuân, một viên cảnh binh thời chế độ Pháp là người cầm đầu đoàn xe này. Cùng đi với ông ta còn có Đại tá Quân, một tay chỉ huy dưới trướng của ông Minh “lớn”, Thiếu tá Nghĩa người luôn gắn chặt với âm mưu đảo chính từ đầu đến giờ và cũng là người luôn công khai tự nhận mình là kẻ thù của anh em nhà Ngô Đình Diệm và Đại úy Nhung, một vệ sỹ người dân tộc thiểu số dưới trướng của tướng Minh “lớn” - người này nổi tiếng là khát máu và rất thạo việc ám sát và giết người. Anh ta vẫn thường đánh dấu lên khẩu súng lục của mình mỗi khi giết được một ai đó. Trước khi đoàn xe này rời khỏi Bộ Tư lệnh, dưới sự chỉ huy của tướng Minh “lớn” một cuộc thảo luận ngắn đã được tổ chức để bàn về số phận của hai anh em ông Diệm. Gascon đã rời khỏi trụ sở Bộ Tổng tư lệnh đúng lúc 7 giờ 30 phút, trước khi cuộc họp này được bắt đầu. Lát sau anh ta lại quay trở lại đúng lúc cuộc họp đã xong mà không thể không nghi ngờ vì anh ta nói rằng anh ta về nhà tắm rửa và muốn kiểm tra xem gia đình anh ta có được an toàn hay không, nhưng người anh ta bốc mùi hôi như một con dê và giọng nói thì sặc hơi rượu. Đó còn là lý do anh ta biện minh rằng anh ta không có mặt khi các tướng lĩnh thảo luận với nhau về biện pháp ứng phó với anh, em Ngô Đình Diệm. Vậy nhưng chẳng ai quên được rằng trước lúc bốn viên sỹ quan đi hành sự thì tướng Minh “lớn” đã ra hiệu cho Đại úy Nhung bằng cách giơ tay trái lên rồi nắm chặt bàn tay và dùng ngón tay cái chỉ thẳng xuống đất. Đại úy Nhung, một người có chiếc răng vàng chỉ trả lời bằng cách cười trừ.
Theo báo cáo của các nhân viên CIA có mặt tại hiện trường thì đoàn xe này đã đến nhà thờ vào lúc 8 giờ kém 10 phút. Hai anh em Ngô Đình Diệm đang cầu nguyện. Khi họ nhìn thấy mấy tay sỹ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong bộ quân phục dã chiến, họ rất bất ngờ. Họ đã hy vọng rằng họ phải gặp được ai đó từ Đại sứ quán Mỹ.
Hai anh em họ lặng lẽ đi theo bốn viên sỹ quan. Phía trước nhà thờ này có một hòn non bộ với một bức tượng đức mẹ đồng trinh nhỏ để gần đỉnh và dòng chữ “Ave Maria” được ghép bằng đèn nê-ông màu đỏ treo ở phía trên. Họ ngừng lại tại đó trong giây lát và đưa mắt nhìn nhau. Rồi họ bị đẩy ra ngoài cổng và lôi ra ngay phía ngoài nhà thờ một đoạn. Một đám đông đã có mặt ở đó. Tướng Xuân ra hiệu cho họ chui vào trong chiếc xe bọc thép.
- Nó quá chật trội - Ngô Đình Nhu giận dữ thét lên những lời đầu tiên kể từ lúc mấy viên sỹ quan ARVN bước chân vào nhà thờ này - nếu để cho Tổng thống Việt Nam Cộng hòa phải đi trên chiếc xe này.
Đại úy Nhung dùng báng khẩu súng lục đánh mạnh vào sau đầu ngài Cố vấn khiến ông ta choáng váng và phải quỳ gập đầu gối xuống đất. Có mấy tiếng xuýt xoa nổi lên từ phía những người đứng xem quanh đó. Một dòng máu đỏ chảy ra từ vết rách khá sâu trên tai ông Nhu. Cả hai anh em họ đều không phản đối lại nữa. Họ không nói lời nào với hai tay bị còng chặt ra phía sau lưng, và bị đẩy một cách thô bạo vào bên trong, sau đó Đại úy Nhung cũng chui ngay vào phía sau. Không có thêm bất kỳ chi tiết nào được nói tới nữa. Ngay khi chiếc xe tiến tới góc đường cua và quay trở lại con đường từ Chợ Lớn vào trung tâm thành phố, Đại úy Nhung đã xả hết cả băng đạn tiểu liên vào sau lưng họ và để cho chắc chắn, anh ta còn rút con dao rừng của mình lao tới dùng tay trái túm chặt tóc ông Nhu và đâm liên tiếp ba nhát thật sâu vào cổ họng ông này.
Vậy là, sau tám năm và 05 ngày cầm quyền, vào đúng 8 giờ sáng ngày 2 tháng 11 năm 1963, ngay sau Ngày lễ của người chết, nền đệ nhất Cộng hòa của chính quyền Ngụy Sài Gòn đã sụp đổ.