NGÀY TÀN NGỤY CHÚA

Chương 34

Docsach24.com

ếu như có hỏi rằng vấn đề rắc rối nhất đối với họ ở Sài Gòn là gì, thì chắc chắn cả tướng Donnelly và Đại sứ Corning sẽ không ngại ngần trả lời rằng “đó là quan hệ với cánh báo chí”. Trong một nỗ lực nhằm giải quyết dứt điểm vấn đề này, John Mecklin đã phải viết hết bản ghi nhớ này đến bản ghi nhớ khác nhằm hoạch định một kế hoạch cho Đại sứ quán nhằm thổ lộ hết tâm tư của mình với mấy tay phóng viên mà hy vọng rằng họ sẽ hợp tác. Thế nhưng làm sao mà Đại sứ quán lại có thể chia sẻ tất cả những ý nghĩ của họ với những người giống như Mandelbrot, tại cuộc họp của phái bộ Mỹ, ông Corning có thể hỏi Mecklin về cái thế giới kỳ quặc mà họ đang sống, hay từ chối thừa nhận những tiến bộ đáng kể mà chúng ta đang đạt được tại đất nước này, hay chẳng cần do dự đưa ra lời cáo buộc để lật đổ một Chính phủ mà Hoa Kỳ đã từng cam kết rằng sẽ ủng hộ.

Tuy nhiên, ngay từ khi đặt chân xuống sân bay Tân Sơn Nhất, rõ ràng là chính ông Sedgewick đã cho là tầm nhìn của Mandelbrot về Chính phủ Nam Việt Nam luôn cao hơn rất nhiều so với ngài Corning. Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí không cần chuẩn bị trước tại phòng họp dành cho VIP ở sân bay, ông Sedgwick thi thoảng không chủ định nhắc đến Chính phủ Nam Việt Nam một cách chỉ trích điều này đã khiến cho đám phóng viên hớn hở ra mặt trong khi ấy nó lại làm cho ngài Sabo nhướn cao đôi lông mày của một nhà ngoại giao lão luyện. Ngài tân Đại sứ Mỹ không ngại ngần khi khẳng định rằng việc bổ nhiệm ông ta giống như một “cái chổi mới” để quét sạch những chính sách đầy tai tiếng của anh em họ Ngô vốn được “chăm bẵm quá nhiều”. Ông ta liên tục nhắc đi nhắc lại cụm từ “triều đại kinh hoàng” và khẳng định rằng Tổng thống đang xem xét việc thay đổi toàn diện chính sách của Mỹ đối với Sài Gòn.

Điều này gần như đã được quyết định trong vòng bốn tiếng sau đó, vào lúc ba giờ sáng khi D. Marnin được anh chàng Pat Patterson gọi tới để đọc bức điện mật NIACT từ Phủ Tổng thống Mỹ gởi tói cho ngài Sedgewick. Nó đúng hơn phải là một quả bom kinh khủng.

Điện số 243

Từ Ngoại trưởng Mỹ Gửi tới Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn

Đồng kính gửi Tư lệnh Quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương/ Cố vấn chính trị của Phòng chính trị Bộ Ngoại giao Mỹ ở Thái Bình Dương (CINCPAC/ POLAD)

Có thể chuyển tới cho Chỉ huy trưởng mạng lưới điệp báo của Cục Tình báo trung ương (CIA) các toán: Sài Gòn số 0265, Sài Gòn số 322, Sài Gòn số 320, Sài Gòn số 316 và Sài Gòn số 329.

Mọi việc đều rõ ràng là cho dù lực lượng ARVN có soạn thảo kế hoạch thiết quân luật hay chỉ là Ngô Đình Nhu cài bẫy họ làm như vậy, ông Nhu đã lợi dụng điều đó để ra lệnh cho lực lượng cảnh sát vũ trang và lực lượng đặc nhiệm của Đại tá Tung tập kích các chùa chiền. Chính phủ Mỹ không thể tha thứ cho việc quyền lực Chính phủ bị rơi vào tay ông Nhu như trong trường hợp này. Tổng thống Diệm nhất định phải loại bỏ ông Nhu và các cộng sự thân tín của phái này ra khỏi chính trường mà thay thế vào đấy bằng các chính trị gia và các tướng lĩnh có đủ khả năng. Nếu Diệm vẫn cố tình bướng bỉnh và từ chối thì chúng ta sẽ phải đối mặt với khả năng là chính ông Diệm sẽ không được bảo vệ.

