NGÀY TÀN NGỤY CHÚA

Chương 28

Docsach24.com

rong khi D. Marnin quay trở lại Đại sứ quán và viết báo cáo về toàn bộ sự việc mà anh đã chứng kiến để trước tiên đưa tới cho ngài Sabo và sau đó là ngài Bilder, trên toàn mạng điện tín đều tràn ngập bản tin sốt dẻo độc quyền của Buechner - bản tin này gồm ba bức ảnh nền và sáu bức ảnh bổ sung và bài “Tin mới nhận” với khoảng hơn hai trăm chữ được gửi ngay lập tức tới tất cả những cơ quan thông tin cũng những người đặt mua tin của hãng thông tấn Associated Press. Sau khi bức điện đầu tiên được gửi đi khoảng hai mươi phút, một câu chuyện tương tự nhưng dài hơn năm trăm từ mô tả sự kiện đó được gửi tiếp và đến buổi chiều thì lại có một câu chuyện thứ ba với khoảng hơn hai nghìn từ tất cả đều do phóng viên Buechner viết gửi tới khắp nơi trên thế giới.

Theo hướng dẫn của ngài Sabo, D. Marnin soạn một bức điện tía kể về vụ tự thiêu này để gửi về Washington sau đó bắt đầu gọi điện thoại đến các mối quan hệ người Việt để thu thập thông tin cho một bản báo các khác về phản úng của người bản địa trước sự việc này - đây có lẽ là công việc nhàm chán nhất bởi tình trạng luôn bị tấc nghẽn mà chẳng cần lý do nào hết của hệ thống điện thoại ở Sài Gòn. Anh nghĩ rằng chắc chắn sẽ chẳng ích gì nếu trực tiếp gọi điện tới những nhà sư người Việt mà anh đã quen biết Chiếc điện thoại duy nhất ở chùa Xá Lợi thuộc loại điện thoại cổ lỗ sĩ và luôn báo máy bận cho dù chẳng có ai sử dụng nó cả. Dù sao bằng cách này hay cách khác thì các nhà sư cũng sẽ liên lạc với anh bởi lẽ ít nhất họ luôn tin tưởng vào thái độ của anh và luôn coi anh là người đang đứng về phía họ. Thế nhung, cũng không thể không nghi ngờ là anh sẽ không thể hiểu đưọc hết cảm nhận thật sự của họ về sự kiện này. Nhũng tiếng gào lên trong chiếc loa phóng thanh của sư Bổng và tiếng náo loạn của đường phố Sài Gài lúc đó chắc chắn sẽ là nhũng âm thanh rùng rợn nhất mà suốt đời này anh không thể nào quên được.

“ Một nhà sư đã phải tự thiêu đến chết! Một nhà sư đã trở thành người anh hùng tử vì đạo!”

Người đầu tiên D. Marnin gọi điện tới chính là Lily.

- Chào anh yêu - cô nói - Đêm qua tuyệt vời lắm phải không anh? Em đang định gọi điện để nói với anh mỗi điều đó thôi đấy.

- Ừ, tuyệt vời lắm em ạ. Thế nhưng lúc trưa nay có một chuyện khủng khiếp vừa xảy ra. Anh muốn gặp em. Anh cần phải nói với em về chuyện ấy và anh muốn biết em đánh giá nó như thế nào.

- Có chuyện gì vậy anh?

Cô chăm chú lắng nghe khi anh thuật lại toàn bộ sự việc trên đường Lê Vãn Duyệt giống như tất cả những gì mà anh đã kể cho hai ngài Sabo và ngài Bilder cũng như hầu hết các đồng nghiệp trong Phòng chính trị nơi anh đang làm việc. Khi anh đã nói xong, cô lại yêu cầu anh kể lại một lần nữa như thể cô vẫn chưa tin vào tai mình vậy. Sau khi anh đã kể lại nó lần thứ hai, cô vẫn còn lặng im rất lâu rồi cuối cùng cô nói sau một tiếng thở dài não nề:

- Anh đã đúng, đó đúng là chuyện khủng khiếp nhất.

- Đúng vạy đấy, rất khủng khiếp nữa là đằng khác. Tất cả mọi thứ đang rất yên ổn và dường như chẳng có chuyện gì xảy ra hết và thế rồi cái chết của ông ấy đến thật quá bất ngờ mà chẳng từ đâu hết.

