gày 27 tháng 8 năm 1963, Phái bộ Mỹ được tập hợp đến tham gia lễ trình quốc thư tại Phủ Tổng thống. Họ mặc toàn đồ màu trắng - Tướng Blix Donnelly cũng mặc bộ lễ phục màu trắng truyền thống của lực lượng Hải quân. Tất cả bọn họ đều đã tề tựu đông đủ trong đại sảnh của khu cư xá ngoại giao đoàn đợi ngài Đại sứ từ trên tầng hai bước xuống. Nhiệm vụ của D. Marnin là sắp xếp để tất cả các công đoạn diễn ra theo đúng thời gian biểu được lập sẵn, chính vì vậy anh là người luôn cảm thấy sốt ruột hơn ai hết. Thời gian xuất phát đã bị chậm lại rất lâu rồi. Ông Sedgewick bước vào phòng một cách lanh lẹn và đi quanh phòng bắt tay chào hỏi từng người một. Khi đến lượt mình, D. Marnin nhanh nhảu nhắc nhở:
- Thưa ngài Đại sứ, chúng ta nên xuất phát thôi.
Ngài Sedgewick đưa tay lên xem đồng hồ rồi ra hiệu cho mọi người im lặng.
- Tôi đang nghĩ là - ông ta nói - Giờ đây chúng ta đang có mặt ở một đất nước có hội chứng cách mạng từ một thế lực rất hung bạo và trong vòng mười lăm phút nữa thôi, tôi và toàn bộ các quan chức đầu ngành trong Phái bộ Mỹ sẽ ảhai có mặt ngay tại tổng hành dinh của lực lượng này. Điều này khiến cho tôi cảm thấy khinh suất. Chúng ta sẽ trở thành một lũ ngu nếu như toàn bộ chúng ta bị tóm cổ cùng một lúc. Chính vì thế, tôi đã quyết định cho anh, Blix ạ và cả ông, Carl nữa nên tự vắng mặt trong buổi lễ nho nhỏ này. Hãy trở về phòng làm việc của các anh và để cho cả Đại sứ quán và Bộ tư lệnh MACV trong tình trạng báo động cao nhất. Nếu ông Nhu và đội quân của ông ta có động tĩnh gì, hãy ngay lập tức chuyển sang phương án ứng phó của chúng ta.
- Vâng thưa ngài, - tướng Donnelly trả lời hơi dè dặt.
- Vâng thưa ngài - ông Bilder cũng nhắc lại.
D. Marnin thật sự kinh ngạc. Anh đưa mắt nhìn sang ngài Sabo và cũng đọc hiểu được điều ông ấy muốn nói là - ông Diệm và ông Nhu đâu có ngu đến nỗi có những hành động xâm phạm đến Đại sứ Mỹ hay bất kỳ ai trong đoàn Phái bộ Mỹ ở Sài Gòn, làm như vậy chẳng khác nào tự sát. Rõ ràng là ngài Sedgewick không thể hiểu được rằng những vụ tập kích vào các chùa chiền không phải là hành động của những kẻ điên rồ. Ông ta đã đánh giá một cách cực kỳ sai lầm về tính cách cũng như tâm trạng của ông Diệm và ông Nhu vào lúc này. Trưởng mạng lưới điệp viên CIA, ngài Markoff đang đứng đằng sau ông Đại sứ cũng rướn đôi lông mày liếc nhìn ông Sabo với một thái độ cầu khẩn.
- Xin ngài thứ lỗi, thưa Đại sứ - ông Sabo nói ngập ngừng. Ngài Sedgewick ném về phía ông ta một cái nhìn lạnh gắt và đáp luôn:
- Việc tướng Donnelly và ông Bilder cùng vắng mặt ngày hôm nay sẽ rất dễ bị phát giác nhất là trường hợp của tướng Donnelly.
- Dường như với tôi, việc ám chỉ cho ông Nhu thấy là chúng ta đang đề phòng là vô cùng cần thiết.
- Vậy thì ngài hãy cho phép tôi nói thẳng ra rằng - ông Sabo nài nỉ - tôi tin là tình hình chính trị hiện nay chẳng hề có một chút nguy hiểm nào đối với chúng ta khi tham gia buổi lễ này. Ông Diệm và ông Nhu sẽ không nhận được cái gì từ những hành động như vậy. Thưa ngài Đại sứ, đây là buổi gặp mặt đầu tiên của ngài với Tổng thống Diệm, và chiều nay ngài còn có một buổi hội kiến đặc biệt quan trọng với ông ấy. Cả ông Diệm và ông Nhu đều rất muốn có được sự khởi đầu tốt đẹp với ngài.
- Không chỉ có vậy đâu thưa ngài - ông Markoff nói chen vào - Theo tôi biết về Ngô Đình Nhu cũng giống như bất cứ người Mỹ nào khác ngoại trừ ông Bill Colby, người vẫn được tỏi xem như Tổng lãnh sự ở đây và vẫn gặp ông ấy ít nhất một tuần một lần và thông thường nhiều hơn thì ông ấy rất muốn thảo luận với chúng ta về Chương trình lập ấp chiến lược cũng như một số chương trình khác mà chúng ta đang thực hiện thành công tại đây. Tại thành phố này có vô số những lời đồn đại về việc buôn lậu thuốc phiện hay tính tình điên rồ của ông ấy hoặc cả hai. Cũng phải thừa nhận là ông ấy không được lòng người Mỹ hay chính sách của Mỹ ở đất nước này. Thế nhưng ông ấy không hề bị điên. Tôi cũng đồng ý với quan điểm của ông Sam rằng việc làm tổn hại đến Phái bộ Mỹ hay một cá nhân riêng lẻ chưa thể là một ý nghĩ manh nha trong đầu của cả ông Diệm và ông Nhu vào lúc này.
