ột ngày sau đó, Đại sứ quán Mỹ mới xác định được đúng như bài báo trên tờ New York Times rằng Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu không phải tự sát giống như những gì mà phát ngôn viên của tướng Minh “lớn” đã công bố. Ở cái đất Sài Gòn này, người ta có thể mua được bất cứ cái gì miễn là trả đúng giá của nó. Và chỉ trong chưa đầy 24 tiếng đồng hồ và mất đến năm trăm đô-la là phóng viên Mandelbrot đã mua được mấy tấm hình chụp thi thể nham nhở của hai anh em họ Ngô Đình. Khi phải đối chứng trước những tấm hình này, phát ngôn viên của ông Minh đã buộc lòng phải thừa nhận rằng đã có một “tai nạn” xảy ra, và cam kết rằng sẽ có “một cuộc điều tra cụ thể”. Anh ta đã không thể lý giải với tất cả mọi người là làm thế nào mà hai người bọn họ bị khóa chặt tay ra sau lưng lại có thể tự bắn súng vào đầu mình được.
Ngoài sự cố này ra trong tất cả các báo cáo gửi về Washington cũng như trong các tuyên bố với cánh phóng viên bản địa hay đoàn ngoại giao của các nước khác, Đại sứ Sedgewick luôn khẳng định rằng cuộc đảo chính này hoàn toàn do các tướng lĩnh tự tiến hành. Và rằng những người này đã thực hiện kế hoạch của họ “khá hoàn mỹ”. Trong bức điện gửi cho Tổng thống Kennedy vào ngày 3 tháng 11, ông ta còn khẳng định rằng “Không còn gì để nghi ngờ về sự thắng lợi của chúng ta trong cuộc chiến chống lại Việt Cộng nữa”. (Ông Sedgewick hiểu rõ là sự nghiệp chính trị của ông ta sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc tiếp tục theo đuổi cuộc chiến chống lại những người Cộng sản của đám tướng lĩnh này). Thế nhưng vẫn còn mấy việc khác chưa được làm đến đầu đến đũa - trong đó có cả việc bảo đảm tính mạng cho ba đứa con của Ngô Đình Nhu (lúc này Trần Lệ Xuân đang ở Roma) cũng như số phận của Ngô Đình Cẩn ở Huế.
Đại sứ quán đã nhận được tin cho thấy, Tổng thống Kennedy rất buồn và không hài lòng về việc anh em Ngô Đình Diệm bị ám sát. Ngài Tổng thống đang đặc biệt quan tâm với tư cách cá nhân đến việc bảo đảm an toàn tính mạng cho những người còn lại trong gia đình này. Trong bức điện của Bộ Ngoại giao đã ghi rõ: “Đây ỉà trường hợp khẩn cấp. Các con của ông Nhu phải được di tản ngay lập tức. Nếu cần họ có thể được sử dụng máy bay riêng của ngài Đại sứ hoặc của tướng Donnelly. (Những máy bay này đã có thể chở được cả ông Diệm và ông Nhu đi di tản)
Điện số 917
Từ: Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn Gửi: Ngoại trưởng
Ngày 4 tháng 11 năm 1963 - Tuyệt mật - Điện ưu tiên.
Báo cáo về cuộc thảo luận được tổ chức lúc chiều nay giữa tôi với tướng Minh và tướng Bích cùng Đại tá Gascon
Tôi đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần là cần phải công khai những nỗ lực mà họ đã làm để tạo một hành lang an toàn cho ông Diệm và ông Nhu; những cuộc điện thoại của gọi gọi cho ông Diệm kêu gọi ông ta từ chức; và việc bố trí để họ đi trên chiếc xe bọc thép đó nhằm tránh cho việc họ có thể bị tấn công khi di chuyển từ nhà thờ đó đến trụ sở của Bộ Tổng tư lệnh, nơi tướng Bích đã thu xếp một chỗ an toàn cho cả hai người bọn họ. Thế nhưng thật không may giống như rất nhiều người khác sống ở cái xứ sở này, họ không đánh giá hết tầm quan trọng trong mối quan hệ với công luận và tướng Minh là một người mang đậm chất bí hiểm của người phương Đông mà không ai có thể mường tượng hết. Vậy nhưng tôi cũng thấy là mình đã lơ là.