- Người ta thì ai mà chẳng chết nhưng cái chết này không hể bình thường chút nào vì nó là cái chết sung sướng nhất. Ông ấy thật là người may mắn.

- Em nói vậy là sao chứ? Thế thì nó khủng khiếp ở chỗ nào?

- Em đang nghĩ là điều này sẽ có nghĩa là gì. Cái chết ấy sẽ gây ra một tác dụng đặc biệt sâu sắc đối với cảm quan của mỗi người Việt Nam. Khi con người ta phải tự nguyện từ bỏ cuộc đời của mình mà đặc biệt là tự thiêu sống mình như thế thì chắc chắn nó phải có cái căn nguyên sâu xa của nó. Rồi cả đất nước Việt Nam này sẽ luôn nhìn nhận nó như một hành động anh hùng quả cảm.

- Tất nhiên sẽ chẳng có ai coi đấy là một hành động của một kẻ cuồng tín quá khích cả. Tất cả mọi người ai mà chẳng coi đó là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng phải không?

- Sẽ còn nghiêm trọng hơn tất cả những gì anh có thể tưởng tượng ra đấy. Cả ông Diệm và ông Nhu cũng sẽ phải coi nó là hết sức nghiêm trọng. Họ sẽ nhìn nhận nó như thể là sự bắt chước các thách thức của nhóm Hòa Hảo và Bình Xuyên và suy xét xem họ có thể làm gì để vượt qua được vụ này. Chắc chắn họ sẽ nghĩ rằng họ cần phải có một vài hành động nào đó để có thể dập tắt được nó.

Tiếp theo đó, D. Marnin gọi điện cho Đinh Triệu Dã. Anh trình bày sơ lược về lý do tại sao anh trở thành một trong hai người nước ngoài có mặt tại hiện trường lúc xảy ra sự việc trên. Dã trả lời rằng Phủ Tổng thống cũng đã biết thông tin đó. Là một trong những học trò xuất sắc của giáo sư Murray Gell - Mann tại Viện công nghệ California nổi tiếng, anh này có thể là người đầu tiên biết liên kết những quy tắc của vật lý lý thuyết với triết lý của Phật giáo, nhờ là người đầu tiên đánh giá từng trường hợp lẻ tẻ để chỉ ra rằng Thức thứ tám (Tạng thức trong giáo lý của đạo Phật) giống như một phương tiện biểu đạt cái mà Giáo sư Gell - Mann đã mô tả là cấu trúc của tiểu hạt cơ bản.

- Anh nói là sư Bổng vẫn liên tục nói bằng tiếng Anh qua loa phát thanh trong suốt thời gian nhà sư kia bị cháy?

- Đúng vậy đấy.

- Anh nói là họ nói bằng tiếng Anh sao?

- Bằng tiếng Anh.

- Điều đó chẳng nhẽ lại không nói lên tất cả mọi thứ rồi đấy thôi? Họ đã hy sinh mạng sống của ông già tội nghiệp ấy ngay trên cái bệ thờ của báo New York Times rồi đấy.

- Nói vậy thì tác động chính trị của sự việc này sẽ không đến nỗi quá trầm trọng. Người dân sẽ nhìn nhận nó như là một màn trình diễn cho những người nước ngoài sao?

- Không, không phải như vậy. Nó sẽ trầm trọng hơn thế rất nhiều. Mọi người sẽ nhìn nhận nó theo cách mà tất cả các anh đều thấy. Có thể là chúng tôi sắp tiêu rồi cũng nên.

- Liệu tôi có thể báo cáo cho Đại sứ quán rằng anh rất sốc hay là anh đang rất đau buồn?

- Anh có thể nói là tôi hết hy vọng rồi.

- Thế còn ngài Tổng thống thì sao? Ông ấy cảm thấy việc làm này như thế nào?

- Ông bác tôi, ngài Tổng thống ấy vốn là một người đặc biệt. Bất cứ khi nào bị lâm vào tình trạng khó khăn, ông ấy đều trở nên bình tĩnh hơn bao giờ hết và còn cố gắng xoa dịu những lo lắng của những người xung quanh nữa. Ông ấy luôn tin rằng ông ấy ở trong tay của sức mạnh vĩ đại hơn bản thân ông ấy nhiều. Vì thế chừng nào mà ông ấy còn lo lắng thì chừng đó việc gì đến vẫn sẽ phải đến. Và là một người cuồng tín khác thường cho nên tất nhiên ông ấy cũng rất sốc trước hành động hy sinh một cách không cần thiết này.