Đại sứ Sedgewick đưa mắt nhìn quanh phòng để tìm kiếm sự ủng hộ. Thế nhưng chỉ có sự im lặng của mọi người đang chào đón sự cầu cứu của ông ấy. Ông ta đưa mắt nhìn ngài Sabo rồi ngài Markoff rồi ngược lại hòng trấn tĩnh một lát trước khi giải quyết cuộc “cách mạng nho nhỏ kiểu này”
- Tôi là người mới đến - cuối cùng ông ta cũng thừa nhận - nên không thể trách tôi là không biết hết mọi thứ ở đất nước này. Nhưng thưa tất cả các ngài, tôi thật sự có sự trù tính khác hẳn với tất cả các ngài sau tất cả những gì đã từng xảy ra tại đất nước này trong suốt ba tháng qua. Tôi mới chỉ biết sơ sơ từ hai tuần nay thông qua các báo cáo vắn tắt ở Washington và đặc biệt là qua những lần trao đổi trực tiếp với Tổng thống Kennedy, người mà chưa một ai trong các ngài được gặp mặt. Từ tất cả những báo cáo cũng như những bức điện ấy chỉ cho tôi thấy một điều là chúng ta đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng. Và ràng ông Nhu đang ở trong trạng thái vô cùng tuyệt vọng mà ông ta sẵn sàng không từ bỏ một thủ đoạn nào kể cả bán đất nước này cho bọn Cộng sản nếu như làm thế ông ta có thể giữ được tính mạng của mình. Người ta cũng đã nói với tôi rằng ông ta là người luôn sẵn sàng theo đuổi đến cùng để đạt được mục đích của mình. Như thế có đúng không?
- Nói vậy thì - ngài Sabo trả lời - không phải là không đúng, nhưng.
- Trong trường hợp ấy - Đại sứ Sedgewick chận ngay lại - giải pháp tốt nhất là an toàn chứ không phải là ân hận. Chúng ta có mất gì đâu nếu như chúng ta cáo lỗi là hai trong số những người bận rộn nhất của chúng ta không thể có mặt trong một buổi lễ có vô số các nghi thức phức tạp như vậy phải không? Thôi được rồi, tôi đã thấy anh chàng D. Marnin nhìn đồng hồ nhiều lần rồi đấy. Chúng ta không nên đến muộn trong một cuộc hẹn gặp ở hang sư tử chứ.
Cả đoàn khởi hành còn D. Marnin quay trở lại Đại sứ quán nơi mà anh hy vọng sẽ có một ngày được làm các công việc bình thường của mình là đọc các điện mật. Ngài Sam Sabo đã được bố trí đi tháp tùng ngài Đại sứ tới buổi tiếp kiến Ngô Đình Diệm vào buổi chiều hôm đó, chính vì vậy D. Marnin nghĩ là anh sẽ có một ngày nghỉ ngơi thoải mái. Vậy nhưng đến trưa thì cô Helen Eng lại nhắn rằng Đại sứ Sedgewick muốn anh chứ không phải ngài Sabo tháp tùng ông ấy đến buổi tiếp kiến Tổng thống Diệm. Trong khi ấy, ông Đại sứ còn ăn trưa với bà Penelope và sau đó còn phải tiếp khách rất lâu ở phòng làm việc riêng trong khu cư xá. Vì thế nhiệm vụ của D. Marnin là đưa chiếc Checker đến đón ông ta ở khu cư xá vào lúc 5 giờ kém 15 phút.
- Ông ấy sẽ tiếp ai thế nhỉ?
- Frank Gascon - cô gái trả lời rồi nhướn lông mày hóm hỉnh hỏi tiếp - cái thằng cha ba hoa ấy thì làm được gì chứ nhỉ.
- Chỉ một mình hắn thôi sao? Không có ngài Markoff à?
- Đúng vậy đấy.
Đinh Triệu Dã đứng đợi họ ở dưới chân cầu thang. Anh ta cúi đầu chào rất thấp rồi dẫn họ đến phòng Tổng thống. Ngô Đình Diệm đang ngồi yên sau bàn làm việc khi họ bước vào. Ông ta đứng dậy và chào đón họ nồng nhiệt, đầu tiên là Đại sứ Sedgewick sau đó là Marnin. Ông ta bắt tay rồi mời họ ngồi đối diện trên hai chiếc ghế bành quen thuộc ngay trước chiếc bàn đen bóng khảm xà cừ. Ngay sau đó mấy người phục vụ xuất hiện với những chiếc mâm đựng toàn đồ ăn nhẹ.
Đại sứ Sedgewick, người vẫn chưa quen với thời tiết vùng nhiệt đới đang đổ mồ hôi như tắm nên chỉ chọn một ly nước Fanta trong khi ông Diệm vẫn giữ thói quen uống cà phê đen và đốt hết điếu thuốc này đến đến điếu thuốc khác. Ngô Đình Diệm mở đầu cuộc đối thoại bằng những lời tán dương gửi tới “người bạn tốt của ông ấy” Jack Kennedy, rằng nếu không có sự giúp đỡ thiện tình của con người này thì ông ta chẳng bao giờ đạt được cương vị Tổng thống Nam Việt Nam như hiện nay. Sau đó, ông ta cũng bày tỏ thịnh tình được tiếp nhận lá thư của Tổng thống Kennedy giới thiệu ngài Sedge wick. Ông ta nói:
- Chẳng mấy khi một nhà lãnh đạo đất nước lại đề cử một đối thủ chính trị vào một vị trí quan trọng trong Chính phủ của mình. Đây đúng là chuyện kỳ lạ có một không hai đấy, ông Đại sứ ạ. Có lẽ điều này đã nói lên những khả năng, trình độ và sự tín nhiệm đặc biệt của ngài Tổng thống đối với ông rồi đấy. Chúng tôi hiểu là ngài cũng có những ảnh hưởng rất lớn trong số các đồng nghiệp thuộc cả hai Đảng trong Quốc hội vì vậy tôi hy vọng rằng ngài sẽ sử dụng ảnh hưởng của mình để giải trình những khó khăn vướng mắc mà chúng tôi đang phải trải qua.
