Michael Faraday

Chương 2

Docsach24.com

ai-ca cắp con dao xén bọc kỹ trong tờ giấy báo, lẽo đẽo đi bộ theo cha vào thành phố Luân Đôn. Tuy lần đầu tiên từ ngoại ô vào thủ đô, cái gì đối với chú bé cũng lạ mắt, nhưng Mai-ca chẳng thiết xem phong cảnh. Chú bé chỉ mong chóng tới xưởng đóng sách của ông Ri-bô, nơi sẽ quyết định cuộc đời sau này của chú.

Hai cha con đã dừng bước trước một cửa hiệu khá bề thế treo một tấm biển lớn để hàng chữ viết rất đẹp “ hiệu bán sách và đóng sách Ri-bô ”.

Trước khi bước vào cửa hiệu, ông Giêm-xơ còn cẩn thận dặn con một lần nữa:

- Nhớ chào hỏi lễ phép, con ạ! Ông Ri-bô là một người Pháp lịch thiệp đấy..

Mai-ca khẽ vâng, hồi hộp theo cha vào trong hiệu. Một người đàn ông đứng tuổi đang ngồi gảy bàn tính đằng sau quầy hàng vội vàng đứng dậy niềm nở chào hỏi:

- Chào ông Giêm-xơ! Ông đã đưa cậu con trai đến cho tôi đấy à?

Ông Giêm-xơ lễ phép cúi đầu chào và nói:

- Thưa vâng! Trăm sự nhờ ngài dạy bảo cho cháu nên người.

Mai-ca cũng vội vàng cúi đầu chào ông chù hiệu. Ông Ri-bô vui vẻ cầm lấy tay chú bé dắt lại gần quầy hàng và nói:

- Chú bé này trông cũng nhanh nhẹn đấy. Chỉ phải cái hơi nhỏ người một chút thôi.

Ông Giêm-xơ vội đỡ lời:

- Thưa ngài Ri-bô, cháu Mai-ca đây mười bốn tuổi rồi đấy ạ. Tuy hơi nhỏ người thật, nhưng cháu nó cũng khỏe.

Ông Ri-bô cười:

- Không sao! Công việc ở xưởng đóng sách này cũng chẳng có gì nặng nhọc lắm. Thoạt tiên phải học xe chỉ, quấy hồ, rồi sau học đóng sách, xén sách, dán bìa. Ngoài ra thỉnh thoảng phải đi giao hàng cho các khách quen và nhận hàng, thuê xe ngựa chở về.

Thưa ngài Ri-bô, chúng tôi định thưa chuyện với ngài xin cho cháu Mai-ca ở lại xưởng của ngài cả tuần lễ ngày chủ nhật mới xin cho cháu về nhà nghỉ.

thế à! - Ông Ri-bô hơi nhíu đôi lông mày lại một chút để suy nghĩ, rồi vui vẻ trả lời: - Được thôi! Nhưng như vậy là cháu sẽ phải ăn cả hai bữa cơm ở đây. Vả lại phải thu xếp chỗ ngủ cho cháu nữa. Nếu ông bằng lòng thì cho cháu giúp thêm tôi một số việc vặt trong nhà. Không hiểu ông và cháu nghĩ sao?

Ông Giêm-xơ đưa mắt nhìn con, có ý dò hỏi. Mai-ca ngập ngừng nói:

- Thưa ngài Ri-bô, làm việc gì tôi cũng không ngại. Tôi chỉ mong ngài vui lòng cho một điều... là... Buổi tối được phép... đọc sách một chút...

Ông Ri-bô cười ha hả, vẻ thích thú:

- Tưởng điều gì chứ đọc sách thì cậu cứ tha hồ! Phải học cho mở mang đầu óc ra chứ!

Ông Giêm-xơ cũng vui vẻ, đỡ lời:

- Thưa ngài, cháu ham học và cũng sáng dạ. Chỉ phải tội nhà nghèo không thể cho cháu học đến nơi đến chốn được đấy thôi.

Ông Ri-bá xoa đầu chú bé và nói:

- Không sao! Tôi cũng chẳng được học nhiều, ấy thế mà làm cái nghề bán sách này rồi cũng có dịp đọc được khối điều hay trong sách đấy.