Bây giờ chúng ta tin rằng hành động cần thiết nhất là phải làm sao để ông Nhu không thể củng cố được lực lượng của mình. Chính vì vậy, trừ khi các anh muốn đạt được những mục tiêu cao cả hơn thế nữa, các anh có toàn quyền gây áp lực với Chính phủ Việt Nam Cộng hòa rằng Hoa Kỳ không thể chấp nhận các vụ tấn công vào các chùa chiền do ông Nhu và các cộng sự tiến hành dưới vỏ bọc là lệnh thiết quân luật. Thêm vào đó, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa cần phải có các hành động biện minh phù hợp, trong đó bao gồm cả việc họ đã bãi bỏ sắc lệnh số 10 ban hành ngày 6 tháng 8 năm 1950 và trả lại tự do cho tất cả các tăng ni Phật tử đang bị bắt giam. Đây là hành động manh động.

Cùng lúc này chúng ta phải thông báo cho các tướng lĩnh quân sự biết rằng Hoa Kỳ sẽ không tiếp tục ủng hộ về mặt quân sự và kinh tế cho Chính phủ Việt Nam Cộng hòa nếu các yêu cầu trên trong đó có cả việc loại bỏ ông Nhu ra khỏi chính trường không được thực hiện ngay lập tức. Chúng ta mong muốn để lại cho ông Diệm một cơ hội hợp lý để loại bỏ ông Nhu nhưng nếu như ông này tiếp tục bướng bỉnh thì chúng ta sẵn sàng chấp nhận sự thật là chúng ta không thể ủng hộ ông Diệm được nữa. Các anh cũng có thể nói thẳng với các tướng lĩnh quân đội rằng nếu họ lựa chọn giải pháp hành động thì chúng ta sẽ ủng hộ họ hoàn toàn trong toàn bộ giai đoạn chuyển tiếp khi cơ chế Chính quyền trung ương đang bị phá vỡ.

Trên tất cả, nhiệm vụ bây giờ của Đại sứ quán Mỹ cũng như của Phái bộ Mỹ là khẩn trương đánh giá tất cả mọi khả năng lựa chọn thế hộ người thay thế phù họp và soạn thảo mọi kế hoạch một cách chi tiết nhất nếu như cảm thấy cần thiết. Các anh đều hiểu là từ Washington chúng tôi không thể gửi tới cho các anh hướng dẫn một cách tỉ mỉ để làm sao chiến dịch này được thực hiện. Nhưng chúng tôi luôn bảo đảm rằng chúng tôi luôn đứng đằng sau ủng hộ tất cả các hành động của các anh để đạt được những mục tiêu mà chúng ta đã vạch ra.

Ký tên

Ngoại trưởng Ball.

Trong buổi sáng đầu tiên, vì mệt mỏi sau một chuyến bay dài, ông Sedge wick không tới phòng làm việc cho đến mười một giờ trưa. Ông ta bước vào với một dáng vẻ của một chính trị gia lão luyện - bắt tay chào hỏi tất cả mọi người kể cả phụ tá của mình là Marnin. Ông ta là một người rất đẹp trai và có phong cách của một quý ông đáng kính - nhìn ông ta đẹp trai đến nỗi ai cũng nghĩ rằng thời trai trẻ ông ta hẳn đã đóng vai chính trong mấy bộ phim hành động nổi tiếng. Với chiều cao trên 1m80, ông Đại sứ lại rất thành công trong tô điểm cho tính cách đầy quyết đoán kiểu nhà binh của mình bằng một bộ ria mép sắc như dao. Ông ta đã từng từ chức Thượng nghị sỹ năm 1942 để gia nhập quân đội và chỉ huy một Trung đoàn lính thủy đánh bộ chiến đấu ở bờ biển Omaha vào đúng ngày D lịch sử. Sau khi được Tổng thống Eisenhower bổ nhiệm làm Đại sứ ở Paris và ở Bonn, ông ta được đánh giá là một trong bốn hoặc năm chính trị gia có nhiều triển vọng được để cử làm ứng cử viên của đảng Cộng hòa trong bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ được tổ chức vào năm 1964 hoặc 1968.

D. Marnin chờ thêm vài phút nữa để ngài Đại sứ làm quen với nơi làm việc mới của mình rồi mới dám bước vào và bắt gặp ông ta đang đứng sững sờ bên cửa sổ mở toang mà nhìn sang phía nhà đối diện được sử dụng làm bếp nấu mỳ ăn trưa.