Sau đó, tôi tiếp tục nhấn mạnh rằng cần phải đưa mấy đứa trẻ con ông Nhu ra đi sớm nhất và được trả lời rằng bọn chúng giờ này đã về tới Sài Gòn và các tướng lĩnh cũng muốn chúng ra đi sớm chừng nào hay chừng đó. Về vấn đề Ngô Đình Cẩn, họ đã trả lời rằng tướng Đỗ Cao Trí, Tư lệnh Quân đoàn I vừa gọi điện về báo rằng, xung quanh ngôi nhà nơi ông ta đang cùng bà mẹ ông ấy có một đám đông rất căm phẫn đến mức muốn lột da ông ấy. Tôi hỏi là liệu ông Cẩn có muốn bỏ lại bà mẹ để đi khỏi đất nước này không thì họ trả lời là họ không biết. Đây đúng là vấn đề rất khó xử. Nếu như ông Cẩn bị hành hình thì mọi việc sẽ rất tồi tệ. Nhưng nếu chúng tôi chia rẽ hai mẹ con họ vào lúc này thì mọi thứ cũng tồi tệ không kém. Tướng Minh xem ra đã rất mệt mỏi nếu không muốn nói là kiệt sức nhưng vẫn thể hiện được bản lĩnh của một người tốt bụng và có thiện chí. Chúng ta phải hy vọng là ông ta sẽ làm được những việc lớn hơn thế.
Bức điện số 704 dường như có nhắc đến sự bất đồng giữa chúng ta về tầm quan trọng và công trạng của cuộc đảo chính này. Sau đây là một số cảm nhận của chúng tôi về điều đó:
a. Với bất cứ ai đã từng liên quan đến một chiến dịch quân sự hay một sự kiện chính trị thì cuộc đảo chính này đều đã thể hiện được cách giải quyết tối ưu nhất trong cả hai lĩnh vực đó. Vì lý do bảo đảm sự bí mật cho nên cuộc bảo chính này sẽ khiến cho bất cứ tổ chức nào muốn nghiên cứu về nó đều bị thiếu những vãn bản, giấy tờ cần thiết là một lẽ đương nhiên. Việc nhanh chóng chiếm đóng các cơ quan chính quyền, các đài phát thanh hay các hệ thống thông tin liên lạc đã được thực hiện ngay từ giờ phút đầu tiên và đạt hiệu quả nhanh hơn so với những người đã từng tổ chức đảo chính chống lại Hitler trước đây.
b. Các chuyên gia hàng đầu của ta ở MACV, những người trước đây vẫn dị ứng với cuộc đảo chính này bây giờ cũng phải thừa nhận rằng cuộc chiến tranh mà chúng ta đang theo đuổi sẽ bị rút ngắn hơn rất nhiều. Một nhà quan sát còn nhận xét rằng, nếu như những người đàn ông tài năng ấy có thể tổ chức một chiến dịch hoàn hảo như vậy thì chẳng còn gì phải nghi ngờ là họ sẽ không thể làm tốt như vậy trong cuộc chiến tranh chống lại Việt Cộng.
c. Tôi đồng ý rằng các tướng lĩnh cần phải thể hiện quan điểm rõ ràng là họ phản đối những hành động xâm phạm đến tính mạng của ông Diệm và ông Nhu cũng như những hành động đối xử không công bằng đối với những người còn lại trong gia đình họ Ngô. Giống như đã đề cập đến ở phần trên, tôi đã thúc giục họ phải hành động theo hướng này, nhưng tôi hiểu rằng sẽ là sai lầm nếu chúng ta đẩy họ đi quá xa và bảo họ làm thế nào để cai quản đất nước này. Tôi nhận thấy những tướng lĩnh này sẽ phạm sai lầm và tôi hy vọng rằng họ không bắt đầu bằng việc bắt bớ bừa bãi và gây ra nội chiến. Theo đánh giá của tôi, thì cách tốt nhất để tránh được điều này là hãy để cho họ tự giải quyết lấy công việc của họ và chỉ can thiệp khi lợi ích của chúng ta bị ảnh hưởng trực tiếp.
d. Điều quan trọng nhất là cuộc đảo chính này sẽ rút ngắn cuộc chiến tranh mà chúng ta đang theo đuổi. Hy vọng rằng chúng ta luôn có mặt sau thế hệ lãnh đạo mới này và cho họ những cơ hội thật sự.