Ông Giêm-xơ cầm con dao xén đặt lên quầy hàng rồi xoa tay nói một cách trịnh trọng:

- Nhân dịp đem cháu Mai-ca gửi ngài, chúng tôi gọi là có chút lòng thành, mong ngài vui lòng nhận cho.

Ông Ri-bô tươi cười trả lời:

- Tôi vốn là khách hàng quen của ông, đáng lẽ ông không nên bày vẽ ra như thế này. Nhưng ông đã đem cho, tôi xin cảm ơn. Cậu Mai-ca ở đây với tôi không phải trả thêm tiền nong gì cả. Khi nào cậu ấy học thành nghề, chúng ta lại bàn đến vấn đề công xá sau. Nếu ông bằng lòng thì tôi sẽ cho gọi thư ký ra viết bản giao kèo và cậu Mai-ca sẽ bắt đầu học việc ở đây ngay hôm nay.

Thế là từ ngày mồng bảy tháng mười năm một ngàn tám trăm linh năm, chú bé Mai-ca chính thức được nhận vào học việc trong xưởng đóng sách của ông Ri-bô.

2

Mai-ca đã quét dọn xong cả xưởng thợ và cửa hiệu, hai gian nhà khá rộng thông với nhau bằng một chiếc cửa lớn. Đó là công việc cuối cùng trong ngày của chú thợ học việc kiêm người giúp việc vặt trong nhà ông Ri-bô.

Mai-ca tắm rửa vội vàng rồi đánh diêm châm vào ngọn nên mỡ bò gắn ở góc một tấm ván nhỏ mà cậu đã kê cao lên dùng làm bàn viết. Một mình trong cái góc kín đáo của xưởng thợ dành làm nơi ở, Maí-ca bắt đầu công việc đọc sách thích thú hằng ngày của mình.

Trái với lệ thường, hôm nay Mai-ca không đọc tiếp quyển truyện Ả-rập nổi tiếng “Một nghìn một đêm lử”, mặc dầu cậu chưa xem hết. Ngay từ khi còn ở nhà, Mai-ca đã thích xem những truyện thần thoại và cậu hằng ao ước được gặp những vị thần tiên tốt bụng đem lại điều lành cho mình. Nhưng càng lớn lên, Mai-ca càng hiểu rằng những câu chuyện thần tiên đó chỉ là những điều mong ước không thể thực hiện được.

Vì thế, hôm nay Mai-ca quyết định tìm một loại sách khác để đọc mà cậu hy vọng có thể rút ra được những điều ích lợi thiết thực với cuộc sống hơn. Theo lời khuyên của ông Ri-bồ, Mai-ca thử đọc cuốn “ Những mẩu chuyện về hóa học ” của bà Mác-xê.

Vừa đọc được mấy trang đầu, Mai-ca đã ngạc nhiên. ôi quyển sách nói về những vấn đề thật là gần gũi. Thì ra không khí mà mọi người đang thở hít hàng giờ hàng phút đây lại là một hỗn hợp gồm nhiều thứ khí khác nhau!

Mai-ca nhổm dậy, cầm cây nến đi soi tìm một cái chậu đựng nước và một cái cốc. Cậu bé thấy nghi hoặc những điều tác giả cuốn sách đã nói. Vì vậy cậu quyết định tự tay làm lại một thí nghiệm đơn giản hướng dẫn trong sách. Mai-ca gắn một mẩu nến lên cái nút bấc thả nổi trên mặt chậu nước. Cậu đánh diêm đốt nến cháy rồi úp cái cốc đậy kín cả bấc lẫn nến. Sau khi cẩn thận đánh dấu mực nước ở cốc, Mai-ca chăm chú theo dõi ngọn nến cháy.

- Ồ! Đúng là ngọn lửa nến lụi dần rồi tắt ngắm! Lạ thật nhỉ! Nến chỉ cháy bằng ô-xy, khi nó tiêu thụ hết Ô-xy của không khí bên trong cái cốc thì nến tắt!

Mai-ca vừa lẩm bẩm nhắc lại điều nói trong sách, vừa loay hoay đo mực nước trong cái cốc úp sau khi nến tắt. Cậu reo lên khe khẽ:

- Đúng rồi! Nước đã dâng thêm trong cốc để lấp vào chỗ trống do ô-xy bị cháy đi trong không khí. Phần còn lại trong không khí là ni-tơ, chiếm bốn phần năm thể tích!