- Đó đúng là vinh dự lớn cho cá nhân tôi - Đại sứ Sedge wick trả lời - khi Tổng thống Kennedy đề nghị tôi giữ chức Đại sứ ở đất nước các ngài. Dĩ nhiên là tôi nhận ra điều đó bởi lẽ còn có rất nhiều thứ mà tôi chưa được biết hết về đất nước này. Các cộng sự của tôi - ông Đại sứ ra hiệu về phía D. Marnin rồi nói tiếp - những nhân viên ngoại giao chuyên nghiệp lại cho rằng tôi có một số nhận thức không đúng về tình hình ở đây.
- Đừng tin tưởng bọn họ, ông Đại sứ ạ. Tôi hy vọng là cậu D. Marnin đây sẽ không cho là tôi bất lịch sự, nhưng tôi có thể khẳng định rằng có rất nhiều rắc rối của chúng ta ở đây đều bị gây ra bởi những quan chức ngoại giao và các điệp viên CIA của các ngài, những người học được rất ít về Việt Nam nhưng lại luôn nghĩ rằng họ biết về đất nước này nhiều hơn những gì mà người Việt Nam chúng tôi biết. Họ chỉ nghe mấy đứa cơ hội phàn nàn, kêu ca và đưa ra những đánh giá sai lầm, những lời đe dọa hay họ còn ngu đến mức tin tưởng tuyệt đối vào bọn chúng và thúc giục Chính phủ của các ông quan tâm đến những chuyện rất nhỏ nhặt để sau đó lại làm cho chuyện bé xé thành to.
- Rất nhiều người trong số họ là những thanh niên đầy nhiệt huyết, có trình độ cao - Đại sứ phản bác lại - Chỉ có một số ít người trong bọn họ bị gọi là con sâu làm rầu nồi canh, nhưng chúng tôi sẽ nhận ra và thải loại họ ngay lập tức. Và mặc dù tôi thừa nhận là mình biết không nhiều lắm về Việt Nam, nhưng tôi lại biết rất nhiều về cách vận hành của đất nước chúng tôi. Thưa ngài Tổng thống, tôi cũng hy vọng rằng ngài sẽ để cho tôi cố vấn cho ngài về các vấn đề của nước Mỹ.
- Ôi ông Đại sứ đáng kính, ông có thể tin tưởng rằng tất cả những gì mà ông nói với tôi sẽ luôn được tôi quan tâm đặc biệt. Tôi đã nghiên cứu rất sâu về các tác phẩm bất hủ của những người sáng lập ra nước Mỹ, tất cả họ đều là những vĩ nhân - và tôi còn nghiên cứu cả Hiến pháp hiện hành của nước Mỹ nữa - Ngô Đình Diệm trả lời - trong thư viện của tôi vẫn luôn giữ bản sao của toàn bộ những tập tài liệu của phái liên bang The Federalist Papers. Thực ra tôi cũng không biết được trong số họ ai vĩ đại hơn ai, George Washington, Thomas Jefferson, hay James Madison. Tôi cũng đã đọc rất nhiều chương trong cuốn tiểu sử Washington của Freeman và hai chương đầu tiên trong cuốn tiểu sử Jefferson của Malone, vì thế đây không chỉ là cuộc nói chuyện vô bổ đâu. Thế nhưng để có được một hệ thống chính trị giống như của nước Mỹ, anh sẽ phải đào tạo, huấn luyện - hàng nghìn người bọn họ. Thưa ngài Đại sứ, điều mà rất nhiều người Mỹ các ngài không thể hiểu chính là Việt Nam vẫn còn là một đất nước rất lạc hậu. Tôi đã phải viết lời tuyên ngôn cho mình, tự đọc và sửa tất cả các văn bản trước khi nó ra khỏi phòng làm việc của tôi. Tôi đã bị người ta chỉ trích, tôi biết thế nhưng phải làm như vậy tôi mới có thể nắm được quyền lực tuyệt đối trong tay mình. Nhưng nếu các ngài chỉ đưa tới đây những kẻ vô dụng và bắt tôi phải làm việc cùng họ, tôi cũng chẳng còn sự lựa chọn nào khác.
- Người dân ở đất nước chúng tôi biết rất ít về Việt Nam. Tôi đã rất tò mò khi ở bang Massachusetts nơi tôi sinh sống - Đại sứ Sedgewick đáp lại - hầu như tất cả những người tôi biết trong suốt sự nghiệp chính trị của mình đều đã nghĩ ràng bà Nhu là Tổng chỉ huy của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Vậy mà ở Boston, người ta lại được đọc những tuyên bố của bà ấy về việc nướng thịt những nhà sư cũng như tiêu diệt các Phật tử, chính vì thế họ đã hoàn toàn bị sốc.
Ông Diệm nén một tiếng cười thầm rồi đến lượt Đại sứ Sedgewick cười phá lên, ngay cả Dã và D. Marnin thấy cảnh tượng này cũng không thể nhịn được cười.
- Ha ha... nhưng cô ta chỉ là một đứa ương ngạnh - ông Diệm tiếp tục - cô ta vẫn nói rằng cô ta là đại biểu Quốc hội và cô ta có quyền nói những gì mà cô ta cho là đúng.
- Có thể là như vậy - ông Sedgewick trả lời - nhưng ngài cũng phải hiểu là Hoa Kỳ được thành lập trên nguyên tắc tự do tôn giáo. Chính vì lẽ đó, người dân Mỹ rất bất bình trước ý tưởng hành quyết các nhà sư của bất cứ Chính phủ nào.
- Tôi biết điều đó - Ngô Đình Diệm nói - vì thế cho nên tôi hy vọng ngài sẽ giúp đỡ chúng tôi giải quyết tình cảnh hết sức hiểm nghèo này.
