Mưu Trí Thời Tần Hán

Chương 9

Trần Thắng chấp thuận đề nghị của Trần Dư người nước Đái Lương, cử Võ Thần làm tướng dẫn quân lên phía bắc xâm chiếm vùng đất của Triệu. Sự nghiệp phản Tần của Trần Thắng rất được lòng người vì thế những người hưởng ứng trên đường đi rất đông, liên tiếp hạ được hơn 10 thành trì. Xem ra thành Phạm Dương đã ở trước mắt. Từ Công nguyên là quan lệnh thành Phạm Dương, tự biết là tướng của Tần thì sẽ không được Võ Thần hiểu và bỏ qua, nghĩ trước nghĩ sau ông ta quyết định đánh nhau với Võ Thần.

Đúng vào lúc đó, có một biện sĩ tên là Khoái Triệt đến thăm hỏi Từ Công. Hai người vừa gặp mặt, những lời của Khoái Triệt đã khiến Từ Công giật mình. Lúc đầu ông ta nói là đến "viếng” Từ Công, sau lại nói là "chúc mừng". Từ Công nghe xong cảm thấy rất kỳ lạ.

Khoái Triệt giải thích rằng. "Tôi nghe nói ngài sắp chết nên đến tưởng niệm; nhưng nếu ngài nghe lời tôi nhất định sẽ có đường sống vì thế tôi lại nói chúc mừng".

Từ Công vội hỏi lý do, Khoái Triệt không quanh co úp mở: "Túc hạ làm quan lệnh ở thành Phạm Dương đã hơn 10 năm, thi hành chính sách bạo ngược của Tần nên người kết oán e rằng không phải là ít. Nay thiên hạ đại loạn, chính sách của Tần không được thi hành, túc hạ còn có thể bảo vệ mình chăng? Một khi địch đến chân thành, dân chúng ắt thừa cơ quay giáo đánh lại ông, lúc ấy còn có quả ngon cho túc hạ ăn không? Chỉ có điều nói đi phải nói lại, Khoái Triệt tôi, xin ở trước mặt Võ Thần nói đỡ cho túc hạ, thế thì túc hạ có thể chuyển bại thành thắng rồi".

Từ Công rất vui mừng, hứa sẽ bỏ vũ khí không đánh nhau với Võ Thần.

Khoái Triệt sau khi cáo biệt Từ Công lập tức đến bái kiến Võ Thần. Ông ta nói với Võ Thần "Túc hạ từ đường xa đến đây, binh tàn tướng mỏi, lại phải đánh thành chiếm đất, không tránh khỏi quá sức. Tôi có một kế có thể không đánh mà vẫn được thành Phạm Dương".

Võ Thần vừa nghe xong liền giục ông ta nói. Khoái Triệt từ từ hiến kế: "Nay quan lệnh thành Phạm Dương đang sẵn sàng ra trận, chuẩn bị cùng túc hạ đánh một trận lớn. Ông ta sở dĩ làm như vậy chỉ vì nghe nói trong số 10 thành túc hạ hạ được trước đó, quan lại dù đánh trả hay không đánh trả cũng đều bị xử tội chém. Theo tôi nghĩ chi bằng xá miễn cho quan lệnh thành Phạm Dương, ông ta sẽ mở cửa thành đón ngài. Như vậy đối với cả hai bên đều có lợi, dân nước Yên, nước Triệu cũng sẽ vì thế mà đội ơn túc hạ".

Hai bên thỏa hiệp một cách rất thuận lợi, Võ Thần không tốn một chút sức lực nào cũng chiếm được thành Phạm Dương. Như vậy, không quá 10 tháng Võ Thành đã hạ được hơn 30 thành, Hàm Đan kinh đô nước Sở trước đây cũng trở thành vật trong túi ông ta. Võ Thần lại chia đất ra làm vua, tự xưng là cô quả.

"Không đánh mà khuất phục được binh lính, đó là cái tài của người giỏi". Đây là luận điểm nổi tiếng của một nhà quân sự lớn thời Xuân Thu tên là Tôn Vũ: Trong cuộc chiến thương trường trên thế giới hiện nay, Nhật Bản - nước chiến bại trong Đại chiến thế giới lần thứ hai - đối với các nước chiến thắng mà Mỹ là quốc gia dẫn đầu mà nói dường như đã thực hiện được mục tiêu "không đánh mà khiến cho người khác khuất phục".

Học giả người Nhật là Nguyên Thận Thái Lang đã từng nói trong cuốn sách "Người Nhật có thể nói không" rằng:

"Kỹ thuật mũi nhọn của Nhật Bản có thể khống chế trái tim sức mạnh quân sự của Mỹ và Liên Xô".