Cậu vươn vai hít mạnh mấy cái liền, khoan khoái nghĩ thầm:

- Thế ra từ trước đến giờ mình chỉ thở bằng chất khí ồ-xy thôi đấy! Ô-xy duy trì sự sống và sự cháy mà. Còn ni-tơ là chất khí không duy trì sự sống. Chà! Cái anh ni-tơ vô tích sự ấy vào trong phổi để làm gì nhi? thể còn khí ô-xy sau khi cháy thì đi đâu? Không hiểu trong sách có nói không?

Thế là Mai-ca lại mở quyển sách ra chăm chú đọc tiếp những trang hấp dẫn. Dưới ánh nến đỏ quạch tỏa khói khét lẹt và đôi lúc bị tạt gió, cậu bé say mê đi tìm những lời giải đáp cho những thắc mắc của mình. Thỉnh thoảng Mai-ca ngừng đọc, nhíu đôi lông mày suy nghĩ về ý nghĩa của những đoạn văn súc tích. Có khi cậu lại mỉm cười vì những câu khôi hài ý nhị hoặc những sự so sánh ngộ nghĩnh mà tác giả cuốn sách đã nêu ra. Gặp những thí nghiệm đơn giản giới thiệu trong sách, Mai-ca lập tức tự tay làm lại, và mỗi khi thu được kết quả đúng cậu lại càng ham đọc. Giá như không có ông Ri-bô thức giấc lúc nửa đêm đến giục Mai-ca đi ngủ thì có lẽ cậu bé đã thức suốt sáng để đọc cho xong quyển sách.

Mai-ca tắt nến đi ngủ, trong lòng vẫn còn náo nức lạ thường:

- Kỳ này phải cố để dành tiền mua ống thí nghiệm và ít a-xít. Những thí nghiệm đơn giản, nhưng nhất thiết phải xem có thật đúng như vậy hay không...

3

- Anh Mai-ca!

Cô bé Méc-ghi vừa reo vừa chạy vội ra ôm chầm lấy anh. Mai-ca sung sướng bế bổng em lên và đi vào trong nhà. Méc-ghi hỏi anh rối rít:

- Anh Mai-ca, tuần này anh có quà gì cho chúng em không? Có chuyện cổ tích không? Tụi bạn em và em đều mong anh về!

Mai-ca cười, hôn vào má em và nói:

- Cứ yên trí! Các em thích chuyện cổ tích cũng có mà thích trò chơi cũng có.

Méc-ghi tròn xoe đôi mắt nhìn anh:

- Có cả trò chơi à? Em bảo chúng nó đến ngay nhà ta nhé?

- Em hay nóng ruột quá!

Mai-ca vừa gật đầu cười, vừa đặt em xuống đất.

Méc-ghi chưa nghe hết câu nói của anh đã chạy ù ra cửa. Và chỉ độ mười phút sau, cô bé đã trở về, kéo theo năm sáu cô bạn gái trạc tuổi mình.

Bà Mác-ga-rít thấy vậy liền lắc đầu bảo Méc-ghi:

- Con bé này buồn cười thật! Anh mày vất vả cả tuần lễ, chiều thứ bảy về nhà nghỉ ngơi mà lần nào mày cũng quấy rầy như vậy à?

Méc-ghi ôm choàng lấy cổ mẹ, thỏ thẻ:

- Tại vì có trò chơi, mẹ ạ! Chúng con mong anh Mai-ca suốt cả tuần đấy.

Mai-ca cười, nói với mẹ:

- Mẹ cứ để mặc chúng con. Con thích như thế. Cũng chẳng có gì mệt đâu mà mẹ lo.

Nói xong, Mai-ca kéo cả bọn trẻ con ngồi quây quần quanh chiếc bàn nhỏ. Cậu lấy giấy cắt một số hình người ngộ nghĩnh đặt vào trong một cái hộp to, nắp đậy là một tấm thủy tinh trong suốt. Xong đâu đấy, Mai-ca bảo bọn trẻ:

- Anh đố các em dựng những người bằng giấy này đứng lên nhảy múa đấy.

Cả bọn trẻ con đều ồ lên kinh ngạc. Một cô bé nói:

- Có là phù thủy mới dựng được người giấy đứng dậy chứ!