Đại sứ: Sedgewick
Trong khi Ngô Đình Cẩn xin tị nạn trong nhà cha cố người Canada của trường dòng Chúa cứu thế, những kẻ muốn đoạt quyền lực của ông ta cũng được dịp gào lên đòi trả bằng máu. Các linh mục từ trường dòng này đã tới gặp Freddie Loftus ở Tổng lãnh sự quán để xem xét xem ông ta có được đưa ra khỏi đất nước này một cách an toàn hay không. Bộ Ngoại giao Mỹ đã trả lời rằng: “Quy chế tị nạn sẽ được trao cho Ngô Đình Cẩn nếu như ông ấy thực sự bị rơi vào hoàn cảnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng. Các anh hãy giải thích với các quan chức chính quyền ở Huế là việc có thêm những hành động vi phạm nữa sẽ ảnh hưởng rất xấu đến danh tiếng của chế độ mới trên trường quốc tế. Cũng nên nhắc lại cho họ nhớ rằng Hoa Kỳ đã có những hành động tương tự để bảo vệ Hòa thượng Thích Trí Bình thì bây giờ cũng sẽ có những hành động như vậy đối với Ngô Đình Cẩn. Chúng ta nên làm những việc cần thiết để có thể đưa ông ta và nếu cần thì đưa cả bà mẹ già của ông ta ra khỏi đất nước này trong thời gian sớm nhất; có thể sử dụng con người và phương tiện riêng của chúng ta nếu như có thể giúp họ ra đi một cách an toàn.
Phản ứng này từ phía Bộ Ngoại giao dường như đã rất rõ ràng. Thế nhưng trong cuộc đầu tiên hậu đảo chính tại Phái bộ Mỹ, Đại sứ Sedgewick lại cho rằng những chỉ thị này là kiểu chỉ đạo vi mô tồi nhất được đưa ra bởi những học giả đang ngồi tận Washington mà không có chút cảm nhận nào về tình hình ở đây. Đại sứ Sedgewick còn nói thêm chính bản thân ông ta cũng cảm thấy miễn cưỡng khi phải can thiệp vào công việc nội bộ của Chính phủ mới.
- Thế này nhé, những tay này biết rõ về Ngô Đình Cẩn hơn chúng ta nhiều. Nhìn về lâu về dài thì ông ta có thể rất nguy hiểm đối với bọn họ. Tôi không muốn phải ép buộc họ cho ông ta một lời minh oan nào vì điều đó xét về lâu dài sẽ giống như lời buộc tội cho chính họ vậy. Điều duy nhất mà tôi muốn là phải đưa ông ấy ra trước một phiên tòa xét xử công bằng. Xây dựng mối quan hệ khôn ngoan với dư luận là việc làm cần thiết nhất vào lúc này.
Chẳng cần quan tâm đến quan điểm của Đại sứ Sedgewick, anh chàng Freddie Loftus lại cho rằng bức điện từ Bộ Ngoại giao là lời cuối cùng về chủ đề này. Ngô Đình Cẩn đã định xin tị nạn chính trị tại Nhật Bản ngay sau khi đặt chân tới Sài Gòn. Như vậy là ông ta đã được biết rằng người Mỹ đang tạo cho ông ta một đường thoát thân, một điều quá đơn giản đối với quyền lực của họ trên đất nước này. Sau đấy, ông ta rời Huế trên một chiếc máy bay của Quân đội Mỹ đi cùng với ngài Lãnh sự Mỹ, hai cảnh sát quân sự của Mỹ và một viên Trung tá người Mỹ. Chiếc máy bay đó có thể bay thẳng đến thành phố Viêng-Chăn hay Băng-Cốc một cách dễ dàng như nó bay tới Sài Gòn. Thế nhưng chỉ đến khi ông ta tới sân bay Tân Sơn Nhất thì Ngô Đình Cẩn mới ngã ngửa ra khi ngài lãnh sự Parker Wint cho ông ta biết rằng ông ta sẽ được giao lại cho các tướng lĩnh. Sau này Parker Wint cũng kể với D. Marnin rằng:
- Tôi chưa thấy một người Châu Á tái nhợt mặt như thế bao giờ nhưng ông Cẩn đã bị như vậy. Hai đầu gối ông ta như muốn khụyu xuống và tôi đã nghĩ là ông ta sẽ đổ xụp xuống mất. Khuôn mặt ông ấy tái nhợt như phấn vậy. Ông ấy bảo: “Je suis un homme mort. Votre Ambassadeur veut tuer la famille entière. Tôi là người đã chết. Ông Đại sứ của các ngài muốn giết sạch cả gia đình tôi”. Tôi cảm thấy mình thật nhục nhã, đó là việc làm bẩn thỉu nhất mà tôi đã phải làm trong cuộc đời mình.