- Tôi chỉ có thể làm được điều đó nếu ngài giao cho tôi vũ khí của mình. Cái mà tới cần nhất vào lúc này là một hành động có ý nghĩa, chẳng hạn như trả lại tự do cho các nhà sư đang bị giam giữ.
- Phân nửa trong số họ đã được sàng lọc, trả lại tự do và đã quay về những ngôi chùa nơi họ đang tu hành. Hình như ngài đang nghĩ rằng việc tập kích vào chùa chiền của chúng tôi là manh động, dã man, tàn bạo và rất điên rồ. Đó chính là những từ mà ông Mandelbrot trích dẫn và ngài đã sử dụng. Nhưng chính ngài D. Marnin đây có thể nói với ngài rằng đó không phải là hành động manh động điên rồ, rằng những cuộc mít tinh khiêu khích ở những ngôi chùa này đang ngày càng trở nên bất kính và không thể chịu đựng hơn được nữa vì vậy chúng cắn phải được ngăn chặn và không được phép tái diễn. Và cũng bởi vì dã man và tàn bạo nên một vài nhà sư quá hăng hái đã bị khống chế bằng vũ lực. Họ đã cầm cán chổi quét sân để đánh lại các binh lính được trang bị vũ khí. Điều này thật ngu ngốc, vì thế họ đã bị đánh trả.
- Thông tin của chúng tôi cho thấy là có ít nhất bốn nhà sư đã bị giết chết.
- Thông tin của các ông ư, thưa ngài Đại sứ, sai hết rồi - chỉ là nói dối và vu khống do kẻ thù của chúng ta bày đặt ra thôi. Bốn người này là những ai chứ? Tên của họ là gì? Họ quê ở đâu? Ngài không nghĩ rằng những người này là những anh hùng tử vì đạo đấy chứ? Nếu mà có bất cứ ai bị giết chết thì chẳng phải là chúng tôi sẽ phải đối đầu với những cuộc tuần hành rầm rộ trong các đám tang của họ hay sao?
- Có thể là như vậy, nhưng điều quan trọng nhất là không có mấy thông tin đáng tin cậy để có thể hình dung được điều gì đã xảy ra trong khi công luận có quyền được suy luận theo tất cả những gì họ biết. Và bây giờ ở Mỹ người ta đều tin là một Chính phủ oligarchic đang sử dụng vũ lực để đàn áp, ngược đãi phần lớn người dân ở đất nước này.
- Oligarchic [21] là cái gì?
Thư ký Dã vội giải thích ý nghĩa của từ này bằng tiếng Việt cho Ngô Đình Diệm.
- Chỉ vu khống và phỉ báng hơn thôi - ông Diệm trả lời.
Ông ta bật ngón tay chỉ ra bàn làm việc và Dã đứng dậy đi về phía đó cầm cho ông ta một cuốn sách về Phật giáo Việt Nam do Tổng hội Phật giáo Việt Nam ấn hành. Ngô Đình Diệm đeo cặp kính cận gọng sừng đen bóng lên mắt, mở đến trang thứ tư và đọc cho ngài Sedgewick nghe:
-... Dưới Tổng hội Phật giáo Việt Nam là ba Tăng già với hơn 3.000 nhà sư và khoảng 600 ni cô ở ba vùng khác nhau và chia thành các chi phái nhỏ hơn rải rác khắp nơi đến tận những làng mạc xa xôi nhất. Con số các môn đồ của cả ba vùng này cũng như tất cả các hệ phái khác nhau lên tới hơn một triệu người. Ngoài ra còn có những thiện nam, tín nữ với con số lên đến khoảng trên hai triệu ngưòi.
Ngô Đình Diệm bỏ cặp kính xuống và đưa cuốn sách trên tay cho Đại sứ Sedgewick để ông này chuyển luôn nó cho Marnin.
- Như vậy là ngài có thể thấy, thưa ngài Đại sứ, chính phái Phật giáo cũng thừa nhận là họ chỉ có khoảng một triệu môn đồ và khoảng hơn ba triệu người theo đạo, tức là khoảng một phần tư dân số mà thôi - thế có nghĩa là họ không thể được gọi là đa số được. Thế nhưng những lời vu khống đó luôn bị khuyếch trương thái quá. Theo ước tính của chúng tôi thì những người được gọi là Phật tử chỉ chiếm chưa đến năm phần trăm dân số - ít hơn con số những người thường xuyên đi lễ ở các nhà thờ Thiên Chúa giáo rất nhiều.
Vấn đề tôn giáo mới chỉ là đoạn đầu tiên trong bài diễn thuyết của ông Diệm. Sau đó, ông ta còn thuyết trình về câu chuyện của gia đình ông ta từ tám đời về trước, vai trò của niềm tin tôn giáo trong triết lý và đạo đức của họ, việc họ bỏ đời theo đạo Thiên Chúa và sự xuất hiện của những người Pháp, sự thất bại của người Pháp trong nỗ lực khai hóa văn minh ở đất nước này, chất lượng giáo dục quá thấp đặc biệt là ở bậc Đại học và làm thế nào để những người bản địa dần dần có được chỗ đứng trong các trường Đại học hay tài sản của gia đình ông ta đã bị tịch thu như thế nào...
Ông ta còn nói rằng đã có một kế hoạch được chuẩn bị chu đáo để gây náo loạn trên khắp đất nước nhằm mục đích gây áp lực đòi Chính phủ phải rút toàn bộ lực lượng Quân đội ra khỏi Sài Gòn biến thủ đô thành nơi không có phòng bị. Trong tình huống ấy, ông ta đã phải bắt buộc các tướng lĩnh cao cấp của ARVN rằng ông ta ban bố tình trạng thiết quân luật và thông qua kế hoạch làm sạch các chùa chiền.