Ngay khi D. Marnin vừa kết thúc cuộc nói chuyện với Đinh Triệu Dã và đặt ống nghe xuống, anh nhận được cuộc gọi của phóng viên Mandelbrot, người đang trong tình trạng hết sức phấn khích.

- Ông đã từng ở đó có đúng không? Ông đã chứng kiến tất cả mọi chuyện đúng không?

- Đúng vậy.

- Tôi ước gì tôi đã có thể ở đó.

D. Marnin chợt nghi ngờ là không hiểu vì nói chuyện trên điện thoại cho nên anh đã hiểu nhầm cái mà Mandelbrot vui mừng đón nhận sự kiện này hay không - có thể đó cũng là cách mà người ta vẫn làm khi mong muốn điều gì đó tốt đẹp hơn ở thực tại.

- Anh cũng nên có mặt ở đó - D. Marnin nói cộc lốc - Đấy quả là một cảnh tượng rùng rợn.

Vậy nhưng thật nực cười khi Billy trả lời một cách ngây ngô như một đứa trẻ:

- Đúng thế, đúng thế, nó cũng đáng để xem lắm chứ. Tôi vừa quay về đây sau khi gửi bài báo của mình theo đường điện thoại. Anh có muốn tôi đọc cho nghe không?

- Không cám ơn, tự tôi cũng có thể viết được nó mà. Thế anh đã viết Cầu chuyện đó trước lúc sự kiện xảy ra hay sau khi sự kiện ấy diễn ra?

- Ôi ông bạn của tôi, tôi đã làm xong nó và chỉnh sửa lại lần cuối cùng từ lúc 10 giờ 30 phút cơ. Sau khi sự kiện ấy diễn ra thì chỉ còn vài chỗ bỏ trống để cho Klaus ghép thêm vài thứ vào đó.

- Liệu anh có nghĩ đấy là một buổi lễ hiến dâng mạng sống của một con người cho những vị Thánh thần của anh, cho dù họ có là ai đi nữa không?

- Chó chết thật, đừng nói với tôi theo cái kiểu như vậy nghe không. Anh có biết là trong vòng sáu tháng qua đã có bao nhiêu người đã phải bỏ mạng ở trên những cánh đồng, làng mạc ở khắp đất nước này hay không? ít nhất cũng phải là năm ngàn người đấy. Anh có thể cộng thêm nhà sư này vào trong số ấy vậy là năm ngàn không trăm linh một người đấy. Và cái chính là không giống như năm ngàn người khác, người đàn ông này đã tự nguyện và sẵn sàng đón nhận cái chết của mình. Hơn thế nữa, vụ tự thiêu ấy vẫn cứ diễn ra cho dù tôi có quen biết hay không quen biết với những nhà sư ấy.

- Anh quá khiêm tốn đấy Billy ạ - D. Marnin nói.

- Tôi có thể là một người vô cảm, nhưng chắc chắn tôi không thể vô cảm đến mức độ như thế. Nói một cách nghiêm túc thì tôi không thể tự mình nghĩ ra cái cách để cho một nhà sư tự thiêu ngay trên đường phố Sài Gòn như vậy được. Anh cũng không tin thế đúng không?

- Chờ tôi một phút nhé. Tôi phải ngẫm xem đã.

- Cho dù anh có nghĩ ra cái quái gì đi nữa, anh cũng là một trong hai người da trắng được tận mắt chứng kiến toàn bộ những gì đã diễn ra. Anh đã có mặt ở đó khi lịch sử được làm ra - đó là nhờ có tôi đấy anh bạn ạ.

- Anh tử tế quá.

- Đừng có quá đau buồn nữa đi. Anh đã bao giờ được tận mắt chứng kiến người ta lôi cả chục người lên máy chém cùng một lúc giống như thời Trung cổ hay chứng kiến cả một ngôi làng với toàn bộ người dân vô tội ở đó bị thiêu trụi bằng bom na-pan hay chưa? Đó mới thật sự là cơn ác mộng tại xứ sở này đấy anh bạn ạ. Khi những đứa trẻ ngây thơ bị thiêu cháy thành than thì đó mới thật sự là thảm kịch. Người ta về già thì ai mà chẳng chết. Nhưng ít nhất cái chết này đã phục vụ được cho một mục đích lớn lao hơn rất nhiều.

- Nếu thế thì mục đích đó là gì vậy?