Trong bức điện số 937 của Đại sứ quán gửi tới Ngoại trưởng ngày 6 tháng 11 năm 1963, Đại sứ Sedgevvick đã giải trình thái độ quay ngoắt của đám tướng lĩnh về việc của ông Cẩn rằng, các tướng lĩnh đều không cho là việc để Ngô Đình Cẩn chạy ra nước ngoài giống như mấy đứa con của Ngô Đình Nhu là một ý tưởng hay. Ngô Đình Cẩn đã phạm phải rất nhiều tội ác và ông ta cần phải bị trừng phạt. Bởi vì chúng ta muốn thiết lập một Chính phủ hoạt động trên nguyên tắc của luật pháp ở Sài Gòn, thử hỏi làm sao chúng ta có thể tranh luận với họ về một quyết định hợp lý như vậy được chứ? Trong khi đó, tướng Bích đã hứa là ông Cẩn sẽ phải ra đối chứng trong một phiên tòa được tổ chức một cách “công tâm và đúng luật pháp”. Chính vì vậy, Đại sứ Sedgewick viết tiếp, “dường như với tôi lý do để chúng ta cho phép ông ta hưởng quy chế tị nạn là không còn tồn tại nữa”.
Phóng viên Mandelbrot nghĩ rằng việc giao Ngô Đình Cẩn cho các tướng lĩnh không đáng thu hút sự quan tâm của các độc giả của tờ New York times. Trong lần nói chuyện với Claudio và D. Marnin tại quầy bar ở khách sạn Caravelle, anh ta cho rằng đó chỉ là một việc nên làm. Mandelbrot nói:
- Thằng cha Cẩn là một kẻ cặn bã. Cho dù có điều gì xảy ra với hắn đi nữa thì cũng đáng thôi. Hắn cũng xấu xa tồi tệ như mấy thằng anh hắn vậy và hắn cũng đáng phải nằm ở dưới nấm mồ sâu ba tấc thôi. Dù sao thì những tướng lĩnh kia sẽ phải có trách nhiệm xây dựng một chế độ xã hội mới ở đây. Để làm được việc đó, anh cần phải thể hiện được sự tôn nghiêm của luật pháp. Họ sẽ không thể bỏ qua những tội lỗi mà gã này đã mắc phải để làm hài lòng mấy người đang ngồi ở Washington được.
- Luật pháp nào cơ? - Claudio nhăn mặt phản đối - cậu không nói đùa đấy chứ. Cậu có biết là luật pháp chẳng hề có tác dụng quái nào với những gì đã xảy ra ở đây cả. Đám tướng lĩnh ấy sẽ để cho ông Cẩn đi bởi vì họ nghĩ là đó là những gì mà người Mỹ các cậu muốn. Thế nhưng lúc họ thấy ông Sedgewick nhổ toẹt vào đấy thì đám Cailles’ người Hoa quyết định rằng họ sẽ tranh thủ kiếm tí chút bổng lộc từ khoản tiền kếch xù mà gia đình họ Ngô đã biển thủ được và đang gửi ở nước ngoài. Người ta đồn rằng số tiền ấy phải lên đến hàng trăm triệu đô-la đấy. Vậy nên cậu làm ơn đừng có nói với tôi về cái cứt khô gì đó gọi là danh dự, sự thật hay luật pháp ấy nữa đi.