Đại sứ Sedgewick cố gắng ngắt lời ông Diệm mấy lần liền bằng một lời bình luận hay một câu hỏi, nhưng giống như bao nhiêu lần khác, ông ta không thể làm cách nào để chế ngự được Ngô Đình Diệm. Cuối cùng, Đại sứ Sedgewick cũng phải xem đồng hồ và xin lỗi vì bỏ dở “bài diễn thuyết hết sức ấn tượng” của ông Diệm nhưng cũng không quên giải thích rằng ông ta phải về nhà ăn tối với phu nhân Penelope và không muốn để bà nhà phải chờ quá lâu.
- Thế luôn là một ý tưởng hay đấy ông Đại sứ ạ, đừng bao giờ bắt một quý bà phải chờ đợi quá lâu. - ông Diệm nói rồi cười hóm hỉnh. Tất cả đều đứng dậy. Ngô Đình Diệm đưa ông Sedgewick ra đến cửa và sau đó quyết định đi cùng ông ta xuống chân cầu thang.
- Có một thứ, ông Đại sứ ạ - ông ta nói khi họ ra đến sân trước - Tôi hy vọng rằng ngài sẽ nhắc nhở các thành viên trong Phái bộ Mỹ của các ngài rằng cần phải có kỷ luật hơn nữa và đặc biệt là đừng đem những nhận thức lẫn lộn của họ áp đặt vào trong hệ thống chính trị của chúng tôi.
- Thưa ngài Tổng thống, - Đại sứ Sedgewick trả lời - trong suốt sự nghiệp của mình tôi đã đặt triết lý sống của mình vào câu châm ngôn là người dân luôn biết nhiều hơn tất cả các chính trị gia hay các học giả về việc làm thế nào để chế ngự chính bản thân họ. Chỉ cần ba trăm người đầu tiên có tên trong bản danh bạ điện thoại ở thành phố Boston cũng có thể làm được một cơ quan lập pháp hoạt động hiệu quả hơn cả khoa Luật của Đại học Harvard. Đấy là tôi nói với tư cách là một giám thị của Đại học Harvard đấy nhé.
Ông Diệm cười lớn và cả hai người đàn ông cùng chia tay nhau một cách thân mật. Ngồi trong xe trên suốt chặng đường trở về khu cư xá Ngoại giao đoàn, Đại sứ Sedgewick không nói một câu nào. Cho tới khi xe dừng bánh hẳn, ông ta mới buột miệng thốt lên:
- Ông Diệm quả là một người dễ mến - rồi ông ta thở dài - nhưng thật quá tệ, thật quá tệ.
D. Marnin đưa mắt liếc nhìn khuôn mặt rất đẹp trai nhưng ủ ê của ông chủ mình mà khẽ nhún vai.
Tuần trước đó, từ góc làm việc nhỏ xíu thân thiện của mình ở ngay bên cạnh phòng làm việc của Đại sứ Sedgewick, D. Marnin đã nhìn thấy Đại tá Gascon, tướng Donnelly và một người rất kín đáo là ngài Markoff - sự vắng mặt của ngài Sabo trong cuộc họp này cũng là điều dễ hiểu - lần lượt đánh dấu và phác họa lên những tấm bản đồ quân sự khu vực đóng quân, lực lượng, trang bị, tướng lĩnh chỉ huy của bốn quân đoàn chủ lực của ARVN. Sau đó là một cuộc họp đài lê thê mà tại đó bắt đầu từ tướng Donnelly cho đến người cuối cùng đểu thay nhau báo cáo về các tướng lĩnh người Việt như, anh ta chỉ huy lực lượng nào, những đơn vị đó đóng quân ở đâu... Mặc dù chỉ là hoạt động nghiên cứu vội vàng về một vài vấn đề, nhưng Đại sứ Sedgewick cũng đã phải cằn nhằn mãi vì không thể phân biệt được giữa tướng Minh “lớn” và Minh “nhỏ” - theo ông ấy chỉ cần một tướng Minh là đủ cho đất nước này rồi - và một điều khó chịu nữa là dường như có đến nửa dân số của đất nước này có tên họ là Nguyễn. Thế nhưng những rắc rối về việc nhớ tên của người Việt Nam và tên những địa danh cũng không thể ngăn cản được ông ấy viết bức điện sau gửi qua kênh liên lạc riêng gửi tới cho Ngoại trưởng Dean Rusk.
Điện số CAS 0292
Từ Mạng lưới CIA ở Sài Gòn, gửi tới: Bộ Ngoại giao Mỹ
Tuyệt mật Từ Đại sứ Sedgewick Điện khẩn
NODIS Ngày 27 tháng 8 năm 1963
Yêu cầu: Chỉ đọc không sao chép Người nhận: Ngoại trưởng
Liên quan đến công điện số Deptel - 0243
Ngay khi tôi vừa tới Sài Gòn thì đã nhận được điện số Deptel - 0243. Trong đó yêu cầu rằng vợ chồng ông Nhu nhất định phải ra đi còn chúng tôi có toàn quyền sử dụng tất cả các biện pháp cần thiết để có thể cách ly ông Diệm ra khỏi sự ảnh hưởng của những người trong gia đình, bởi lẽ họ đã cách ly ông ta với thực tế tình hình chính trị ở đây. Thế nhưng cho dù có cố gắng đến đâu chúng tôi cũng chưa thể thực hiện được ngay mục tiêu này. Mặt khác, tất cả các chuyên gia về Việt Nam của chúng tôi đều cho rằng cơ hội để tách ông Diệm ra khỏi vợ chồng ông Nhu là hoàn toàn không thể. Trong khi ấy, chính việc chúng ta đưa ra yêu sách đòi ông Nhu phải rời khỏi Việt Nam lại khiến cho ông ấy chặn trước được hoặc phá vỡ kế hoạch này. Tôi còn cho rằng điều rủi ro hơn nữa là làm như vậy chẳng có ích gì, bởi lẽ ông Diệm và ông Nhu đều đang nắm toàn quyền kiểm soát tất cả các lực lượng vũ trang ở bên trong và xung quanh Sài Gòn.
