Mưu Trí Thời Tần Hán

Chương 10

Nếu như nói Trần Thắng dấy binh khởi nghĩa là dựa vào đội quân chiến đấu đơn độc nên gặp phải một số lớn khó khăn, thế thì Lưu Bang dấy binh quả thực là không tốn một tí sức lực nào. Bởi vì ông ta được "các anh em" đưa lên làm thủ lĩnh.

Lưu Bang tuy nói là xuất thân từ tầng lớp nông gia nhưng hồi ở nhà ông ta hình như chưa từng phải làm ruộng ngày nào. Sau khi ông ta làm đình trưởng thì suốt ngày ở ngoài, kết giao với rất nhiều bằng hữu, hào hiệp bốn phương.

Sau khi Trần Thắng khởi nghĩa, huyện lệnh huyện Bái muốn bỏ vũ khí đi theo Trần Thắng. Bạn thân của Lưu Bang là Túc Hà, Tào Tham đang làm đầy tớ ở nha huyện bày mưu cho huyện lệnh: "Chi bằng ta lôi kéo một đội quân, vừa có thể bổ sung lực lượng của mình vừa có thể giữ được thành, huyện Bái quân đông, không phải là Lưu Bang chỉ huy thì không thể trấn áp". Huyện lệnh không biết đó là mưu kế liền nghe theo.

Túc Hà, Tào Tham, Phàn Khoái sau khi đi gặp Lưu Bang liền thay đổi chủ ý. Họ dựa vào danh nghĩa của Lưu Bang, dùng cung tên bắn vào trong thành một tờ lệnh động viên, trong tờ lệnh động viên dân chúng trong thành từ huyện lệnh giơ cao ngọn cờ phản Tần.

Quả nhiên, kế sách này rất linh. Lưu Bang mượn tay các phụ lão trong thành giết chết huyện lệnh huyện Bái. Tiếp theo mở rộng cổng thành, dân chúng ra đón Lưu Bang vào thành và như thế, ông ta đã lên làm thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa chống Tần.

Tuy nói Lưu Bang không tốn một chút sức lực nào vào thời điểm quan trọng nhưng nếu không có nền móng do các bằng hữu, hào hiệp kết giao xưa nay xây dựng lên thì ông ta có thể ngồi vào chiếc ghế thủ lĩnh thuận lợi như vậy không? Một hàng rào ba cái cọc, một hảo hán ba trợ thủ. Lưu Bang dựa vào sức mạnh của dân chúng, dựa vào danh vọng của mình trong dân chúng mới tự nhiên ngồi vào vị trí lãnh đạo. Điều này quyết định số mệnh ngày sau của ông ta tốt hơn rất nhiều so với Trần Thắng, Hạng Vũ.

Nhiều doanh nghiệp ở Nhật Bản vì đãi ngộ nhân viên nên mọi người góp sức, đoàn kết phấn đấu. Chính vì như vậy, một khi gặp phải bất kỳ khó khăn trở ngại nào, khả nàng chống chọi với tai họa của doanh nghiệp đặc biệt lớn.

Tháng 10 năm 1929, "ngày chủ nhật đen tối" nổi tiếng đã đến. Cuộc khủng hoảng kinh tế mang tính toàn cầu đang cuốn lấy quần đảo Nhật Bản bằng khả năng đánh đổ dễ dàng. Hàng loạt nhà máy phải đóng cửa, hàng ngàn công nhân bị mất việc.