- Tòa nhà đối diện phía bên kia được sử dụng vào việc gì vậy? - ông ta nói bằng một chất giọng của người miền Đông pha lẫn chút trọng âm chì triết theo kiểu lãnh đạo bảo thủ - Và vấn đề an ninh ở đây cũng đang cần được xem xét. Cái gì có thể ngăn không cho người đàn ông kia ngừng việc xào mì rồi cầm lấy một khẩu súng trường mà nã đạn thẳng vào đầu tôi chứ? Khỉ thật có lẽ chẳng cần súng trường đâu anh ta có thể làm điều đó với một khẩu súng ngắn cũng được ấy chứ.

- Lực lượng an ninh người Việt luôn để mắt rất cẩn thật đến tòa nhà đó - D. Marnin trả lời vội vã - ở cửa ra vào bên đó luôn có một lính gác canh giữ suốt 24 giờ trong ngày, nhằm ngăn chặn VC tiếp cận căn phòng đó.

- VC sao? Chính điều làm tôi lo lắng là liệu những tay an ninh người Việt đó có phải là VC hay không đấy. Chẳng phải bọn họ là người của ông Nhu hay sao?

- Vâng thưa ngài.

- Điều cuối cùng mà ngài Averall nói với tôi trước khi rời Washington là trên đời này không có gì có thể khiến cho người đàn ông đó phải cúi đầu kể cả ám sát. Và điều đầu tiên mà tôi tìm thấy ở xứ sở này là phòng làm việc của tôi nằm đối diện với cái hang chuột ở tòa nhà bên kia là cực kỳ nguy hiểm.

- Ông Nhu có thể có rất nhiều lỗi lầm. - D. Marnin - nhưng ông ấy không ngu đâu. Cố gắng giết một Đại sứ Mỹ chắc chắn là một hành động điên rồ.

- Nhưng ông ta không phải là người có lý trí.

- Không thưa ngài, - D. Marnin cãi lại - Ông ấy có thể là một kẻ tự phụ nhưng chắc chắn là ông ấy không phải là người không có lý trí.

- Hừ, cậu dường như biết nhiều về tình hình ở đây hơn cả Trợ lý ngoại trưởng đặc trách khu vực Viễn Đông hay là Thứ trưởng ngoại giao phụ trách các vấn đề chính trị thì phải.

- Kể từ khi tôi có mặt ở đây - D. Marnin trả lời và cố gắng lái sang chủ đề khác - ngài Corning là người thứ hai sau Bộ Ngoại giao Mỹ xây dựng cho chúng tôi cái tòa đại hình này. Tôi có thể mang tới đây cho ngài một cặp tài liệu nếu ngài muốn thưa ngài.

- Cậu có cái gì để viết không?

- Có đây thưa ngài.

- Cậu ghi một bức điện như thế này nhé. Đề vào đấy là: “Từ Đại sứ Sedgewick Gửi tới Ngoại trưởng Mỹ”. Tôi thật sự bàng hoàng khi khám phá ra môi trường mà các cộng sự của tôi đang làm việc. Họ là những người cừ khôi nhất ở ngoài chiến tuyến và họ cũng đã làm hết khả năng của mình. Thế nhưng tình hình an ninh của Đại sứ quán là hết sức nguy hiểm và không thể chấp nhận được. Quý ngài hãy cử ngay một nhóm của Đại sứ quán tới đây càng sớm càng tốt để thảo luận về việc xây dựng một Đại sứ quán mới. Chúc ngài những lời chúc tốt đẹp nhất. Ký tên Đại sứ Sedgewick.

- Tuyệt vời thưa ngài. Bức điện này sẽ làm cho tất cả mọi người ở đây hăng hái hẳn lên đấy. Và nếu như tôi có thể đề nghị thì có một bức điện ở giữa bàn làm việc của ngài mà ngài nên xem qua ngay bây giờ. Đó nó kia kìa thưa ngài.

Ông Đại sứ bước tới bên chiếc bàn và cẩn thận cầm nó lên. Ông ta đọc nó rất kỹ rồi đôi lúc dừng lại đánh dấu lên những đoạn văn thật quan trọng. Rồi ông ta lại đọc lại một lần nữa.