Theo quan điểm của tôi, biện pháp tốt nhất vào lúc này là tới gặp trực tiếp các tướng lĩnh Quân đội và đưa ra yêu cầu của chúng ta mà không cần thông báo cho ông Diệm. Chúng ta có thể yêu cầu họ giữ lại ông Diệm mà không cần vợ chồng ông Nhu, nhưng nếu cần thiết thì cứ để cho họ tự quyết định có để lại ông ta hay không...
Tối hôm sau đó, Đại sứ Sedgewick đã có một cuộc họp kín rất lâu với Đại tá Frank Gascon và ông Stu Markoff ở phòng làm việc riêng của ông ta ở khu cư xá Ngoại giao đoàn. Ngay sau cuộc họp ấy, ông ta đã ký ngay một bức điện khẩn nữa có nội dung:
Điện số CAS 0300
Từ Mạng lưới CIA ở Sài Gòn, gửi tới: Bộ Ngoại giao Mỹ
Tuyệt mật: Từ: Đại sứ Sedgewick Điện khẩn
NODIS Ngày 28 tháng 8 năm 1963
Yêu cầu: Chỉ đọc không sao chép
Người nhận: Ngoại trưởng Mỹ
Liên quan đến công điện số Deptel - 0292
1. Theo công điện trên, Đại tá Gascon đã nói chuyện với Tham mưu trưởng ARVN, tướng Trần Thiện Khiêm trong gần 13 giờ đồng hồ và đã truyền đạt quan điểm sau đây của các lãnh đạo cao nhất trong phái bộ Mỹ:
a. Chúng ta cần phải hợp tác triệt để hơn nữa với Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong các công tác đánh giá tình hình và hoạch định kế hoạch.
b. Chúng ta đều đồng ý rằng vợ chồng ông Nhu bắt buộc phải ra đi.
c. Việc có để lại ông Diệm hay không nay thuộc toàn quyền xử lý của các tướng lĩnh.
d. Các nhà sư và những người bị bắt phải được trả tự do ngay lập tức.
e. Chúng ta sẽ cung cấp cho họ tất cả những gì cần thiết, trong đó bao gồm cả việc bảo lãnh cho vợ con và gia đình họ trong thời gian khó khăn do việc thành lập một Chính phủ lâm thời.
f. Chúng ta sẽ không bảo lãnh cho bất cứ một ai trong những hành động nhằm nắm được chính quyền. Toàn bộ mọi hành động đều do họ chịu trách nhiệm cho dù họ chiến thắng hay thất bại.
g. Nếu như vợ chồng ông Nhu không bị lật đổ và tình hình Phật giáo ở đây không được giải quyết triệt để, Chính phủ Mỹ sẽ ngừng ngay các hoạt động viện trợ quân sự và kinh tế cho Sài Gòn.
2. Tướng Trần Thiện Khiêm đã yêu cầu như sau:
a. Các tướng lĩnh đều tán thành những điểm nêu trên. Nhưng họ muốn có được quan điểm rõ ràng của Đại sứ quán Mỹ.
b. Tất cả những yêu cầu trên không được thông báo cho tướng Trần Văn Bích vào thời điểm này, với lý do trong Phòng Tham mưu của ông ta chắc chắn có một số nhân viên mật của Ngô Đình Nhu. Chính vì vậy cần phải bảo mật tuyệt đối các thông tin này.
c. Đại tá Gascon cần chờ thêm thời gian nữa đến khi có xe jeep của ARVN tới đón đưa đi gặp tướng Dương Văn Minh và nói lại toàn bộ yêu cầu của phía Mỹ cho ông ấy.
Năm giờ chiểu ngày hôm sau, D. Marnin được tháp tùng Đại sứ Sedgewick tới thăm xã giao ông cố vấn Ngô Đình Nhu. Theo kế hoạch thì ngài Stu Markoff sẽ đi cùng với ông Đại sứ nhưng đến phút chót, ông này đã quyết định chọn một ai đó có quan điểm “trung lập hơn”.
Viên Đại úy Quân lực Việt Nam Cộng hòa đón Đại sứ Mỹ từ ngoài cổng và dẫn hai người vào bên trong. Phòng làm việc của ông Nhu, nơi lần đầu tiên D. Marnin được đặt chân đến nằm ở cánh phía Tây của Phủ Tổng thống. Căn phòng này nhỏ hơn nhiều so với phòng làm việc của ông Diệm hay cả phòng làm việc của Đinh Triệu Dã nhưng nó được chất đầy và rất bừa bộn với vô số sách vở, tài liệu, kẹp lớn, kẹp bé, báo chí hay các loại báo cáo có mặt ở tất cả các loại đồ đạc trong phòng. Cố vấn Ngô Đình Nhu đang ngồi sau bàn làm việc, vừa đọc vừa hút thuốc với một vẻ mặt cau có khó chịu khi họ bước vào phòng. Ông ta nhìn lên thấy ngài Sedgewick thì vồn vã đứng dậy vẫy tay ra hiệu cho viên Đại úy dọn sạch đống giấy tờ vứt lung tung trên hai chiếc ghế tựa cạnh bàn làm việc rồi mới mời họ ngồi xuống đó. Cuộc đối thoại được tiến hành bằng tiếng Pháp.
- Vậy là - ông Nhu nói - ngài cũng đã có đủ dũng cảm để vào tận hang ổ của con chó sói hung bạo nhất.
- Tôi có được sự dũng cảm từ sức thuyết phục - Đại sứ Sedgewick trả lời.
- Tôi rất tiếc khi phải nghe điều đó - ồng Nhu nói - cái mà phía Mỹ các ông cần ở đây chính là sự khôn ngoan chứ không phải là sức thuyết phục.
- Sau cả cuộc đời cống hiến cho cộng đồng, tôi hy vọng rằng tôi cũng đã tích lũy được một chút ít thứ đó.
Người phục vụ mang tới một bình cà phê và ba chiếc cốc nhỏ. Ông Nhu rót cà phê ra mấy chiếc cốc nhưng ông ta không bỏ đường hay sữa vào mà đem mời ngài Đại sứ và Marnin.