Méc-ghi hăm hở cấm lầy cái hộp thứ lắc mấy cái. Nhưng những hình người bằng giấy chỉ dồn vào một góc hộp và nằm bẹp gí tại đó. Cô bé lắc đầu đặt cái hộp xuống:

Chúng em chịu đấy! Anh thử làm xem nào.

Mai-ca cười:

Anh không cần phải là phù thủy, cũng chẳng cần dốc cái hộp lên mà vẫn dựng được người dậy cơ.

Nói xong, Mai-ca lấy một miếng da, xát mạnh vào tấm thủy tinh nắp hộp mấy cái. Những hình người bằng giấy lập tức đứng phắt dậy, đầu dính chặt vào tấm thủy tinh, dường như có một sức mạnh thần bí nào giữ lấy chúng không cho rơi xuống. Trước những cặp mắt đầy ngạc nhiên của bọn trẻ, Mai-ca lại dùng tay sờ vào tấm thủy tinh, những hình người liền rơi xuống đáy hộp.

Một cô bé ghé vào tai Méc-ghi thì thào:

- Anh cậu là phù thủy à?

Mai-ca phì cười vì thoáng nghe thấy câu hỏi đó:

- Anh đã nói là không cần đến phù thủy mà. Điện đấy thôi! Nhưng để yên anh cho người giấy nhảy múa đã nhé!

Mai-ca vừa nói vừa lầy miếng da xát vào một cái đũa thủy tinh nhiều lần. Khi cậu ta đưa đi đưa lại chiếc đũa gần bề mặt tấm thuỷ tinh thì những hình người giấy đều đứng lên và lắc lư y như đang nhảy múa thực sự vậy.

Bọn trẻ vỗ tay reo hò thích thú. Bà Mác-ga-rit, chị Ê-U-da-bét và anh Rô-bớc thấy vậy cũng chạy vào xem trò chơi của Mai-ca. Thấy những hình người giấy lắc lư nhảy múa, bà Mác-ga-rít sợ hãi hỏi con:

Ma quỉ hay sao thế, Mai-ca?

Mai-ca phá lên cười, trả lời:

- Không phải ma quỉ đâu. Điện đấy mẹ ạ! Các nhà khoa học đã tìm ra: khi cọ xát da vào thủy tinh hoặc nhựa, thì sinh ra điện. Điện hút được các vật nhẹ, cho nên chiếc đũa được cọ xát này đã có điện làm cho các hình người bằng giấy lắc lư!

Mai-ca lại xát mảnh da vào chiếc đũa thuỷ tinh rồi đưa đũa lại gần đầu một cô bé. Mọi người đều trông thấy một tia lửa xanh lè nhỏ bé tóe ra từ đầu đũa kèm theo một tiếng nổ lách tách.

Anh Rô-bớc vội hỏi:

- Lại cái gì nữa thế, Mai-ca?

- Cũng vẫn là điện, nhưng bây giờ đã phóng ra thành tia lửa. Anh xem có giống như ánh chớp và tiếng sét không?

Chị Ê-li-da-bét bật cười:

- Bé xíu như thế mà em lại so với chớp và sét được 1

Mai-ca cũng cười:

- Hiện tượng tuy lớn nhỏ khác nhau một trời một vực, nhưng bản chất thì lại giống hệt nhau. Chính nhờ những thí nghiệm như thế này mà nhà bác học Phơ-ran-clin ở châu Mỹ đã kết luận được rằng chớp chẳng qua cũng là một tia lửa điện khổng lồ! Nhờ vậy, ông ta đã sáng chế ra chiếc cột thu sét, tránh được tai nạn sét đánh xuống các tòa nhà cao.

Bé Méc-ghi túm chặt lấy tay anh, hỏi:

Trò chơi điện, anh tìm ở đâu ra thế?

Mai-ca mỉm cười xoa đầu em gái:

- Anh đọc ở trong sách “Đại bách khoa toàn thư Anh” đấy. Em học nhanh, biết chữ rồi tha hồ mà đọc.