- Cậu đã đọc bức điện này chưa? - ông ta hỏi.

- Có thưa ngài.

- Còn có ai đọc bức điện này nữa?

- Không ai cả thưa ngài.

- Trong tương lai - ông ta nói - khi có một bức điện ghi là “chỉ để đọc” gởi đến cho tôi từ ngài Tổng thống, tôi muốn chúng sẽ phải được làm đúng như thế. Không một ai được đọc nó trước tôi hết. Kể cả cậu nữa. Như thế đã rõ chưa?

- Rắc rối là ở chỗ tất cả các bức điện loại này - và đôi khi chúng ta nhận được tới ba bốn lần trong một tuần - đều được đề là gửi riêng cho ngài đều đến đây vào lúc nửa đêm vì sự khác nhau giữa các múi giờ. Mà chúng đều được ghi rõ là NIACT [20] vì thế cho nên luôn có ai đó phải đọc chúng ngay lập tức. Đó có thể là người trực ban và dĩ nhiên là nếu như ngài muốn anh ta đọc nó hộ tôi. Nếu không, phòng mã thám sẽ phải đánh thức ngài dậy mà như thế thì sẽ không hay lắm đâu bởi vì có đến 98 % số điện này có thể đợi được đến sáng ngày hôm sau.

- Nghe này, đây là lần thứ ba tôi làm Đại sứ - ông Sedgwick trả lời - và tôi không cần sự chỉ bảo là làm thế nào mới luộc được một quả trứng. Chúng ta sẽ quay lại chủ đề này sau khi tôi đã quyết định là cậu sẽ ở lại đây như thế nào.

Tim D. Marnin như ngừng đập. Ở chừng mực nào đó, anh không muốn phải rời khỏi Sài Gòn vào lúc này. Ông Sedgewick ngả người ra sau ghế.

- Đây đúng là một bức điện trời đánh. - ông ta lầm bầm như nói với chính mình hơn là nói với D. Marnin đang ngồi đấy - Chẳng có ai nói với tôi như vậy khi tôi rời Washington ba ngày trước đây. Tôi đã cho là việc tập kích vào các chùa chiền chỉ là cái gì đó giống như một sự cố tôn giáo thôi. Vì thế nên tôi có mặt ở đây vào lúc này. Tôi còn chưa kịp đến trình Quốc thư thì giờ này người ta lại muốn tôi lật đổ cái Chính phủ mà tôi sẽ phải đến ra mắt với tư cách là đại diện hợp pháp. Họ bảo tôi hãy lập danh sách những người kế nhiệm có năng lực. Nhưng đừng lo lắng nhiều quá về các chi tiết vụn vặt. Cứ tiến lên và làm nó đi rồi chúng tôi sẽ luôn ở đằng sau các anh cho tới cùng cho dù các anh có làm gì đi chăng nữa. Trước đây tôi đã từng nghe câu này ở trong bài hát nào rồi thì phải. Nếu tôi không nhầm thì ở đây có sự nhầm lẫn lúc giải mã thì phải. Đúng của nó phải là cứ cố gắng lên chúng tôi luôn ở sau lưng anh nếu có gì đó không phải xảy ra thì chúng tôi sẽ đâm một nhát dao thẳng vào lưng anh cho ngập đến tận cán ấy chứ.

D. Marnin không nhịn được đành cười phá lên và ông Sedgewick cũng vậy.

- Thôi vậy, bây giờ cậu đã đọc bức điện đó rồi, cậu nghĩ như thế nào hả? Ủng hộ hay không ủng hộ?

D. Marnin như linh cảm thấy tương lai và công việc anh làm trong chuyến công du lần này tới Sài Gòn phụ thuộc rất lớn và việc anh có đưa ra đúng câu trả lời vào lúc này hay không. Thế nhưng anh cũng không hiểu câu trả lời như thế nào là đúng.

- Theo quan điểm của tôi, - cuối cùng D. Marnin cũng trả lời - sẽ là không khôn ngoan nếu ta cứ liều mạng nhảy bừa từ trên bờ đê xuống khi ta chưa nhìn kỹ xem bờ đê ấy cao bao nhiêu và liệu ta có thể nhảy xa được bao nhiêu trước khi tiếp đất.

Ông Sedgevvick đưa mắt nhìn D. Marnin một cách ngờ vực. Thái độ của ông ấy cho thấy ông ấy không hài lòng với câu trả lời này. Bức điện này là một cái chứng chỉ phải làm theo và bản năng của anh mách bảo rằng anh phải làm theo nó.