- Tôi lại không cho là như vậy. Anh không định bảo với tôi là tướng Minh, tướng Đôn, tướng Kim và tất cả những người còn lại đều có thể bị mua chuộc hết đấy chứ?
- Cậu hãy lên mà hỏi ông Trời ấy.
- Vậy thì tất cả bọn họ đều bị đám ba Tàu thao túng rồi hay sao?
- Các cậu hãy nhìn những gì đang diễn ra ở đây thì biết ngay thôi. Họ vừa bãi bỏ lệnh cấm nhảy trong các vũ trường. Tuần tới sẽ bãi bỏ lệnh cấm đánh bạc. Trong vài ba năm tới thôi, mỗi tuần những hoạt động như vậy ở Sài Gòn sẽ đem về cho họ hàng triệu đô-la chứ không phải là đồng piaster tiền lời. Thế cậu nghĩ là đám ba Tàu ấy sẽ không kiểm soát các hoạt động này hay? Còn đám tướng lĩnh kia sẽ không được hưởng phần trăm nào chắc? Tại sao các cậu không nghĩ đến việc là trong nhiều năm qua mấy viên tướng đó đều đã có tên trong danh sách trả lương của bọn họ rồi chứ nhỉ?
- Bình tĩnh đã. Những viên tướng này không phải thuộc lớp người đó đâu - Mandelbrot nói - như tất cả những gì mà tôi biết thì tướng Minh “lớn” là người hoàn toàn trong sạch. Đó cũng chính là lý do vì sao những người khác rất tôn trọng ông ấy.
- Cậu đã đến ngôi biệt thự của ông ta bao giờ chưa? Cậu nghĩ là ông ta sẽ phải bỏ ra bao nhiêu tiền cho cái bể bơi ấy chứ? Ông ta lái một con Mercedes màu xanh lá cây còn bà vợ ông ta thì lái một con Mercedes màu xanh da trời. Thế cậu có biết một tháng lương của cấp tướng ARVN là bao nhiêu không? Ba trăm năm mươi đô-la thôi - ngần ấy chỉ đủ tiền trả cho việc lau rửa cái bể bơi ấy thôi. Sao mà cậu ngù ngờ thế nữa không biết.
- Tôi vẫn không tin là như thế - D. Marnin cãi lại.
- Theo như người ta đồn ở ngoài phố kia thì họ đã đề nghị trả tự do cho ông Cẩn nếu như ông ấy giao nộp tất cả số vàng mà gia đình ông ấy đã kiếm được hoặc ít nhất cũng phải là 20 triệu đô-la tiền mặt. Đấy giá của họ đấy - 20 triệu đô-la Mỹ. Nếu ông ấy mặc cả thì có thể họ sẽ bớt xuống còn 10 triệu. Còn nếu ông ấy không đồng ý, họ sẽ giết chết ông ta.
Lời nói của Claudio khiến cho D. Marnin khiếp sợ - như vậy là không nhiều với ông Cẩn bởi vì dù sao sự an toàn của ông ấy cũng đã được tướng Bích đứng ra bảo lãnh, thế nhưng còn Đinh Triệu Dã thì sao đây. Không có ai biết chút gì về anh ấy cả. D. Marnin hy vọng rằng người bạn ấy không phải là một người nổi tiếng nên sẽ có một cơ hội nằm im ở đâu đó rồi sau đấy tẩu thoát ra nước ngoài. Thế nhưng một khi đám Cailles lại nghĩ rằng anh ấy có thể giúp họ kiếm được cả triệu đô-la thì tính mạng của anh ấy không gặp may rồi.
Đúng như vậy, hôm thứ 7 ngày 9 tháng 11 năm 1963, Dã đã bị bắt ở Vũng Tàu do một tay phản bội. Anh đang lẩn trốn trong một ngôi biệt thự của một người trong gia đình dưới vỏ bọc là một người làm vườn. Khi bắt được anh, việc đầu tiên chúng làm là nhổ sạch từng cái móng chân, móng tay của anh. Sau đó họ bẻ gãy từng đoạn xương ngón tay của anh với mỗi ngày một chiếc trong một tháng liền. Tất cả những gì mà họ muốn biết chỉ là số tài sản của gia đình anh đang được giấu ở đâu.