Thành phố Luân Đôn về mùa thu hầu như suốt ngày đêm chìm đắm trong sương mù. Buổi trưa hôm nay trời vừa hửng nắng, thế mà đèn chiếu những tia nắng nhợt nhạt đã bị màn sương che kín. Những cây đèn dầu đặt ở đầu phố được đốt cháy từ sớm, những ánh lửa đỏ quạch của chúng chỉ vừa đủ để báo hiệu cho các bác đánh xe ngựa khỏi chờ xe chạy đâm sầm vào nhau ở các ngã ba, ngã tư đường. Trong nhà Pha-ra-đây, mọi người đang ngồi quanh chiếc bàn nhỏ ở bếp, sắp sửa ăn bữa tối.

Bỗng Mai-ca chạy ùa từ ngoài vào như một cơn gió lốc. Cậu không kịp chào hỏi ai, đã vội đến bên anh trai thì thầm cái gì không rõ. Anh Rô-bớc gật đầu, rồi đi ra nhà ngoài.

Bà Mác-ga-rít hỏi con:

- Có chuyện gi mà về muộn thế? Đã ăn cơm chưa, không thì ngồi đây mà ăn một thể con ạ! Hôm nay có nhiều bánh mì đấy.

Mai-ca bước đến bên mẹ:

- Mẹ ơi! Con phải vội đi cho kịp giờ học. Con đã xin ghi tên dự những buổi diễn giảng của ông Ta-tum về khoa học tự nhiên, mẹ ạ!

Bà mẹ chép miệng:

- Lúc nào cũng chỉ nghĩ học thêm! Con chẳng chịu chuyên tâm học nghề cho chóng giỏi, năm, sáu năm rồi vẫn chưa được trả cả tiền công. Bố con vừa mất đi, gánh nặng gia đình dồn cả vào tay anh con cáng đáng. Bây giờ lại xin tiền anh đi học nữa à?

Mai-ca nắm lấy cánh tay mẹ, thiết tha:

- Ông Ri-bô đã hứa đến cuối nám nay hoặc đầu sang năm sẽ công nhận con là thợ chính. Ai cũng phải học nghề sáu, bảy năm như thế cả, mẹ ạ! Còn việc học thì con không thể nào bỏ được. Con phải theo lớp học thêm cho có hệ thống. Mỗi tuần có một buổi tối thôi mà!

Anh Rô-bớc từ trong nhà đi ra, đưa cho em một đồng sin-linh rồi cười và nói:

- Đây, còn đồng cuối cùng cho chú. Anh chỉ sợ mất tiền toi, đến nghe một lão bịp bợm nói vớ vẩn mất cả thi giờ! Ở Luân Đôn bây giờ thiếu gì những buổi diễn thuyết vô tích sự như thế!

Mai-ca mừng rỡ cầm lấy tiền:

- Anh thật tốt! Em tin ông Ta-tum là một nhà sư phạm đứng đắn. Ông ấy toàn dán quảng cáo ở các hiệu sách cơ mà.

Bà Mác-ga-rỉt như sực nhớ ra, vội hỏi:

- Thế con đã xin phép ông Ri-bô chưa?

- Mẹ cứ yên tâm! Buổi học bắt đầu từ bảy giờ tối. Con đã thưa chuyện với ông chủ xin nghĩ sớm một giờ. Ông chủ cũng đồng ý. Ông thường khuyến khích con học đấy, mẹ ạ!

Anh Rô-bớc gật đầu:

- Ừ! Ông Ri-bô vốn là người theo phải cộng hòa, phải trốn khỏi nước pháp để tránh sự truy nã của hoàng đế Na-pô-lê-ông, nên ông ta cũng tiến bộ. Chú cứ chịu khó học đi, may ra trở thành một nhà thông thái thì mẹ và anh cũng được thơm lây!

Mai-ca ngượng nghịu nói:

- Em chỉ muốn bù đắp lại những ngày không được đi học thuở nhỏ mà thôi. Còn trở thành nhà thông thái thì khó lắm.

Nói xong, cậu quay về phía mẹ

- Con đi, mẹ nhé!

Bà mẹ thở dài:

- Ừ! Cầm lầy miếng bánh này đi mà ăn cho khỏi đói.

Mai-ca đỡ lấy miếng bánh, vùng chạy ra cửa. Trên hè phố, cậu vừa đi vừa gặm miếng bánh mì đen khô cứng, trong lòng thầm cám ơn mẹ và anh đã thương yêu và hy sinh hết mực vì mình. Tiếng chuông nhà thờ ở gần đó đã giống giả đổ hồi. Mai-ca bước nhanh, quên cả cái lạnh đêm thu ở miền này.