- Sự kiện này sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc lật đổ chế độ của Diệm và Nhu. Anh là một chuyên gia trong lĩnh vực Phật giáo nên chắc anh cũng hiểu là sự kiện đó sẽ gây ra một hiệu ứng rất lớn đối với tất cả mọi người ở đây chứ không phải chỉ với riêng Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

- Anh có ngnĩ rằng ông già đó đã nghĩ cái gì khi ông ấy tự châm lửa thiêu sống bản thân mình? Phải chăng ông ấy sẽ nghĩ rằng tôi sẽ tự thiêu để cho người Mỹ giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh này?

- Ông ta có nghĩ gì đi nữa thì cũng có khác gì đâu và nếu ông ta có nghĩ như vậy thì cuối cùng ông ta cũng đã làm được điều cao cả nhất rồi. Mà anh nên bỏ cái cách nghĩ kiểu rác rưởi ấy đi. Cái anh cần làm là phải nhìn xa hơn nữa kia.

Cuối cùng, D. Marnin cũng đã đưa thêm vào trong bản báo cáo của ngài Sabo toàn bộ những phân tích đánh giá, phản ứng hăng hái của Hòa thượng Thích Trí Bình, Thượng nghị sỹ Mậu, cả hai người này cũng đã gọi điện thẳng đến Đại sứ quán để gặp anh ngay sau đấy. Hôm đó với D. Marnin quả là một ngày mệt nhọc. Trên cương vị là chuyên gia của Đại sứ quán đặc trách các vấn đề liên quan đến Phật giáo cũng như trên cương vị là nhà ngoại giao duy nhất tận mắt chứng kiến những gì xảy ra, bỗng nhiên anh trở thành một người được nhiều người yêu cầu. Điện thoại của anh đổ chuông liên tục. Các tòa báo ở Sài Gòn muốn biết về phản ứng chính thức và không chính thức của Đại sứ quán hay Đại sứ quán các nước khác muốn anh kể lại toàn bộ sự kiện này. Khi anh có thể bước chân ra khỏi Đại sứ quán thì đã gần tám giờ tối. Toàn thân anh mệt bải hoải, những cơn đau đầu do cãng thẳng cứ dồn dập đến với anh - đây là dấu hiệu rất dễ dẫn đến căn bệnh đau nửa đầu khi về già. Anh chẳng còn hứng thú gì với việc quay về nhà hay đi với bất cứ ai ngoài Lily ở thành phố này. Thế nhưng Lily đã nói với anh rằng cô không thể gặp anh vào buổi tối. Cô và mấy đứa con gái sẽ tham dự một bữa tiệc của một người bạn thân của gia đình và buổi hẹn đó không thể bỏ lỡ được.

Thế nhưng, gần như chẳng thể tự điều khiển nổi mình, xe của anh cứ lăn bánh lòng vòng rồi cuối cùng cũng đi về phía nhà cô mặc dù anh không có ý định đi vào trong nhà hay cố gắng để nhìn thấy cô. Anh vẫn tiếp tục đi đến góc phố và lái xe vòng qua khu nhà cao tầng một cách vu vơ. Đến lần thứ ba rẽ qua khu nhà ấy thì cũng là lúc anh nhìn thấy chiếc Merrcedes màu đen của cô xuất hiện ngay trước cổng ngôi biệt thự. Người lính dân tộc đang gác cổng mỉm cưòi và giơ tay chào rất lịch sự khi chiếc xe xuất hiện, chính vì thế D. Marnin biết rằng cô và các con gái đang ngồi trong xe ấy.

Chiếc xe quay xuống đường Phan Đình Phùng và tiến về phía mấy tòa nhà cao tầng, rẽ sang phải và đi tới đường Tú Xương rồi đi thẳng vào trong khu cư xá dành cho các quan chức Mỹ ở trong phố này. Nằm sau những bức tường cao có gắn những mảnh thủy tinh vỡ ở trên bờ tường là khu cư xá rộng rãi có bể bơi riêng được chia cho bốn gia đình khác nhau của các quan chức cao cấp nhất của Mỹ ở Sài Gòn trong đó có cả ông Bird và ngài Sabo. Chiếc Mercedes rẽ thẳng vào cổng chính. Tới lúc này chẳng còn việc gì cho D. Marnin làm ngoại trừ việc quay về nhà, uống ba viên aspirin và tự thưởng cho mình mấy ly rượu trước khi leo lên giường đi ngủ.