- Vậy đấy, thưa ngài Đại sứ, tôi hy vọng rằng điều này sẽ đánh dấu sự khởi đầu của mối quan hệ thật sự hữu hảo. Tôi thiết tha hy vọng rằng chúng ta có thể hợp tác với nhau để vượt qua rất nhiều những khó khăn mà Chính phủ hai nước đang gặp phải.
- Có rất nhiều, - Đại sứ Sedgewick nói - cho phép tôi nói thẳng ra là rất nhiều những khó khăn đó đều do ông và vợ ông gây nên thông qua việc xúi bẩy hay những tuyên bố bằng thái độ không đúng mực.
- Dường như tôi đang bị buộc phải làm một kẻ giơ đầu chịu báng. Ông và người của ông như muốn coi tôi là dạng người điều khiển con rối và rằng Tổng thống sẽ chẳng thể giơ nổi cánh tay hay chân nếu như tôi chưa kéo những sợi dây. Thế nhưng tôi có thể bảo đảm với ngài rằng tôi chỉ làm đúng bổn phận của mình - một cố vấn, một trong rất nhiều,... mặc dù có thể là primus inter pares. Không, không, tôi không thể là kẻ chủ mưu gây ra cuộc khủng hoảng hiện nay giữa chúng ta. Tôi phủ nhận điều đó. Tôi quy nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng này là do các nhân tố khác cơ.
- Thế chúng là những gì nào?
- Sự can thiệp không thể chấp nhận được từ người Mỹ, kể cả những nhân viên Chính phủ cũng như những người bình thường khác vào công việc nội bộ của chúng tôi. Các ngài tự quyết định rằng chúng tôi cần hàng ngàn cố vấn và các ngài chỉ đơn giản là bổ nhiệm họ một cách hỗn loại đến khắp nơi trên mảnh đất này mà không thèm tham khảo ý kiến của chúng tôi về điều đó. Người của các ngài có mặt ở khắp mọi nơi trên mảnh đất Việt Nam của chúng tôi. Chúng tôi không thể biết được là có bao nhiêu trong số họ, họ là những ai và họ đang làm cái gì hay họ đang ở đâu. Các ngài nói với chúng tôi rằng có khoảng hai mươi ngàn cố vấn ở đây, nhưng trong thực tế, thông qua các nguồn tin của chúng tôi biết chắc là có khoảng hơn hai mươi nghìn người Mỹ tất cả. Khi các ngài nói với chúng tôi cái gì đó, cho dù các ngài có thông minh đến đâu đi chăng nữa, thì các ngài cũng chẳng nên hy vọng đơn giản là chúng tôi sẽ chào đón nó bằng câu “Vâng, thưa ngài”. Hoặc là Đài phát thanh tiếng nói Hoa Kỳ của ngài cũng không nên đưa ra tối hậu thư về việc ngừng viện trợ
- Đấy là vì ông Ed Murrow quá bức xúc đấy thôi - Đại sứ Sedgewick phản đối ngay - ông ấy chỉ muốn đài VOA đưa ra cái mục tiêu chính của bài viết ấy thôi mà.
- Mục tiêu ấy chỉ là việc nhỏ. Nhưng những gì mà Đài tiếng nói Hoa Kỳ đưa ra lại được chúng tôi hiểu là - tiếng nói của nước Mỹ - không phải là nơi truyền tải những thông tin đáng được quan tâm. Khi đài này chỉ trích chúng tôi, các ngài đã làm giảm uy tín của Chính phủ này, cái uy tín mà chúng tôi đã phải rất vất vả mới giành được.
- Chúng tôi cũng chẳng có cách nào bịt miệng cái đài này được - Đại sứ Sedgewick trả lời.
- Nó không chỉ đơn giản là bịt miệng ông Murrow - Ngô Đình Nhu đồng tình - ít ra thì cũng cần phải hỏi xem là những thứ mà bài viết của họ nêu ra có đúng như vậy không. Những tuyên bố này nói rằng các hành động của chúng tôi chống lại phái Phật tử là hoàn toàn sai bởi lẽ chính các tướng lĩnh cũng muốn làm như vậy cơ mà.
- Tôi không được biết cụ thể về chuyện đó - ông Sedgewick trả lời - nhưng với tư cách là một người đã có nhiều năm trong đời sống chính trị, tôi biết rằng chẳng có chính sách đối ngoại nào được Chính phủ Mỹ thực thi mà không có sự ủng hộ của công luận. Trong khi ấy, công luận nước Mỹ lại rất phẫn nộ trước các hành động đàn áp Phật giáo của các ngài cũng như chúng tôi không thể ủng hộ cho tuyên bố của bà Trần Lệ Xuân về “nướng thịt sư” hay nói tóm lại là tiêu diệt Phật giáo. Cá nhân tôi hàng ngày đều phải nhận những lá thư phản đối như vậy. Theo ngài tôi nên trả lời họ như thế nào đây.
- Bà ta là một đại biểu Quốc hội và là một công dân nên bà ta có quyền nói lên suy nghĩ của mình - ông Nhu trả lời - Bà ta chỉ nói lên quan điểm cá nhân của bà ấy và điều đó không phải là ý kiến của tôi hay của các anh tôi. Điều này hoàn toàn mang tính cá nhân. Câu hỏi thật sự vào lúc này là cái gì đang xảy ra ở phía Việt Nam. Chúng ta có đang giành chiến thắng hay không? Còn câu trả lời là mặc dù hơn 35% dân số của chúng tôi vẫn chưa được xếp vào danh sách của Chương trình lập Ấp chiến lược nhưng đến cuối nãm nay tất cả bọn họ sẽ được có mặt trong Chương trình này ở một dạng nào đó. Tới lúc bấy giờ, chiến tranh du kích sẽ chấm dứt và quân Bắc Việt nhất định sẽ phải quyết định tham gia vào một cuộc chiến tranh truyền thống.