- Tất cả điều đó đểu đã được dạy trong các sách giáo khoa của Bộ Ngoại giao - ông ta nhận xét - xem ra cậu đã chọn đúng nghề rổi đấy. Xin chúc mừng. Còn bây giờ chúng ta có một số công chuyện phải làm. Tôi và cậu sẽ phải đến chỗ USOM để nói chuyện với mấy nhà sư đang ở đó.

Ông Curly Birrd đã được cô Helen Eng gọi điện báo trước nên đã đi ra tận cổng đứng đợi ngài Đại sứ khi chiếc xe Checker tiến vào trong. Người ông Biưd đang vã mồ hôi như tắm. Ông ta đã đứng ngoài cổng đợi gần ba mươi phút mà không biết là ông Đại sứ đã bất ngờ yêu cầu lái xe dừng lại ở chùa Xá Lợi để đánh giá mức độ thiệt hại. Có khoảng năm hay sáu nhà sư đang quanh quẩn, dọn dẹp trong chùa trong số đó có cả nhà sư bị tâm thần mà D. Marnin đã gặp hôm trước. Một người trong số họ có thể nói tiếng Pháp một cách tàm tạm. Ông Sedgewick cũng đã có một thời niên thiếu học Trung học ở Paris cho nên ông ta muôn dùng tiếng Pháp để thuyết phục các nhà sư này cáo buộc tất cả những gì đã xảy ra với họ nhưng không thành công. Nhà sư đó chẳng những không phản đối mà còn muốn ủng hộ sự đúng đắn của Chính phủ. Cuối cùng, ông Sedgevvick càu nhàu:

- Bọn này đã dàn xếp mọi chuyện rất êm đẹp, chính xác và đặc biệt là rất lịch lãm nữa.

Sau đó, ông ta cúi đầu chào nhà sư kia một cách lịch sự rồi ra xe đi tiếp tới trụ sở của USOM.

Hai nhà sư tên là Bắc và Hiệp rất bị bất ngờ khi bị đánh thức từ sáng sớm để chuẩn bị gặp gỡ Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn. Sau màn chào hỏi và giới thiệu, ông Sedgewick nói:

- Tôi đặt chân tới đất nước này vào đêm qua. Như các ông thấy, hành động đầu tiên của tôi là bảo đảm rằng các ông cảm thấy hài lòng với những gì mà chúng tôi đã cung cấp.

Chiều hôm đó, ông Sedgewick không quay trở lại phòng làm việc. Sau khi nói chuyện với Gascon và nghỉ trưa một lát (một giấc ngủ ngắn mà ông ta vẫn gọi là “Giấc ngủ mỹ miều” được duy trì qua tất cả các buổi trưa trong suốt thời gian ông ta làm việc tại Sài Gòn, ông ta gọi điện cho cô Helen và yêu cầu cô này sắp xếp ba mươi phút một cho mỗi cuộc hẹn ngay tại khu cư xá với Tướng Donnelly, ngài Bilde, ngài Markoff, ngài Sabo và cuối cùng là với Marnin. Viên phụ tá vừa đến khu cư xá thì cùng là lúc ông Sabo từ trong bước ra.

- Mọi thứ đang thay đổi ở đây anh bạn ạ. - ông Sam nói khi D. Marnin vừa bước qua mặt ông ấy ở trên đầu cầu thang - Tôi nghĩ là tất cả chúng ta đều bị bỏ rơi ở đây rồi.

Câu nói đó lại càng làm cho D. Marnin mất tinh thần hơn nữa. Người giúp việc chỉ cho anh lên căn phòng làm việc nho nhỏ ở trên tầng hai nơi ông Đại sứ đang ngồi tiếp khách. Ông ta ra hiệu cho anh ngồi xuống ghế.

D. Marnin dùng hai tay nâng cặp tài liệu đánh bằng mực màu xanh lá cây kể về toàn bộ chuyến viếng thãm tới gặp các nhà sư đưa cho ông ta. Ông ta cầm bút ký luôn mà chẳng cần bình luận gì thêm rồi đưa trả nó cho anh.

- Ông Gus Corning đã đánh giá anh rất cao - sau đó ông ta nói.

- Rất cám ơn ngài.