Cuộc khủng hoảng đã lan đến cả nhà máy chế tạo điện tử của tập đoàn National. Sản phẩm lúc đầu bán rất chạy nay trở thành hàng bán chậm, trong kho còn hàng lô sản phẩm tồn đọng. Đứng trước tình hình khó khăn này, người sáng lập ra công ty National là Tùng Hạ Hạnh Chi Trợ hạ quyết tâm bất luận như thế nào cũng phải vượt qua cuộc khủng hoảng đang tàn phá nghiêm trọng nền kinh tế. Ông cho rằng từ khởi sắc đến khó khăn rồi lại khởi sắc, đó là quá trình khách quan của sự phát triển kinh tế. Là một nhà doanh nghiệp chỉ có coi khó khăn là một giai đoạn phát triển, có thể chiến thắng mình trên phương diện tâm lý, tìm cách tồn tại trong lúc khó khăn, chuyển họa thành phúc mới có thể mở ra con đường kinh doanh mới cho công ty. Nhân tài là niềm hy vọng của doanh nghiệp. Sớm muộn có một ngày, cơn bão khủng hoảng sẽ qua đi đến lúc đó mới tìm kiếm nhân tài thì không kịp nữa rồi. Chỉ có trong hoàn cảnh khó khăn, nhân viên của công ty National mới có thể trưởng thành lên. Nếu mọi việc đều thuận lợi, vạn sự như ý thì tuyệt đối không thể đào tạo ra những nhân tài ưu tú. Tùng Hạ Hạnh Chi Trợ quyết định giảm sản lượng xuống còn một nửa nhưng quyết không sa thải một người nào, cũng không giảm tiền lương của nhân viên và quyết định nhân viên của công ty sẽ làm việc nửa ngày, nửa ngày còn lại dốc toàn lực đi tiếp thị sản phẩm. Những biện pháp này đã kích thích tinh thần của toàn bộ nhân viên. Mọi người không quản vất vả, chạy đông chạy tây và không đến hai tháng đã bán hết một nửa số hàng tồn đọng.

Tập đoàn ô tô Toyota cũng rất coi trọng việc phát huy hết tính tích cực của nhân viên. Họ xem các khẩu hiệu "yêu Toyota", "trung thành với Toyota", "xây dựng tinh thần Toyota", "nỗ lực, thành thực, khiêm tốn" là ý thức mà mỗi nhân viên phải thường xuyên nêu cao. Vì thế, họ bỏ rất nhiều công sức vào việc sử dụng lợi ích vật chất để tăng cường sức hút bên trong của công ty. Tập đoàn Toyota đã xây dựng một trung tâm thể dục, thể thao đầy đủ trang thiết bị, trong số đó có bể bơi, phòng tập thể dục, sân bóng đá, sân điền kinh và một nơi vui chơi giải trí đa dạng. Ngoài giờ làm việc, nhân viên Toyota tập trung đến đây để luyện tập, giải trí. Ban lãnh đạo và nhân viên của công ty cùng có những giờ phút sinh hoạt ngoài giờ vui vẻ. Ngoài ra, công ty còn lợi dụng ưu thế của ngành chế tạo ô tô thường xuyên bán cho nhân viên những chiếc xe tồn kho với giá rẻ, thậm chí cho vay vốn mua xe không tính lãi.

Song song với việc tăng cường sức hút bên trong của công ty, ban lãnh đạo công ty kêu gọi rộng rãi nhân viên đưa ra những kiến nghị hợp lý, không ngừng nâng cao sự quản lý bằng trí tuệ tập thể do mọi người cùng đóng góp. Mỗi năm tổng cộng có hơn 400 ngàn bản kiến nghị do nhân viên công ty Toyota đưa ra, trung bình mỗi nhân viên có hơn 11 bản, hơn 9% trong số đó được tiếp nhận. Để khuyến khích nhân viên tích cực đưa ra những kiến nghị hợp lý, công ty qui định những người có nhiều kiến nghị được tiếp thu, sẽ được thưởng 100 ngàn yên, tiền thưởng những kiến nghị được tiếp thu khác nhau cũng khác nhau. Năm 1976, công ty nhận được hơn 386 ngàn bản kiến nghị, tỉ lệ được chấp nhận là 83%. Năm đó, số tiền thưởng phải trả lên tới 415 triệu yên. Tuy số tiền phải trả không nhỏ nhưng lợi ích mà công ty thu được lại khó mà có thể tính toán.

Coi trọng vai trò của nhân viên, biết phát huy trí tuệ và sức sáng tạo của nhân viên, phát huy đầy đủ tính tích cực của họ là cách làm có tính phổ biến của nhiều doanh nghiệp Nhật Bản. Chính vì vậy, hiệu quả kinh tế của giới doanh nghiệp Nhật Bản nếu so với âu Mỹ thì cao hơn rất nhiều. Kinh nghiệm này khiến cho giới doanh nghiệp âu Mỹ cùng chú ý và mô phỏng theo trong thực tiễn.