"Không sử dụng chất bán dẫn của Nhật Bản thì độ tinh xác của tên lửa không có cách nào có thể đảm bảo. Cho dù Mỹ và Liên Xô có mở rộng quân bị đến như thế nào, chỉ cần Nhật Bản nói một tiếng ngừng bán linh kiện mũi nhọn thì họ sẽ rơi vào hoàn cảnh không biết làm thế nào".

"Giá như Nhật Bản bán chất bán dẫn cho Liên Xô mà không bán cho Mỹ thì tỉ lệ về sức mạnh quân sự giữa Mỹ và Liên Xô ngay lập tức sẽ mất cân đối, dẫn đến sự thay đổi lớn về cục diện".

"Sức mạnh kỹ thuật của Nhật Bản có thể đạt đến trình độ khống chế được trung tâm sức mạnh quân sự".

Thập kỷ 80, học giả người Mỹ Jacklin cũng từng nói về sự khống chế của Nhật Bản đối với Mỹ trên các lĩnh vực khác. ông ta cho rằng: "Người Nhật đang tiến hành trận Trân Châu Cảng thứ hai, lần này không phải là đi ném bom mà là đi xây dựng". Hiện nay các nhà đầu tư nước ngoài đang tranh giành trái khoán cổ phiếu, bất động sản và các công ty lớn của Mỹ mà Nhật Bản là nước đứng đầu trong việc này. Trước tình hình này, có rất nhiều người Mỹ tỏ ra lo lắng: "Nước Mỹ sẽ bị bán hết, nước Mỹ sẽ trở thành thuộc địa".

Trên thương trường, từ trước đến nay chưa bao giờ có sự cạnh tranh gay gắt như giữa Mỹ và Nhật hiện nay. Trong Đại chiến thế giới thứ hai, Nhật Bản tiến hành bành trướng bằng vũ lực; còn bây giờ Nhật âm thầm tiến hành mở rộng bằng thực lực kinh tế. Thảo nào một bài báo đăng trên "Tuần báo Thương nghiệp của Mỹ từng nói, trong khi trả lời câu hỏi giữa sự đe dọa về kinh tế của Nhật Bản và sự đe dọa về quân sự của Liên Xô thì mối đe dọa nào là nguy hiểm nhất đối với tương lai của nước Mỹ, chỉ có 22% người Mỹ trả lời là Liên Xô còn 68% người trả lời là Nhật Bản. Cuộc điều tra này diễn ra trước khi Liên Xô giải thể. Bây giờ Liên Xô đã tan rã, mối đe dọa của Nhật Bản đối với Mỹ bằng thực lực kinh tế sẽ nguy hiểm, nhất là mối đe dọa số một.

Nhật Bản không hề kiêng kỵ chuyện này. Sau chiến tranh, những xung đột về thương mại giữa Mỹ và Nhật ngày càng gay gắt. Người Nhật cũng coi những mâu thuẫn này là "cuộc chiến không vũ khí". Trước thập kỷ 80, xung đột giữa hai bên chủ yếu liên quan đến hàng dệt may, sắt thép, ô tô và ti vi màu. Giữa thập kỷ 80, xung đột hai bên đã phát triển từ việc tăng lên đột ngột của ngành xuất khẩu hàng hóa thành sự xung đột kinh tế mất cân đối về chỉnh thế của ngành xuất khẩu. Từ cuối thập kỷ 80 cho đến nay lại phát triển hơn nữa thành sự xung đột tổng hợp toàn diện bao gồm cả xung đột về kinh tế, xung đột về chính trị và xung đột về văn hóa. Vì thế mấy chục năm sau thế chiến thứ hai, sự tranh chấp về thương mại lại nổi lên, lúc thì là tranh chấp về hàng dệt may, lúc thì là tranh chấp về hàng sắt thép, lúc lại tranh chấp về ngành ô tô, chất bán dẫn...

Không chỉ có xung đột với Mỹ ngày càng gay gắt mà cuộc chiến về thương mại của Nhật với cộng đồng các quốc gia châu âu cũng diễn ra rất ác liệt. Từ thập kỷ 70 đến nay, tỉ lệ nhập siêu thương mại giữa hai bên ngày càng tăng lên. Năm 1971, tỉ lệ nhập siêu của hai bên là 750 triệu đô la, năm 1985 tăng lên 11,76 tỉ đô la đến năm 1991 đã đạt đến con số 27,4 tỉ đô la. Sự cạnh tranh chủ yếu tập trung vào các ngành sắt thép, ô tô, ti vi, ổ trục... khiến cho các ngành này ở các quốc gia châu âu khó phát triển, tỉ lệ thất nghiệp tăng.

"Không đánh mà khuất phục được binh lính" - Đây quả thực là một chiến lược vừa rõ ràng, vừa đe dọa được người khác... kinh tế đối ngoại của Nhật Bản, là thương trường có tính cạnh tranh cao nhất trên phạm vi toàn thế giới hiện nay.