- Ông ấy đã nài nỉ tôi nên giữ anh lại vị trí cũ và nói rằng anh sẽ đặc biệt có giá trị cho tôi. Điều đó có làm anh bất ngờ không?

- Đó là tất cả những gì mà tôi có thể mong muốn vào lúc này thưa ngài - anh mạnh dạn trả lời.

- Tuy nhiên tôi cũng đã nói với ông ấy là điều này chưa nằm trong kế hoạch của tôi và tôi đã có người khác đảm nhiệm công việc phụ tá cho tôi rồi. Thêm vào đó, tôi cũng muốn chúng ta thẳng thắn với nhau rằng gợi ý của ông Corning thực tình không ảnh hưởng mấy đến những gì mà tôi đã quyết định làm. Ở đây cần phải có những sự thay đổi lớn. Tất cả những ai đã quen thuộc với các chính sách của ông Corning sẽ gặp phải lất nhiều khó khăn vì những gì mà tôi muốn bổ sung vào.

- Thưa ngài, tôi không nghĩ rằng đó lại là vấn đề khó khăn đối với tôi - D. Marnin trả lời không một chút ngại ngần.

- Vậy thì tốt. Bởi vì người mà tôi đã từng muốn làm thay cương vị của cậu đang có bầu và ở đây cậu cũng đã tỏ ra có những kinh nghiệm cần thiết mà tôi chưa được biết. Thực tế là tôi đang tự hỏi ỉà ông Corning có biết được điều đó hay không.

- Đó là cái gì vậy thưa ngài?

- Mối quan hệ rất thân mật của cậu với phóng viên Willis Mandelbrot.

- Ông ấy có biết thưa ngài.

- Ờ, điều này có thể khiến câu ngạc nhiên đấy, nhưng sự thật là mối quan hệ đó đặc biệt cần thiết với tôi vào lúc này. Tôi đã khá ấn tượng khi anh chàng Mandelbrot tâng bốc cậu lên đến tận mây xanh trong lúc chúng tôi đang ăn trưa cùng với nhau. Anh chàng Willis nói rằng cậu là một trong những người đặc biệt có giá trị ở văn phòng của tôi và là một người biết cách giữ chữ tín.

Nói đến đây ông ta dừng lại trong giây lát và gợi ý với viên trợ lý mới rằng điều mà ông ta cần nhất vào lúc này chính là sự tin cậy.

- Hơn một tuần trước, tôi đã nói chuyện rất lâu với Tổng thống Kennedy tại phòng bầu dục. Chúng tôi đã bàn bạc với nhau trong hơn hai tiếng đồng hồ. Cậu có biết chúng tôi bàn về cái gì không? Cậu có thể đoán ra đấy - đó chính là anh chàng phóng viên Willis Mandelbrot. Tổng thống đã nói rằng điều đáng ngại nhất đối với tôi chính là phóng viên Mandelbrot và rằng nếu như tôi có thể cộng tác với anh ta thì Đại sứ quán có thể nắm chắc ba phần tư thắng lợi trong cuộc chiến này. Mà như cậu biết, tôi và Willis vừa ăn trưa với nhau hôm nay. Chúng tôi đã thống nhất là giữ quan hệ gần gũi hơn nữa. Chúng tôi cũng đồng ý chia sẻ thông tin cho nhau một cách đều đặn. Thế nhưng có nhiều lý do mà cậu cũng hiểu, sẽ không thuận lợi cho tôi nếu thường xuyên phải gọi điện thoại hay trực tiếp gặp gỡ với một phóng viên của tờ New York Times. Bất cứ điều gì được nói ra trong điện thoại đều được ghi ra cẩn thận và gửi trực tiếp đến tận tay ông Nhu. Mọi liên hệ với Mandelbrot đều phải được viết bằng giấy và đưa qua đưa lại một cách bí mật. Để làm được điều đó mà không gây ra sự hoài nghi từ tất cả mọi người, tôi sẽ cần phải có một ai đó đảm nhiệm việc gặp gỡ Willis. Và cậu là người tốt nhất để làm việc ấy. Cậu nghĩ thế nào?

- Tôi là người của ngài, thưa Đại sứ - D. Marnin trả lời mà lòng cảm thấy rất thanh thản. Sau tất cả những gì tồi tệ nhất thì dường như chắc chắn rằng anh sẽ không phải rời khỏi Sài Gòn vào lúc này.

[20] NIACT: Điện văn cần phải được xử lý ngay trong đêm.