- Cả tướng Taylor và tướng Donnelly đều khẳng định với tôi rằng chúng ta có đủ các nguồn lực cần thiết ở đây để giành chiến thắng trong bất cứ hình thức chiến tranh truyền thống nào. Thế nhưng, ở Washington, câu hỏi lại được đặt ra là chúng tôi phải giải quyết cuộc khủng hoảng Phật giáo bằng cách nào đây.
- Nếu như có một cuộc chiến tranh truyền thống - ông Nhu nói tiếp - chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể. Tuy nhiên, tôi cần sự giúp đỡ của các ngài. Cũng giống như vấn đề Phật giáo, có nhiều người dân chỉ đơn giản là không hiểu chuyện gì đã xảy ra. Những vụ tự tử đó được gây ra bởi vì trong chùa sặc mùi trầm hương và những câu thần chú vớ vẩn. Mấy nhà sư tội nghiệp đó đã bị mê hoặc, bị tiêm nhiễm và cả bị dọa dẫm nữa. Đó chính là cách mà các vụ tự thiêu đó được dàn dựng. Nhưng các ngài sẽ thấy là những biện pháp mà chúng tôi đã tiến hành sẽ phát huy tác dụng của chúng. Và ngài cũng phải đồng ý là tất cả các biện pháp ấy đều đã được thực hiện ngay trước khi ngài đặt chân tới đây theo đúng thời gian biểu mà chúng tôi được biết là ngày 26 tháng 8.
- Có lẽ điều tốt hơn cả với chúng ta - Đại sứ Sedgewick nói - là giá như các ngài đừng bao giờ làm những điều đó. Thế nhưng dù sao các ngài cũng đã làm rồi, điều được cho là hữu ích nhất tại nước Mỹ vào lúc này là phải có những cử chỉ thật ấn tượng tại đây, chẳng hạn như việc trả lại tự do cho tất cả các nhà sư đang bị cầm tù.
- Các nhà sư đang được trả tự do. Thế nhưng chúng tôi không thể làm rùm beng chuyện này được. Làm như thế chẳng khác nào hủy hoại hết mọi công sức mà chúng tôi đã bỏ ra.
- Vậy thì tệ quá - Đại sứ Sedgewick trả lời.
- Thưa ngài Đại sứ, tôi hy vọng rằng trong những tuần và những tháng tiếp theo ngài sẽ luôn để ý đến mục tiêu quan trọng nhất của chúng ta là chiến đấu chống lại bọn Cộng sản trên toàn cầu. Đó mới thực sự là nơi lợi ích của hai Chính phủ của chúng ta đang tồn tại. Chúng ta là đồng minh và Chính phủ Ngô Đình Diệm luôn luôn coi trọng các đồng minh của mình và sẽ không bao giờ làm hủy hoại liên minh của mình. Chúng tôi vẫn coi người Nga và đặc biệt là người Trung Quốc là kẻ thù nguy hiểm nhất. Tại đây đang có một số vấn đề nội bộ, thế nhưng đó chỉ là vấn đề nhỏ ở vùng nông thôn chứ không phải là trong các chùa chiền. Chúng ta đã phát triển một chiến lược hoàn chỉnh để giải quyết vân đề ấy - đó chính là Chương trình lập ấp chiến lược. Chương trình này đang vận hành một cách trơn tru. Và các ngài cũng đừng quên rằng tôi chính là người đã sáng tạo ra nó.
Ngô Đình Nhu đứng dậy tỏ ý là ông ta đã nói những gì mà ông ta muốn và rằng cuộc đối thoại đã đến hồi kết. Ông ta tiễn ngài Đại sứ Sedgewick ra cửa nơi có một viên Đại úy ARVN đang đứng đợi để tháp tùng hai người ra khỏi dinh Tổng thống.
- Tôi hy vọng rằng sẽ không có thêm một tuyên bố đầy hăm dọa nào nữa được đưa ra từ Washington.
- Tôi cũng hy vọng là sẽ không còn có thêm một lời khiêu khích nào nữa từ phía Việt Nam. - Đại sứ Sedgewick trả lời.
Hai người đàn ông quyền lực nhất Sài Gòn cùng bật cười.
D. Marnin đưa ngài Đại sứ tới khu cư xá rồi quay lại Đại sứ quán để viết lại toàn bộ buổi tiếp kiến với ông Nhu vào trong bức điện báo cáo. Sau khi Helen Eng đánh máy nó bằng mực màu xanh rồi anh lại đem tới phòng làm việc riêng của Đại sứ Sedgewick ở tầng hai trong khu cư xá để ông ta kiểm tra lại.
- Thế là được rồi - đọc xong ông ta trả lời rồi ký xuống dưới bản báo cáo.
Khi chuẩn bị đưa trả lại anh bản báo cáo, ông Đại sứ chợt dừng lại suy nghĩ trong giây lát rồi ghi thêm vào dòng cuối cùng một câu: “Ngô Đình Nhu là một người rất thông minh và làm việc rất hiệu quả. Đó là điều mà bất cứ ai cũng phải thừa nhận”. D. Marnin nhận lại bức điện rồi lái xe đem nó quay lại Đại sứ quán. Thế nhưng khi vừa vào đến cổng thì người lính Hải quân Lục chiến đứng gác ở đó lại bảo anh quay lại khu cư xá ngoại giao đoàn ngay lập tức vì Đại sứ Sedgewick muốn đọc lại nó. Lần này, ông Đại sứ đọc lại rất cẩn thận và suy nghĩ một hồi rồi cầm bút viết tiếp vào nhận xét vừa rồi: “Thế nhưng tôi lại đoán rằng ông ta là một người tàn nhẫn, không hoàn toàn có lý trí theo các chuẩn mực của chúng ta và rằng điều quan trọng nhất mà ông ta quan tâm chính là làm sao để bản thân ông ta và gia đình ông ta được sống sót”.
[21] Oligarchic: Chính trị đầu xỏ, thể chế độc tài.